Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Đầu tư cho sức khỏe phụ nữ-sự lựa chọn sáng suốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.52 KB, 29 trang )

ĐẦU TƯ CHO SỨC KHỎE PHỤ
NỮ - SỰ LỰA CHỌN
SÁNG SUỐT
“Đối phó với khủng hoảng kinh tế:
Đầu tư cho sức khoẻ phụ nữ là sự lựa
chọn sáng suốt” – Đây là chủ đề của
ngày Dân số thế giới năm 2009.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội của chính phủ giai đoạn 2006-
2010, Việt Nam lập kế hoạch giảm tỷ
suất chết bà mẹ xuống còn 60 trên
100.000 ca sinh sống cho đến năm
2010. Việt Nam cần phải có nhiều nỗ
lực hơn nữa nhằm đạt được thành tựu
này cũng như mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ là giảm 75% tỷ suất
chết bà mẹ vào năm 2015. Theo ông
Nguyễn Bá Thuỷ, Thứ trưởng Bộ Y
Tế, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân
số và Kế hoạch hoá gia đình thì các
nỗ lực chung của chúng ta nhằm đạt
được các mục tiêu phát triển thiên
niên kỷ cần phải được coi như một
ưu tiên then chốt. Chúng ta cần phải
cùng nhau hợp lực nhằm thúc đẩy vị
thế của người phụ nữ và đảm bảo tất
cả mọi người đều được tiếp cận sức
khoẻ sinh sản vào năm 2015. Dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ sinh sản là yếu tố
quan trọng trong việc bảo vệ sức
khỏe phụ nữ, bà mẹ và trẻ em.


Chăm sóc sức khoẻ cho chị em phụ
nữ cũng chính là đầu tư chăm sóc cho
thế hệ kế cận bởi chị em phụ nữ còn
có vai trò hết sức quan trọng đó là
sinh sản duy trì nòi giống. Muốn có
một em bé ra đời khoẻ mạnh, đủ cân
đủ tháng trước tiên phải có một bà
mẹ khoẻ mạnh. Theo Thông tin từ
Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ước tính,
có 40% số bà mẹ không được chăm
sóc thai sản và không được theo dõi
cân nặng trong quá trình mang thai.
Các chứng bệnh của người mẹ có
ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi và sự
phát triển của em bé về sau. Theo
thống kê của bệnh viện phụ sản
Trung ương, các chứng bệnh của
người mẹ có ảnh hưởng nhiều đến em
bé gồm: các bệnh do nhiễm trùng,
các bệnh về đường hô hấp, các bệnh
về máu, bệnh về thần kinh, tim mạch,
các bệnh về tiêu hoá… Khi người mẹ
bị những bệnh này dễ khiến trẻ ốm
yếu, sinh thiếu cân, để lại những di
chứng lâu dài ảnh hưởng đến sức
khoẻ và sự phát triển của trẻ trong
những năm đầu đời và cả về sau….
Không những vậy, chăm sóc sức
khoẻ phụ nữ còn là chăm sóc cho gia
đình, tế bào của xã hội. Người phụ nữ

khoẻ mạnh mới có thể gánh vác được
các công việc trong gia đình, có đủ
sức để chăm sóc cho chồng con.
Người phụ nữ có đủ sức khoẻ sẽ có
sự minh mẫn để nghĩ ra những thú
vui, vạch ra những kế hoạch để thay
đổi sinh hoạt trong gia đình, là nguồn
động viên giúp các thành viên khôi
phục lại nguồn năng lượng cũng như
tinh thần sau thời gian tất bật lo việc
mưu sinh. Mặt khác, phụ nữ ngày nay
đã không còn bó hẹp trong phạm vi
gia đình mà họ đã vươn ra nhiều hoạt
động xã hội, đảm trách nhiều vị trí
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 1
VẤN ĐỀ VÀ SỰ KIỆN
quan trọng trong các công sở. Đầu tư
cho sức khoẻ phụ nữ cũng chính là
cách đầu tư khác cho sự phát triển
thịnh vượng của xã hội nói chung.
Tuy nhiên, có một thực trạng là
việc tiếp xúc với các dịch vụ chăm
sóc sức khoẻ còn là rất khó khăn,
nhất là với phụ nữ nông thôn. Theo
điều tra của Bộ Y tế, có tới 90% phụ
nữ nông thôn không biết chăm sóc
sức khoẻ y tế, 40% mắc bệnh là do
lao lực, do môi trường lao động sản
xuất, do điều kiện vệ sinh kém. .
Để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho

người dân, đặc biệt là với chị em phụ
nữ, trong những năm qua, Bộ Y tế đã
triển khai rất nhiều chương trình, dự
án chăm sóc sức khoẻ cho người
nông dân, ngân sách đầu tư phát triển
y tế nông thôn, đặc biệt là các tỉnh
miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng
khó khăn cao gấp 2,5 so với các tỉnh
khác. Chính sách hỗ trợ những người
nghèo khi tam gia mua bảo hiểm tự
nguyện với mức từ 30% đến 50%.
Người phụ nữ với vai trò làm vợ,
làm mẹ đồng thời vẫn phải hoàn
thành nhiệm vụ ngoài xã hội của
mình nên việc đảm bảo sức khoẻ là
vô cùng quan trọng. Chính vì vậy,
chăm sóc phụ nữ là việc làm rất cấp
thiết. Đặc biệt hơn, chăm sóc sức
khoẻ cho phụ nữ không chỉ thể hiện
sự quan tâm mà còn là biểu hiện của
bình đẳng giới, một trong những
chương trình hành động thiên niên kỷ
của Liên Hiệp quốc đang được rất
nhiều quốc gia hưởng ứng tham gia,
trong đó có Việt Nam.

(Tổng hợp)
CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO PHỤ
NỮ NÔNG THÔN: CÔNG TÁC
CẦN ĐƯỢC CHÚ TRỌNG

Việc chăm sóc sức khoẻ cho phụ
nữ nông thôn đang là vấn đề không
chỉ của hội phụ nữ quan tâm mà đó
còn là mối bận tâm lớn của ngành y
tế. Tại các vùng nông thôn, đa số
người bệnh chỉ được đưa đến bệnh
viện khi bệnh đã trở nặng, các trung
tâm y tế hay các trạm y tế tuyến dưới
không thể xử lý được .
Một trong những lý do mà người
nông dân tại nhiều vùng nông thôn
chưa tiếp cận với các dịch vụ y tế hay
chăm sóc sức khoẻ là do người dân
ngại đi khám bệnh và việc tuyên
truyền chưa hiệu quả. Mặt khác, do
người dân nông thôn tại các núi,
vùng sâu, vùng xa khó có khả năng
tài chính để tiếp cận và thụ hưởng
thành quả của các dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ. Ví dụ như tại Khoa khám
bệnh bệnh viện Bạch Mai, trung bình
mỗi ngày tiếp nhận khoảng 2.000 –
2.200 bệnh nhân. Chỉ khoảng 80%
trong số bệnh nhân đến khám là nông
dân và 40% trong số này lần đầu tiên
tiếp cận với dịch vụ y tế.
Tại BR-VT, việc chăm sóc sức
khoẻ cho chị em phụ nữ tại các vùng
nông thôn cũng còn gặp rất nhiều khó
khăn do điều kiện các cơ sở y tế

tuyến xã còn hạn chế, đội ngũ cán bộ
y tế có chuyên môn còn thiếu. Theo
một cán bộ trong ngành y tế, đa số
chị em phụ nữ tại vùng nông thôn
mắc các bệnh về phụ khoa nhưng
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 2
việc chăm sóc sức khoẻ cho họ chủ
yếu tập trung vào các đợt khám bệnh
tăng cường, các đợt khám bệnh do
các đoàn bác sĩ tình nguyện đến
khám bệnh và phát thuốc miễn phí tại
địa phương. Và khi các chị em đến
khám là họ đã biết mình bị bệnh rồi,
chỉ khám xem để biết nặng hay nhẹ.
Để từng bước nâng cao chất lượng
công tác chăm sóc sức khoẻ cho phụ
nữ tại các vùng nông thôn, trong
những năm qua, nhiều hoạt động đã
được ngành y tế và hội liên hiệp phụ
nữ các cấp thực hiện. Với ngành y tế,
để người dân nói chung và chị em
phụ nữ nói riêng được tiếp cận với
các tiện ích của việc khám chữa
bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu,
nhiều đoàn công tác tình nguyện, các
đợt tăng cường cho tuyến cơ sở đã
được tổ chức. Đây là dịp để mọi
người kiểm tra tình trạng sức khoẻ
cũng như kịp thời phát hiện những
căn bệnh có trong cơ thể để kịp thời

có biện pháp điều trị. Song song đó,
ngành cũng đã tăng cường đầu tư
trang thiết bị, đội ngũ có chuyên môn
cho các cơ sở y tế tuyến cơ sở để
chăm sóc sức khoẻ cho người dân.
Trong khi đó, các cấp hội hội phụ
nữ cũng tổ chức nhiều các lớp tuyên
truyền, truyền thông về sức khoẻ phụ
nữ, các lớp tập huấn để cải thiện lối
sống và suy nghĩ về vai trò của sức
khoẻ cho người phụ nữ…Đây là
những việc làm thiết thực và bổ ích
cho chị em phụ nữ cho chị em phụ nữ
tại nông thôn. Đồng thời, để nâng cao
chất lượng sống cho chị em và gia
đình, nhiều mô hình phát triển kinh tế
đã được thực hiện lồng ghép trong
chính sách về dân số, chăm sóc sức
khoẻ sinh sản vị thành niên, chăm sóc
đời sống tinh thần cho người phụ nữ
đã được triển khai. Thực tế trong
nhiều năm qua, công tác này của hội
phụ nữ cũng đã đạt được nhiều kết
quả khả quan. Từ những mô hình
phát triển kinh tế gia đình của các cấp
hội, nhiều chị em đã có đời sống khá
giả hơn, qua đó việc chăm sóc sức
khoẻ của bản thân và gia đình cũng
được nâng cao hơn.
Tuy nhiên, để công tác này được

thực hiện triệt để và có hiệu quả,
ngoài những nỗ lực của Hội phụ nữ
các cấp, của ngành y tế thì còn cần sự
chung tay của toàn cộng đồng, mà
trước tiên là sự chia sẻ của chính các
thành viên trong gia đình, cơ quan,
những người sống và làm việc kế cận
với người phụ nữ. Và việc chăm sóc
sức khoẻ không chỉ dừng khi ốm đau,
bệnh tật mà là việc làm hàng ngày,
thường xuyên của người thân. Đồng
thời, cũng cần quan tâm nâng cao đời
sống tinh thần cho chị em.
(Tổng hợp)
THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỂ
CHỐNG BUÔN BÁN
PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM
Buôn bán phụ nữ, trẻ em đang ngày
càng trở thành vấn nạn của xã hội. Để
hạn chế tình trạng này, nhiều giải
pháp đã được các cấp ngành đề ra
trong đó có hoạt động thúc đẩy bình
đẳng giới. Một trong những hoạt
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 3
động đến nay đem lại hiệu quả và có
đóng góp lớn cho tiến trình thúc đẩy
bình đẳng giới đó là giải quyết việc
làm cho phụ nữ, nhất là phụ nữ tại
các vùng nông thôn.
Theo số liệu của Viện Chính sách

và chiến lược nông nghiệp nông thôn,
hiện cả nước có khoảng 31% lao
động (LĐ) nữ thất nghiệp. Theo ông
Đặng Kim Sơn - Viện trưởng, tốc độ
đô thị hóa nhanh cùng sức ép của
việc thu hẹp đất đai canh tác đã làm
cho hàng triệu nông dân thiếu việc
làm, trong đó có tới trên 50% là LĐ
nữ. "Khi đất sản xuất bị thu hẹp, đàn
ông có thể chạy xe ôm hay làm một
việc nào đó... nhưng phụ nữ rất khó
kiếm việc làm. Bởi lẽ, trình độ học
vấn đa số họ rất thấp, thậm chí một
số người còn mù chữ. Tại các khu
công nghiệp, chỉ 5% số LĐ nữ nông
thôn là có bằng cấp chuyên môn nên
cái vòng luẩn quẩn mất việc - khó tìm
việc làm vẫn đeo bám họ”. Trong số
LĐ trở về nông thôn, chỉ có khoảng
11% tìm được việc làm mới, trong
đó, những cơ hội với LĐ nữ là rất ít.
Theo Viện Chính sách và chiến
lược nông nghiệp nông thôn, trước
hết cần phân loại đối tượng học nghề
theo lứa tuổi, vùng, miền, địa phương
để có kế hoạch đào tạo phù hợp.
Đồng bằng có thế mạnh về sản xuất
lương thực, thực phẩm thì cần đào
tạo, hướng dẫn kỹ thuật tăng năng
suất cây trồng và chế biến sản phẩm

lương thực, thực phẩm thành hàng
hóa. Miền núi có nhiều nguyên liệu
về lâm sản, cần mạnh dạn mở xưởng
mây tre đan, đào tạo nghề thủ công
hay hướng dẫn kỹ thuật đầu tư chăn
nuôi đại gia súc. Tại các vùng đô thị
hóa, ngoài việc phát triển nghề phụ,
cần vận động LĐ nữ tham gia học
các lớp nấu ăn, cắt may, làm đẹp... để
chị em có thể mở các cửa hàng kinh
doanh nhỏ.
Bên cạnh đó, phải giúp LĐ nữ
nông thôn thay đổi nhận thức và tác
phong khi chuyển từ khu vực nông
nghiệp sang khu vực công nghiệp,
dịch vụ. Theo ông Sơn, các lớp bồi
dưỡng kiến thức cần được mở ngay
tại thôn, xóm để nữ nông dân được
nắm bắt chủ trương, chính sách liên
quan về đất đai, các chính sách hỗ trợ
cụ thể cho nông nghiệp, nông thôn,
các vấn đề liên quan đến LĐ việc
làm, thị trường LĐ. Các địa phương
cũng cần tạo việc làm cho LĐ nữ
nông thôn từ chính các khu, cụm,
điểm công nghiệp trên địa bàn bên
cạnh việc khôi phục ngành nghề thủ
công, hướng đến những công việc đòi
hỏi đông người, làm ra những sản
phẩm đơn giản, thiết yếu…

Đồng thời, Hội Liên hiệp Phụ nữ
các cấp cần tổ chức các lớp dạy nghề,
ưu tiên phụ nữ nghèo được học nghề
và miễn giảm học phí để chị em có
thể nhận chứng chỉ nghề nghiệp để tự
tin đi xin việc. Tại BR-VT, nhiều cấp
hội đã tổ chức nhiều hoạt động chị
em giúp nhau làm kinh tế gia đình.
Như tại phường 7, hiện Hội phụ nữ
phường đang quản lý hàng chục tổ
sản xuất như may gia công quần áo,
may thú, hàng xuất khẩu, quán cà
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 4
phê, xưởng mộc… Những cố gắng
của Hội phụ nữ phường đã góp phần
giải quyết việc làm cho hàng trăm chị
em và con em Hội viên phụ nữ trên
địa bàn phường. Đáng mừng là hầu
hết số chị em này trước đây chỉ biết ở
nhà lo cơm nước cho chồng, con
nhưng khi tham gia tổ sản xuất, các
chị đã có việc làm, có thêm thu nhập
mà lại vừa có thời gian quán xuyến
gia đình.
Đồng thời, các cấp hội cũng đưa ra
những biện pháp ưu tiên ưu tiên giúp
phụ nữ là chủ hộ nghèo có công ăn
việc làm, tạo thu nhập ổn định để
thoát nghèo. Theo điều tra của Viện
chính sách xã hội, hiện hộ nghèo do

phụ nữ làm chủ hộ chiếm khoảng
25% - 30% trong số các hộ nghèo.
Phần nhiều là chị em góa bụa, chồng
ốm đau, không có sức lao động và
thường là những hộ khó khăn nhất
trong số các hộ nghèo. Trong chỉ đạo
công tác xóa đói, giảm nghèo, Hội
tập trung ưu tiên giúp hộ nghèo do
phụ nữ nghèo làm chủ hộ tại địa bàn
cơ sở, nắm nhu cầu và lập kế hoạch
phân công các chi hội, cá nhân giúp
đỡ cụ thể với nhiều hình thức vốn,
giống, ngày công, kiến thức... Với
cách làm như vậy, hằng năm, trung
bình Hội Liên hiệp Phụ nữ cả nước
đã giúp được hơn 400 ngàn hộ nghèo
do phụ nữ làm chủ thực hiện xóa đói,
giảm nghèo.
Ở Việt Nam vấn đề bình đẳng giới
và giải phóng phụ nữ là một trong
những mục tiêu to lớn của Đảng và
nhà nước ta đã được khẳng định
trong các văn kiện, nghị quyết , chỉ
thị của Đảng, trong hiến pháp qua
các thời kỳ và đã được thể chế hóa
trong hầu hết các văn bản pháp luật,
tạo cơ sở pháp lý , tạo điều kiện và cơ
hội trao quyền bình đẳng cho cả nam
và nữ trong các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội.

(Tổng hợp)
1.CÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG
MÁY TẬP CHO PHỤ NỮ SỨC
KHỎE VÀ CƠ THỂ ĐẸP
Sự tăng cân cục bộ, đặc biệt là ở
vòng 2 đối với phụ nữ sau khi sinh và
giới công chức văn phòng, là điều
thật đáng lo ngại. Thói quen tập
luyện thể dục mỗi ngày rất tốt cho
mọi người, nhưng thời gian và công
việc không cho phép chúng ta thực
hiện điều đó. Mặc dù vậy nhiều phụ
nữ vẫn tìm cho mình giải pháp là
mua máy tập tại nhà để giúp cơ thể
dẻo dai săn chắc và giảm stress sau
một ngày làm việc. Hiện trên thị
trường có rất nhiều loại máy và các
dụng cụ thể dục phục vụ cho việc tập
luyện.
Máy tập cơ bụng AB KING Pro
Với máy AB King Pro sẽ giúp cho
bạn có được vòng eo thon gọn săn
chắc và cải thiện sức khỏe tốt hơn.
-Chỉ cần tập luyện 3 phút mỗi ngày
sẽ có hiệu quả.
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 5
CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI
SỐNG
-Điều chỉnh được 8 mức kháng lực
nên phù hợp mọi thể trạng khác nhau.

- Kiểu thiết kế của máy giữ tư thế
tập của cổ và lưng được chuẩn hóa.
- Thường xuyên tập luyện với AB
King Pro sẽ giúp bạn ngăn ngừa các
bệnh về cột sống như gai cột sống,
thoái hóa cột sống rất hiệu quả và
giúp lưu thông tuần hoàn máu huyết
cải thiện hệ thống tim mạch
Máy tập trợ tim Cardio Cruiser
Nhiều người đã từng trải qua cảm
giác đau ở khớp hoặc bị đau lưng vào
một thời điểm nào đó. Họ cần phải
tập luyện nhưng đa số đều e ngại vì
khi đau đớn chắc chắn họ sẽ không
muốn tập luyện và vì vậy họ sẽ bỏ dở
hoặc tránh tập luyện. Nhưng Cardio
Cruiser được thiết kế có ghế tựa hỗ
trợ lưng và tư thế tập luyện thoải mái
cho toàn thân.
Bạn sẽ có 1 chiếc máy đạp xe, khả
năng tập luyện phần thân trên của 1
chiếc máy đi bộ đánh tay và các vận
động thân dưới của 1 chiếc máy leo
cầu thang. Tất cả trong 1 máy Cardio
Cruiser. Bạn cùng lúc làm săn chắc
cơ thể và tập luyện tốt cho tim mạch.
• Tốt cho tim mạch và cơ bắp
• Cơ chế vận động kép với 02 loại
động tác xảy ra cùng lúc, vận động
95% các nhóm cơ trên cơ thể bạn

• Máy tập vận động toàn thân, tổng
hợp và mô phỏng 03 loại máy tập: xe
đạp dạng nằm, máy tập vận động
hình elíp và máy tập leo núi
• Có 5 mức độ kháng lực, phù hợp
sức khỏe và thể trạng của mọi người
Kèm theo:
• Sách hướng dẫn sử dụng
• VCD hướng dẫn tập luyện
(Theo sieuthinhanh.com; anhplaza)
TRÁNH RỤNG TÓC VÀ CÁCH
CHĂM SÓC TỪNG LOẠI TÓC
Để có một mái tóc khỏe đẹp, bạn
cần phải chăm sóc tóc thường xuyên.
Tuy nhiên, nhiều người đã chăm sóc
quá mức làm phản tác dụng khiến tóc
bị rụng và trở nên xơ xác.
Theo bác sĩ (BS) Phạm Thị Kim
Anh – Phó khoa Lâm Sàng 2, BV. Da
Liễu, 1 tình trạng phổ biến gây đau
đầu cho nhiều người hiện nay, đặc
biệt với giới nữ là rụng tóc. Do không
nắm rõ cách chăm sóc từng loại tóc
nên đã chăm sóc “quá liều” gây phản
tác dụng, làm cho tóc rụng, xơ xác.
Nguyên nhân đầu tiên là do dùng
các loại hóa chất trực tiếp trên da đầu
như dùng thuốc nhuộm tóc, duỗi tóc,
dầu gội, dầu xả không thích hợp với
da. Ăn uống thiếu chất đạm, thiếu sắt,

thiếu vitamin và khoáng chất cũng là
nguyên nhân quan trọng gây thiếu
máu và làm tóc bị rụng. Ngoài ra, sau
khi điều trị các bệnh như sốt cao, bị
bệnh nặng, sau sinh, người bị bệnh ở
tuyến giáp, điều trị bệnh ung thư do
dùng một số thuốc cũng dẫn đến
bệnh rụng tóc. Thêm nữa là do nhiễm
trùng, nhiễm nấm ở da đầu.
Để chăm sóc tóc khỏe và bóng
mượt cần cắt tỉa tóc đều đặn để tránh
bị chẻ ngọn đối với tóc ngắn cắt mỗi
6 tháng một lần, tóc dài nên cắt mỗi 1
– 2 tháng, nên dùng lược có răng đều
không dùng lược bị gãy răng. Đối với
tóc uốn hoặc nhuộm nên chải nhẹ
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 6
nhàng, thư thả vì tóc loại này thường
bị gãy ở phần đuôi tóc. Với những
người có mái tóc dài nên dùng dầu xả
sau khi gội và phải chọn dùng sản
phẩm phù hợp với loại tóc.
Cách chăm sóc từng loại tóc
BS. Phạm Thị Kim Anh đã đưa ra
những hướng dẫn rất cụ thể cho cách
chăm sóc từng loại tóc.
Tóc quăn: gội đầu với dầu gội giữ
ẩm, sau đó dùng dầu xả làm mềm và
mượt bề mặt của sợi tóc khi đó tóc sẽ
phản chiếu ánh sáng được nhiều tạo

cảm giác tóc óng mượt. Mỗi tuần gội
đầu 2 lần để loại bỏ bụi bám vào tóc
giúp tóc có vẻ óng mượt.
Tóc thẳng: người có mái tóc thẳng,
tóc dính vào da đầu nơi tích tụ nhiều
chất nhờn nên có cảm giác tóc dễ bị
dính bết vào da đầu. Để tránh điều
này nên dùng dầu gội mỗi ngày và
dùng gel làm sạch mỗi tuần một lần
để tránh tình trạng dầu bám vào tóc.
Tóc khô: nguyên nhân khiến tóc
khô thường do tóc bị uốn hoặc
nhuộm nhiều dẫn đến cấu trúc của
tóc bị yếu đi và làm tổn thương sợi
tóc. Ngoài ra, phơi nắng quá nhiều
hoặc đi bơi cũng làm tóc bị suy yếu.
Với những người bị tóc khô nên dùng
dầu gội giữ ẩm và dầu xả dành cho
tóc khô, tóc bị tổn hại. Mỗi tuần
chăm sóc tóc 1 lần với 1 loại dầu xả
thích hợp, tránh dùng máy sấy, uốn
nóng.
Tóc thưa: để giúp tóc trông dày
hơn. Nên cắt tóc ngắn ở cùng một độ
dài như nhau, không cắt so le, không
để dài vì tóc càng dài càng thấy
mỏng. Khi gội dùng dầu xả cho phần
tóc dài và phần đuôi tóc. Không dùng
ở phần gốc tóc sát da đầu, điều này sẽ
giúp tóc bạn nặng hơn ở phần dưới.

Tóc dày: nhiều người có tóc dày
thường hay than phiền da đầu hay bị
ngứa, có vảy. Điều này xảy ra do tóc
quá dày, khi gội đầu không xả kỹ
khiến dầu gội cũng như dầu xả còn
lưu lại trên da đầu. Dầu xả còn dư sẽ
gây khô và kích thích da đầu. Do đó,
người có mái tóc dày nên gội, xả thật
kỹ để tránh hiện tượng này. .
Tóc nhờn: gội đầu hàng ngày, tuy
nhiên do các tuyến nhờn trên da đầu
của bạn sẽ bị kích thích khi bạn
massage da đầu khiến cho tóc bạn
càng bị nhờn hơn. Cho nên, khi gội
bạn chỉ nên dùng các đầu ngón tay
massage đầu chứ không dùng móng
tay để gãi mạnh vào da đầu. Như thế,
tóc vừa sạch mà da đầu không tiết ra
quá nhiều chất nhờn. Chỉ cần 1 ít dầu
xả là đủ để giữ cho tóc bóng mượt.

(Theo SK&ĐS.)
CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM
ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
Để tiết kiệm điện sử dụng trong gia
đình nên làm theo các cách sau:
Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện
Các thiết bị điện, thế hệ càng mới
khả năng tiết kiệm điện càng cao. Khi
chọn lựa thiết bị điện quay (bơm

nước, quạt điện, máy giặt...), bạn nên
chọn động cơ có nhiều tốc độ hoặc có
biến tần đi kèm để tiết kiệm điện. Với
bóng đèn, nên sử dụng đèn tuýp gầy
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 7
và compact thay bóng đèn tròn vì loại
này tiêu thụ điện gấp 3-4 lần.
Lắp đặt thiết bị hợp lý, khoa học
Biện pháp này cũng góp phần tiết
kiệm điện rất lớn. Ví dụ: Máy bơm
đặt ở vị trí thích hợp sẽ giúp bể nước
của bạn nhanh đầy hơn. Trong nhà
nên quét vôi hoặc lăn tường bằng
màu sáng, tận dụng ánh sáng tự nhiên
để tiết kiệm một phần ánh sáng điện.
Điều chính thói quen sử dụng đồ
điện trong gia đình
Tủ lạnh: Hạn chế mở tủ để đỡ tốn
điện. Nhiệt độ bên trong tủ lạnh nên
để ở chế độ từ 3 - 6độC. Với chế độ
đông lạnh thì để - 15độC đến -18độC.
Cứ lạnh hơn 10độC là tốn thêm 25%
điện năng. Kiểm tra gioăng cao su,
nếu bị hở thì bộ phận nén khí của tủ
lạnh sẽ làm việc nhiều nên rất tốn
điện.
Máy điều hoà nhiệt độ: Hãy để
nhiệt độ ở mức trên 20độC. Cứ cao
hơn 10độC là bạn đã tiết kiệm được
10% điện năng. Nếu bạn thường

xuyên lau chùi bộ phận lọc thì sẽ tiết
kiệm được từ 5 - 7% điện năng. Nếu
đặt máy xa tường bạn sẽ tiết kiệm 20
- 25% điện năng. Nên tắt máy điều
hòa nếu bạn vắng nhà 1 giờ trở lên.
Quạt: Nên cho quạt chạy ở tốc độ
thích hợp để tiết kiệm điện vì quạt
càng chạy nhanh càng tốn điện.
Máy tính: Nên tắt máy tính nếu như
bạn không có ý định dùng trong vòng
15 phút. Hãy chọn chế độ tiết kiệm
điện năng trong máy tính (Screen
Save) để vừa bảo vệ được máy, vừa
giảm được khoảng 55% lượng điện
năng tiêu thụ trong thời gian tạm
dừng sử dụng máy (down-time).
Bàn là: Không dùng bàn là trong
phòng có bật máy điều hoà nhiệt độ
hoặc khi quần áo còn ướt. Lau sạch
bề mặt kim loại của bàn là sẽ giúp
bàn là hoạt động có hiệu quả hơn. .
Máy giặt: Chỉ dùng máy giặt khi có
đủ lượng quần áo để giặt và dùng chế
độ giặt nước nóng khi thật cần thiết.
Lò vi sóng: Không bật lò vi sóng
trong phòng có điều hoà nhiệt độ,
không đặt gần các đồ điện khác để
khỏi ảnh hưởng đến chức năng hoạt
động của các đồ điện này.
Ti vi: Không nên để màn hình ở

chế độ sáng quá để đỡ tốn điện.
Không nên tắt ti vi bằng điều khiển
từ xa mà nên tắt bằng cách ấn nút ở
máy. Không xem ti vi khi đang nối
với đầu video. Nên chọn kích cỡ ti vi
phù hợp với diện tích nhà bạn vì ti vi
càng to càng tốn điện.
(Theo vnn.vn)
HẠN CHẾ TÚI NYLON: SỬ DỤNG
TÚI GÌ THAY THẾ?
Theo Quỹ tái chế chất thải (Sở tài
nguyên & môi trường TP.HCM), có
thể thay thế túi nylon bằng túi giấy,
túi vải sử dụng nhiều lần, túi nylon tự
phân hủy, túi dệt từ sợi nylon sử
dụng nhiều lần.
Túi giấy có quai: với thiết kế đẹp,
túi giấy được sử dụng lại nhiều lần và
cũng là cách quảng cáo cho cửa hàng.
Giấy sau khi sử dụng có thể tái chế
100%. Tuy nhiên, không thể dùng túi
giấy để đựng hàng hóa ướt như thịt,
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 8
cá, rau hay hàng quá nặng. Vì vậy,
túi giấy xem như không khả thi đối
với siêu thị, chợ, nhưng là một lựa
chọn phù hợp cho các trung tâm
thương mại, cửa hàng bán lẻ.
Túi vải sử dụng nhiều lần: có
nhiều tiện ích như dùng lại được

nhiều lần, mẫu mã đẹp, rất chắc chắn.
Tuy nhiên, giá thành khá cao, thường
khách hàng phải trả tiền để mua túi.
Đối với siêu thị, túi vải cũng là một
giải pháp phù hợp, tuy nhiên không
là giải pháp duy nhất. Siêu thị nên
khuyến khích người tiêu dùng sử
dụng túi vải, chẳng hạn, mang túi vải
đến mua hàng vào những lần tiếp sẽ
trừ vào hóa đơn từ 1.000 - 2.000 đ.
Túi nylon phân hủy sinh học từ
vật liệu có nguồn gốc thực vật như
khoai mì, bột bắp, đay: đây là giải
pháp thân thiện với môi trường nhất,
đã được ứng dụng ở nhiều nước tiên
tiến trên thế giới như Anh (túi làm
bằng bột sắn), Ý (túi làm từ cám
bắp), ở Pháp có những loại túi sinh
học (biobag) mà khi dùng xong, trộn
với một số rác thực vật khác, ủ lại có
thể tự hủy trong vòng 2 - 3 tháng.
Tuy nhiên, giá thành có thể cao gấp 2
- 5 lần túi nylon thông thường khiến
việc sử dụng ít nhiều bị hạn chế.
Ngoài ra, tình trạng khan hiếm lương
thực tại một số nơi trên thế giới dẫn
đến một số ý kiến không đồng tình về
việc sử dụng lương thực làm nhiên
liệu và bao bì. Để phát triển sử dụng
túi phân hủy sinh học, Việt Nam cần

có chiến lược phát triển, chính sách
hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ túi thân
thiện môi trường; cần đưa ra quy
định, tiêu chuẩn chất lượng các loại
bao bì thân thiện môi trường.
Túi dệt từ sợi nylon sử dụng lại
nhiều lần: là loại túi dễ dàng nhất
khi sử dụng. Nó không “thân thiện”
như túi tự hủy sinh học nhưng lại có
thể dùng ngay, không cần thời gian
để kiểm nghiệm và chứng nhận như
túi tự hủy. So với túi vải, giá thành
của nó rẻ hơn, có thể sử dụng rộng rãi
ở chợ, siêu thị, trung tâm thương
mại... Khi túi bị hư hay cũ, không
còn dùng được, người tiêu dùng có
thể đem đến siêu thị để đổi lại một túi
mới với giá rẻ hơn. Với những túi cũ,
siêu thị thu gom lại và đem đi tái chế.
(Theo khoahocphothong.com.vn)
2.NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN
PHỤ NỮ NÔNG THÔN VỚI NGUY
CƠ PHƠI NHIỄM THUỐC TRỪ
SÂU
Ở các vùng nông thôn, việc đồng
áng là của phụ nữ. Ngoài cấy lúa, họ
còn phải trồng rau màu. Thế nên việc
phải tiếp xúc với thuốc trừ sâu nhiều
lần trong tháng là chuyện rất bình
thường. Có những người phụ nữ còn

nhận đi phun thuốc trừ sâu thuê.
Ở vùng trung du miền núi, nơi có
những nương chè, những đồi cây ăn
quả... thì phụ nữ cũng là người được
phân công phun thuốc bảo vệ thực
vật cho cây trồng. Thuốc bảo vệ thực
vật, thuốc trừ sâu chính là hoá chất
độc hại, ngửi hoặc trực tiếp tiếp xúc
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 9
với nó lâu sẽ ảnh hưởng đến sức
khoẻ, phát sinh bệnh hiểm nghèo...
Theo số liệu của Trung tâm Nghiên
cứu Giới, Gia đình và Môi trường
trong phát triển (CGFED) thì hiện
nay, tại Việt Nam có từ 15 đến 20
triệu người thường xuyên tiếp xúc
với thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ
sâu. 90% số người trên là phụ nữ.
98% trường hợp đã lạm dụng thuốc
trừ sâu, pha đặc hơn so với hướng
dẫn trên bao bì từ 2-3 lần, sử dụng
thuốc không theo hướng dẫn...
Trung tâm CGFED đã tiến hành
khảo sát, điều tra ở 2 vùng đặc trưng
là thuần nông và trung du. Kết quả từ
100 hộ thuần nông ở xã Hải Vân,
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định cho
thấy, trong 2 vụ lúa /năm, mỗi phụ nữ
phải phun trung bình 3 lần thuốc trừ
sâu. Sở dĩ toàn phụ nữ làm việc này,

vì nam giới đi làm xa. Hơn nữa, theo
quan niệm ở nông thôn, phun thuốc
sâu là việc nhẹ, việc đơn giản nên
trách nhiệm thuộc về phụ nữ. Còn
100 hộ trồng chè ở xã Bắc Sơn,
huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên thì
cho kết quả: Phụ nữ tiếp xúc với
thuốc trừ sâu nhiều hơn gấp nhiều lần
so với nam giới. Đặc biệt, 90/100 đại
diện nam giới của gia đình được hỏi
đều biết thuốc trừ sâu độc hại cho sức
khoẻ nhưng vẫn để phụ nữ trong gia
đình tiếp xúc với nó nhiều hơn mình.
Đã vậy, tại đây, 90% phụ nữ có thai
dưới 3 tháng vẫn đi phun thuốc trừ
sâu. Mà mang thai trong 3 tháng đầu,
sự ảnh hưởng đến thai nhi rất dễ xảy
ra. Theo tiến sỹ Hoàng Bá Thịnh
(trường Đại học KHXH&NV), người
trực tiếp đi khảo sát: Biết tiếp xúc với
thuốc trừ sâu là độc hại nhưng vì
miếng cơm, manh áo nhiều người
đàn ông vẫn để vợ mình, con gái
mình thường xuyên tiếp xúc với nó.
Đã vậy, khi tiếp xúc với nó, nhiều
phụ nữ còn không trang bị đầy đủ
bảo hộ lao động. Kết quả là, hiện
nay, tại vùng trồng chè này có tới
21% phụ nữ bị dị ứng, viêm da. Còn
các triệu chứng như đau đầu, mệt

mỏi, ngây ngất như bị cảm cúm, khó
thở, tối ngủ li bì, sáng dậy đau toàn
thân... thì thường xuyên xảy ra với
những phụ nữ tiếp xúc trực tiếp quá
nhiều thời gian với thuốc trừ sâu.
Số liệu của Cục Y tế dự phòng - Bộ
Y tế cho thấy: gần 70% người sử
dụng thuốc trừ sâu có triệu chứng
ngộ độc. Ngộ độc thuốc bảo vệ thực
vật là một trong 10 nguyên nhân gây
tử vong cao nhất. Bà Phạm Kim
Ngọc bác sỹ, Giám đốc Trung tâm
CGFED khẳng định: Nhiều loại
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu
có thể gây tổn hại đến hệ thần kinh,
di truyền, nội tiết hoặc các hệ miễn
dịch của cơ thể. Nó ảnh hưởng trực
tiếp đến khiếm khuyết về sinh sản
của phụ nữ và tăng nguy cơ dị tật đối
với thai nhi. Việc phơi nhiễm thuốc
trừ sâu làm tăng nguy cơ vô sinh, ung
thư vú, ung thư đường sinh sản và
gây sảy thai. Với người nông dân,
cây trồng bị sâu hại không thể không
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Thế
nhưng, khi phun cần pha đúng nồng
độ, cần trang bị bảo hộ như áo mưa,
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 10
kính, khẩu trang, mũ kín đầu, găng
tay. Đặc biệt, cần giãn thời gian tiếp

xúc trực tiếp với thuốc càng xa càng
tốt. Phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ
không tiếp xúc với thuốc trừ sâu.
(Theo doisongphapluat.com.vn)
KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG TÔM
CHAI
Tôm chai hay tôm còi là hiện tượng
khá phổ biến trong ao nuôi tôm. Đó là
những con tôm bị còi cọc và rất chậm
lớn, vỏ chai cứng.
Hiện tượng này thường xảy ra ở
tôm cái hơn tôm đực. Nguyên nhân
có thể là do chất lượng giống, do hoạt
động sinh sản quá mức hay do khả
năng cạnh tranh kém cỏi của chúng
trong đàn. Về khía cạnh con giống,
người ta đã tìm thấy mối liên quan
giữa tôm mẹ và đàn tôm con. Nếu
tôm mẹ to lớn, khỏe mạnh sẽ cho ra
đàn con lớn, khỏe mạnh. Vì thế, nếu
ta chọn được giống nuôi mà mẹ của
chúng bị còi thì nguy cơ đàn tôm bị
còi là rất lớn. Ngoài ra, trong quá
trình ương con giống, nếu trại tôm sử
dụng quá nhiều thuốc kháng sinh thì
cũng có nguy cơ tôm nuôi bị còi.
Trong quá trình nuôi, khi tôm cái
thành thục và sinh sản, hầu hết năng
lượng và dinh dưỡng được tập trung
cho sự hình thành trứng và vì thế

không lớn được hoặc rất chậm lớn.
Ngoài ra, những tôm nhỏ thường bị
tôm lớn tranh mồi và cả nơi cư trú,
do đó, ngày càng trở nên còi cọc. Để
khắc phục tình trạng này, cần phải
chọn thật kỹ con giống. Nếu tôm
giống là tôm nhân tạo, cần chọn trại
có uy tín để mua, đó là những trại
luôn dùng tôm mẹ to lớn, khỏe mạnh;
trại không dùng thuốc kháng sinh
trong quá trình ương tôm. Nếu là
giống tự nhiên, nên chọn tôm đều cỡ,
khỏe mạnh. Trong quá trình nuôi,
không nên nuôi mật độ quá cao, cho
ăn đều khắp ao, định kỳ thu tỉa những
tôm lớn, tôm mang trứng lớn và
những tôm quá còi. Cắm chà để tạo
nơi cư trú cho tôm.
(Theo agriviet.com)
TRỒNG TIÊU TRÊN CÂY TRỤ
MUỒNG ĐEN ĐẠT KẾT QUẢ
KINH TẾ CAO
Ở nước ta, nhiều vùng trồng tiêu có
kinh nghiệm tốt trong việc sử dụng
cây trụ sống cho tiêu, các loại cây trụ
sống thường gặp là lồng mức, mít,
keo dậu, muồng cườm, anh đào…
tùy theo tập quán từng địa phương.
Dùng cây muồng đen (Cassia
siamea) làm trụ sống cho tiêu có thể

xem là phát hiện mới về một loại trụ
sống nhiều ưu điểm cho vùng Tây
Nguyên. Trước đây người ta cho rằng
cây muồng đen có tán lá quá rậm rạp
ít thích hợp cho trồng tiêu, tuy vậy
khi được trồng với mật độ thích hợp
và rong tỉa cây trụ sống hợp lý, nhiều
mô hình trồng tiêu trên cây trụ
muồng đen ở huyện Krông Ana đã
đạt được năng suất tiêu rất cao vào
thời kỳ kinh doanh, từ 4-5 tấn tiêu
đen/ha. Ngoài trồng thuần tiêu trên
trụ muồng đen, thì các mô hình trồng
xen tiêu trong các lô cà phê dựa vào
các hàng đai rừng và cây che bóng là
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC - 11

×