Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.76 KB, 57 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, trải qua hơn 30 năm chiến đấu, hy sinh
gian khổ, nhân dân ta đã giành thắng lợi vẻ vang, non sông thu về một mối, đất nước đã
được thống nhất, độc lập, hoà bình. Để có được cuộc sống trong hoà bình, phát triển và đổi
mới như ngày hôm nay, Tổ quốc, nhân dân ta đời đời tưởng nhớ và biết ơn sự hy sinh to
lớn của các liệt sĩ. Bác Hồ từng nói: “Máu đào của các liệt sĩ đã nhuộm lá quốc kỳ vẻ vang
càng thêm thắm đỏ, tiếng thơm của các liệt sĩ muôn đời lưu truyền sử xanh”. Chia sẻ nỗi
đau cùng các gia đình liệt sĩ, thế hệ hôm nay và mai sau biết ơn những người mẹ, người
cha, người vợ vì sự sống còn của dân tộc đã hiến dâng cho Tổ quốc những người con,
người chồng, người vợ hết sức thân thương của mình. Cũng trong cuộc đấu tranh sinh tử
này, hàng chục vạn đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh một phần xương máu của mình, là
những tấm gương sáng về lòng dũng cảm, kiên trung, xứng đáng với truyền thống đấu
tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc.
Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn làm
hết sức mình để thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng được chăm
sóc về vật chất và tinh thần.
Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” của cả nước đã trở thành nguồn lực thúc đẩy, động viên
các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công vươn lên tự khắc phục khó khăn. Chúng
ta luôn trân trọng và tự hào về những thành tựu đã đạt được bởi những việc làm đó đã góp
phần thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”.
“Đền ơn đáp nghĩa”-một phong trào mang đậm nét nhân văn và góp phần ổn định chính trị
- xã hội trên cả nước, có tác dụng giáo dục các thế hệ trẻ lòng yêu nước, tự hào dân tộc
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tính nhân văn trong công tác Đền ơn đáp
nghĩa chính là sự kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, là truyền thống yêu nước,
yêu quê hương; là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là sự đùm bọc, sẻ chia,
giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn, khó khăn.Vì vậy việc đầu tư cho các trung tâm điều
dưỡng người có công có vai trò rất quan trọng trong công tác đền ơn đáp nghĩa này. Từ
những vấn đề đó em quyết định chọn đề tài: “Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều
dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội”.
Nội dung bài viết bao gồm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng của Bộ Lao động thương binh


và xã hội
Chương 2: Định hướng và giải pháp đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công
của Bộ Lao động thương binh và xã hội trong thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn các thày cô Khoa Đầu tư và các cán bộ trong phòng Đầu tư xây
dựng cơ bản thuộc Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ Lao động thương binh và xã hội đã giúp đỡ
em trong việc định hướng và cung cấp các tài liệu để em có thể hiểu hơn về công tác đầu
tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công hiện nay. Để bài viết được hoàn thiện, em
mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy các cô để bài viết hoàn thiện hơn.

CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO CÁC TRUNG TÂM ĐIỀU
DƯỠNG CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
1.1.1. Lịch sử hình thành
Ngay sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà ra đời, tuyên cáo ngày 28/8/1945 về việc thành lập chính phủ lâm thời Việt Nam dân
chủ cộng hoà. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký thành lập vộ lao động và Cứu tế xã hội trong
tổng số 13 Bộ. Để đảm bảo những nhiệm vụ về lao động – Thương binh và xã hội trong
những ngày đầu của chính quyền cách mạng nước ta.
Trải qua quá trình lịch sử, xuất phát từ tình hình nhiệm vụ của mỗi thời kỳ cách mạng,
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối, chủ trương, nhiệm vụ cho lĩnh vực lao động,
thương binh và xã hội, đồng thời quyết định tổ chức bộ máy ngành đã được toàn quốc,
toàn dân xây đắp nên dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ, Trung ương đảng, Chính phru và với
sự trực tiếp điều hành của Bộ lao động – thương binh và xã hội và Cứu tế xã hội.
Ngày 16/2/1987 Hội đồng nhà nước ban hành quyết định số 782/HĐNN hợp nhất Bộ Lao
đồng và Bộ Thương binh xã hội thành Bộ lao động – thương binh và xã hội.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Bộ Lao động thương binh và xã hội
Tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội gồm có:

a) Các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:
1. Văn phòng Bộ
2. Vụ Lao động – Tiền lương
3. Vụ Bảo hiểm xã hội
4. Vụ Hợp tác quốc tế
5. Vụ bình đẳng giới
6. Vụ kế hoạch tài chính
7. Vụ pháp chế
8. Vụ Tổ chức cán bộ
9. Thanh tra Bộ
10. Tổng cục dạy nghề
11. Cục quản lý Lao động ngoài nước
12. Cục an toàn lao động
13. Cục người có công
14. Cục phòng chống tệ nạn xã hội
15. Cục việc làm
16. Cục bảo trợ xã hội
17. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em
b) Các đơn vị sự nghiệp do Bộ quản lý:
1. Viện Khoa học lao động đề xã hội.
2. Viện Chỉnh hình - phục hồi chức năng
3. Các trường nghiệp vụ, bồi dưỡng cán bộ và các cơ sở nuôi dưỡng, dạy nghề, chỉnh hình
- phục hồi chức năng lao động cho thương binh và các đối tượng xã hội đặc thù và các tổ
chức khác do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quyết định sau khi thoả
thuận với Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Bộ trưởng quản lý
ngành có liên quan.
Nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế các đơn vị trên do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và xã hội quyết định trong phạm vi tổng biên chế được Chính phủ quy định cho Bộ.
Đối với các tổ chức để triển khai thực hiện dự án quốc tế tài trợ thì không thuộc tổ chức,
biên chế của Nhà nước. Việc thành lập, giải thể tổ chức triển khai thực hiện dự án nói trên

do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quyết định.
1.1.3. Chức năng nhiệm vụ
Theo nghị định số 186/2007/NĐ-CP ra ngày 31/3/2007 của chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ LĐTBXH. Căn cứ Luật tổ chức chính phủ
ngày 25/12/2001; căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 5/8/2002 của Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ nhất quy định danh sách các bộ
và cơ quan ngay bộ của Chính Phủ; căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002
của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan
ngang bộ; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH và Bộ trưởng Bộ nội vụ:
1.1.3.1. Vị trí và chức năng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về lao động, việc làm, an toàn lao động, dạy nghề, chính sách đối với
Thương binh, liệt sỹ và người có công, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội (gọi
chung là lao động, Thương binh và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các
dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có
vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
1.1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại
Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm
vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy
phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lao động, Thương binh và xã hội.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài
hạn, năm năm và hàng năm về lĩnh vực lao động, Thương binh và xã hội và các chương
trình, dự án quan trọng của Bộ.
3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt về lao động, Thương binh và xã hội;
thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của

Bộ.
5. Về lao động, việc làm:
a, Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ:
- Chính sách lao động, tiền lương, tiền công khu vực sản xuất, kinh doanh, bảo hiểm xã
hội;
- Chính sách về việc làm, xuất khẩu lao động và chuyên gia, lao động là người nước ngoài
làm việc tại Việt Nam và một số quan hệ lao động khác;
- Chương trình và quỹ quốc gia về việc làm, quỹ quốc gia về trợ cấp mất việc làm, chỉ tiêu
tạo việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;
- Quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm;
b, Thống nhất quản lý về xuất khẩu lao động và chuyên gia; cấp và thu hồi giấy phép hoạt
động xuất khẩu lao động và chuyên gia.
6. Về an toàn lao động:
a, Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ:
- Chính sách, chế độ về bảo hộ lao động, điều kiện lao động; trang bị phương tiện bảo hộ
cá nhân đối với người lao động; bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ
làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Quy trình, quy phạm về an toàn lao động;
b, Ban hành danh mục công việc nặng nhọc độc hại, đặc biệt nặng nhọc độc hại; danh mục
máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; quy định và
hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;
c, Phối hợp với Bộ Y tế ban hành danh mục các loại bệnh nghề nghiệp;
d, Thống nhất quản lý việc khai báo, điều tra, thống kê báo cáo về tai nạn lao động.
7. Về dạy nghề:
a,Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
- Chính sách, chế độ về dạy nghề và học nghề;

- Quy định về điều kiện, thủ tục thành lập các cơ sở dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên dạy
nghề;
b, Ban hành điều lệ mẫu của cơ sở dạy nghề;
c, Thống nhất quản lý tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề, danh mục nghề đào tạo; chương
trình, nội dung, phương pháp đào tạo; quy chế thi tuyển, quy chế cấp các loại văn bằng,
chứng chỉ tốt nghiệp; đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý cơ sở dạy
nghề; đánh giá chất lượng dạy nghề;
d, Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong việc chỉ đạo và kiểm tra hoạt
động của các cơ sở dạy nghề.
8. Về Thương binh, liệt sỹ và người có công:
a, Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
- Chính sách, chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ,
Thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến và người có công giúp đỡ cách
mạng;
- Quy hoạch, quy tập mộ, nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm và các công trình ghi công liệt
sỹ;
b, Chỉ đạo và kiểm tra việc nuôi dưỡng, điều dưỡng đối với Thương binh, bệnh binh và
người có công với cách mạng; việc cung cấp chân tay giả, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện
trợ giúp khác cho Thương binh, bệnh binh và người có công.
9. Về bảo trợ xã hội:
a, Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ :
- Chính sách xóa đói, giảm nghèo, cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội;
- Chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo;
- Quy hoạch mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội; tổ chức và hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã
hội;
b, Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo; cứu trợ xã hội, trợ giúp
xã hội đối với người tàn tật, trẻ mồ côi, trẻ lang thang, người già cô đơn không nơi nương
tựa, người gặp thiên tai, lũ lụt, nạn nhân trong chiến tranh.
10. Về phòng, chống tệ nạn xã hội:
a, Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

- Chính sách và giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy; tổ chức và hoạt
động của các cơ sở chữa trị, cai nghiện;
- Quy hoạch mạng lưới cơ sở chữa trị, cai nghiện cho đối tượng ma túy;
b, Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện tổ chức chữa trị, cai nghiện, giáo dục, dạy nghề, tạo
việc làm, tái hòa nhập cộng đồng cho đối tượng mại dâm và nghiện ma túy.
11. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động, Thương binh và xã hội theo quy
định của pháp luật
12. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực lao động, Thương binh và xã hội.
13. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt
động của các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, Thương binh và xã
hội theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự
nghiệp thuộc Bộ.
14. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của
Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
15. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh
vực lao động, Thương binh và xã hội theo quy định của pháp luật.
16. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý
vi phạm theo thẩm quyền về lao động, Thương binh và xã hội.
17. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục
tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt.
18. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ
chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật; tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc thẩm quyền. Hướng dẫn về chuyên
môn, nghiệp vụ đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động, Thương binh và xã hội
ở địa phương.
19. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo
quy định của pháp luật.
1.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO CÁC TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ

CÔNG CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Đảng và nhà nước ta đưa ra rất nhiều chính sách ưu đãi, điều dưỡng và nuôi dưỡng người
có công nhằm thực hiện phong trào đền ơn đáp nghĩa. Không chỉ dừng lại ở đó, các chính
sách đã được đưa vào thực tiễn, đó chính là việc đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị
cho các trung tâm điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công trên khắp cả nước. Các trung
tâm này đã đang và sẽ là nơi để chăm sóc sức khoẻ cho hơn 8 triệu đối tượng người có
công trên cả nước, là nguồn động viên, an ủi cho các đối tượng này về mặt vật chất cũng
như tinh thần.
1.2.1. Chính sách của Nhà nước về điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công
1.2.1.1. Các vấn đề chung:
Để áp dụng được chính sách của nhà nước đối với người có công, trước hết chúng ta cần
hiều rõ về đối tượng được quy định là người có công
1.2.1.1.1. Người có công:
Các đối tượng được coi là người có công và được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi bao
gồm:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945: Là người được cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01
năm 1945.
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa
19 tháng Tám năm 1945: Là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng
đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 1945.
- Liệt sĩ: Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ
quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước
truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”.
- Bà mẹ Việt nam anh hùng: Bà mẹ Việt Nam anh hùng là những phụ nữ Việt Nam có
nhiều cống hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ
quốc tế.
- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động: Là người được Nhà nước
tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” theo quy định của

pháp luật, người được nhà nước tuyên dương “Anh hùng Lao động” vì có thành tích đặc
biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến.
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: Thương binh là quân nhân, công
an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động tự 21% trở lên, được cơ quan, đơn
vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh”.
- Bệnh binh:Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng
lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp
“Giấy chứng nhận bệnh binh”.
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Là người được cơ quan có
thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các vùng mà
quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học, bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động,
sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hoá học.
- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày: Là những người
được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị tù đày không
khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch.
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc
tế: Là người tham gia kháng chiến được nhà nước tặng Huân chương kháng chiến, Huy
chương kháng chiến
- Người có công giúp đỡ cách mạng: Là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong
lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm:
1.2.1.1.2. Điều dưỡng, nuôi dưỡng
Theo định nghĩa của Hiệp hội Điều dưỡng Mỹ (American Nurses’ Association; ANA,
1980, 9): điều dưỡng là chẩn đoán và điều trị các đáp ứng con người tới các vấn đề sức
khỏe thực sự hoặc tiềm tàng.
Nuôi dưỡng là việc nuôi nấng, chăm sóc sức khoẻ để duy trì sự sống và phát triển cơ thể.
Đối tượng được điều dưỡng
a, Đối tượng được điều dưỡng mỗi năm một lần:
- Người hoạt động cách mạng trước năm 1945.
- Người hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (bao gồm cả những thương binh
loại B được công nhận từ trước ngày 31/12/1993) và bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động
do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên đang an dưỡng tại gia đình.
- Người có công giúp đỡ cách mạng trước cách mạng tháng Tám năm 1945 được tặng
Bằng "có công với nước" đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
b, Đối tượng được điều dưỡng luân phiên:
- Thân nhân liệt sĩ (kể cả thân nhân của 2 liệt sĩ) đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng
tháng.
- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động đang hưởng trợ cấp ưu đãi
hàng tháng.
- Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày nhiều năm
sức khoẻ yếu hoặc người đã bị địch tuyên án tử hình.
- Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến già yếu cô đơn không nơi nương
tựa, đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng.
Phương thức, thời gian và mức chi
a, Phương thức: Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
giao, các địa phương tổ chức đưa đối tượng đi điều dưỡng tập trung hoặc điều dưỡng tại
gia đình.
b, Thời gian điều dưỡng tập trung: Thời gian 10 ngày (không kể thời gian đi và về).
c, Mức chi điều dưỡng:
c
1
) Mức chi điều dưỡng tập trung: 800.000 đồng tính cho 01 người điều dưỡng 10 ngày;
bao gồm:
- Tiền ăn sáng và 2 bữa chính: 500.000 đồng
- Thuốc bổ và thuốc bệnh thông thường: 50.000 đồng
- Quà tặng đối tượng khi về gia đình: 50.000 đồng
- Chi tiền điện, nước cho nhà nghỉ: 80.000 đồng
- Chi khác (gồm: khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, giấy vệ sinh, nghe
chuyện thời sự, văn nghệ, tham quan, chụp ảnh, báo chí, thể thao, phục hồi chức

năng ...):120.000 đồng
Trong thời gian điều dưỡng tập trung nếu bị ốm đau đột xuất thì được giới thiệu đi khám
và điều trị tại bệnh viện gần nhất theo chế độ bảo hiểm y tế hiện hành.
c
2
) Mức chi điều dưỡng tại gia đình: 600.000 đồng/01 người.
Nguồn kinh phí điều dưỡng
- Kinh phí chi theo tiêu chuẩn điều dưỡng do Ngân sách Nhà nước đảm bảo theo kế hoạch
được thông báo hàng năm.
- Kinh phí đưa đón và chi khác (nếu có) cho người đi điều dưỡng tập trung do Ngân sách
địa phương cấp từ nguồn chi đảm bảo xã hội được giao hàng năm.
- Kinh phí chi điều dưỡng được cấp phát, sử dụng, quyết toán theo quy định hiện hành của
Nhà nước.
Tổ chức thực hiện
Hàng năm, căn cứ vào tổng mức kinh phí điều dưỡng được Nhà nước thông báo và thực tế
đối tượng thuộc diện điều dưỡng của từng địa phương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính phân bổ kinh phí và thông báo để các địa phương
thực hiện.
Nghiêm cấm việc sử dụng kinh phí điều dưỡng vào các mục đích trái với quy định tại
Thông tư này.
Căn cứ vào mức kinh phí điều dưỡng được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thông báo
và nhu cầu điều dưỡng của các đối tượng, Sở Lao động Thương binh và Xã hội trình Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định đối tượng được điều
dưỡng quy định tại điểm 2 phần I Thông tư này.
Việc điều dưỡng tập trung đối với người có công với cách mạng được thực hiện chủ yếu
tại các Trung tâm Điều dưỡng người có công thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã
hội. Những địa phương do hoàn cảnh đặc biệt không thường xuyên đưa đón đối tượng điều
dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng thuộc ngành thì được tổ chức một số đợt điều dưỡng cho
đối tượng tại các cơ sở điều dưỡng của ngành y tế hoặc của Liên đoàn lao động tại địa
phương theo Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Ngoài phương thức tổ chức điều dưỡng tập trung, để phù hợp tình hình thương tật, bệnh tật
và sức khoẻ của đối tượng, các địa phương được dùng một phần kinh phí để điều dưỡng tại
gia đình theo mức chi điều dưỡng là 600.000 đồng/người . Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội phối hợp với Sở Tài chính trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định và tổ
chức việc thăm khám tại gia đình, cấp thuốc, hướng dẫn chế độ ăn phù hợp đảm bảo nâng
cao sức khoẻ cho đối tượng được điều dưỡng tại gia đình.
1.2.1.2. Chính sách về điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công
Qua hơn ba năm thực hiện, những đổi mới về chính sách ưu đãi người có công được khẳng
định; thể hiện đầy đủ, sâu sắc hơn tính ưu việt của chế độ ta, truyền thống đạo lý tốt đẹp
“uống nước nhớ nguồn” của dân tộc; được nhân dân và đối tượng chính sách đồng tình;
góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần người có công với cách mạng
Chính sách này căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm
2001 của Quốc Hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005;
Nghị định Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lện ưu đãi người có công với cách
mạng số 54/2006/NĐ-CP.
Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-ƯBTVQH11 đã mở rộng
và phân định rõ ràng hơn đối tượng thụ hưởng; bổ sung thêm một số chế độ ưu đãi mới;
tạo được mối tương quan hợp lý giữa các mức trợ cấp cho các đối tượng khác nhau và
trong cùng nhóm đối tượng chính sách; xây dựng mức nền của trợ cấp ưu đãi (mức chuẩn)
không dựa vào tiền lương tối thiểu chung mà theo mức sống trung bình của xã hội, được
điều chỉnh theo định kỳ; phân cấp trách nhiệm trong thực hiện chính sách ưu đãi người có
công phù hợp hơn với xu hướng của quá trình cải cách hành chính…
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945: Bảo hiểm y tế, điều
dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết;
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19
tháng Tám 1945: Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp,
dụng cụ chỉnh hình cần thiết;
- Liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ: Thân nhân sau đây của liệt sĩ được hưởng chế độ ưu đãi:

1. Cha đẻ, mẹ đẻ của liệt sĩ.
2. Vợ hoặc chồng liệt sĩ là người có quan hệ hôn nhân hợp pháp hoặc hôn nhân thực tế
được pháp luật công nhận.
Trường hợp vợ hoặc chồng liệt sĩ đã lấy chồng hoặc lấy vợ khác nhưng đã nuôi con liệt sĩ
đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống được Ủy ban nhân dân cấp
xã công nhận thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng.
3. Con liệt sĩ gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp và con ngoài giá thú theo quy định của pháp
luật.
4. Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ là người đã thực sự nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn dưới 16
tuổi, đối xử như con đẻ, thời gian nuôi từ mười năm trở lên.
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Được hưởng các chế độ ưu đãi với thân nhân liệt sĩ đã nêu
trên;
- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong kháng chiến: Bảo hiểm y
tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B:
+ Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động
và loại thương binh
+ Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh
hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước;
+ Thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên được hưởng
phụ cấp hàng tháng.
Trường hợp có vết thương nặng: cụt hai chi trở lên; mù hai mắt; tâm thần nặng không tự
lực được trong sinh hoạt; liệt hai chi trở lên hoặc có tình trạng thương tật đặc biệt khác,
được hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng.
+ Thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên sống ở gia
đình thì có người phục vụ. Người phục vụ được hưởng trợ cấp hàng tháng.
+ Chế độ ưu đãi đối với thương binh loại B gồm:
a) Trợ cấp thương tật hàng tháng tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động của từng
người.
b) Các chế độ ưu đãi khác được thực hiện như đối với thương binh có cùng tỷ lệ suy giảm

khả năng lao động.
- Bệnh binh: Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng
cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Bảo hiểm y tế, điều dưỡng
phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng
bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước;
- Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày: Bảo hiểm y
tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào
tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước;
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc
tế: Bảo hiểm y tế
- Người có công giúp đỡ cách mạng: được hưởng
+ Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh
hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước;
+ Trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng đối với người có công giúp đỡ cách mạng sống cô
đơn không nơi nương tựa.
Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huy chương Kháng chiến
* Một số chế độ ưu đãi khác:
- Người có công với cách mạng nếu không phải là người thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế
bắt buộc thì được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ và con của liệt sĩ
đang hưởng trợ cấp hàng tháng; con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất
độc hoá học; con của thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
từ mười tám tuổi trở xuống hoặc trên mười tám tuổi nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị bệnh,
tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng bảo hiểm y tế vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ
61% trở lên; người phục vụ thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81%
trở lên an dưỡng tại gia đình nếu không phải là người thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế
bắt buộc thì được cấp thẻ Bảo hiểm y tế.
- Thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát tại
các cơ sở khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán toàn bộ chi

phí.
- Người có công với cách mạng đang được nuôi dưỡng tại cơ sở của ngành Lao động -
Thương binh và Xã hội được hưởng chế độ điều trị hàng năm.
- Người có công với cách mạng nếu sống ở gia đình thì được hưởng chế độ điều dưỡng
hàng năm, bao gồm:
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa
19 tháng Tám năm 1945.
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
+ Thương binh, thương binh loại B và bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do
thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên.
+ Người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi
công" hoặc Bằng "Có công với nước".
6. Người có công với cách mạng ngoài đối tượng quy định tại khoản 5 Điều này và thân
nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng, người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động
kháng chiến bị địch bắt tù, đày được điều dưỡng 5 năm 1 lần.
7. Người có công với cách mạng và thân nhân của họ theo quy định của Pháp lệnh được
điều dưỡng phục hồi chức năng lao động, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình.
1.2.1.3. Chi cho hoạt động các cơ sở nuôi dưỡng, thương binh, bệnh binh nặng do Sở
Lao động thương binh và xã hội quản lý
Bộ tài chính - Bộ lao động thương binh và xã hội hướng dẫn cấp phát và quản lý kinh phí
thực hiện chính sách với người có công với cách mạng do ngành Lao động thương binh và
xã hội quản lý (sau đây gọi tắt là kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có
công với cách mạng).
Ngoài các khoản chi ưu đãi nêu trên, các cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng
còn được hỗ trợ để chi các khoản sau:
- Sửa chữa nhà cửa, cơ sở hạ tầng
- Mua sắm, sửa chữa đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện
- Chi thuê mướn nhân công, thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, liên
lạc, tuyên truyền

- Chi sách báo, sinh hoạt văn hoá, thể thao
- Chi tàu, xe cho thương binh, bệnh binh về thăm gia đình, chi phí đón tiếp gia đình thương
binh, bệnh binh ở cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng.
* Dự toán kinh phí
Dự toán kinh phí thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng phải
thể hiện đầy đủ nội dung chi nêu tại phần II Thông tư này theo đối tượng và chế độ chi tiêu
hiện hành.
Dự toán phải lập theo đúng biểu, mục lục ngân sách nhầ nước và thuyết minh về căn cứ và
cơ sở tính toán theo hướng dẫn của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn
Luật. Dự toán kinh phí hàng năm được thực hiện theo quy trình và trình tự thời gian như
sau:
a, Lập dự toán kinh phí:
Phòng Nội vụ - Lao động thương binh xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau
đây gọi chung là Phòng Nội Vụ - Xã hội) và cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh trực
thuộc Sở Lao động – Thương binh và xã hội lập dự toán kinh phí chi ưu đãi người có công
với cách mạng của năm kế hoạch gửi Sở lao động thương binh và xã hội trước ngày 10
tháng 6 hàng năm.
Sở Lao động thương binh và xã hội xem xét, thẩm tra dự toán của các phòng Nội vụ xã
hội, cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh và dự toán chi tại sở, để tổng hợp thành dự
toán kinh phí của Sở gửi Bộ lao động thương binh và xã hội và Sở Tài chính trước ngày 5
tháng 7 hàng năm.
Bộ lao động thương binh và xã hội xem xét, thẩm tra dự toán của các sở lao động thương
binh và xã hội, tổng hợp thành dự toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công
với cách mạng gửi Bộ tài chính trước ngày 20 tháng 7 hàng năm.
Bộ tài chính xem xét, thẩm định và tổng hợp dự toán kinh phí chi ưu đãi người có công với
cách mạng vào dự toán chi ngân sách Nhà nước, báo cáo chính phủ trình Quốc hội phê
duyệt và thông báo cho Bộ lao động thương binh và xã hội trước ngày 20 tháng 11 hàng
năm.
b, Phân bổ và giao dự toán:
Căn cứ dự toán ngân sách được giao, Bộ lao động thương binh và xã hội lập phương án

phân bổ dự toán cho cá địa phương gửi Bộ tài chính trước ngày 30/11 hàng năm để thẩm
tra. Trong vòng 7 ngày làm việc, kể tự khi nhận được phương án phân bổ của Bộ Lao động
thương binh và xã hội, Bộ tài chính thông báo bằng văn bản kết quả thẩm tra cho bộ lao
động thương binh và xã hội.
Trên cơ sở thẩm tra của Bộ tài chính, Bộ lao động thương binh và xã hội quyết định giao
dự toán cho các sở lao động thương binh và xã hội trước ngày 10/12 hàng năm, đồng gửi
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ tài chính, Sở tài chính và kho
bạc nhà nước nơi sở lao động thương binh và xã hội giao dịch.
Trên cơ sở dự toán được Bộ lao động thương binh và xã hội giao, sở lao động thương binh
và xã hội phân bổ dự toán cho phòng Nội vụ - xã hội, cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh
binh và kinh phí chi tại sở lao động thương binh và xã hội, gửi sở Tài chính để thẩm tra.
Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, sở tài chính tiến hành thẩm tra
(về tổng mức, cơ cấu chi, đúng chế độ chính sách, số đối tượng hưởng) và thông boá kết
quả thẩm tra cho Sở lao động thương binh và xã hội.
Trên cơ sở thẩm tra của Sở tài chính, Sở lao động thương binh và xã hội quyết định giao
dự toán cho phòng Nội vụ - xã hội, cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh và kinh phí
chi tại Sở lao động – thương binh và xã hội trước ngày 31/12 hàng năm gửi Sở tài chính,
kho bạc nơi các đơn vị giao dịch, đồng gửi Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương để báo cáo.
* Cấp phát kinh phí
Kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng được cấp bằng lệnh
chi tiền vào chương trình 160A, Loại 15, khoản 08, mục 122 và tiểu mục tương ứng của
mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.
Hàng tháng, căn cứ dự toán được thông báo, theo đề nghị của Bộ lao động thương binh xã
hội, Bộ tài chính lập lệnh chi tiền chuyển kho bạc nhà nước để thực hiện chuyển tiền về tài
khoản tiền gửi của Sở tài chính mở tại kho bạc nhà nước tỉnh trước ngày cuối cùng của
tháng trước.
Căn cứ dự toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công cách mạng, nguồn kinh
phí Trung ương chuyển về, Sở tài chính tiến hành kiểm soát chi và thực hiện cấp kinh phí
cho Sở lao động thương binh và xã hội (phần chi tại sở), cho phòng Nội vụ - xã hội và cơ

sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh trước ngày 5 của tháng đó để các đơn vị thực hiện
theo nhiệm vụ được giao.
Đối với kinh phí chi trợ cấp một lần gồm: Trợ cấp hoạt động kháng chiến, trợ cấp B, C, K
và trợ cấp thanh niên xung phong..., Bộ Tài chính sẽ căn cứ kết quả xét duyệt của địa
phương và đề nghị của Bộ lao động thương binh và xã hội về số đối tượng, số tiền trợ cấp
được hưởng để cấp phát kinh phí bằng lệnh chi tiền như nêu trên.
Hằng năm, ngân sách Nhà nước dành hơn 10 nghìn tỷ đồng thực hiện chế độ trợ cấp ưu đãi
một lần hoặc thường xuyên cho các đối tượng người có công, bảo đảm mức sống trung
bình trở lên so với nhân dân nơi cư trú. Hiện nay, đã có gần 10 nghìn xã, phường được
công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, hơn 85% số gia đình chính sách đạt mức
sống trung bình hoặc khá.
* Quyết toán kinh phí
Báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách
mạng phải thể hiện đầy đủ các khoản chi theo quy định, có trong dự toán được giao và theo
đúng mục lục ngân sách Nhà nước, những khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản phải thực
hiện theo quy định hiện hành của Bộ tài chính.
Báo cáo quyết toán được lập và gửi cơ quan quản lý đúng thời hạn, có đủ biểu mẫu, thuyết
minh, xác nhận của kho bạc nhà nước nơi đơn vị giao dịch.
Trình tự xét duyệt quyết toán năm như sau:
- Phòng Nội vụ xã hội và cơ sở nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh lập báo cáo quyết toán
theo quy định gửi sở lao động thương binh và xã hội và sở tài chính trước ngày 30 tháng 4
hàng năm.
- Sở lao động thương binh và xã hội chủ trì, phối hợp với Sở tài chính xét duyệt và thông
báo quyết toán kinh phí chi tại các phòng Nội vụ xã hội, cơ sở nuôi dưỡng thương binh,
bệnh binh và phần kinh phí chi tại sở, tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí trung ương
thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng của sở lao động thương
binh và xã hội gửi Sở tài chính trước ngày 10 tháng 6 hàng năm.
-Sở tài chính thẩm định quyết toán kinh phí trung ương thực hiện chính sách ưu đãi đối với
người có công với cách mạng của Sở lao động thương binh và xã hội trước ngày 25 tháng
6 hàng năm.

- Sở lao động thương binh và xã hội gửi 2 bản báo cáo quyết toán đã điều chỉnh theo kết
quả thẩm định của Sở tài chính (kèm theo biên bản thẩm định của Sở tài chính, thông báo
duyệt quyết toán cho các phòng Nội vụ xã hội, thông báo duyệt quyết toán cho cơ sở nuôi
dưỡng thương binh) về Bộ lao động thương binh và xã hội trước ngày 5 tháng 7 hàng năm.
- Bộ lao động thương binh và xã hội chủ trì, phối hợp với bộ tài chính thẩm định và thông
báo kết quả thẩm định báo cáo quyết toán cho các sở lao động thương binh và xã hội, tổng
hợp quyết toán theo kết quả thẩm định gửi Bộ tài chính trước ngày 1 tháng 10 hàng năm.
- Bộ tài chính thẩm định và tổng hợp vào quyết toán ngân sách nhà nước theo chế độ quy
định
1.2.2. Sự hình thành và phát triển các trung tâm điều dưỡng, nuôi dưỡng người có
công trên cả nước:
Nhằm đưa chính sách vào thực tiễn để đảm bảo thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc,
điều dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người có công, Bộ Lao động thương binh và xã hội đã
cho xây dựng lên các trung tâm điều dưỡng và nuôi dưỡng cho các đối tượng người có
công. Đến nay nhà nước đã thực hiện ưu đãi cho trên 8 triệu lượt người, trong đó số người
có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên là 1,5 triệu người. Hàng năm Nhà nước
dành một khoản ngân sách để thực hiện điều dưỡng cho gần 400 nghìn lượt người.
Hiện nay, cả nước có 24 trung tâm điều dưỡng người có công đã và đang được Bộ đầu tư
tại các tỉnh: Hà Nội, Điện Biên, Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá
(riêng tỉnh này có 2 trung tâm: 1 trung tâm thực thuộc Bộ và 1 trung tâm do địa phương
quản lý), Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng,
Kon Tum đang triển khai đầu tư, còn lại là các trung tâm đã hoàn thành đưa vào sử dụng).
Ngoài ra một số tỉnh cũng đã và đang sử dụng các cơ sở đón tiếp thân nhân liệt sĩ, nuôi
dưỡng thương binh hiện có để bổ sung chức năng điều dưỡng người có công (Bình Định,
Phú Thọ, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bắc Giang...)
Dưới đây là danh sách các trung tâm điều dưỡng trực thuộc Bộ Lao động thương binh và
xã hội và các trung tâm trực thuộc tỉnh được Bộ cấp vốn đầu tư trên cả nước:
Bảng 1.1: Danh sách các trung tâm điều dưỡng
Miền Tên trung tâm

Bắc Trung tâm điều dưỡng người có công - Thái Nguyên
Khu an dưỡng lao động thương binh xã hội - Thái Bình
Trung tâm điều dưỡng người có công thành phố - Hải Phòng
Trung tâm tiếp đón thân nhân liệt sĩ và điều dưỡng người có công - Lai Châu
Trung tâm điều dưỡng người có công Kim Bôi - Hoà Bình
Nhà điều dưỡng người có công Tam Đảo - Vĩnh Phúc
Trung tâm điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội - Bắc Kạn
Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng - Hà Nam
Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành - Bắc Ninh
Trung tâm đón tiếp thân nhân liệt sĩ và điều dưỡng người có công - Điện Biên
Trung tâm điều dưỡng thương binh Nho Quan - Ninh Bình
Trung tâm điều dưỡng người có công - Lào Cai
Trung tâm điều dưỡng thương binh nặng Ba Vì, Hà Tây
Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng Người có công Thành phố Hà Nội
Trung tâm điều dưỡng người có công số 1 Hà Nội
Trung tâm điều dưỡng thương binh Lạng Giang – Bắc Giang
Trung tâm điều dưỡng thương binh hỏng mắt 04 - Hà Nội
Trung
Trung tâm phụng dưỡng người có công cách mạng - Thành phố Đà Nẵng
Trung tâm điều dưỡng thương binh Duy Tiên - Hà Nam
Trung tâm điều dưỡng thương binh nặng - Nghệ An
Trung tâm bảo trợ xã hội - Phú Yên
Trung tâm điều dưỡng người có công với Cách mạng Đà Lạt - Lâm Đồng
Trung tâm phục hồi sức khoẻ người có công - Sầm Sơn - Thanh Hoá
Trung tâm điều dưỡng phục vụ người có công với cách mạng Quảng Ngãi
Trung tâm điều dưỡng người có công Quảng Nam
Trung tâm Nuôi dưỡng người có công và đối tượng xã hội - Quảng Bình
Nam
Khu điều dưỡng thương binh và người có công Long Đất - Bà Rịa Vũng Tàu
Trung tâm chăm sóc người có công và bảo trợ xã hội - Bình Thuận

Trung tâm điều dưỡng người có công Thành Phố Hồ Chí Minh
Trung tâm Bảo trợ xã hội - Ninh Thuận
Khu điều dưỡng thương binh Long Hải - Bà Rịa Vũng Tàu
Trung tâm Điều dưỡng và chăm sóc người có công Khánh Hoà
Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Kiên Giang
Nguồn: Cục Người có công - Bộ Lao động thương binh và xã hội
1.2.3. Thực trạng đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công
trong tổng vốn đầu tư của Bộ LĐTB&XH
Theo tổng hợp của Bộ LÐ-TB và XH, đến nay, Nhà nước đang thực hiện chính sách, chế
độ ưu đãi hơn 8,2 triệu người có công với cách mạng trên cả nước, bao gồm 13 đối tượng:
Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, cha mẹ liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, bộ đội, thanh niên xung
phong bị nhiễm chất độc da cam...
Nhu cầu điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công là rất lớn các trung tâm hiện có đã và
đang điều dưỡng và nuôi dưỡng vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu điều dưỡng và nuôi
dưỡng người có công trên cả nước. Nên Bộ vẫn phải tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng các
cơ sở điều dưỡng đã có và xây dựng mới thêm để đáp ứng nhu cầu.
1.2.3.1. Quy mô vốn đầu tư cho điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công trong tổng vốn
đầu tư của Bộ.
Bảng 1.2: Quy mô vốn đầu tư cho y tế xã hội trong tổng vốn đầu tư của Bộ
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
Tổng vốn đầu tư 349.900 424.140 194.300 244.500 319.200
Y tế, xã hội 88.000 90.000 94.200 128.000 140.500
Lĩnh vực khác 261.900 334.140 100.100 116.500 178.700
Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội
Ta có thể thấy quy mô vốn đầu tư của Bộ Lao động thương binh và xã hội cho lĩnh vực y
tế xã hội ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2004 vốn đầu tư cho y tế xã hội là
88.000 triệu đồng, tới năm 2008 là 140.500 triệu đồng, mức vốn đầu tư trung bình qua các
năm giai đoạn 2004 – 2008 là 108.140 triệu đồng.
Điều dưỡng và nuôi dưỡng cho người có công với cách mạng là một trong những khoản

mục được Bộ quan tâm tới trong lĩnh vực y tế xã hội. Chính vì vậy mà qua các năm Bộ
cũng đã dành cho công tác điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công một khoản tiền nhất
định, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ tới những người có công. Chi tiết lượng
vốn đầu tư của Bộ cho công tác đầu tư vào cáo trung tâm điều dưỡng, nuôi dưỡng người có
công được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 1.3: Tỷ lệ vốn cho các trung tâm điều dưỡng người có công
Đơn vị: triệu đồng
năm 2004 2005 2006 2007 2008
Vốn cho trung tâm điều
dưỡng, nuôi dưỡng
22.498 6.650 5.802 6.380 23.350
Vốn cho Y tế xã hội 88.000 90.000 94.200 128.000 140.500
Tổng vốn đầu tư 349.9 424.14 194.3 244.5 319.2
Điều dưỡng,nuôi dưỡng /
Ytế,xã hội (%)
25.57 7.39 6.16 4.98 16.62
Điều dưỡng, nuôi dưỡng /
Tổng vốn đầu tư(%)
6.43 1.57 2.99 2.61 7.32
Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội
Năm 2004 là năm mà Bộ đặc biệt quan tâm tới công tác đầu tư vào các trung tâm điều
dưỡng người có công với tỷ lệ vốn đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng so với Tổng vốn
đầu tư là 6.43% và so với vốn dành cho lĩnh vực y tế xã hội là 25.57%. Tỷ lệ này giảm vào
năm tiếp theo nhưng có xu hướng tăng dần. Tới năm 2008 thì tỷ lệ này lại tăng đột biến
với tỷ lệ tương ứng là 7.32% và 16.62%. Trung bình tỷ lệ này tương ứng là 4.18% và
12.14%.



Biểu 1.2: Sự tăng giảm vốn đầu tư giai đoạn 2004-2008

Năm 2004 là năm được Bộ tập trung đầu tư cho công tác điều dưỡng, nuôi dưỡng người có
công, với số tiền đầu tư là 22.498 triệu đồng. Hầu hết các trung tâm đã được tu sửa, nâng
cấp và xây dựng mở rộng về cơ sở vật chất để tiếp đón được nhiều đối tượng người có
công theo chính sách của Đảng và Chính phủ. Các năm tiếp theo số tiền đầu tư giảm mạnh
do các trung tâm đã được đầu tư trước đó vẫn sử dụng tốt, cơ sở vật chất chất lượng vẫn
đảm bảo. Nhưng những năm gần đây, các đối tượng người có công được quan tâm sâu sắc
hơn về đời sống vật chất và tinh thần, vì thế các trung tâm tiếp tục được đầu tư xây dựng
mở rộng và đầu tư cho cơ sở vật chất tiên tiến hơn, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ
cho người có công. Tỷ lệ vốn đầu tư cho công tác điều dưỡng và nuôi dưỡng người có
công so với vốn đầu tư cho công tác y tế xã hội trung bình đạt 12.15%, tỷ lệ vốn đầu tư này
so với tổng vốn đầu tư của Bộ chiếm trung bình gần 4.2%.
1.2.3.2. Cơ cấu đầu tư theo vùng
Thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công, hàng năm Bộ đã giao chỉ tiêu cho các Trung
tâm điều dưỡng thương binh và người có công tổ chức điều dưỡng luân phiên cho các đối
tượng hưởng chế độ ưu đãi.
Đến nay, Nhà nước đã thực hiện ưu đãi cho trên 8 triệu lượt người. Trong đó, số người có
công đang hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên hàng tháng gần 1,5 triệu người. Hàng năm
Nhà nước dành một khoản ngân sách để thực hiện điều dưỡng cho gần 400 nghìn lượt
người. Nhằm đảm bảo thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc, điều dưỡng phục hồi sức
khỏe cho người có công, đến nay Bộ đã đầu tư xây dựng được nhiều trung tâm điều dưỡng,
phân bố trên ba miền đất nước để thuận lợi cho công tác này.
Bảng 1.4: Cơ cấu đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công theo miền giai
đoạn 2004-2008
Miền
Số trung tâm điều
dưỡng được đầu tư
Tổng số vốn đầu tư
(triệu đồng)
Tỷ trọng so với tổng số (%)
Số trung tâm Vốn đầu tư

Bắc 10 86 927.363 52.63 54.56
Trung 6 38 885.026 31.58 24.41
Nam 3 33 513.834 15.79 21.03
Tổng số 19 159 326.223 100 100
Nguồn: Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bộ Lao động thương binh và xã hội đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng và nuôi dưỡng
người có công trực thuộc bộ và những trung tâm ở những địa phương không có đủ điều
kiện để chi trả cho việc đầu tư. Còn những cơ sở điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công
tự có khả năng đầu tư, những cơ sở trực thuộc tỉnh mà tỉnh có khả năng đầu tư thì sẽ tự chi
trả cho công tác đầu tư. Bộ tập trung đầu tư cho các trung tâm ở khu vực phía bắc, số trung
tâm điều dưỡng thương binh được đầu tư ở phía bắc là 10 trung tâm chiếm tới 52.63% tổng
số trung tâm được Bộ đầu tư với tổng số vốn đầu tư là 86 927.363 triệu đồng chiếm
54.56% tổng số vốn đầu tư của Bộ cho các trung tâm điều dưỡng. Các trung tâm ở miền
Nam ít được Bộ đầu tư hơn cả với tổng số trung tâm được đầu tư là 3 trung tâm chiếm
15.79% tổng số trung tâm và số tiền được đầu tư là 33 513.834 triệu đồng chiếm 21.03%
tổng số vốn đầu tư. Có sự chênh lệch này là do các tỉnh phía nam có nền tảng kinh tế phát
triển, tiềm lực tài chính mạnh hơn các khu vực khác trong cả nước nên các tỉnh tự bố trí
đầu tư xây dựng và cải tạo các trung tâm điều dưỡng cho các đối tượng người có công.
* Kế hoạch phân bổ vốn từng năm cho các trung tâm điều dưỡng trên cả nước của Bộ
Dưới đây là kế hoạch phân bổ vốn đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng và nuôi dưỡng
người có công trong và danh sách các trung tâm được đầu tư cho từng năm. Vốn đầu tư
được chi tiết hóa cho từng trung tâm trên từng miền. Tuy nhiên vốn đầu tư dự kiến và vốn
đầu tư quyết toán là không giống nhau, sự thay đổi này do quá trình thẩm định của Bộ
đánh giá sự hợp lý của việc phân bổ vốn đầu tư và khả năng về vốn của Bộ không thể bỏ
tiền đầu tư chỉ cho 1 trung tâm trong một năm, cũng không thể bỏ vốn đầu tư cho tất cả các
trung tâm đầu tư hoàn thành trong 1 năm được do hạn chế nguồn lực về vốn.





Bảng 1.5: Phân bổ vốn năm 2005
Đơn vị: triệu đồng
Tên dự án
Thời gian khởi công
- hoàn thành
Tổng mức
dự toán
Đã cấp đến
hết 2004
Kế hoạch
2005
Trung tâm điều dưỡng thương binh
Thuận Thành-Bắc Ninh
30
Trung tâm điều dưỡng thương binh
Kim Bảng
30
Trung tâm điều dưỡng người có công
Lâm Đồng
2005-2006 6.900 100 2.000
Trung tâm điều dưỡng người có công
và bảo trợ xã hội Bắc Cạn
2005-2007 10.775 20 1.000
Trung tâm điều dưỡng người có công
Kim Bôi-Hoà Bình
1.000
Trung tâm điều dưỡng thương binh
nặng Nghệ An
2004-2006 6.905 1.200 4.000
Trung tâm điều dưỡng người có công

và bảo trợ xã hội Lai Châu
2003-2005 8.775 4.000 4.775
Khu điều dưỡng thương binh Long 2002-2005 20.309 14.352 5.957
Đất
Khu điều dưỡng thương binh Nam
Hà-Hà Nam
2003-2005 7.725 2.826 4.899
Trung tâm điều dưỡng người có công
Long An
2004-2005 400
Tổng vốn 22.498 24.091
Nguồn: Vụ kế hoạch tài chính - Bộ lao động thương binh và xã hội
Năm 2005 có tất cả 10 trung tâm được đầu tư, trong đó có 6 trung tâm được đầu tư từ năm
trước còn dở dang chuyển sang, có 4 trung tâm được hoàn thành, có 3 trung tâm chuyển
sang năm sau và 2 trung tâm được lên kế hoạch đầu tư tiếp. Tổng vốn đầu tư đã cấp hết
năm 2004 là 22.498 triệu đồng và kế hoạch vốn đầu tư dự kiến cần được phân bổ năm
2005 là 24.091 triệu đồng.
Bảng 1.6: Phân bổ vốn năm 2006
Đơn vị: triệu đồng
Tên dự án
Thời gian khởi công
- hoàn thành
Tổng mức
dự toán
Đã cấp đến
hết 2005
Kế hoạch
2006
Trung tâm điều dưỡng người có công
Kim Bảng - Hà Nam

2006-2009 15.000 80
Trung tâm điều dưỡng người có công
và bảo trợ xã hội Bắc Cạn
2005-2006 12.331 5.020 7.311
Trung tâm điều dưỡng người có công
Lâm Đồng
2005-2007 7.509 1.630 3.592
Trung tâm điều dưỡng người có công
Tam Đảo
2006-2008 9.950 1.000
Trung tâm điều dưỡng người có công
Phú Yên
2006-2007 3.645 3.645
Trung tâm điều dưỡng người có công
Kim Bôi
2006-2008 6.935 1.000

×