1
SỔ TAY GIÁO DỤC VIÊN ĐỒNG ĐẲNG
Tháng 3 năm 2006
MARIE STOPES INTERNATIONAL TẠI VIỆT NAM
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỒNG ĐẲNG
DÀNH CHO CÔNG NHÂN LÀM VIỆC TRONG CÁC NHÀ MÁY
CUNG ỨNG HÀNG CHO TẬP ĐOÀN adidas Resourcing Ltd.
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ TỈNH BÌNH DƯƠNG VIỆT NAM
2
Lưu ý – tài liệu sau đây cũng có thể được bổ sung vào Sổ Tay:
• Thông tin về Sức khỏe sinh sản - những phần phù hợp có thể được lấy từ
Cẩm nang giáo dục về Giáo dục đồng đẳng đó là những thông tin từ phần
“Tài liệu giảng dạy” trong các phần khác nhau của Cẩm nang.
• Các tài liệu thông tin - giáo dục - truyền thông
(ví dụ: những cuốn sách nhỏ về các
phương pháp tránh thai với tranh ảnh minh hoạ).
• Liệt kê những dịch vụ y tế và xã hội tại địa phương
( những dịch vụ được cung cấp và làm thế nào để tiếp cận với chúng).
3
Mô tả công việc Giáo dục viên đồng đẳng
Vai trò và trách nhiệm
Một giáo dục viên đồng đẳng cần:
•
Cung cấp thông tin và hỗ trợ cho các đồng đẳng viên ở tình huống trực tiếp.
•
Làm việc cùng với các giáo dục viên đồng đẳng khác để tiến hành những buổi giáo
dục nhóm quy mô nhỏ.
•
Hướng dẫn các đồng đẳng viên những kỹ năng thực tế để bảo vệ bản thân họ về chăm
sóc sức khỏe sinh sản – ví dụ: sử dụng bao cao su; những kỹ năng về giao tiếp…
•
Trợ giúp đồng đẳng viên tiếp cận với bao cao su và những phương tiện khác để bảo
vệ sức khỏe sinh sản.
•
Phân phát tài liệu có tính giáo dục như tờ rơi, cuốn sách nhỏ….
•
Tham gia các buổi họp mặt thường xuyên với các giáo dục viên đồng đẳng khác để rút
kinh nghiệm và lên kế hoạch hoạt động.
•
Cùng làm việc với những giáo dục viên đồng đẳng khác trong nhóm – hỗ trợ và
khuyến khích làm việc theo nhóm.
•
Phát triển các hoạt động có tính sáng tạo nhằm cung cấp thông tin và giáo dục – Thí
dụ: đóng kịch; nhạc; thi đố; tranh luận.
•
Tham gia các khóa tập huấn bồi dưỡng và giám sát để nâng cao những kỹ năng giáo
dục đồng đẳng và lập kế hoạch giáo dục đồng đẳng.
•
Ghi chép có hệ thống và rõ ràng những công việc của mình trong vai trò giáo dục viên
đồng đẳng – thường xuyên điền vào các biểu mẫu theo yêu cầu của MSIVN.
•
Giới thiệu và giúp đỡ đồng đẳng viên đến với các dịch vụ y tế, xã hội.
•
Hướng dẫn, giới thiệu đồng đẳng viên đến Trung Tâm SKSS – KHHGĐ MSI Bình
Dương.
•
Tham khảo ý kiến của giám sát viên khi gặp bất cứ tình huống hay vấn đề khó khăn
nào.
•
Hỗ trợ Ban Điều Hành Dự Án trong việc đánh giá các hoạt động về giáo dục đồng
đẳng.
•
Báo cáo Ban quản lý nhà máy về các hoạt động giáo dục đồng đẳng khi được yêu
cầu.
4
Để trở thành một giáo dục viên đồng đẳng tốt
Các bạn nên :
•
Giữ bí mật tại mọi thời điểm – không để lộ tên của đồng đẳng viên cần được giúp đỡ
•
Tôn trọng niềm tin và giá trị của những người khác – đừng áp đặt niềm tin của mình
vào đồng đẳng viên khác.
•
Có tinh thần đồng đội: hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau.
•
Khi giao tiếp với đồng đẳng viên, cho họ biết những giới hạn trong vai trò của bạn
– bạn có thể cung cấp cho họ thông tin cơ bản nhưng bạn không có những kỹ năng
chuyên môn để giải quyết những vấn đề chuyên sâu hơn cần đến các kiến thức chuyên
môn ( y tế, tâm lý…).
•
Làm việc trong giới hạn khả năng và kinh nghiệm của bạn.
•
Không băn khoăn trong việc đưa ra giới hạn của bản thân với những đồng đẳng viên
và mạnh dạn từ chối những yêu cầu, đề nghị không hợp lý của họ.
•
Liên lạc ngay với giám sát viên khi cần tham khảo ý kiến để giải quyết những câu
hỏi & tình huống khó.
•
Tham dự đầy đủ các khoá tập huấn để liên tục nâng cao kỹ năng của bạn.
•
Tuân thủ triệt để các nguyên tắc và giới hạn của nhà máy dành cho hoạt động giáo dục
đồng đẳng.
Các bạn không nên:
•
Nhận quà biếu/ tặng hoặc tiền từ các đồng đẳng viên.
•
Đưa các đồng đẳng viên cùng làm việc về nơi ở riêng.
•
Đưa ra câu trả lời cho một câu hỏi mà bạn không chắc chắn- Nếu bạn không biết rõ
câu trả lời, hãy mạnh dạn nói thẳng và cố gắng tìm ra thông tin chính xác để trả lời.
•
Để công việc của bạn với vai trò là một giáo dục viên đồng đẳng ảnh hưởng tới công
việc của bạn trong nhà máy.
5
Tiếp cận và Giao tiếp với đồng đẳng viên
Những hướng dẫn cho giáo dục viên đồng đẳng
•
Dành đủ thời gian khi giao tiếp với một đồng đẳng viên. Đừng vội vàng, nóng nảy vì
mục tiêu quan trọng nhất là thiết lập được một mối quan hệ tốt đẹp với họ.
•
Thể hiện sự quan tâm thật sự đến đồng đẳng viên.
•
Thể hiện thái độ thân thiện và cách tiếp cận không phán xét.
•
Luôn khẳng định với đồng đẳng viên rằng những điều bạn được nghe và nói với họ
là bí mật tuyệt đối.
•
Chọn thời gian và địa điểm thoải mái để nói chuyện với đồng đẳng viên. Nếu đó là
một thời gian không phù hợp, nên sắp xếp một thời gian và địa điểm khác phù hợp
hơn để gặp gỡ.
•
Nếu có thể, nên sắp xếp để nói chuyện với đồng đẳng viên tại một địa điểm riêng tư,
yên tĩnh.
•
Sử dụng giao tiếp không lời và những kỹ năng lắng nghe để xác định câu hỏi và mối
quan tâm của đồng đẳng viên – hãy kiên nhẫn, không nài ép đồng đẳng viên chia sẻ
thông tin, tâm sự.
•
Sử dụng kỹ năng giao tiếp để truyền tải thông tin rõ ràng về chủ đề được yêu cầu – đưa
thông điệp ngắn gọn, rõ ràng và đơn giản.
•
Tìm kiếm phản hồi – hỏi đồng đẳng viên xem họ có hiểu những gì bạn nói và họ có
thỏa mãn với câu trả lời của bạn chưa.
•
Nếu bạn không thể trả lời những câu hỏi của đồng đẳng viên hoặc không thể cung cấp
thông tin chính xác ngay lập tức– nói với họ rằng bạn sẽ cố gắng tìm ra thông tin chính
xác và sẽ trả lời sau.
•
Khi có thể, cung cấp thông tin về nơi họ có thể đến nhờ giúp đỡ hay lấy lời khuyên (ví
dụ: dịch vụ sức khoẻ hay xã hội).
•
Cung cấp cho đồng đẳng viên bất cứ tài liệu nguồn có liên quan – ví dụ: tờ rơi, cuốn
sách nhỏ.
6
Kỹ năng lắng nghe hiệu quả:
•
Dành cho người nói toàn bộ sự quan tâm chú ý của bạn – sử dụng giao tiếp không lời
để chỉ ra rằng bạn đang lắng nghe – đối diện với người nói, nhìn thẳng vào mắt người
đối diện khi có thể, và có một thái độ cởi mở.
•
Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ và phản hồi không lời để cho thấy rằng bạn hiểu và chấp
nhận thông điệp của người nói – ví dụ: biểu hiện của khuôn mặt; giao tiếp bằng mắt;
điệu bộ, cử chỉ…
•
Không cắt ngang khi người nói đang nói – để cho họ hoàn thành thông điệp của họ
trước khi mình nói.
•
Đảm bảo rằng bạn hiểu những gì người nói đang nói – nếu không hiểu, hãy nói rõ :
"Tôi không hiểu"
•
Kiểm tra sự hiểu biết của bạn về thông điệp của người nói bằng cách đặt câu hỏi và
trình bày lại những gì bạn nghe được bằng ngôn từ của bạn.
•
Cố gắng không phán xét người khác và những gì họ nói.
•
Cố gắng đặt mình vào vị trí của người khác để thông cảm với họ.
7
Các bước lên kế hoạch một buổi giáo dục, truyền thông
1
. Xác định đối tượng mục tiêu :
•
Đặc điểm của họ là gì (tuổi, giới tính, trình độ học vấn, v.v.).
•
Nhu cầu cần được giáo dục của họ là gì.
2
. Xác định (những) chủ đề và những nội dung sẽ được đề cập đến.
3
. Xác định các mục tiêu của buổi giáo dục: Những kiến thức, kỹ năng, thái độ nào bạn
mong muốn người tham gia có thể đạt được sau buổi giáo dục.
4
. Thiết kế các hoạt động giáo dục phù hợp để đạt được những mục tiêu này.
5
. Quyết định thời gian của buổi giáo dục, xác định thời lượng cần thiết cho từng hoạt
động.
6.
Quyết định quy mô của nhóm, các nhóm nhỏ hơn cho phép trao đổi và tham gia nhiều
hơn, nhóm lớn hơn cho phép độ bao phủ rộng hơn. Đề xuất nhóm nhỏ có khoảng
15 - 30 người tham gia.
7.
Xác định vai trò khác nhau của các đồng đẳng viên - những người sẽ tiến hành hoạt
động, v.v.
8.
Xác định những nguồn lực cần thiết cho buổi giáo dục - ví dụ: giấy, bút, bao cao su,
mô hình dương vật, tờ rơi, mẫu các dụng cụ tránh thai, biểu đồ, v.v.
9
. Lập kế hoạch và tổ chức sắp xếp thực hành cho buổi giáo dục:
•
Tổ chức tại đâu.
•
Có cần ghế không.
•
Thời gian cho phép là bao nhiêu.
•
Có phục vụ đồ ăn uống nhẹ không v.v...
10.
Phải thông báo ai để được chấp thuận tổ chức buổi giáo dục – ví dụ: Ban quản lý.
11.
Buổi giáo dục được đưa ra công chúng không và có ảnh hưởng khích lệ đồng đẳng
viên như thế nào.