Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT HỌC (PHẦN HÌNH THÁI – GIẢI PHẪU) part 7 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 14 trang )


83
c) Đuôi
Được tính từ sau lỗ huyệt. Phần đuôi cũng phủ lớp vẩy xương tròn. Mặt bụng của đuôi
sau lỗ huyệt là vây hậu môn lẻ có cấu tạo tương tự vây lưng. Ba tia đầu tiên biến thành gai
cứng. Gai I bé nhất, tiếp
đến gai II, lớn nhất là gai
III, phía sau có răng cưa.
Vây hậu môn tham gia vào
chức năng giữ thăng bằng.
Tận cùng của đuôi là vây
đuôi có hai thùy đều nhau,
kiểu vây đồng vĩ. Vậy đuôi
chỉ có tia da không có tia
gai cứng, vừa có chức
năng chuyển vận vừa có
bánh lái (hình 7.10).
2.2. Quan sát cấu tạo
trong
2.2.1 Quan sát vị trí nội quan
Toàn bộ nội quan cá Chép được phủ bởi một lớp màng rất mỏng có ánh bạc. Đó là mạc
bụng. Bóc bỏ mạc bụng ta sẽ thấy rõ sự sắp xếp nội quan ở vị trí tự nhiên.
Lần lượt quan sát cho thấy:
+ Bóng bơi hay còn gọi là bong bóng lớn gồm hai khoang nằm sát thành lưng cá,
khoang trước tròn và lớn hơn, khoang sau mút hơi kéo dài.
+ Thận nằm ở chỗ thắt bong bóng, màu đỏ thẫm.
+ Tuyến sinh dục là hai khối lớn nằm dọc, song song với bong bóng ở phía dưới. Con
đực có tinh hoàn màu trắng sữa. Con cái có buồng trứng màu hồng nhạt ở cá non và màu vàng
dạng hạt ở cá trưởng thành.
+ Ruột uốn khúc nằm dưới tuyến sinh dục.
+ Gan hình dải, phân tán.


+ Huyệt có lỗ hậu môn ở phía trước lỗ niệu sinh dục ở phía sau.
+ Tim ở dưới nắp mang, nằm trong xoang bao tim sau tim có màng ngăn tim bụng.
2.2.2 Cấu tạo nội quan cá chép (hình 7.11)
a) Cơ quan tiêu hóa
Dùng kẹp và kim mũi mác tiếp tục gỡ và kéo thẳng ruột một cách nhẹ nhàng và từ từ.
Bắt đầu ống tiêu hóa là miệng. Quanh miệng có nếp môi trên và nếp môi dưới. Sau
miệng là xoang miệng, tiếp đến là hầu và thực quản ngắn. Dạ dày có kích thước không lớn
hơn ruột nhưng có thành cơ bên trong lớn hơn ruột. Ruột có phần trước uốn khúc, có thể coi
là ruột tá, phần giữa là ruột non, ruột già, đoạn cuối là ruột thẳng và đổ ra lỗ hậu môn .
Hình 7.10 Hình dạng ngoài của cá chép
1. Phần đầu; 2. Phần thân; 3. Phần đuôi; 4. Miệng; 5. Râu; 6. Mắt; 7. Nắp
mang; 8. Khe mang; 9. Vây ngực; 10. Vây bụng; 11. Vây hậu môn; 12. Vây
đuôi; 13. Vây lưng; 14. Cơ quan đường bên

84
Gan màu vàng nâu
phân tán và chạy dọc theo
ruột, phía đầu có túi mật.
Tuyến tụy phân tán
dọc theo ruột như gan,
thường màu trắng.
Tì là khối hình lá màu
đỏ đậm nằm cạnh túi mật và
kéo dài về sau.
+ Cơ quan sinh dục: Ở
cá Chép chỉ có thể phân biệt
đực, cái qua cơ quan sinh
dục. Về mùa sinh sản, ở bên
ngoài có thể thấy được bụng
cá cái to hơn do chứa đầy

trứng.
Con đực có đôi dịch hoàn là hai khối màu trắng đục, có cạnh sắc nằm hai bên lườn cá,
ngay dưới bong bóng. Dịch hoàn được bao phủ bởi màng mỏng. Màng này kéo dài thành hai
ống dẫn sản phẩm sinh dục, phần cuối chúng hợp lại đổ vào xoang niệu sinh dục.
Con cái có đôi buồng trứng tùy theo tuổi cá mà có màu sắc khác nhau. Hai ống dẫn
trứng cũng được tạo nên bởi hai màng bao buồng trứng, phần cuối hợp lại đổ vào xoang niệu
sinh dục. Ống dẫn sản phẩm sinh dục không liên quan gì với ống Wolff và ống Muller.
Hình 7.11 Cấu tạo nội quan cá chép
1. Hành khứu; 2. Động mạch rời mang; 3. Não bộ; 4. Tủy sống; 5. Đốt
sống; 6. Tấm tia; 7. Vây lưng trước; 8. Cơ; 9. Bóng hơi; 10. Thận; 11. Vây
lưng sau; 12. Đường bên; 13. Vây đuôi; 14. Vây hậu môn; 15. Bóng đái;
16. Lỗ niệu sinh dục; 17. Hậu môn; 18. Buồng trứng; 19. Ruột; 20. Dạ
dày; 21. Lách; 22. Vây ngực; 23. Ruột tịt; 24. Gan; 25. Tâm thất; 26. Bầu
chủ động mạch; 27. Động mạch tới mang

1
2
3
4
6
5
7
8
9
10
11
12
13
14
19

15
16
18
21
20
17
25
24
26
27
23
22
Hình 7.12 Cơ quan bài tiết và sinh dục của cá chép
A. Cá đực; B. Cá cái: 1. Phần trước thận; 2. Phần giữa thân; 3. Tinh sào (buồng trứng); 4. Ống dẫn tinh
(trứng); 5. Xoang niệu sinh dục; 6. Lỗ niệu sinh dục; 7. Bóng đái; 8. Phần sau thận; 9. Niệu quản; 10.
Tuyến trên thận; 11. Phần đầu thận;
A
B

85
b) Cơ quan bài tiết
Là trung thận nằm sát thành lưng kéo dài từ phía trước cho đến tận phía sau bong bóng.
Bờ sau thận có đôi ống Wolff dẫn sản phẩm bài tiết tới túi niệu nhỏ, cuối cùng đổ ra ngoài
qua xoang niệu sinh dục (hình 7.12).
c. Hệ tuần hoàn
Cắt bỏ một phần hộp mang để quan
sát tim và các mạch máu của cá Chép (hình
7.13).
Tim nằm trong xoang bao tim. Cắt bỏ
xoang này tim sẽ lộ ra rõ ràng. Từ tim phát

ra bầu chủ động mạch. Từ bầu chủ động
mạch sẽ phát lên phía trước động mạch chủ
bụng. Dùng kẹp nânh nhẹ động mạch này
lên sẽ thấy được gốc các động mạch tới
mang. Tim cá Chép có một tâm nhĩ màu
sẫm có thành mỏng, một tâm thất nằm phía
trên có thành dày hơn và màu hồng. Sau tâm
nhĩ là xoang tĩnh mạch. Bầu động mạch là
phần phình của gốc động mạch chủ bụng
không có khả năng co bóp như côn chủ
động mạch ở cá Nhám và ếch nhái. Có ba đôi gốc động mạch tới mang. Hai đôi đầu tiên đưa
máu đến cung mang I và II. Đôi gốc thứ ba phân thành hai nhánh đưa máu tới cung mang III
và IV (hình 7.13).

d) Cơ quan hô hấp
Cá Chép có bốn đôi cung mang. Trên mỗi cung mang có hai hàng lá mang xếp song
song dọc cung mang. Vách mang cá Chép tiêu giảm nên lá mang chỉ đính gốc vào cung mang
còn ngọn lá mang tự do (hình 7.14).
Như vậy cá Chép cũng như nhiều loài cá xương khác có cơ quan hô hấp chính là 4 đôi
mang đủ và một đôi mang nửa, không có mang giả như cá sụn.
Hình 7.15 Cấu trúc của một mang cá chép
1. Lược mang; 2. Cung mang; 3. Sợi mang; 4. Dòng nước; 5. Tĩnh mạch; 6. Động mạch; 7. Sợi mang

3
2
1
2
3
1
5

6
7
4
4
4
4
4
4
Hình 7.13 Hệ tuần hoàn ở phần mang cá chép
1. Xoang tĩnh mạch; 2. Tâm nhĩ; 3. Tâm thất; 4. Bầu chủ
động mạch; 5. Chủ động mạch; 5. Động mạch tới mang; 7. .
7. Khe mang; 8. Động mạch rời mang; 9. Vòng đầu; 10. Động
mạch cảnh trái; 11. Chủ động mạch lưng; 12. Mạch tới bong
bóng; 13. Vị trí của lỗ thở kín; 14. Mang giả; 15 16. Mạch
tới và rời mang giả; 17.Mạch thứ 2 tới mang giả

86
e) Hệ thần kinh
Sau khi quan sát nội quan, có thể giải phẫu bóc xương đầu cá Chép để quan sát não bộ.
Lấy dao cạo sạch da đầu, dùng mũi dao nạy xương vùng nóc sọ, chú ý tìm chỗ ranh giới các
xương đỉnh và xương trán để dễ tách. Tháo bỏ hết xương vùng nóc và một phần vùng bên sẽ
thấy não bộ cá nằm trong nệm mỡ khá dày. Lấy mũi mác gạt nhẹ lớp mô mỡ, não bộ sẽ lộ ra.
Cần nhỏ vào vài giọt cồn
để não co lại sẽ quan sát
dễ hơn (hình 7.15A).
Hai bán cầu não
nhỏ hơn so với bán cầu
não cá Nhám. Phía trước
là hai thùy khứu giác. Từ
hai thùy khứu phát lên

phía trước đôi dây thần
kinh khứu giác. Phía sau
hai bán cầu não là não
trung gian có mặt lưng
chỉ thấy mấu não trên
nằm chính giữa, rất dễ bị
mất khi gạt bỏ mô mỡ.
Hai bên mấu não trên là
não giữa với hai thùy thị
giác kéo về phía sau.
Xen giữa hai thùy này là
van tiểu não. Sau van
này là tiểu não với hai
bên là hai thùy mê tẩu khá lớn, liên quan đến sự phát triển của đôi dây thần kinh mê tẩu điều
khiển hoạt động của phủ tạng. Xen giữa hai thùy mê tẩu là thùy mặt. Sau thùy mặt là hành
tủy.
Lật ngược não lên sẽ quan sát thêm được một số cấu tạo như: mấu não, đáy não trung
gian có đôi dây thần kinh thị giác và giao thoa thị giác. Nếu tách não cẩn thận có thể thấy gốc
một số đôi dây thần kinh não (hình 7.15B).


Câu hỏi đánh giá
1. Nêu đặc điểm hình thái ngoài thích nghi với vận động bơi trong nước của cá nhám tro?
2. Trình bày các phần bộ xương của cá nhám? Nêu rõ tính chất cấu tạo bằng chất sụn và sự
thích nghi của cấu tạo vây chẵn, lẻ trong hoạt động sống? So sánh với cấu tạo bộ xương của
cá chép:
Hình 7.15 Não bộ cá chép
A. Nhìn trên: 1. Hành khứu giác; 2. Dây thần kinh khứu giác (I); 3. Màng não; 4. Bán
cầu não trước; 5. Mấu não trên; 6. Van tiểu não; 7. Tiểu não; 8. Thuỳ vị giác; 9. hành
tuỷ; 10. Thuỳ mặt; 11. Thuỳ thị giác; 12. Phần sau bán cầu não trước; 13. Phần trước

bán cầu não trước; 14. Thuỳ khứu giác;
B. Nhìn dưới: 1. Dây thần kinh khứu (I); 2. Dây thần kinh thị giác (II); 3. Bán cầu não
trước; 4. Thuỳ thị giác; 5. Thuỳ dưới; 6. Dây thần kinh sinh ba (V); 7. Dây thần kinh
mặt (VII); 8. Dây thần kinh lưỡi hầu (IX); 9. Dây thần mê tẩu (X); 10. Nhánh của dây
X; 11. Tuỷ sống; 12. Nhánh của dây IX; 13. Dây thân kinh thính giác (VIII); 14. Dây
thần kinh vận nhỡn ngoài (VI); 15. Dây thần kinh ròng rọc (IV); 16. Dây thần kinh vận
nhỡn trong (III); 17. Túi mạch; 18. Mấu não dưới

87
3. So sánh cấu tạo cơ quan tiêu hóa và tuần hoàn của cá nhám tro và cá chép?
4. So sánh cơ quan hô hấp và cơ quan sinh dục của cá nhám và cá chép:
5. Hệ thần kinh của cá nhám tro sai khác như thế nào so với các chép?
6. Anh chị có nhận định gì về cấu tạo nội quan của cá nhám và cá chép thích nghi với đời
sống bắt mồi và lối vận chuyển bơi trong nước?



88
Bài 8.
Lớp Lưỡng cư - Ếch đồng,
Lớp Bò sát – Thằn lằn
I. Nghiên cứu ếch đồng
1. Vị trí phân loại
Ếch đồng Rana tigrina rugulosa
Họ Ếch Ranidae
Bộ Không đuôi Anura
Lớp Ếch nhái Amphibia
Ngành phụ Có sọ Craniota
hay ngành phụ có xương sống Vertebrata
Ngành Có dây sống Chordata

2. Dụng cụ và mẫu vật
- Ếch đồng sống
- Hộp đồ mổ
- Khay mổ
- Khăn lau, ghim cắm
- Tranh vẽ:
+ Cấu tạo nội quan chung của Ếch đồng
+ Hệ mạch máu của Ếch đồng
+ Cơ quan sinh dục của Ếch đồng
+ Não bộ của Ếch đồng
3. Phương pháp giải phẫu
Trước khi mổ, dùng kim mũi nhọn chọc tủy ếch. Để
xác định vị trí chọc tủy, ta lấy hai điểm mép sau của hai mí
mắt trên hai bên nối lại làm thành đáy tam giác đều, đỉnh
hướng về phía sau. Đỉnh của tam giác đều là điểm cần chọc
tủy. Đó chính là khớp giữa sọ và cột sống (hình 8.1).
Dùng khăn bông sạch cầm ếch để lộ phần đầu. Bẻ gập
đầu ếch xuống một chút, dùng kim mũi nhọn chọc vào điểm
chọc tủy đã xác định, sau đó xuyên chéo về phía sau thân để
phá tủy ếch. Nếu chọc đúng thì chân ếch sẽ duỗi mạnh xuôi
xuống. Ếch đã chọc tủy vẫn sống nhưng không nhảy được.
Sau khi đã chọc tủy, đặt ngửa ếch trên ván mổ, dùng kim đóng găng bốn chân. Lấy kẹp
nâng da bụng lên, dùng kéo cắt một mũi ngang nhỏ ở cuối bụng gốc hai chi sau. Sau đó dùng
kẹp nâng da bụng lên cắt một đường dọc lên phía trước đến tận xương hàm dưới. Nâng da lên
Hình 8.1 Xác định điểm chọc tuỷ

89
để xác định ranh giới các túi bạch huyết. Sau đó tiếp tục mổ cơ bụng ếch tương tự như mổ da
ếch nhưng lệch sang bên độ 2 – 3cm (hình 8.2) để tránh làm đứt tĩnh mạch bụng. Khi mổ đến
vùng ngực thì dùng kẹp nâng đai vai lên và luồn kéo cắt. Sau đó nhổ ghim hai chân trước

đóng lui ra hai bên để mở rộng vùng ngực cho dễ quan sát. Chú ý không cắt những dây chằng
ngang vì dễ cắt vào động mạch và tĩnh mạch dưới đòn. Không cắt vùng cơ dưới hàm vì sẽ cắt
vào động mạch cảnh và làm rách thềm miệng.











4. Nội dung nghiên cứu
4.1 Quan sát hình dạng ngoài
Cơ thể của ếch chia thành phần đầu, thân và
đuôi.
a) Đầu
Có dạng hình tam giác, đỉnh hơi tròn và hơi gập về phía trước. Có thể tạm xác định giới
hạn của đầu là phía sau màng nhĩ một chút. Mặt trên và hai bên đầu có hai mắt lồi. Mí mắt
ếch khá phát triển. Mí mắt trên trùm lên một phần nhãn cầu. Mí mắt dưới không cử động.
Ngoài ra ở ếch còn có màng nháy có thể coi là mí mắt thứ ba. Màng nháy trong suốt có thể
phủ kín nhãn cầu. Cơ quan đỉnh trên đỉnh đầu, đã tiêu giảm chỉ còn một chấm nhỏ và sáng.
Sau mắt là màng nhĩ là vòng da mỏng. Gần mõm có đôi lỗ mũi, bên trong có van mũi đóng
mở theo nhịp nâng và hạ thềm miệng khi ếch hô hấp (hình 8.3).
Miệng rộng nằm ở phía trước đầu. Hai bên góc miệng hàm ếch đực có màng kêu mỏng
và có màu đen. Khi ếch kêu màng này sẽ căng lên, có tác dụng như cái túi cộng hưởng âm
thanh (nhiều loài ếch nhái màng kêu ẩn dưới da hoặc không có). Trong miệng ếch có nhiểu
răng nhỏ nằm ở hàm trên có tác dụng giữ mồi. Phía trước thềm miệng có lưỡi là khối cơ dẻo.

Đầu lưỡi tự do xẻ rãnh sau hướng vào phía trong. Phía trước vòm miệng có đôi lỗ mũi trong
hay lỗ khoang thông với lỗ mũi ngoài. Cạnh lỗ mũi trong có hàng răng lá mía có thể coi là
dấu tích cấu tạo đặc trưng của cá có răng, phân bố hầu khắp xoang miệng. Phía góc trong vòm
miệng có đôi lỗ ống Eustatchi thông xoang miệng với tai giữa, đặc trưng cho cấu tạo tai trong
của động vật có xương sống ở cạn nhằm điều hòa áp lực trong và ngoài màng nhĩ. Phía trong
Hình 8.3 Hình dạng ngoài của ếch đồng
1. Mũi; 2. Mắt; 3. Màng nhĩ; 4. Chân trước; 5. Ngón
chân; 6. Chân sau; 7. Màng bơi
Hình 8.2 Đường mổ ếch
ABE và CBC': đường mổ da; Đường mũi
tên song với dường ABE là đường mổ cơ

90
thềm miệng ngay đầu lưỡi là khe thanh quản được giới hạn bởi đôi sụn thanh quản hay sụn
hạt cau và dây thanh âm. Phía sau khe thanh quản là thực quản.
b) Thân
Có da xù xì, lưng hơi “gù” do khớp động giữa đốt sống chậu và xương trâm đôi. Chi
trước của ếch ngắn, phân ra cánh tay, ống tay, bàn tay và ngón tay. Chi trước có bốn ngón I,
II, III, IV. Ngón I đã tiêu giảm. Gốc ngón I ở ếch đực có u lồi bầu dục gọi là tay hay u giao
hợp phát triển mạnh vào cuối màu xuân. Con đực dùng chai này để bám chặt vào con cái khi
chúng đẻ trứng và thụ tinh.
Chi sau dài hơn hẳn chi trước vì đảm nhận chức phận chuyển vận của ếch, chia các
phần là đùi, ống chân, cổ bàn chân, ngón chân. Chi sau có năm ngón, giữa các ngón có màng
bơi. Mặt dưới các đốt ngón có u khớp trong và gốc ngón V có u khớp ngoài. Giữa gốc hai chi
sau có khe huyệt. sai khác đực, ếch về hình thái chỉ thể hiện ở ếch đực.
4.2 Nghiên cứu cấu tạo trong
Sau khi hoàn thành phần giải phẫu sẽ tiến hành quan sát các hệ cơ quan. Sát thành cơ
thể con vật là lá thành (còn gọi là lá vách), có dạng màng mỏng trong suốt. Bao bên ngoài nội
quan là lá tạng.
a) Cơ quan hô hấp

Đường hô hấp bắt đầu từ đôi lỗ mũi ngoài dẫn vào đôi lỗ mũi trong mở ra ở phía trước
vòm miệng. Phía sau đáy thềm miệng là khe thanh quản. Phổi ếch có màu hồng, thành mỏng,
cấu tạo bởi những phế nang là những túi xốp.
Khi mổ ếch nếu thấy phổi xẹp thì có thể luồn ống thủy tinh nhỏ vào khe thanh quản và
thổi không khí vào phổi sẽ phồng lên. Ếch không có khí quản vì chúng không có cổ. Ếch hô
hấp theo kiểu nuốt khí (hình 8.4).
b) Cơ quan tiêu hóa
Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc bởi khe huyệt (hình 8.5). Phía trong miệng
ếch rộng là xoang miệng (hình 8.2) rộng thông với thực quản ngắn và dẫn vào dạ dày ở bên
trái xoang cơ thể gần như song song với trục của thân.
1
2
3
4
9
5
6
8
7
Hình 8.4 Cơ quan hô hấp và động tác nuốt khí của ếch
(bên trái là khi ếch há miệng nuốt khí; bên phải là ếch đóng miệng đưa khí vào phổi)
1. Dòng không khí; 2. Lỗ mũi ngoài; 3.Lưỡi; 4. Khoang miệng; 5. Khí quản đóng; 6. Dạ dày;
7. Hầu; 8. Phổi; 9. Khí quản mở

91
Dạ dày hơi uốn cong tạo nên đường cong lớn ở bên ngoài và đường cong bé ở bên
trong. Sau dạ dày là ruột tá. Dưới dạ dày ruột tá là tuyến tụy màu vàng đỏ. Bên phải dạ dày là
gan lớn chia làm ba thùy. Thùy giữa nhỏ chứa túi mật. Mật theo ống dẫn mật đổ vào phần đầu
ruột non. Tiếp theo ruột tá là ruột non được treo bởi mạc treo ruột. Ruột non uốn khúc nhiều
lần chuyển sang trực tràng hay ruột thẳng lớn và ngắn.

Cuối cùng trực tràng đổ vào huyệt. Tì tròn, nhỏ, màu đỏ thẫm nằm ở đầu trực tràng, sau
ruột non (hình 8.5).
c) Cơ quan niệu sinh dục
+ Thận là trung thận hình lá cây, đầu tù kéo dài, màu đỏ đậm nằm hai bên cột sống ở
phần sau xoang cơ thể phía lưng. Ống dẫn niệu là ống Wolff đi ra từ 1/3 sau bờ ngoài mỗi
thận. Các ống Wolff của mỗi bên đổ vào huyêt theo lỗ riêng. Thận có thể mỡ hình dải dài,
màu vàng da cam, là mô mỡ dự trữ của tuyến sinh dục. Kích thước thể mỡ thay đổi theo mùa
trong năm.
Dọc theo mặt bụng, giữa mỗi thận có dải nhỏ màu vàng là tuyến trên thận.
Bàng quang có lỗ đổ vào huyệt riêng không nằm ở góc ống Wolff. Vì vậy nước tiểu từ
thận theo ống này vào huyệt rồi vào bàng quang cho đến khi căng sẽ được thải ra ngoài qua
huyệt (hình 8.6).




















Hình 8.5 Nội quan ếch đồng
1. Tim; 2. Phổi; 3. Thuỳ trái gan; 4. Thuỳ
phải; 5. Túi mật; 6. Dạ dày; 7. Tuỵ; 8. Ruột
tá; 9. Ruột non; 10. Ruột già; 11. Lá lách;
12. Huyệt; 13. Bóng đái; 14. Lỗ thông bóng
đái; 15. Thận; 16. Niệu quản; 17. Lỗ thông
niệu quản; 18. Buồng trứng phải; 19. Thể
mỡ; 20. Noãn quản phải; 21. Noãn quản
trái; 22. Tử cung; 23. Lỗ thông noãn quản;
24. Động mạch chủ lưng; 25. Tĩnh mạch
chủ sau; 26. Động mạch cảnh chung;
27. Cung chủ động mạch trái; 28. Động
mạch phổi da

92
+ Cơ quan sinh dục đực (hình 8.6A) gồm một đôi dịch hoàn hình bầu dục, màu trắng
đục nằm trước thận. Đôi khi dịch hoàn bị sắc tố hóa trở thành màu sẫm nhiều hay ít. Kéo dịch
hoàn ra, căng mạc treo ruột sẽ thấy ống dẫn tinh nhỏ đi vào phần đầu ống Wolff. Như vậy ống
Wolff của ếch đực giữ chức phận kép – vừa dẫn tinh vừa dẫn niệu.
+ Cơ quan sinh dục cái (hình 8.6B) là một đôi buồng trứng chia làm nhiều túi. Tùy theo
màu sinh dục mà kích thước buồng trứng thay đổi. Ếch cái trưởng thành đến mùa sinh dục
chứa đầy trứng ở dạng hạt có màu nâu sẫm và màu đen. Giai đoạn này trứng chiếm đầy xoang
cơ thể. Đường dẫn sản phẩm sinh dục là ống Mulle hay noãn quản. Đầu noãn quản có phễu
nhỏ mở vào xoang bụng ở đỉnh phổi. Noãn quản uốn khúc nhiều lần dẫn đến tử cung là phần
phình rộng của gốc noãn quản. Tử cung mở ra huyệt. Trứng chín rụng vào thể xoang và được
phễu hút vào noãn quản. Nhờ hoạt động nhu động của noãn quản, trứng được chuyển đến tử
cung, tập trung thành khối và chuẩn bị đẻ ra ngoài. Trên dọc đường đi, trứng được màng keo
bao bọc, màng này hình thành do tế bào tuyến tiết ra. Phễu của ống Mulle còn gọi là loa kèn
thường được gắn vào xoang bao tim. Khi tim đập làm cử động loa kèn và nhờ đó tăng khả

năng hút trứng vào ống,
thích ứng cho sức sinh
sản rất lớn ở ếch nhái.
Thể mỡ là một
dạng hormon nuôi dưỡng
tuyến sinh dục, nên phát
triển ở cả ếch đực và ếch
cái. Mức độ phát triển
của nó ngược chiều với
phát triển của tuyến sinh
dục, ếch non thể mỡ rất
phát triển, phân nhiều
thùy.
d) Hệ tuần hoàn
+ Tim nằm trong xoang bao tim giữa hai lá phổi. Dùng kẹp nhỏ nâng xoang bao tim lên,
tim sẽ lộ ra. Tim ếch gồm một tâm thất hình nón, màu hồng và hai tâm nhĩ. Thành cơ tâm thất
dày hơn rất nhiều so với thành cơ tâm nhĩ, ranh giới bên ngoài thể hiện không rõ ràng. Từ tâm
thất phát ra côn chủ động mạch để từ đây phát ra ba đôi cung chủ động mạch mang máu đi
đến các phần của cơ thể (hình 8.7a).
+ Vòng tuần hoàn (hình 8.7b):
Hệ động mạch:
* Cung động mạch cảnh tương đồng với đôi cung I ở cá xương. Cung cảnh chia làm hai
nhánh. Nhánh lớn là động mạch cảnh mang máu tới nuôi não và cơ quan vùng đầu. Nhánh bé
là động mạch dưới lưỡi đi vào thềm miệng.
Hình 8.6 Cơ quan niệu - sinh dục của ếch đồng
A. Ếch đực: 1. Tinh hoàn; 2. Thể vàng; 3. Thận; 4. Niệu quản; 5. Túi tinh; 6.
Huyệt; 7. Bóng đái; 8. Tĩnh mạch chủ sau; 9. tinh quản; 10. Tuyến trên thận;
B. Ếch cái: 1. Buồng trứng; 2. Niệu quản; 3. Lỗ mở noãn quản; 4. Thể vàng; 5.
Thận; 6. Tuyến trên thận; 7. Noãn quản; 8. Phễu noãn quản; 9. Tử cung; 10. Lỗ
mỡ niệu quản; 11. Huyệt

A
B

93
* Cung chủ động mạch tương đồng với đôi cung mang II ở cá xương. Hai cung này uốn
vòng về sau và hợp lại thành động mạch chủ lưng. Từ giữa chỗ uốn khúc phát ra động mạch
chẩm sống đi vào cột sống và động mạch chủ lưng phát ra động mạch mạc treo ruột đưa máu
tới ruột, gan, tụy, tì và phân nhánh vào mạc treo ruột. Động mạch chủ lưng tiếp tục đi về phía
sau phân ra một vài đôi động mạch niệu sinh dục đưa máu tới thận và tuyến sinh dục. Dòng
máu chính của chủ động mạch chủ lưng tiếp tục đi về phía sau và phân thành hai động mạch
chậu chung. Đôi động mạch này đi vào chi sau, mỗi động mạch lại phân đôi thành động mạch
đùi phía trong và động mạch ngồi bên ngoài.
* Cung phổi da tương đồng với cung mang IV ở cá xương. Mỗi cung phân đôi thành
động mạch phổi đi tới phổi và động mạch da phân rất nhiều nhánh tới vùng da lưng để trao
đổi khí.
Hệ tĩnh mạch:
Lớn màu sẫm có thành mỏng ở ngay phía trước tim. Xoang tĩnh mạch là nơi tập trung
máu tĩnh mạch từ các tĩnh mạch chủ dồn về. Phía trước có đôi tĩnh mạch chủ trên hay còn gọi
là tĩnh mạch chính trước nhận máu từ phía trước cơ thể. Phía sau có tĩnh mạch chủ sau, lẻ,
nhận máu từ phía sau cơ thể đổ về.
Máu ở phần đầu đi theo động mạch cảnh, máu ở chi trước đổ vào tĩnh mạch dưới đòn,
máu ở da dồn về tĩnh mạch da lớn. Ba tĩnh mạch này mỗi bên tập trung máu vào tĩnh mạch
chủ trước rồi đổ vào xoang tĩnh mạch. Ếch có hiện tượng hô hấp da vì vậy nên máu ở các mao
mạch da dồn về tĩnh mạch da là máu đỏ, nên tĩnh mạch chủ trước chứa máu pha.
Máu tĩnh mạch từ chi sau đi về nuôi tĩnh mạch đùi, đôi tĩnh mạch ngồi qua đôi tĩnh
mạch chậu chung đổ vào đôi tĩnh mạch của thận. Một phần máu từ đôi tĩnh mạch chậu ngoài
phía trên tĩnh mạch đùi tách ra làm thành tĩnh mạch bụng. Máu ở tĩnh mạch bụng đổ vào tĩnh
Hình 8.7 Cấu tạo tìm và vòng tuần hoàn của ếch đồng
(a). Tim của ếch chỉ có 1 tâm thất và 2 tâm nhĩ; (b). Vòng tuần hoàn
1. Máu tới thân; 2. Máu tới phổi; 3. Tĩnh mạch phải; 4. Vách ngăn; 5. Nón động mạch; 6. Tĩnh mạch

phổi; 7. Tâm nhĩ trái; 8. Xoang tĩnh mạch; 9. Tâm thất; 10. mao mạch hô hấp; 11. Lưới mao mạch
6
7
8
9
3
4
5
2
2
10
11
1
1
1
1
Phổi
Thân

94
mạch cửa gan để cùng với tĩnh mạch ruột làm thành hệ gánh gan. Máu ở ruột cũng theo tĩnh
mạch tới cửa gan đổ vào gan rồi theo tĩnh mạch gan đổ vào tĩnh mạch chủ sau. Máu ở thận
theo tĩnh mạch thận cũng đổ vào tĩnh mạch chủ sau. Tĩnh mạch chủ sau đưa máu về xoang
tĩnh mạch rồi dồn vào tâm nhĩ phải. Cuối cùng là đôi tĩnh mạch phổi đưa máu đã được trao
đổi oxy về tâm nhĩ trái theo một thân chung, đặc trưng cho các loài động vật Có xương sống ở
cạn.
e) Hệ thần kinh
Não ếch chia làm năm phần điển hình nằm trên mặt phẳng ngang, thể hiện tính chât
nguyên thủy (hình 8.8):
+ Não trước: Có hình dạng hai bán cầu hình

bầu dục, phía trước hẹp. Hai bán cầu cách nhau
bởi một khe dọc. Trước bán cầu não là đôi thùy
khứu giác chưa tách đôi rõ rệt. Từ thùy khứu phát
ra phía trước đôi thần kinh I – dây khứu giác,
ngắn, to, đi đến cơ quan khứu giác.
+ Não trung gian: Mặt trên lộ ra hình quả
trám nằm xen giữa hai bán cầu não và hai thùy thị
giác. Nóc não trung gian có mấu não trên dễ bị
mất khi giải phẫu.
+ Não giữa là đôi thùy thị giác hình khối
bầu dục chụm lại ở phía sau. Thùy thị giác ở ếch
nhái kém phát triển hơn so với cá xương.
+ Tiểu não là tấm nằm ngang sau thùy thị
giác. Tiểu não ếch nhái kém phát triển do hoạt
động của ếch đơn giản. Tiểu não chưa phân thùy
và không hình thành các rãnh ngang.
+ Hành tủy là phần cuối cùng của não bộ.
Xoang bên trong ở mặt lưng hành tủy có não thất
IV hay hố trám. Não thất IV về sau chuyển thành ống trung tâm của tủy sống. Trên hố trám có
búi mạch che khuất, cũng bị mất khi giải phẫu.
+ Sau hành tủy là tủy sống.
Dùng dao sắc cắt ngang phía sau hành tủy và lật ngược lên để quan sát mặt dưới của
não.
Đáy não trung gian có bắt chéo của đôi dây thần kinh II – dây thị giác gọi là giao thoa
thị giác. Sau giao thoa thị giác là phễu não, ở đáy có mấu não dưới hình bầu dục nằm ngang.
Mấu này cũng dễ bị mất khi ta lật ngược não.


Hình 8.8 Cấu tạo não bộ của ếch đồng
A. Mặt lưng; B. Mặt bụng

1. Thần kinh khứu giác; 2. Thuỳ khứu giác; 3. Bán cầu
não; 4. Mấu não trên; 5. Bó thị giác; 6. Não giữa; 7.
Tiểu não; IV-IX. Dây thần kinh não; 8. Dây thần kinh
tuỷ I; 9. Dây thần kinh tuỷ II; 10. Bắt chéo thần kinh thị
giác; 11. Tuyến yên; 12. Dây thần kinh não số III; 13.
Mấu não dướI; 14. Dây thần kinh não số VI; 15. Dây
thần kinh não số IX, X; 16. Dây thần kinh tuỷ

A
B
1
2
3
4
5
7
6
V
IV
VII
VIII
15
1
13
12
11
10
16
14
8

IIX
9

95
II. Nghiên cứu thằn lằn
1. Vị trí phân loại
Thằn lằn bóng Mabuya longicaudata
Họ Thằn lằn mun Scincidae
Bộ phụ Thằn lằn Lacertilia
Bộ Có vẩy Squamata
Lớp Bò sát Reptilia
Ngành phụ có sọ Craniota
Hay ngành phụ có xương sống Vertebrata
Ngành có dây sống Chordata
2. Mẫu vật, dụng cụ, hoá chất
- Thằn lằn sống hoặc đã ngâm formalin. Nếu dùng Thằn lằn sống có thể gây mê bằng
cách tẩm ête hay chlorophor trước khi tiến hành giải phẩu. Do Thằn lằn thường hoạt động vào
mùa hè và mùa thu nên cần thu mẫu trước về nuôi hoặc ngâm trong dung dịch trước khi giải
phẩu 5 – 6 giờ.
- Hộp đồ mổ
- Khay mổ
- Ghim cắm
- Khăn lau tay
- Bông thấm nước
Tranh vẽ:
- Cấu tạo nội quan chung của Thằn Lằn
- Não bộ Thằn lằn
- Hệ niệu sinh dục Thằn lằn
- Sơ đồ hệ tuần hoàn Thằn lằn
3. Phương pháp giải phẫu

- Cố định vị trí mẫu vật trên khay mổ bằng cách
ghim chặt các chân và đầu của Thằn lằn vào khay.
- Lấy kẹp nâng da lên dùng kéo cắt một đường
thẳng từ huyệt lên hàm theo đường mũi tên chấm chấm ở
hình 8.9.
- Bóc da sang hai bên và dùng ghim đóng căng da
hoặc bỏ hẳn theo đường lượn mũi tên ở hình 8.9 và tiếp
tục mổ cơ theo đường đó. Khi mổ chú ý không chọc sâu
lưỡi kéo gây hỏng nội quan. Kéo cơ đã cắt sang hai bên
và ghim xuống ván.
Hình 8.9 Đường mổ thằn lằn

96
4. Nội dung
4.1 Quan sát hình dạng ngoài
Cơ thể Thằn lằn chia 4 phần là phần đầu, cổ, thân và đuôi tương đối rỗ ràng.
a) Đầu
+ Phía trước có miệng, bên trong là xoang miệng. Gần mõm có hai lỗ mũi. Lui về sau
có hai mắt phân bố hai bên đầu. Sau hai mắt là hai lỗ tai. Trên đầu có lông phủ lớp vảy dạng
hình khiên. Trước mõm là vảy mõm hay vảy gian hàm, lẻ. Sau vảy này là đôi vảy mũi. Mỗi
vảy mũi có một lỗ mũi. Tiếp đến là vảy trán – mũi. Nằm hai bên và lui về phía sau vảy này là
đôi vảy trước trán. Sau đôi vảy trước trán là vảy trán khá lớn, phía tiếp sau là đôi vảy trán -
đỉnh. Kế sau vảy này là đôi vảy đỉnh. Xen kẽ giữa hai vảy này là vảy gian đỉnh. Ngay sau các
vảy đỉnh là hàng vảy chẩm, phía ngoài có vảy thái dưong (hình 8.10).
Bên ngoài các vảy trán là hàng
vảy trên ổ mắt. Phía ngoài hàng vảy
này là hàng vảy trên mi gồm các vảy
rất nhỏ. Trước mắt có vảy trước ổ mắt.
Giữa vảy mũi và vảy trước ổ mắt có 2
– 4 hàng vảy má. Bờ trên miệng là

hàng vảy môi trên và tương ứng với
nó là hàng vảy môi dưới ở môi dưới.
Tương ứng với vảy mõm của hàm trên
là vảy cằm nằm ở trước hàm vảy môi
dưới.
Mặt dưới đầu là các vảy cổ xếp
nằm ngang. Một số loài có nếp gấp da
là nếp gấp hầu.
Sự sắp xếp vảy trên đầu Thằn lằn cũng thay đổi theo loài, thậm chí với cá thể trong
cùng loài.
+ Dùng kẹp banh miệng Thằn lằn, cắt mếp miệng (bằng dao hoặc kéo) để quan sát
xoang miệng.
Trong xoang miệng có lưỡi đầu hơi xẻ đôi. Gốc lưỡi có khe thanh quản được tạo nên
bởi hai sụn hạt cau và dẫn vào khí quản. Hai bên mép hàm là khối cơ thái dương hay cơ nhai.
Phía trong xoang miệng có lỗ mũi trong ở lui về phía sau và xuất hiện khẩu cái thứ cấp ở vòm
miệng. Hai bên gốc trong vòm miệng có hai lỗ ống Eustatchi thông xoang miệng với tai giữa.
b) Cổ
Có vảy phủ khá đồng đều và có dạng lớp ngói. Cổ hơi thắt lại so với đầu và thân, ranh
giới giữa đầu và thân là tương đối.
c) Thân
Vảy tương tự trên phần cổ Thằn lằn. Lưng có vảy thẩm màu hơn so với bụng. Hai bên
Hình 8.10 Sự sắp xếp vảy ở đầu thằn lằn
1. Nhìn trên; II. Nhìn bên
1. Vảy trước hàm; 2. Vảy mũi; 3. Vảy trước mũi; 4. Vảy trước trán; 5.
Vảy trán; 6. Vảy trên mí; 7. Vảy trán đỉnh; 8. Vảy gian đỉnh; 9. Vảy
chẩm; 10. Vảy đỉnh; 11. Vảy trên ổ mắt; 12. Vảy thái dương; 13. Vảy
má; 14. Hàng vảy môi trên; 15. Hang vảy môi dưới; * Lỗ tai ** Lỗ
Mũi

×