Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT HỌC (PHẦN HÌNH THÁI – GIẢI PHẪU) part 4 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 14 trang )



41
khỏc bit rừ nht gia trng thnh v thiu trựng l thiu trựng cha cú cỏnh v c quan sinh
dc phỏt trin cha hon chnh.
+ Bin thỏi hon ton hay bin thỏi (holometamorphosis) c trng cho cỏc b cụn
trựng nh Cỏnh cng (Coleoptera), Cỏnh vy (Lepidoptera), Hai cỏnh (Diptera), Cỏnh mng
(Hymenoptera) cỏc cụn trựng ny trong quỏ trỡnh phỏt trin tri qua 4 pha l trng (ovar), u
trựng (larvar), nhng (pupa) v trng thnh (imago). Pha u trựng cú c im hỡnh thỏi v
sinh hc khỏc hn pha trng thnh, cũn nhng l pha trung gian bin i u trựng thnh
con trng thnh.
1.1 Kiu bin thỏi khụng hon ton
Quan sỏt qua cỏc pha phỏt trin ca co co, chu k phỏt trin ca co co gm 3 pha l
trng, thiu trựng v trng thnh (hỡnh 4.1).





















1.2 Kiu bin thỏi hon ton
Quan sỏt trờn mt s loi bm ngy, ta thy trong vũng i cú 4 pha phỏt trin l
trng, u trựng (sõu), nhng (kộn) v trng thnh (bm).


Hỡnh 4.1 Bin thỏi khụng hon ton ca co co
+ C th co co trng thnh gm 3 phn l
phn u, ngc v bng. u nh, hỡnh trng, mang
mt ụi rõu hỡnh si, mt ụi mt kộp ln v ba mt
n xp thnh hỡnh tam giỏc. Ngc phỏt trin gm 3
t, mt t mang mt ụi chõn, ụi chõn sau phỏt
trin l chõn kiu nhảy. Ngực còn mang 2
đôi cánh ở đốt 2 và 3, đôi cánh
tr-ớc (canh ngoài) dày hơn cánh
trong, khi đậu cánh xếp trên l-ng.
+ Thiếu trùng (con non) có
hình dạng gần giống với tr-ởng
thành nh-ng có kích th-ớc nhỏ hơn
và chỉ có mầm cánh. Bụng thon dài,
không có phần phụ điển hình, chỉ
có phần phụ sinh dục ở phần cuối
của bụng. Thiếu trùng càng lớn thì
mầm cánh càng kéo dài và sau lần
lột xác cuối cùng thì hoàn toàn
giống tr-ởng thành.
Ngoi ra cũn cú nhúm cụn trựng bin thỏi
khụng hon ton thng gp nh cụn trựng cỏnh

na (Heteroptera). Hỡnh 4.2 trỡnh by cỏc pha phỏt
trin ca b xớt.


42
+ Bướm: có kích thước khá lớn,
cơ thể chia làm 3 phần là đầu ngực và
bụng. Phần đầu nhỏ, có một đôi râu
hình lông chim, một đôi mắt kép và
phần phụ miệng kiểu vòi hút nhưng đã
tiêu giảm. Ngực có 3 đốt, mang 3 đôi
chân kiểu bò, có hai đôi cánh trên đốt
2 và 3, đôi cánh trước lớn hơn đôi cánh
sau và trên cánh có nhiều vảy màu
vàng. Bụng có nhiều đốt và không
mang phần phụ (hình 4.3A).
+ Trứng có hình dạng khác nhau,
chẳng hạn có hình giỏ bắt cua, thường sắp
xếp thành một khối cạnh nhau (hình 4.3B).
+ Ấu trùng (sâu): Có đặc điểm dinh
dưỡng và hình thái khác hẳn trưởng thành.
Cơ thể ấu trùng dạng sâu, chia làm 3 phần là
đầu, ngực và bụng. Đầu có phần phụ miệng
kiểu nghiền, ngực có 3 đốt, mỗi đốt mang
một đôi chân có phân đốt ngắn, bụng có 9
đốt tương đối giống nhau và giống với ngực,
năm đốt bụng đầu tiên có mang 5 đôi chân
giả, đó là các nhú lồi không phân đốt. Sâu có
kích thước thay đổi sau mỗi lần lột xác, lần
lột xác cuối cùng hình thành nên nhộng

(kén) (hình 4.3C).
+ Nhộng thuộc kiểu nhộng kín, được bọc trong vỏ cuticun kín, nhộng bất động, chỉ có
phần cuối bụng có cử động nhẹ. Nhìn vào phần đầu và ngực của nhộng thấy được các mầm
của các phần phụ như râu, cánh, chân dính sát vào cơ thể (hình 4.3D).









Hình 4.4 Biến thái hoàn toàn của ong mật
A - B. Ong trưởng thành; C. Trứng; D. Ấu trùng; E. Nhộng
Hình 4.2 Biến thái không hoàn toàn của Cánh nửa
A. Trứng; B - C: Thiếu trùng; D: Trưởng thành

A
B
C
Hình 4.3 Biến thái hoàn toàn của bướm
A. Trưởng thành; B. Trứng; C. Ấu trùng; D. Nhộng
D
C
B
A


43

Trên các hình 4.4 và 4.5 trình bày các kiểu biến thái hoàn toàn của các nhóm côn trùng
khác nhau.
2. Nghiên cứu các pha phát triển
2.1 Pha trứng
Trứng côn trùng có kích thước và hình dạng khác nhau: Có loài rất nhỏ (0,02 - 0,03mm)
như trứng của các loài ong ký sinh hay rệp cây, có loài tương đối lớn (8 - 10mm) như sát
sành, ong bắp cày (hình 4.6).
Hình dạng của trứng thay đổi, có thể nêu các kiểu cấu tạo điển hình như sau:
+ Kiểu cần câu (Bọ nhảy, Bọ Cánh gân ), kiểu hình thận (Bọ trĩ ); kiểu giỏ (bọ xít
nhãn, bọ xít đen hại lúa ); kiểu lọ hoa (bọ xít xanh hại đậu ); kiểu chai (Bọ lạc đà, Bọ xít
bầu bí, Bọ xít cải ); kiểu hình cầu (bướm phượng, bọ cánh cứng); kiểu hình bán cầu (Bướm
cải, Sâu khoang, Sâu xám ).
Bên ngoài trứng có lớp vỏ cứng bao bọc (chorion), đó là màng cứng có cấu tạo nhiều
lớp, đôi khi rất phức tạp, được tạo thành từ chất chorionin và do lớp tế bào biểu mô pholicun
tiết ra sau khi trứng được hình thành. Bề mặt vỏ trứng được cấu trúc rất tinh vi và đặc trưng
cho từng giống hay loài. Dưới lớp vỏ trứng là lớp màng mỏng gọi là màng noãn hoàng
(membrana vitellina), đây chính là màng của tế bào trứng.
Trứng luôn có một lỗ nhỏ, nằm phía đầu, thông với bên ngoài và được gọi là lỗ trứng
(micropyle). Lỗ trứng cấu tạo đa dạng và nhiều khi rất phức tạp gồm nhiều khe hẹp, là nơi
xâm nhập của tinh trùng để vào thụ tinh cho trứng (hình 4.6).

















Hình 4.6 Cấu tạo và các dạng trứng của côn trùng
Hình 4.5 Biến thái của Ruồi
nhà
1. Trưởng thành; 2. Trứng;
3- 4 Ấu trùng; 5 - 6. Nhộng


44
2.2 Pha ấu trùng
Ấu trùng của côn trùng rất đa dạng và có thể chia thành các dạng chính (hình 4.7).











+ Ấu trùng dạng nguyên thuỷ: Thuộc các loài ong ký sinh như ong đen, ong mắt đỏ
Cấu tạo thường chỉ có một số đốt cơ thể và mầm phần phụ chuyển động. Phần bụng chưa
phân đốt và các cơ quan bên trong chưa phát triển.

+ Ấu trùng dạng tằm: Cơ thể dài dạng tằm có 3 đôi chân ngực, 2 - 8 đôi chân bụng
ngắn. Phần đầu tách biệt với phần ngực và hộp sọ được kitin hoá mạnh. Ấu trùng linh hoạt.
Dạng ấu trùng này đặc trưng cho côn trùng bộ Cánh vảy (Lepidoptera), Bướm giả
(Mecoptera), họ Tò vò (Cephidae).
+ Ấu trùng dạng bọ rùa: Cơ thể chia thành 3 phần rõ rệt, 3 đôi chân ngực phát triển,
không có chân bụng. Ấu trùng rất linh hoạt và phần lớn là bọn ăn thịt như ấu trùng Bọ rùa
(Coccinellidae), Bọ hổ trùng (Cicindellidae), Bọ chân chạy (Carabidae).
+ Ấu trùng dạng giun: Cơ thể thường có màu trắng và không có chân ngực và chân
bụng. Dựa vào hình dạng có thể chia dạng ấu trùng này thành các kiểu:
++ Ấu trùng kiểu bọ hung: Có đầu lớn, có chân bụng nhưng không tham gia vận
chuyển. Ví dụ như ấu trùng cánh cam, bọ hung, sùng
++ Ấu trùng kiểu ong mật: Ấu trùng có đầu lớn, không có chân, cơ thể có màu trắng. Ví
dụ như ấu trùng của Mọt đậu, ấu trùng bộ Cánh màng (Hymenoptera), ấu trùng bọ Vòi voi
(Curculionidae).
++ Ấu trùng kiểu giòi: Ấu trùng không có đầu lộ ra ngoài, cơ thể dài, hơi nhọn ở phía
đầu, hoàn toàn không có chân. Gặp ở ruồi nhà, nhặng
2.3 Pha nhộng
Nhộng là pha yên tĩnh, không dinh dưỡng và thường không hoạt động. Trên cơ thể
nhộng có các đặc điểm hình thái giống với trưởng thành như vị trí và hình dạng của các phần
phụ của đầu (râu, phần phụ miệng, mắt kép), phần phụ ngực (mầm cánh, chân). Lỗ miệng và
lỗ hậu môn chưa có.
Hình 4.7 Các dạng ấu trùng của côn trùng


45
Dựa vào cách sắp xếp các phần phụ, người ta phân biệt nhộng của côn trùng thành 2
loại là nhộng kín và nhộng hở.
+ Nhộng hở (nhộng trần) có các phần phụ của đầu, ngực nằm tự do, không dính sát
mặt bụng và bên ngoài không có màng mỏng bao bọc. Ví dụ nhộng của tò vò, của ong, của
côn trùng cánh cứng.

+ Nhộng kín có các phần phụ đầu, ngực xếp sát vào cơ thể và có màng mỏng bao bọc
bên ngoài, màng này do ấu trùng tuổi cuối tiết ra trong lần lột xác hoá nhộng. Kiểu nhộng này
gặp ở côn trùng Cánh vảy và một số côn trùng Cánh cứng (hình 4.8).









Ở một số nhóm côn trùng có nhộng giả (ruồi, nhặng), đây là nhộng hở nhưng ở lần lột
xác cuối cùng lớp vỏ ấu trùng tuổi cuối không bị tách ra mà mà cứng và thẫm lại, tạo nên lớp
vỏ bao bọc toàn bộ cơ thể nhộng.

3. Nghiên cứu phần phụ của côn trùng
3.1 Quan sát các phần phụ miệng kiểu nghiền của cào cào
Phổ biến ở các loài côn trùng Cánh cứng, cánh thẳng và Gián, chuồn chuồn và hầu hết
ấu trùng thuộc các bộ khác nhau. Phần phụ miệng này thích nghi với loại thức ăn rắn (rễ cây,
lá cây, thịt động vật ). Phần phụ miệng kiểu nghiền bao gồm môi trên (labrum), hàm trên
(mandibula), hàm dưới (maxilla) và môi dưới (labium) và tấm dưới hầu (hypopharhynx)
+ Môi trên là một nếp gấp mỏng khớp với gốc môi (clypeus) che phần trước miệng. Mặt
ngoài có nhiều lông nhỏ làm nhiệm vụ cảm giác cơ học, mặt trong có nhiều lông nhỏ làm
nhiệm vụ cảm giác vị giác và còn có tấm trên hầu (epipharhynx) hay môi trong.
+ Hàm trên nằm ở phía dưới sau hai bờ bên của môi trên, đó là 2 khối kitin rắn chắc
không phân đốt, bờ ngoài cong, phần ngọn nhọn và sắc, bờ trong có nhiều răng nhọn. Gốc
ngoài của hàm trên khớp với phần gốc của hộp sọ, còn góc trong thì thì khớp với gốc môi.
Nhờ hệ thống khớp này, kết hợp với hệ cơ điều khiển làm cho hàm trên cử động nhịp nhàng,
chúng có tác dụng giữ, nghiền và xé mồi. Hàm trên đặc biệt phát triển ở những côn trùng ăn

thức ăn rắn hay dùng hàm trên làm nhiệm vụ bảo vệ.
Hình 4.8 Các kiểu nhộng của côn trùng


46
+ Hàm dưới nằm sau hàm trên, có phân đốt như sau: đốt gốc (cardo), đốt ngọn (stipes),
phần ngọn mang xúc biện hàm (palpus maxillaris), tấm nghiền ngoài (lacinia hay lobus
internus) và tấm nghiền trong (galea hay lobus externus). Tấm nghiền trong là mảnh kitin
cứng, nhọn và sắc có nhiều răng nhỏ. Tấm nghiền ngoài là mảnh kitin mềm có lông bao phủ.
Xúc biện hàm dưới có cấu tạo phân đốt và số đốt thay đổi ở các nhóm côn trùng khác nhau.
+ Môi dưới nằm ở mặt dưới lỗ miệng do đôi hàm dưới thứ 2 dính lại với nhau, có cấu
tạo phân đốt gồm đốt ngọn cằm hay cằm phụ (submentum) do 2 đốt gốc dinh lại, đốt cằm
(mentum) do 2 đốt ngọn dinh lại với nhau, Phần trên môi dưới có mang 1 đôi xúc biện môi
(palpus labialis) có 3 đốt, tấm lưỡi (glossa) ở ngoài và tấm bên lưỡi (paraglossa)ở ngoài. Phần
bên của tấm bên lưới và tấm lưỡi dính lại với nhau để tạo thành phần trước cằm (prementum).
+ Tấm dưới lưỡi nằm trong xoang miệng, dính ở phần giữa môi dưới. Cấu tạo hình túi,
phần gốc hẹp, phần đỉnh rộng. Trên tấm dưới hầu có lỗ thoát của tuyến nước bọt. Khi ăn, côn
trùng dung hàm trên và tấm nghiền trong để bắt thức ăn, dùng tấm nghiền ngoài để giữ mồi,
sau đó hàm trên hoạt động nghiền và nhai mồi. Tấm cằm và trước cằm che kín cả phía sau
vòm miệng, tấm môi dưới làm nhiệm vụ giữ thức ăn không cho lọt ra ngoài (hình 4.9).
3.2 Phần phụ miệng kiểu dẫn ở ruồi
nhà
+ Miệng của ruồi nhà (Musca
domestica) là một vòi ngắn, mập gồm
2 phần là gốc vòi và thân vòi. Gốc vòi
ở dưới đầu, hình chóp cụt, phía trước
có đôi xúc biện hình thuỳ, không phân
đốt có nhiều lông. Vòi do cằm trước
môi dưới biến đổi thành. Mặt trước có
lòng máng sâu chứa các phần khác của

miệng. Đầu vòi có thuỳ môi, gồm 2
thuỳ nhỏ hình móng ngựa, giữa 2 thuỳ
môi là lỗ miệng. Thuỳ môi có khí quản
giả để thấm hút thức ăn bằng lực mao dẫn (hình 4.10).
+ Môi trên cũng kéo dài thành phiến mỏng, hai mép cuộn lại phía sau tạo thành lòng
máng đối diện với lòng máng của vòi.
+ Tấm hạ hầu là một phiến mỏng, dài đậy kín miệng máng (hình 4.11).
Do phần phụ miệng cấu tạo như vậy nên ruồi nhà chỉ hút được dịch lỏng. Khi ăn, ruồi
ấn vòi liên tục vào trong dung dịch, tạo nên sức căng bề mặt với sức hút do cơ điều khiển
gốc vòi làm cho dung dịch chảy qua lỗ khí quản giả rồi vào miệng. Ruồi có thể ăn thức ăn rắn
theo 2 cách sau:
- Tiết nước bọt hoà tan thức ăn, biến đổi thức ăn thành lỏng rồi hút qua khí quản giả.


Hình 4.9 Phần phụ miệng kiểu nghiền của cào cào
1. Mắt đơn; 2. Hàm trên; 3. Hàm dưới; 4. Môi dưới; 5. Xúc
biện môi dưới; 6. Môi trên; 7. Xúc biện hàm dưới


47
- Dùng răng kitin ở hai bên lỗ miệng để bào mòn thức ăn sau đó hút thức ăn qua miệng.
quá trình dinh dưỡng của ruồi có 4 động tác cùng tiến hành là đào bới, tiết nước bọt, hút thức
ăn và thải phân ra ngoài.
3.3 Phần phụ miệng kiểu vòi hút của bướm
Phần phụ miệng của bướm biến đổi rất nhiều so với phần phụ miệng kiểu nghiền.
+ Hàm trên tiêu giảm hoàn toàn
+ Hàm dưới chỉ còn lại tấm nghiền ngoài kéo dài và cuộn lại thành lòng máng. Thành
máng dày có 2 lớp vỏ, ở giữa có xoang máu, trong đó có bó cơ, khí quản và hệ thần kinh. Vỏ
ngoài của máng gồm có nhiều mảng cuticun cứng hình vòng cung ghép xen kẽ với tấm kitin
vòng cung mềm. Hai lòng máng của đôi hàm dưới ghép lại với nhau tạo thành vòi dài hình

ống. Khi không hoạt động thì vòi cuộn lại nhiều vòng dưới đầu, còn khi hoạt động, máu dồn
về xoang ở thành máng và đẩy vòi duỗi thẳng ra.
+ Môi trên và môi dưới tiêu giảm gần hết, chỉ còn lại hai mảnh nhỏ nằm ngang phía
trước và sau gốc vòi, tuy nhiên xúc biện môi dưới vẫn phát triển bình thường (hình 4.12).
3.4 Phần phụ miệng chích hút của muỗi
Hình 4.11 Phần phụ miệng liếm hút của ruồi nhà
Hình 4.10 Cấu tạo tổng quát phần phụ
miệng kiểu liếm hút của ruồi nhà
Hình 4.12 Phần phụ miệng kiểu vòi hút của bướm
A và B Nhìn tổng quát; C. Lát cắt ngang qua vòi
A
C
B


48
Phát triển ở côn trùng hút máu động vật hay hút nhựa cây như muỗi, rệp giường, bọ
xít Chúng đều có đặc điểm cấu tạo là tất cả các phần đều biến đổi thành các kìm nhọn và
hợp lại thành bộ phận chích (vòi). Ở muỗi phần phụ miệng có cấu tạo như sau:
+ Môi trên biến đổi thành tấm mảnh, dài hình lòng máng úp lên môi dưới. Hàm trên
nằm dưới môi dưới và biến đổi thành 2 kìm nhọn, dài, vuốt nhọn phía sau. Cơ quan hút máu
của muỗi là tấm dưới hầu, biến đổi thành kim nhọn, bên trong có ống dẫn, trên đỉnh có lỗ
thoát của tuyến nước bọt.
+ Hàm dưới mất cấu tạo phân đốt hoàn toàn, biến đổi thành 2 kim chích có răng cưa ở
đỉnh (thực chất là do 2 tấm nghiền ngoài biến đổi thành, còn tấm nghiền trong tiêu giảm) Gần
gốc của kim chích có xúc biện hàm dưới 4 đốt.
+ Môi dưới kéo dài tạo thành hình lòng máng quay lên cùng môi trên tạo thành bao
chứa tất cả các phần của miệng. Đỉnh của môi dưới chẻ ra thành 2 thuỳ cảm giác.
Như vậy phần phụ miệng của muỗi gồm 2 lòng máng úp vào nhau (môi trên và môi
dưới) tạo thành ống đựng 5 kim chích (1 do tấm dưới hầu, 2 do hầm trên và 2 do hàm dưới

biến đổi thành) Phần phụ miệng của muỗi có khi được gọi là vòi, trong dó có 2 ống dẫn (một
ống rất nhỏ dùng để tiết nước bọt, một ống lớn hơn dùng để hút máu). Khi đậu lên da vật chủ
thì muỗi dùng 2 thuỳ cảm giác rà soát để tìm mạch máu, khi tìm thấy thì cắm vòi vào và hút
máu và dạ dày (hình 4.13).













3.5 Nghiên cứu cấu tạo chân của côn trùng
+ Cấu tạo chung của chân côn trùng: Có 3 đôi, chức phận và cấu tạo giống nhau, gồm
các đốt háng (coxa), chuyển (trochanter), đùi (femur), ống (tibia) và 5 đốt bàn (tarsuss). Đốt
háng có dạng hình nón, rất lớn áp sát vào thân, che khuất một khoảng lớn của phần bụng đốt
ngực. Đốt háng khớp linh động với đốt chuyển, nhỏ có chức phận giống như xương bánh chè

Hình 4.13 Phần phụ miệng chích hút của muỗi
A. Nhìn tổng quát; B. Tách rời các bộ phận; C. Đang hút máu
A
B
C



49
của động vật có xương sống. Sau đốt
chuyển là đốt đùi, dài mập và hơi vuốt nhỏ
về phía cuối. Tiếp theo là đốt ống, nhỏ hơn
đốt đùi nhưng dài hơn và có nhiều gai bất
động (spinae) (hình 4.14).
Cuối đốt chân còn có một gai lớn
khớp động gọi là cựa (calcaria). Bàn chân
của gián nhà có 5 đốt, đốt cuối có đôi có
đôi vuôt (clavus) khớp động thường chĩa
ra hai bên. Giữa 2 vuốt có tấm đệm chính (empodium) và 2 tấm đệm bên (pulvilius). Ở một số
côn trùng khác còn có thêm phần phụ khác là arolium (như ở ong). Nhờ có vuốt mà côn trùng
có thể bám trên giá thể, còn nhờ có tấm đệm mà côn trùng có thể bò hay bám trên các giá thể
dựng đứng (hình 4.15).










+ Các kiểu chân của côn trùng: Trên đây là cấu tạo điển hình của một chân kiểu chạy.
Chân côn trùng biến đổi các phần để thích nghi với hoạt động sống. Nhìn chung chân của côn
trùng dùng để chuyển vận (chạy, nhảy, bò, bơi ). Tuy nhiên không thể có một kiểu cấu tạo
như nhau mà chúng có thay đổi các phần cấu tạo để thực hiện chức phận tốt hơn. Căn cứ vào
chức phận có thể chia cấu tạo chân côn trùng thành các dạng chủ yếu sau:
- Chân kiểu chạy (pedes cursorii): Các bộ phận của chân đều phát triển kéo dài, các đốt

bàn chân đều nhỏ, hình ống. Kiểu này thấy ở vận chuyển nhanh như Gián, Hổ trùng…
- Chân kiểu bò (pedes gressori): Có đầy đủ các bộ phận điển hình của chân. Đặc biệt đốt
bàn chân phình to và mặt dưới có nhiều lông mịn hoặc các ống tiết, các tấm đệm bằng da hay
các lông tiết. Thấy phổ biển ở nhiều loài côn trùng, ví dụ như Bọ Cánh cứng ăn là thuộc họ
Chrysomelidae.
- Chân kiếu nhảy (pedes saltatorii): Thường thấy ở chân sau của một số loài côn trùng
như cào cào, châu chấu, dế. Đặc trưng là đốt đùi rất to, bên trong có nhiều bó cơ lớn.
- Chân kiểu bơi (pedes natatorii): Kiểu này thấy ở đôi chân giữa và sau của một số loài
côn trùng sống dưới nước như Cà niễng. Đặc điểm cấu tạo là dẹp, các đốt bàn chân có nhiều
Hình 4.15 Cấu tạo phần cuối bàn chân của côn trùng
Hình 4.14 Cấu tạo chân côn trùng


50
lông tơ ở hai bên làm tăng diện tiếp xúc với nước. Các đốt háng khớp với thân và các đốt khác
theo những góc độ nhất định để đế chân có thể hoạt động như những mái chèo.
- Chân kiểu đào (pedes fossori): Thấy ở đôi chân trước của một số côn trùng sống trong
đất như dế trũi (họ Gryllothalpidae). Chân trước ngắn, đặc biệt đốt đùi và ống phình to thành
một khối, bờ ngoài của ống chân có nhiều răng nhọn.
- Chân vồ mồi (pedes raptorii): Thấy ở Bọ ngựa. Bờ trong đốt đùi chân trước có 2 hàng
gai, giữa hai hàng gai có một rãnh dọc. Đốt ống cũng có một hàng gai ở bờ trong và khi co lại
thì nằm lọt vào rãnh của đốt đùi như lưỡi dao gấp vào cán dao. Ngoài ra còn thấy ở chân trước
của Cà cuống, Bọ bã trầu chỉ khác là không có hàng gai.
- Chân lấy phấn: Thấy ở chân sau các loài ong thuộc họ Ong mật (Apidae) và ong Bầu
(Bombidae). Đốt ống chân sau dẹp, rộng, mặt ngoài nhẵn và hơi lõm lòng mo, tạo thành nơi
chứa phấn hoa (gọi là giỏ phấn). Đốt 1 bàn chân sau cũng dẹp và rộng, mắt trong có nhiều
lông cứng ngắn mọc thành 10 hàng ngang giống như bàn chải để chải phấn hoa. Nửa cạnh sau
của đốt bàn thứ nhất lượn khuyết xuống phía dưới tạo thành một khe hở giữa đốt ống và đốt
bàn thứ nhất. mặt trong của đốt bàn thứ nhất ráp và dốc nghiêng về mép lượn của cạnh trên
tạo thành một khuôn ép phấn, phần lượn của cạnh trước là mép trước của khuôn ép phấn, trên

mép có một phiến cuticun mỏng nhô lên như một lưỡi trai nhỏ và một hàng lông ngắn. Đối
diện với mép trước của khuôn ép phấn là hàng lông thô, cứng, nằm ở mép sau của đốt ống là
bàn nạo phấn. Khi hoạt động nạo phấn, phấn hoa trên bàn chải phấn sẽ được ép thành viên
nhỏ và dồn vào giỏ phấn. Hai chân thay nhau dồn ép phấn hoa từ bàn chải vào giỏ để mang về
- Chân chải râu: Chức phận chính là cọ rửa râu. Gốc đốt bàn chân trước của ong mật có
một hốc tròn hở, bên trong có lông mịn, trên có một hai hai phiến nhỏ khớp với ngọn đốt ống
có thể chuyển động. Chân trước kéo râu lọt vào hốc và hai phiến nhỏ của đốt ống đậy lại và
râu được chải khi kéo qua hốc khép kín (hình 4.16).














Hình 4.16 Các kiểu chân của côn trùng


51
- Chân bám: Chân cà niễng đực có 3 đốt bàn chân đầu tiên dẹp và tròn, mặt trong có
nhiều lỗ nhỏ và 2 lỗ lớn ở trên, miệng lỗ có vành cao giống như trôn chén. Chất bám dinh
được tiết ra từ lỗ này sẽ giúp cho con con đực bám vào lưng con cái khi hoạt động giao phối
hay giữ mồi.

- Chân cọ xát âm thanh: Chân sau của nhiều loài côn trùng cánh thẳng có chức phận
phát âm thanh. Mé trong đốt đùi có rất nhiều mấu nhọn xếp thành hàng như chiếc dũa nhỏ.
Chân sau rung động, hàng mấu nhọn cọ xát vào gân ở gần gốc cánh trước để phát âm thanh
đặc trưng cho từng loài.

Câu hỏi đánh giá

1. Phân biệt và cho ví dụ về 2 kiểu biến thái tiêu biểu (biến thái không hoàn toàn và biến thái
hoàn toàn) của côn trùng?
2. Cho biết các dạng trứng và dạng nhộng của côn trùng?
3. Trình bày cấu tạo phần phụ miệng kiểu nghiền điển hình? Nêu sự biến đổi phần phụ miệng
thích nghi với kiểu lấy thức ăn đa dạng ở côn trùng?
4. Trình bày cấu tạo điển hình của chân côn trùng? Nêu các kiểu cấu tạo chân điển hình thích
nghi với hoạt động vận chuyển của côn trùng?
5. Từ các nghiên cứu cấu tạo ngoài của phần phụ miệng và chân của côn trùng hãy chứng
minh tính chất phân đốt dị hình tiêu biểu của côn trùng?






52
Bài 5.
Thân mềm (lớp Chân bụng và lớp Hai mảnh vỏ)

I. Yêu cầu
+ Nắm được tính chất mất đối xứnga của động vật Chân bụng và tính chất đối xứng của
động vật Hai mảnh vỏ.
+ Đặc điểm thích nghi với đời sống bò trên mặt đất (ốc sên), bò dưới nước (ốc nhồi) và

lối sống định cư của trai.
+ Kỹ thuật sưu tầm, quan sát và giải phẫu các động vật Chân bụng và Hai mảnh vỏ.

II. Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất cần thiết
1. Mẫu vật
1.1 Ốc nhồi (Pila polita):
Thường sống ở ao hồ và đồng ruộng, nhiều nhất là ở các ao, hồ có thả sen hay súng.
Chúng thường bò trên rong, bùn, ăn thực vật thối rữa và nổi lên mặt nước để thở. Có thể mò
ốc bằng tay. Khi trời lạnh giá hay nóng bức, ốc nhồi thường nổi lên mặt nước nên có thể dùng
vợt để vớt (chú ý sáng sớm ốc ăn gần bờ, chỗ cạn, trưa và chiều thường ở xa bờ và chỗ sâu).
Muốn bắt được nhiều ốc thì có thể thả xác thực vật thối rữa xuống ao hồ, để qua đêm và lượm
ốc vào sáng hôm sau. Cũng có thể mua ốc nhồi ở các chợ.
Để chủ động mẫu, có thể nuôi ốc trong các bể sạch mực nước sâu 7 - 8cm, đáy cát sạch
và thả rong đuôi chó, bèo cái. Cần đậy bể nuôi kín đẻ tránh óc bò ra ngoài và không bị chuột
ăn ốc. Cho ăn bằng thức ăn là cám, cơm, thay nước 3 - 4 ngày/lần. Do khả năng chịu hạn giỏi
nên cũng có thể bỏ ốc và giỏ trên gác bếp để dùng làm mẫu thực hành.
1.2 Ốc sên (Achatina fulica):
Là loài động vật thân mềm sống trên cạn trong các vườn cây quanh nhà. Hàng năm vào
tháng ba là mùa họat động cũng là mùa sinh sản mạnh. Chúng thường họat động vào ban đêm,
ban ngày chúng ẩn náu trong các hang hốc và treo lơ lửng bụi cây. Do vậy việc thu thập mẫu
vật vào thời kỳ này không có khó khăn gì.
Nuôi ốc sên trong bể cạn có trồng cây xanh, cỏ làm thức ăn cho ốc sên
1.3 Trai nước ngọt (Sinanodonta jourdyi):
Trai nước ngọt thường sống ở các thủy vực nước ngọt có đáy cát hay bùn. Chúng
thường vùi mình trong cát hoặc bùn, chỉ để lộ 2 xiphông ở cuối cơ thể. Có thể bắt trai ở các
thủy vực trên hay mua ở chợ. Sáng sớm có thể dò theo vết "đường cày" trên cát để bắt trai.
Nuôi trai trong bể nuôi hay chậu thuỷ tinh, có đáy cát 10cm, bùn non. Cho ăn cám
rang, thuỷ tao rận nước, ngày thay nước một lần và có sục khí. Thả thêm bèo, rong vào bể.
2. Hoá chất
Cồn, chất màu và chất gây mê (chi tiết tuỳ theo đối tượng nghiên cứu)



53
3. Dụng cụ
Dụng cụ giải phẩu

III. Nội dung và kỹ thuật tiến hành
1. Nghiên cứu ốc nhồi
1.1 Vị trí phân loại
Loài Ốc nhồi hay ốc bươu (Pila polita)
Họ Piliidae
Bộ Mesogastropoda
Phân lớp Prosobranchia,
Lớp Chân bụng – Gastropoda, ngành Thân mềm Mollusca
1.2 Kỹ thuật giải phẫu
Mẫu sống dùng để quan sát hình dạng ngoài của ốc nhồi
+ Để giải phẫu phải giết chết ốc bằng cách cho chúng vào
nước lạnh rồi đun nóng dần cho đến khi chúng thò cơ thể ra khỏi
vỏ (chú ý không giết chúng bằng nước sôi vì như vậy chúng sẽ
chết đột ngột, toàn bộ cơ thể sẽ rút vào trong vỏ gây khó khăn
cho việc giải phẩu). Sau khi ốc chết, dùng vật cứng đập vỡ vụn
vỏ ra, dùng kẹp gắp dần các mảnh vỏ. Cần gỡ nhẹ nhàng để
tránh làm rách lớp áo.
+ Muốn quan sát hệ tuần hoàn phải tiêm vào tim và các
mạch máu lớn của ốc sên một dung dịch màu pha gelatin nóng
chảy sau đó mới tiến hành giải phẩu để tránh làm đứt các mạch
máu (chú ý khi tiêm dung dịch màu phải tiến hành trong nước
ấm).
+ Muốn giải phẩu, dùng kéo nhỏ cắt một đường ngang dưới mép áo: Bắt đầu từ lỗ phổi
theo một đường từ mép áo ở gốc không có phức hệ cơ quan áo tới sát tim. Sau đó cắt thêm

một đường dọc ở giữa đầu, từ phần đã cắt rời lên đến đỉnh đầu tới sát mép miệng (hình 5.1).
Lật mảnh áo đã cắt sang bên phải và ghim chặt vào chậu mổ. Đến đây đã có thể quan sát
được tim, phổi, tuyến Bojanus. Sau đó dùng kéo tiếp tục cắt bỏ màng bao nội quan ở phía
dưới và thành cơ thể ốc để có thể quan sát được hệ tiêu hóa, hệ sinh dục, tuần hoàn và thần
kinh.
1.3 Nội dung thực hành
a) Quan sát hình dạng ngoài
Vỏ của ốc nhồi nhẵn, bóng, màu xanh đen pha màu vàng, có 5 vòng xoắn, vòng xoắn
thứ 5 có miệng vỏ nên rất lớn. Vỏ có vòng xoắn thuận. Nắp miệng vỏ bằng tấm sừng, hơi dài,
tâm hơi lệch về một bên. Khi ốc thò đầu ra khỏi vỏ ta thấy ở giữa là thùy miệng, hai bên là
Hình 5.1 Đường mổ ốc


54
xiphông, ống bên trái rất lớn thông với xoang phổi được gọi là ống hút (hút nước vào). Còn
ống bên phải nhỏ hơn, thông với xoang mang được gọi là ống thoát (thải nước ra). Có nếp da
bao quanh miệng kéo dài thành mấu lồi, phía ngoài mấu lồi này là 2 tua đầu, khi vươn ra có
thể dài tới 5cm. Gốc của tua cảm giác có 2 mắt đính trên 2 cuống ngắn.
Phía dưới phần đầu là phần chân, có rãnh dọc chia chân thành 2 mảnh. Khi di chuyển,
chân thường bè rộng đẩy nắp miệng về phía sau.
Tiếp theo là phần áo: Cửa áo nằm ngay trên miệng và chạy từ trái sang phải. Bề mặt của
áo cũng như toàn thân ốc nhồi luôn có một lớp chất nhầy. Bên trong là xoang áo. Bên phải áo
có lỗ sinh dục cái hay cơ quan giao phối nếu là ở con đực và hậu môn. Bên trái áo có cơ quan
cảm giác hóa học osphradi, đó là một mấu lồi ngắn màu vàng nhạt.
b) Nghiên cứu nội quan
+ Phần lớn nội quan nằm ở vòng xoắn cuối. Qua lớp màng mỏng có thể phân biệt được
một số cơ quan như: khối gan - tụy có màu vàng xen lẫn với màu xanh đen; dạ dày màu đỏ
nằm trong khối gan tụy; đơn thận màu đen, phủ một đoạn ruột; con cái có tuyến anbumin màu
vàng; bao tim ở gờ bên trái; ống dẫn sinh dục (đực hay cái) ở bên phải (hình 5.2).
+ Hệ tiêu hóa:

trong thùy miệng có
hành miệng gồm 2 dãy
răng kitin ở hai bên, ở
giữa là lưỡi gai với
công thức răng là
2.1.1.1.2. Tiếp theo là
thực quản dài và hẹp
nối hành miệng với dạ
dày, màu đỏ nằm trong
khối gan - tụy. Sau dạ
dày là ruột uốn khúc
ngoằn ngoèo trong khối
gan tụy, rồi đổ ra trực
tràng chạy về phía trước cơ thể. Cuối cùng là hậu môn nằm bên phải của áo. Vùng miệng còn
có một đôi tuyến nước bọt màu vàng đổ vào thực quản. Khối gan tụy chia làm 2 phần: phần
tiêu hóa pha màu vàng đỏ, phần bài tiết màu đen (hình 5.3.).
+ Hệ tuần hoàn: Tim nằm ở trong bao tim về trái của cơ thể. Tim gồm 1 tâm nhĩ màu
trắng nằm phía trước và 1 tâm thất màu nâu có thành dày nằm ở phía sau. Các động mạch
phổi qua tĩnh mạch chủ vào tâm nhĩ còn tâm thất thì nối với bầu động mạch ở phía sau (hình
5.3).



Hình 5.2 Cấu tạo nội quan ốc nhồi

×