Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT HỌC (PHẦN HÌNH THÁI – GIẢI PHẪU) part 2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 14 trang )



13
vật tự vệ và bắt mồi (muốn quan sát tế bào gai thì trên mẫu thủy tức sống, nhỏ vào 1 giọt axit
axetic 5%, quan sát kỹ trên phần tua miệng ta sẽ thấy nhiều tế bào gai được phóng ra) (hình
1.8C).
+ Ngoài ra trong lớp tế bào ngoài còn thấy được các tế bào trung gian, đó là các tế bào
không lớn lắm, có hình tròn hay bầu dục, phân bố ở góc của tế bào biểu mô cơ. Chúng có vai
trò hình thành nên các loại tế bào khác nhau. Trong lớp tế bào ngoài còn có các tế bào thần
kinh, cảm giác nhưng rất khó thấy được kính hiển vi thông thường.
d) Quan sát một số thủy tức tập đoàn
+ Thủy tức tập đoàn (Obelia, Campanularia): Các tập đoàn này thường gặp ở vùng
triều, chúng thường bám vào các giá thể. Nghiên cứu thủy tức tập đoàn chủ yếu là trên các
tiêu bản đã được nhuộm cacmen phèn.
+ Do kiểu sinh sản vô tính đâm chồi mà
tập đoàn Obelia được hình thành và có hình
dạng cành cây nhiều nhánh với nhiều cá
thể.Toàn bộ tập đoàn được bao bọc rong một
bao ngoại vi trong suốt (periderm) - còn gọi là
bao chụp ngoài (hydrrotheca). Các cá thể dinh
dưỡng giữ chức năng tiêu hóa được gọi là các
hydrant. Trong điều kiện bình thường thì cơ thể
của các cá thể dinh dưỡng và các tua cảm giác
thò ra ngoài khỏi bao chụp ngoài, còn khi bị
kích thích thì tòan bộ rút vào trong xoang của
bao chụp ngoài. Cơ thể của cá thể dinh dưỡng
có chỗ thắt tròn chia cơ thể thành 2 phần: phần
trên là phần phần đầu (hay còn gọi là phần vòi
miệng), trên đỉnh có lỗ miệng dẫn vào xoang
vị. Trên tua miệng có các đám tế bào gai xếp
thành từng vòng nối tiếp nhau, không có xoang


rỗng ở giữa và xoang vị của từng cá thể được thông với xoang vị chung của cả tập đoàn (hình
1.9).
Bên cạnh các cá thể dinh dưỡng, trong tập đoàn Obelia còn có các cá thể giữ chức năng
sinh sản (gonangium) cho ra thế hệ sứa. Cá thể sinh sản có kích thước lớn hơn cá thể dinh
dưỡng và không có tua miệng, là môt polyp biến dạng gọi là trụ thủy mẫu (blastostyl), trên
ngọn hình thành các mầm thủy mẫu bằng cách đâm chồi. Các mầm thủy mẫu này sẵn sàng rời
cơ thể để sống độc lập. Đây chính là các medusa sống tự do (hay còn gọi là Thủy mẫu).
+ Quan sát cơ thể thủy mẫu chúng ta thấy chúng có cấu tạo cơ thể thích nghi với khả
năng bơi lội. Chúng có hình dù, mặt trên lồi gọi là mặt lưng, mặt dưới lõm gọi là mặt bụng.
Mép dù có nhiều tua miệng ngắn, có nhiều tế bào gai, quanh mép dù có 8 bình nang là cơ
quan thăng bằng của thủy mẫu. Giữa mặt bụng có cuống miệng, kéo dài về phía dưới là lỗ
Hình 1.9 Tập đoàn thuỷ tức Obelia
1. Tua bắt mồi; 2. Trụ thuỷ mẫu mang các medusa
sinh sản; 3. Bao trụ thuỷ mẫu; 4. Medusa
4


14
miệng. Giữa cơ thể có xoang vị trung tâm, từ đó tỏa ra 4 ống vị phóng xạ, đỏ vào một ống vị
vòng chạy sát mép dù. Có 4 tuyến sinh dục hình cầu tương đối lớn nằm trên đường đi của 4
ống vị phóng xạ, chúng thường nằm ở ranh giới giữa lớp ngoài và tầng trung giao. Hầu hết
dạng Thủy mẫu là phân tính (hình 1.10).









4.2 Nghiên cứu Sứa
+ Quan sát hình dạng ngoài của Doi biển (Rhizostoma sp): Đặt Doi biển vào chậu mổ có
nhiều nước để quan sát hình dạng chung. Bổ đôi cơ thể để quan sát thành cơ thể và hệ thống
xoang. Tiêm dung dịch màu vào xoang để quan sát hệ tiêu hóa (dùng một trong số các loại
hóa chất sau: xanh methylen, mực viết pha trong gêlatin nóng chảy). Có 2 cách tiêm là tiêm
trực tiếp vào xoang vị trung tâm, khi xoang vị đã đầy thì dùng tay day nhẹ để chất màu tản
vào hệ thống ống xoang vị, hay tiêm nhiều điểm vào các ống vị dài.
Cơ thể hình dù, chia làm 2 phần là phần thân và phần tay. Thân Doi biển dày lên ở giữa
và mỏng dần ra ngoài mép dù, không có tua bờ dù. Mép dù mỏng và chia thành các thùy nhỏ
và đều đặn, dọc theo mép dù có 8 mấu lồi nhỏ, hình trái tim, nằm lùi vào bên trong, đó chính
là cơ quan cảm giác, thăng bằng.
Mặt dưới của cơ thể Doi biển có nhiều nếp nhăn do các nếp cơ vòng tạo thành các vòng
đồng tâm. Hoạt động của các vòng cơ này giúp cho con vật di chuyển được.
Doi biển có 8 tay, cứ 2 tay chập lại với nhau ở một gốc chung và các gốc chung của bốn
đôi tay tạo thành tấm đáy của xoang sinh dục ở mặt bụng. Mỗi tay của Doi biển có 3 thùy (1
thùy bụng và 2 thùy lưng), cuối các tay có các tua cảm giác hình sợi mảnh dài khỏang 2 -
3cm. Xen kẽ giũa 4 đôi tay có 4 cửa sinh dục thông với xoang sinh dục, ở giữa mỗi cửa sinh
dục có một mấu lồi nhỏ gọi là gờ sinh dục (hình 1.11).
+ Cấu tạo cơ quan tiêu hóa: Gồm các hệ ống vị trong tay, xoang vị trung tâm (còn gọi là
dạ dày) và hệ thống ống vị ngoại biên phức tạp. Doi miệng có lỗ miệng nhỏ do các gốc tay
phát triển che lấp, thay vào đó là cơ quan bám và hệ thống ống dẫn rất phát triển làm nhiệm
vụ thu nhận thức ăn (hình 1.12).
Hình 1.10 Cấu tạo Thủy mẫu của thủy tức tập đoàn


15
Xoang vị trung tâm lớn gồm 4 thùy chính giữa cơ thể, từ đó có 16 ống vị phóng xạ tỏa
ra xung quanh, trong đó có 8 ống vị ngắn xen với 8 ống vị dài. Các ống vị ngắn không phân
nhánh mà chạy thẳng từ xoang vị trung tâm nối các ống vị vòng, còn ống vị dài thì phân
nhánh, chạy ra tới mép dù, tận cùng mỗi ống có một cơ quan cảm giác.

+ Sinh dục: Doi biển là động vật phân tính nhưng hình dạng ngoài khó phân biệt được
con đực hay cái. Qua cơ thể trong suốt, từ mặt lưng có thể thấy được 4 khối tuyến sinh dục
hình móng ngựa, ứng với ranh giới của các thùy của xoang vị trung tâm. Sản phẩm sinh dục
chín rơi vào xoang sinh
dục rồi ra ngoài qua cửa
sinh dục.
Vị trí của tuyến
sinh dục không có ở mặt
ngoài cơ thể và có nguồn
gốc từ lớp tế bào trong
của nó, đó là sai khác cơ
bản và sự tiến bộ của lớp
Sứa (Scyphozoa) so với
lớp thủy tức (Hydrozoa)

Hình 1.12 Cấu tạo cơ quan tiêu hoá của Doi biển
Hình 1.11 Hình dạng và cấu tạo của Doi biển


16
4.3 Nghiên cứu Hải quỳ (Metridium sp) và một số san hô khác
a) Quan sát hình dạng và hoạt động của Hải quỳ
Cơ thể có hình trụ tương đối đều, dài khoảng 5cm,đường kính 2 - 3cm, phía dưới có đế
bám vào giá thể, phía trên có có lỗ miệng ở chính giữa, xung quanh có tua miệng xếp thành
nhiều vòng. Tua miệng ngắn có khỏang 600 - 800 cái. Giữa tua miệng và lỗ miệng có khoang
trống gọi là vùng quanh miệng (peristoma). Tua miệng của hải quỳ rất mềm, có khả năng co
giản mạnh. Trên tua miệng có nhiều tiêm mao và các tế bào gai. Hải quỳ dùng tua miệng để
bắt mồi và thức ăn của chúng là các động vật nhỏ sống trong nước. Hải quỳ di chuyển từ chỗ
này sang chỗ khác nhờ họat động "lết" của đế. Là động vật phân tính nhưng khó phân biệt
được qua hình thái ngoài.

b) Quan sát lát cắt dọc và ngang của cơ thể Hải quỳ
+ Bổ dọc cơ thể Hải quỳ, ta thấy, dễ dàng nhận thấy bên ngoài là thành cơ thể, ở giữa là
hầu, bên trong là xoang vị. Hầu là một ống thẳng tiếp ngay sau lỗ miệng và kéo dài khỏang
1/3 chiều dài của cơ thể. Mặt trong thành hầu nhăn nheo, có nhiều khe rãnh, trong đó có 2 khe
rãnh sâu nhất, phủ đầy tiêm mao ngắn được gọi là rãnh thông nước (siphonoglyphe). Xoang
rỗng giữa thành cơ thể và phía sau hầu là xoang vị. Trên xoang vị có các vách ngăn, cạnh
ngoài gắn với dọc với thành cơ thể, cạnh trong phía trên gắn với hầu, phía dưới nằm tự do.
Phần tự do này có cấu tạo đặc trưng là có 3 thùy dọc và được gọi là gờ vị. Đây là trung tâm
hấp thụ chất dinh dưỡng của hải quỳ. Gần mép rong của các vách ngăn có các tuyến sinh dục
hình dải, kéo dài, nằm song song với gờ vị. Dọc theo các vách ngăn còn có các gờ cơ (dải cơ),
các dải cơ được sắp xếp theo một quy luật nhất định, thấy rõ trên lát cắt ngang (hình 1.13A).
+ Trên tiêu bản lát cắt ngang, có thể dễ dàng nghiên cứu cấu tạo thành cơ thể của Hải
quỳ. Thành cơ thể không có cấu trúc xương, có hai lớp tế bào ngoài và trong, xen giữa là tầng
trung giao. Lớp tế bào ngoài phủ tòan bộ mặt ngoài cơ thể và mặt trong của hầu, cấu tạo một
lớp tế bào. Các tế bào biểu bì chiếm phần chủ yếu lớp tế bào ngoài và hình dạng kéo dài, đầu
hướng vào tầng trung giao hình phình rộng. Ngoài ra còn có tế bào tuyến và tế bào gai. Chú ý
sự phân bố của các loại tế bào khác nhau trên cơ thể Hải quỳ: Tế bào tuyến có nhiều ở lớp
ngoài của vùng hầu, tế bào gai tập trung nhiều ở lớp ngoài của tua miệng (hình 1.13C).
+ Lớp tế bào trong phủ phía trong xoang vị, thành các vách ngăn, xoang tua miệng
Lớp trong có nhiều loại tế bào như tế bào biểu mô cơ có roi, xen kẽ là các tế bào tuyến lớn.
+ Tầng trung giao nằm giữa lớp ngoài và trong, rất phát triển ở phần thân, nơi xuất phát
của vách ngăn, còn ở các phần khác thì tầng trung giao tương đối mỏng. Các tế bào của tầng
trung giao có cấu trúc sợi, là các tế bào mô liên kết nằm rải rác.
+ Ở lát cắt ngang qua thành cơ thể ở vùng hầu, ta thấy bên ngoài là thành cơ thể, bên
trong là hầu. Hầu có tiết diện hình bầu dục, với nhiều nếp gấp nhỏ và 2 rãnh thông nước sâu.
Giữa là xoang vị được chia thành nhiều ngăn do các vách ngăn nối liền từ thành cơ thể vào
thành hầu. Số lượng vách ngăn là bội số của 6, chúng thường ghép với nhau thành từng đôi.
Sáu đôi vách ngăn nối từ thành cơ thể đến thành hầu được gọi là vách ngăn bậc I, chia xoang



17
vị thành 6 ngăn chính, trong đó có 2 ngăn ứng với rãnh thông nước được gọi là ngăn định
hướng. Còn sáu ngăn xen kẽ với các ngăn chính được gọi là ngăn trung gian, các ngăn này chỉ
có 1 đầu gắn với thành cơ thể, còn đầu kia treo lơ lửng và tùy theo độ dài của chúng mà được
xếp vào vách ngăn bậc II, bậc III Trên mỗi vách ngăn đều có một gờ cơ, cách sắp xếp các
gờ cơ theo quy luật như sau: ở 2 ngăn định hướng các gờ cơ nằm hướng ra ngoài, còn ở các
ngăn chính thức khác các gờ cơ hướng vào trong.
+ Ở lát cắt ngang qua vùng dưới hầu không thấy tiết diện của hầu, các vách ngăn đều có
mép trong lơ lửng trong xoang vị. Với sự hiện diện khá rõ ràng của của các gờ cơ, chúng ta có
thể nhận biết rõ hơn các loại ngăn (hình 1.13C).















d) Cấu tạo dạng polyp của một số san hô khác: Được trình bày ở hình 1.14
Ngoài ra sinh viên cần biết thêm một số Ruột khoang thường gặp ở nước ta:
+ Loài sứa sen Aurelia aurita (họ Semaeostomidae) sống cùng với Doi biển nhưng số
lượng ít hơn, có đặc điểm là cuống miệng có 4 tay, xoang vị nối 4 gờ mang nhiều dây vị tiết
men tiêu hoá.

+ Loài sứa rô Rhopilema esculenta (Rhizostomidae) là sứa có dù lớn đường kính
khoảng 50cm, xuất hiện nhiều ở vùng triều về mùa xuân. tay quanh miệng có phân nhánh
nhiều, mép dù trơn. Trên tua miệng và mép dù có các tế bào gai tập trung thành đám tròn màu
nâu, chất độc rất ngứa.

Hình 1.13 Cấu tạo cơ thể Hải quỳ Metridium
A. Bổ dọc thân; B. Cắt ngang một phần vách ngăn; C. Cắt ngang qua vùng hầu
1. Lỗ miệng; 2. Thành lỗ miệng; 3. Vị trí cắt ngang; 4. Vách ngăn ngang; 5. Xoang vị; 6. Tuyến sinh dục; 7.
Dây vị; 8. Biểu bì ngoài; 9. Sợi cơ; 10. Hầu; 11. Tua miệng; 12. Vách ngăn; 13. Vách trong hầu; 14. Vách thứ
cấp; 15. Gờ cơ co rút; 16. Thành ngăn của hầu


18












+ Giống san hô 6 ngăn Favia là nhóm tập đoàn, gồm nhiều ống xếp sít vào nhau, có chỗ
do các tia lấn vào nên xương xốp, nhẹ.
+ Giống San hô 6 ngăn Symphyllia là san hô tập đoàn có các ống chồi kết dính sâu, có
chỗ mất cả vành đai xương ngoài, chồi nào cũng có trụ rỗng rõ ràng.


Câu hỏi đánh giá
1. Cho biết nguyên nhân và cách thay đổi hình dạng cơ thể của amip?
2. Chứng minh sự biến đổi hình dạng của trùng roi ít hơn amip. Giải thích vì sao?
3. Hoạt động dinh dưỡng và sự vận chuyển của amip và trùng roi?
4. Trình bày phương thức vận động và quá trình tiêu hóa của trùng lông bơi?
5. Sự giống nhau về sơ đồ cấu trúc cơ thể của thủy tức, sứa và san hô?
6. Cho biết các loại tế bào có ở Ruột khoang và khái quát tính chất cấu tạo cơ thể gồm 2 lớp tế
bào của chúng?
7. Nêu các đặc điểm tiến bộ và kém tiến hóa của hải quỳ nói riêng và san hô nói chung?

Hình 1.14 Cấu tạo san hô tổ ong (trái) và san hô mềm (phải)


19
Bài 2.
Ngành Giun dẹp (Plathyhelminthes)
và ngành Giun tròn (Nemathyhelminthes)

I. Yêu cầu
Sinh viên cần nắm vững:
- Các đặc điểm cấu tạo cơ thể và những biến đổi cấu tạo thích nghi của Giun dẹp và
Giun tròn sống ký sinh và sống tự do.
- Kỹ thuật quan sát, làm tiêu bản đối với động vật giun dẹp và giun tròn.
- Thông qua các đặc điểm quan sát được cần thấy được mức độ tiến hóa và vị trí của
chúng trong giới động vật.

II. Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất cần thiết
1. Mẫu vật
Sán lá gan (Clonorchis sinensis); Sán lá ruột lợn (Fasciolopsis buski); Sán lá tụy tạng
bò (Eurytrema pancreaticum); Sán dây bò (Taeniarhynchus saginatus), Giun đũa lợn (Ascaris

suum).
2. Dụng cụ
Kính hiển vi; kính lúp; lam; lamen; dụng cụ giải phẫu, ống hút, khăn lau; chậu mổ; giấy
thấm
3. Hóa chất
Cồn; formalin 4%; dung dịch đỏ carmin, eozin, hematoxylin, dung dịch Zelker, gelatin;
glycerin
3. Phương pháp tiến hành
3.1 Thu thập mẫu vật và xử lý
+ Thu thập và xử lý Sán lá gan: Sống trong ống dẫn mật của người và một số động vật
nhai lại như trâu, bò, dê cừu. Vật chủ trung gian là ốc nước ngọt thuộc giống Limnea. Mẫu vật
được thu từ gan vật chủ bằng cách cắt dọc các ống dẫn mật ở gan.
Muốn quan sát hình dạng và nội quan cần làm tiêu bản định hình toàn vẹn bằng cách
cho mẫu vật vào dung dịch cồn + glycerin, sau đó nhuộm bằng carmin. Nghiên cứu cấu tạo
cắt ngang của sán bằng cách nhuộm kép các lát cắt ngang bằng dung dịch hematoxylin và
eozin. Có thể nghiên cứu hệ tiêu hóa của sán bằng cách tiêm dung dịch màu qua lỗ miệng, sau
đó day nhẹ để chất màu tràn vào các rãnh nhỏ của ruột sán.
+ Thu thập và xử lý Sán lá ruột lợn: Ký sinh ở ruột non lợn, chu trình phát triển qua vật
chủ trung gian là ốc nước ngọt thuộc họ Planorbidae (ví dụ loài Polypilis haemisphaerula).
Quan sát cấu tạo trong của chúng bằng cách nhuộm tiêu bản toàn vẹn, dung dịch nhuộm là
carmin.


20
+ Thu thập và xử lý Sán lá tụy tạng bò: Sống trong tuyến tụy của một số động vật nhai
lại như trâu, bò, cừu, dê , tuy nhiên gặp phổ biến ở bò. Thu thập bằng cách mổ tuyến tụy bò.
Quan sát cấu tạo cơ thể và cơ quan sinh dục trên tiêu bản toàn vẹn nhuộm carmin.
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Nghiên cứu Sán lá gan Clonorchis sinensis
a) Nghiên cứu hình dạng ngoài

Sán lá gan Clonorchis sinensis có hình lá dài, hai đầu thuôn nhỏ, giữa phình to, màu đỏ
máu. Kích thước thay đổi từ 8 - 13mm x 20 - 30mm. Có thể phân biệt được mặt lưng và mặt
bụng của con vật căn cứ vào 2 giác bám ở mặt bụng của con vật. Giác miệng vừa là cơ quan
bám vừa là phần đầu của cơ quan tiêu hóa, có lỗ miệng nằm chính giữa. Giác bụng lớn hơn và
chỉ dùng để bám. Nằm giữa giác miệng và giác bụng là huyệt sinh dục, dễ nhận thấy vì có cơ
quan giao phối thò ra ngoài.
Quan sát và phân biệt sự sai khác về hình thái ngoài và một số đặc điểm sinh học cơ bản
của các pha phát triển của Sán lá gan:
+ Ấu trùng có lông (hay còn gọi là Mao ấu - Miracidium) là giai đoạn sau khi nở ra từ
trứng. Lấy trứng từ con mẹ bằng cách cắt ngang cơ thể sán mẹ ở phần giữa giác miệng và giác
bụng, cho vào đĩa petri. Giữ đĩa petri chứa trứng ở nhiệt độ từ 28 - 30
0
C trong khoảng 15
ngày thì sẽ nở ra mao ấu. Mao ấu chỉ sống được từ 1 - 2 ngày nên cần lựa chọn thời gian thích
hợp để ấp trứng và thực hiện quan sát hình dạng ngoài.
+ Lôi ấu (Redia) và Vĩ ấu (Cercaria): sống trong gan của ốc đĩa dày. Thu ốc ở các
mương nước quanh chuồng lợn nơi kẽ lá của bèo Nhật Bản. Chú ý tìm Lôi ấu và Vĩ ấu ở cá
thể ốc lớn (có đường kính từ 4 - 5cm). Dùng kim nhọn dầm cơ thể ốc trong cốc nước, tìm Lôi
ấu và Vĩ ấu bằng mắt thường và đưa lên bản kính để quan sát.
+ Kén (Metacercaria): Trong tự nhiên kén thường bám trên rau xanh làm thức ăn cho
lợn (bèo Nhật Bản). Có thể nuôi ốc đĩa dày thu lượm từ vùng trại lợn có nhiễm sán, cho vào
cốc sạch và bỏ vào cốc từ 2 - 3 lam kính, để yên trong 5 ngày sẽ thấy kén bám vào mặt của
lam kính. Sử dụng luôn mẫu này để quan sát chi tiết.
b) Nghiên cứu cấu tạo trong
+ Hệ tiêu hóa: bắt đầu bằng lỗ miệng, tiếp theo là hầu với thành cơ khỏe, sau đó là thực
quản rất ngắn. Sau thực quản là 2 nhánh ruột chính kéo dài theo đường giữa cơ thể về phía
sau. Từ 2 nhánh này, ruột tiếp tục phân nhánh về hai bên, tạo nên một hệ thống phức tạp nên
bề nặt tiếp xúc rất lớn. Sán lá chưa có hậu môn.
+ Hệ bài tiết: cấu tạo theo kiểu nguyên đơn thận. Trên tiêu bản tòan vẹn có thể nhìn thấy
ống dẫn chính nằm giữa 2 nhánh ruột, hơi lệch về phía lưng. Từ các nguyên đơn thận có các

ống dẫn bên nhỏ đổ vào ống dẫn chung sau đó qua lỗ bài tiết nằm ở chóp sau của cơ thể.
+ Hệ thần kinh: Gồm 2 khối hạch thần kinh được nối với nhau bằng cầu nối trên hầu và
dưới hầu, tạo thành vòng thần kinh hầu. Từ các hạch thần kinh có 4 đôi dây thần kinh chạy
dọc cơ thể (2 dây thần kinh trước ngắn, 2 đôi bên nhỏ và 2 dây lớn chạy dọc cơ thể). Các dây
thần kinh chỉ có thể thấy được trên lát cắt ngang.


21
+ Hệ sinh dục: Lưỡng tính, cấu tạo phức tạp.
- Cơ quan sinh dục đực gồm 2 tuyến tinh hình ống uốn khúc, phân nhánh hình cành cây,
chiếm gần hết thể tích cơ thể con vật. Từ tuyến tinh có các nhánh đổ vào đầu ống dẫn tinh. Có
2 ống dẫn tinh chạy song song. ở vùng giác bụng, các ống tinh đổ vào bao giao phối nằm phía
trước. Bao giao phối có túi chứa tinh, ống phóng tinh và cơ quan giao phối.
- Cơ quan sinh dục cái gồm một tuyến trứng hình ống, phân nhánh hình cành cây, nhỏ
hơn tuyến tinh. Từ tuyến trứng có ống dẫn đổ vào tử cung. Có thể Melit là một khối hình cầu,
tại đây ống dẫn của tuyến Melit đổ vào ống dẫn trứng, ngay sau chỗ đổ vào của tuyến Melit
có một ống ngắn là ống Laurơ. Tuyến noãn hoàng ở F. hepatica rất phát triển và phức tạp:
gồm các ống dọc và ngang. Từ thể Melit có tử cung, chứa đầy trứng chạy ngoằn ngoèo về
phía trước rồi đổ vào ống dẫn chung (hình 2.1).
3.2.2 Nghiên cứu Sán lá ruột lợn Fasciolopsis buski
a) Nghiên cứu hình dạng ngoài
Cơ thể hình lá, ngắn, dày, màu đỏ, kích thước 8,5 - 12,2mm x 15 - 50mm. Phần
trước không kéo dài thành đầu, giác miệng và giác bụng nằm
gần nhau về phía trước cơ thể, huyệt sinh dục nằm ngay trước
giác bụng, thấy rõ gai giao phối thò ra ngoài.
b) Nghiên cứu cấu tạo trong
+ Hệ tiêu hóa: Có lỗ miệng nằm giữa giác miệng, sau đó
Hình 2.2 Cấu tạo cơ thể sán lá ruột lợn Fasciolopsis buski
Hình 2.1 Cấu tạo cơ thể
Sán lá Clonorchis sinensis

1. Giác miệng; 2. Cơ hầu; 3. Ruột; 4.
Ống bài tiết; 5. Tuyến sinh dục; 6.
Giác bám bụng; 7. Ống dẫn sinh dục;
8. tử cung; 9. Noãn hoàng; 10. Ống
dẫn rứng; 11. Ống dẫn noãn hoàng;
12. Tuyến trứng; 13. Túi chứa tinh;
14. Ống Laurơ; 15. Tuyến tinh trước;
16. Ống dẫn tinh; 17. Túi chứa trứng;
18. Tuyến tinh sau; 19. Lỗ bài tiết sau


22
là hầu, thực quản rất ngắn và 2 nhánh ruột. Ruột của F. buski không có phân nhánh, chỉ uốn
cong kéo dài đến cuối cơ thể và nối lại với nhau tạo thành một ống ruột vòng.
+ Hệ sinh dục: Có cấu tạo tương tự như Clonorchis sinensis. Sai khác là túi giao phối
rất dài, hình ống, nằm chính giữa cơ thể, cơ quan giao phối có nhiều gai nhỏ. Tuyến tinh và
tuyến trứng phân nhánh ít hơn, nằm gọn giữa cơ thể.
+ Hệ thần kinh và bài tiết: Có cấu tạo tương tự như ở Sán lá gan Clonorchis sinensis
(hình 2.2).
3.2.3 Nghiên cứu Sán lá tụy tạng bò Eurytrema pancreaticum
a) Nghiên cứu hình dạng ngoài
Có kích thước tương đối nhỏ (5,8 - 8,5mm x 8 - 16mm), cơ thể dẹp hình lá, đầu trước
tròn và thuôn nhỏ, đoạn giữa phình to và phần sau vuốt nhỏ lại. Mặt bụng có 2 giác bám là
giác miệng lớn và giác bụng nhỏ. Giác miệng có hệ cơ rất phát triển, giữa giác miệng và giác
bụng có huyệt sinh dục.
b) Nghiên cứu cấu tạo trong
+ Hệ tiêu hóa: Có lỗ miệng nhỏ, tiếp theo hầu phình to có hệ cơ khỏe. Tiếp theo là thực
quản ngắn nối với 2 nhánh ruột chạy dọc 2 bên cơ thể. Phần sau của ruột không phân nhánh
có cấu tạo đơn giản.
+ Hệ bài tiết: Là nguyên đơn thận, từ các nguyên đơn thận, chất bài tiết tập trung vào 2

ống dẫn lớn chạy dọc hai bên cơ thể, phía ngoài 2 nhánh ruột. Có ống ngang nối 2 ống dọc, đổ
vào ống bài tiết giữa đổ ra lỗ bài tiết nằm ở tận cùng phần sau con vật.
+ Hệ thần kinh: Gồm vòng thần kinh bao quanh hầu và dây thần kinh dọc, trong đó có 2
dây bên lớn hơn cả.
+ Hệ sinh dục: Là động
vật lưỡng tính và có cấu tạo
phức tạp.
- Cơ quan sinh dục đực
gồm 2 tuyến tinh lớn, hình
khối không đều, nằm gần đối
xứng nhau. Từ 2 tuyến tinh có
hai ống dẫn tinh nhỏ chạy về
phía trước, sau đó chập với
nhau, đổ vào bao giao phối và
thông ra ngoài qua lỗ sinh dục
đực nằm trong huyệt sinh dục.
Bao giao phối hình túi, dài,
nằm ngang ranh giới giữa
thực quản và hai nhánh ruột,
trong đó có túi chứa tinh, ống
phóng tinh và cơ quan giao
Hình 2.3 Cấu tạo cơ thể Eurytrema pancreaticum


23
phối dài.
- Cơ quan sinh dục cái gồm tuyến trứng có hình khối tròn, kích thước nhỏ hơn tuyến
tinh, từ tuyến trứng có ống dẫn trứng ngắn đổ vào ootyp. Ngoài ra còn có tuyến nõan hoàng
ngắn, phình to, đổ vào ootyp. Tuyến noãn hoàng có dạng hình hạt, màu sẫm, nằm dọc 2 bên
cơ thể. Từ ootyp có tử cung dài, phân nhánh, chứa đầy trứng, chạy ngược lên phía trước và đổ

vào lỗ sinh dục cái nằm trong huyệt sinh dục. Ngoài ra còn có tuyến Melit và Laurơ nhưng
khó thấy trên tiêu bản (hình 2.3).
3.2.4 Nghiên cứu Sán dây bò Taeniarhynchus saginatus
a) Quan sát hình dạng ngoài
Sán dây bò (T. saginatus) có kích thước lớn, dài từ 4 - 12m, gồm nhiều đốt (1.200 -
2.000 đốt). Đầu sán (scolex) nhỏ khoảng 1,5 - 2,0mm, không có móc bám, chỉ có 4 giác bám
(hình 2.4).
b) Nghiên cứu cấu tạo trong
Các đốt sán trưởng thành, hệ sinh dục phát triển đầy đủ. Tuyến trứng không có thùy
nhỏ, huyệt sinh dục không phân bố xen kẽ. Các đốt già thường dài 20 - 30mm, tử cung phân
nhánh nhiều (15 - 35 nhánh) (hình 2.4 và hình 2.5). Trứng có hình bầu dục, có kích thước
khoảng 0,3mm x 0,3 mm.




















Hình 2.4 Cấu tạo cơ thể sán dây bò
1. Móc bám; 2. Scolex xâm nhập vào thành ruột; 3. Các đốt thân; 4. Một đốt thân; 5. Lỗ
mở sinh dục; 6. Tử cung; 7. Scolex; 8. Giác bám


24
3.2.5 Nghiên cứu Giun đũa lợn
a) Thu thập và xử lý Giun đũa lợn
Mổ dọc ruột lợn để nhặt mẫu vật. Rửa
sạch mẫu vật, định hình mẫu vật bằng cồn
hay dung dịch bacbagan (bargallo gồm 8g
muối ăn + 30 ml formalin + 1000 ml H
2
O).
Chú ý đừng định hình quá lâu làm cho mẫu
vật bị cứng và giòn khó giải phẩu.
Để quan sát cấu tạo môi và các núm
cảm giác cần chuẩn bị lát cắt ngang phần
đầu: Đặt mẫu vật lên lam kính, dùng dao
lam sắc cắt ngang đầu trước của con vật một
lát mỏng, sau đó nhỏ một giọt glycerin để
làm trong mẫu vật trong 15 - 30 phút.
Để quan sát cấu tạo trong cần giải phẩu mẫu vật: Xác định mặt lưng và mổ theo mặt
lưng (mặt lưng con đực dựa vào chiều cong của đuôi, đuôi con đực cong về phía mặt bụng;
còn con cái dựa vào lỗ sinh dục cái nằm ở đai sinh dục là một khe rất nhỏ, mặt lưng là phía
đối diện. Sau khi xác định được mặt lưng và mặt bụng, dìm mẫu vật ngập trong nước, dùng
kéo nhọn chích một vết giữa cơ thể, tia dịch cơ thể sẽ chảy vào chậu mổ, không bắn vào
người. Khi giải phẩu, cầm mẫu vật trên tay, dùng mũi kéo lách và cắt thẳng dọc lưng mẫu vật
từ đầu đến đuôi. Để tránh làm đứt nội quan khi giải phẩu cần nâng mũi kéo sát thành cơ thể.

Ghim thành cơ thể vào chậu mổ có nước và tiến hành gỡ các nội quan, chú ý tháo gỡ nội quan
phải rất nhẹ nhàng, nhất là các tuyến sinh dục. Để quan sát cấu tạo thành cơ thể cần làm tiêu
bản cắt ngang qua các phần khác nhau của cơ thể.
Để quan sát tế bào cơ, cắt ngang thành cơ thể con vật một đoạn dài 1cm, ngâm vào
glycerin. Sau đó dùng kim mổ tách lớp cuticun và các bó cơ thành nhiều phần theo chiều dọc.
Dùng các tế bào cơ làm tiêu bản nghiên cứu. Cũng có thể cho thành cơ thể vào trong ống
nghiệm, ngâm trong dung dịch KOH 30% trong 30 phút, lắc mạnh ống nghiệm cho các tế bào
cơ tách nhau ra. Sau khi các tế bào cơ lắng xuống đáy ống nghiệm thì đổ dung dịch ngâm và
rửa nhiều lầm bằng nước sạch, lấy tế bào cơ làm tiêu bản nghiên cứu.
b) Quan sát hình dạng ngoài và lát cắt ngang
Quan sát lát cắt ngang cần dặc biệt chú ý tới cấu tạo thành cơ thể, xoang cơ thể nguyên
sinh của mẫu vật.
+ Thành cơ thể có cấu tạo theo kiểu biểu mô cơ, gồm lớp cuticun, hạ bì và lớp cơ.
Cuticun ngoài cùng có chiều dày khoảng 30 - 40µm, nhìn thấy trong suốt nhưng thực chất có
10 lớp có độ dày khác nhau tạo thành. Lớp hạ bì nằm ngay dưới lớp cuticun có cấu trúc hợp
bào. Trong giải nguyên sinh chất liên tục có nhân tế bào và các không bào nằm rải rác. Tại 4
vị trí gần như cách đều nhau lớp hạ bì dày lên rõ rệt theo chiều dọc tạo thành 4 gờ hạ bì: Hai
gờ bên, một gờ lưng và một gờ bụng. Hai gờ bên có kích thước lớn hơn, bên trong có tiết diện
Hình 2.5 Một đoạn đốt sán dây bò


25
cắt ngang của ống bài tiết, gờ lưng có tiết diện cắt ngang của dây thần kinh lưng và gờ bụng -
dây thần kinh bụng.
+ Lớp cơ là lớp trong cùng của thành cơ thể, tạo thành 4 giải kéo dài dọc cơ thể. Mỗi tế
bào cơ được bọc trong màng riêng gồm có sợi co rút, túi nguyên sinh chất, chồi nguyên sinh
chất và nhân tế bào.
+ Xoang cơ thể của Ascaris suum là xoang nguyên sinh, là xoang kín chạy suốt từ đầu
đến đuôi con vật, tiếp xúc trực tiếp với thành cơ thể ở phía ngoài và xoang cơ thể ở phía trong
và không có màng ngăn cách

+ Tiết diện cắt ngang qua phần ruột là một vòng các tế bào hình trụ năm hơi lệch về
phía lưng.
+ Giữa thành cơ thể và ruột là xoang nguyên sinh chứa các phần khác nhau của hệ sinh
dục. Ở con cái các tiết diện nhỏ nhất, giống như bánh xe có nan hoa là tuyến trứng, ống dẫn
trứng có tiết diện lớn hơn, bên trong có nhiều trứng là các chấm tròn, cuối cùng là hai tử cung
có tiết diện lớn nhất, chứa đầy trứng. Ở con đực, tuyến tinh có lát cắt ngang giống như tuyến
trứng, ống phóng tinh có kích thước lớn nhất và có thành khá dày (hình 2.6).














+Hệ tiêu hóa: Bắt đầu bằng lỗ miệng có 3 thùy môi bao phủ xung quanh. Tiếp theo là
xoang miệng, hẹp và nhỏ gọi là stoma. Sau xoang miệng là hầu hình bầu dục, có thành cơ
dày, màu trắng, phân biệt rõ với phần ruột tiếp theo. Đoạn ruột trước có chiều dài khỏang ở
phía sau hầu dẹp theo hướng lưng bụng và có nhiều nếp nhăn. sau đó là ruột giữa chạy dọc cơ
thể, bên trong có nhiều nếp gấp dọc. Ruột sau ngắn đổ ra ngoài qua hậu môn (hình 2.7).



Hình 2.6 Cấu tạo cơ thể giun đũa lợn

1. Miệng; 2. Hầu; 3. Ruột; 4. Tử cung; 5. Ống trứng; 6. Hậu môn; 7. Lỗ sinh dục; 8. Lỗ bài tiết; 9.
Ống ruột; 10. Xoang nguyên sinh; 11. Ống trứng; 12. Lớp cutincun; 13. Thần kinh; 14. Ống trứng
nhỏ; 15. Ống trứng lớn; 16. Ống bài tiết; 17. Cơ


26















+ Hệ sinh dục: Giun đũa lợn là động vật phân tính, con đực và con cái sai khác nhau về
hình dạng và cấu tạo của cơ quan sinh dục.
- Cơ quan sinh dục đực cấu tạo tương đối đơn giản, chỉ là một sợi dài liên tục. Đầu tiên
là tuyến tinh, hình sợi rất mảnh, tiếp theo ống dẫn tinh có kích thước lớn hơn và ống phóng
tinh có kích thước lớn nhất, tận cùng là cơ quan giao phối gồm 2 gai giao phối thò ra ngoài
qua huyệt sinh dục.
- Cơ quan sinh dục cái có cấu tạo kép gồm hai sợi dài gấp nhiều lần so với chiều dài cơ
thể, được gấp khúc và xếp với nhau thành búi trong cơ thể. Tuyến trứng là phần có kích thước
nhỏ và mảnh, phần ống dẫn có kích thước lớn hơn. Tiếp theo là phần tử cung lớn nằm song

song dọc hai bên cơ thể. Phía cuối 2 tử cung chập lại với nhau đổ vào âm đạo, tận cùng là lỗ
sinh dục cái.
+ Hệ bài tiết: Gồm 2 tế bào bài tiết kéo dài thành 2 ống dẫn đơn bào màu nâu, chạy dọc
2 bên cơ thể, nằm trong gờ hạ bì bên. về phía trước cơ thể, ống dẫn bài tiết phình to hơn, tại
đây có có nhân tế bào và cầu nối 2 ống dẫn. Từ cầu nối ngang có ống dẫn chung đổ ra ngoài
qua lỗ bài tiết, nằm ở mặt bụng của vùng môi. Ngoài ra còn có 2 tế bào hình sao lớn, màu
vàng sẫm, có khả năng thực bào, phân bố ở 1/3 phía trước cơ thể, dọc theo các gờ hạ bì bên.
+ Hệ thần kinh: Có vòng thần kinh hầu và các dây thần kinh chạy dọc cơ thể về phía
trước và sau, trong đó dây thần kinh lưng và bụng có kích thước lớn hơn cả. Khi giải phẩu
thấy rõ dây thần kinh lưng và bụng.
Ngoài ra sinh viên có thể nghiên cứu thêm
a. Các loài giun tròn sống tự do thường gặp:
Hình 2.7 Giải phẫu Giun đũa lợn Ascaris suum

×