Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

THỰC HÀNH ĐỘNG VẬT HỌC (PHẦN HÌNH THÁI – GIẢI PHẪU) part 1 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.73 KB, 14 trang )













ĐẠI HỌC HUẾ

LÊ TRỌNG SƠN



THỰC HÀNH
ĐỘNG VẬT HỌC
(PHẦN HÌNH THÁI – GIẢI PHẪU)


HUẾ - 2008



i




LỜI NÓI ĐÂU

Giáo trình Thực hành Động vật học (phần hình thái – giải phẫu)
dùng để giảng dạy cho sinh viên đang theo học ở khoa Sinh học của các trường Đại học Khoa
học, Đại học Sư phạm và các khoa liên quan đến ngành sinh học thuộc các trường thành viên
khác trong Đại học Huế. Ngoài ra còn được sử dụng là tài liệu tham khảo cho các sinh viên
của các trường cao đẳng.
Mục đích của giáo trình là:
Trang bị cho sinh viên các kỹ thuật về nghiên cứu hình thái và giải phẫu động vật.
Cung cấp các dẫn liệu về hình thái và giải phẫu các nhóm động vật từ đơn giản đến
phức tạp.
Ngoài ra cung cấp thêm cho sinh viên các hiểu biết về môi trường sống và kỹ thuật thu,
nuôi các nhóm động vật dùng trong quá trình học tập.
Về nội dung giáo trình coi trọng tính cơ bản, hiện đại và thực tiễn:
Tính cơ bản được thể hiện khi lựa chọn các đối tượng động vật để nghiên cứu, giúp cho
người học xác định hướng giải quyết vấn đề thực tiễn của động vật nghiên cứu.
Tính hiện đại được thể hiện trong việc cập nhật khối kiến thức mới về động vật học.
Tính thực tiễn được thể hiện việc đề cao giá trị thực tiễn của nhóm động vật nghiên
cứu, gắn liền với các vùng miền, tạo cho người học thấy thích thú với đối tượng mà họ đang
tìm hiểu.
Mặt khác chúng tôi lưu ý sử dụng tên khoa học, vị trí phân loại và các thuật ngữ khoa
học (kể cả từ Hán - Việt). Chúng tôi đề xuất sử dụng các nhóm động vật mang tính đại diện
cao và dễ tìm, dễ mua tại khu vực miền Trung nhằm đảm bảo được nội dung của bài.
Yêu cầu cao nhất đối với người học là thể hiện sự say mê tìm tòi, tính chủ động trong
mỗi bài học để có thể hiểu rõ được đối tượng nghiên cứu.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ và động viên rất lớn của
các đồng nghiệp ở Đại học Huế, có sự kế thừa chọn lọc các giáo trình đã có trước đây. Chúng
tôi xin chân thành cám ơn.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng giáo trình này chắc chắn sẽ còn nhiều sai sót, rất mong
được sự góp ý của bạn đọc gần xa.



Tác giả


1
Bài 1.
Động vật nguyên sinh (Trùng chân giả, Trùng roi
động vật, Trùng lông bơi) và Ruột khoang

I. Yêu cầu
Sinh viên cần nắm vững:
- Kỹ thuật sưu tầm, nhân nuôi mẫu vật, làm tiêu bản cố định và tiêu bản sống
- Đặc điểm cấu tạo cơ thể và một số đặc điểm sinh học, sinh thái học (nơi sống, sự vận
động, dinh dưỡng, hô hấp, bài tiết ) của các đại diện ở các ngành Trùng chân giả, Trùng roi,
Trùng lông bơi và một số đại diện của ngành Ruột khoang.
- Một số đặc điểm thích nghi hình thái, giải phẫu với điều kiện sống của chúng.

II. Dụng cụ, mẫu vật và hoá chất cần thiết
1. Dụng cụ, thiết bị
Chậu thuỷ tinh lớn, bình tam giác 250 ml, lam kính, kính đậy, bông thấm nước, ống
nghiệm, ống hút, kính hiển vi, kính lúp, đĩa petri…
2. Hoá chất
Đỏ carmin, Formol, Axit osmic, Keo gắn Canađa (Arabic), Đỏ Công gô, Hematoxylin,
Muối, Dung dịch Schaudin, Dung dịch iôt loãng, Xanh metylen, Cồn tuyệt đối (hoặc 96
0
)
- Gelatin; dung dịch tanin; axit axeetic 2%; dung dịch đỏ trung tính.
3. Vật mẫu
A mip trần (Acanthamoeba palostrinasia, Amoeba proteus), Trùng roi xanh (Euglena

viridis), Trùng lông bơi (Paramoecium caudatum) và một số động vật Ruột khoag như Thuỷ
tức, Sứa và San hô.

III. Nội dung thực hiện
1. Nghiên cứu A mip
1.1 A mip trần (Acanthamoeba palostrinasis, Amoeba proteus)
a. Vị trí phân loại
Loài: Amip trần (Acanthamoeba palostrinasis, Amoeba proteus)
Họ: A mip (Amoebidae)
Bộ: A mip trần (Amoebina)


2
Lớp: Trùng Chân giả (Sarcodina)
Ngành: Trùng chân giả (Amoebozoa)
b. Chuẩn bị vật mẫu và kỹ thuật nghiên cứu
A mip trần (Acanthamoeba palostrinasis, Amoeba proteus) sống ở các thuỷ vực nước
ngọt giàu chất hữu cơ như vũng nước, ao, hồ, đập nước chúng có nhiều ở mặt váng bùn non
áp đáy, thường thò chân giả lên mặt nước để bắt mồi.
Nên thu mẫu trước một ngày tiến hành thực tập, có thể dùng 3 cách sau để thu mẫu:
+ Dùng một lọ thuỷ tinh rộng miệng hay bát ăn cơm, thu lấy một ít váng bùn và nước ở
ao hồ đổ vào một chậu lớn (một lần thu trên diện tích khoảng 2 - 4m
2
), quấy đều và để lắng độ
3 - 4 giờ, sau đó lại hớt lấy váng bùn ở chậu dồn vào bình tam giác có dung tích 500ml. Để
lắng sau 4 - 5 giờ, dùng ống hút có đường kính từ 5 - 7mm hút lấy váng bùn non ở bình tam
giác bỏ vào các ống nghiệm, đặt lên giá chờ qua đêm, ngày mai đem ra sử dụng. Như vậy đã
làm giàu lượng mẫu (số lượng amip trong ống nghiệm tăng lên) vì vậy trong bất cứ ống
nghiệm nào và bất cứ lần lấy mẫu thí nghiệm nào cũng đều có a mip.
+ Thu váng vi khuẩn, tảo nổi trên mặt nước vào ngày xuân, hè có nắng với diện tích

khoảng 2 - 4m
2
đổ vào chậu lớn. Để lắng khoảng 3 - 4 giờ, sau đó dồn vào lọ tam giác 500ml
và tiếp theo dồn vào các ống nghiệm cất lên giá để dùng.
+ Có thể thu các nhớt, váng bám ở mặt dưới của các loại lá sen, súng, cạo các váng cho
vào chậu lớn và tiếp theo thực hiện các bước như trên để tích luỹ mẫu vào các ống nghiệm.
Để chủ động nên chuẩn bị mẫu vật nuôi trước đó 3 - 6 ngày. Băm các thực vật thuỷ sinh
sống ở nơi sinh sống của a mip như cỏ, bèo, lá sen, súng tươi thành đoạn ngắn bỏ vào bể nước
lấy ở vùng thu mẫu (nước lấy về nên lọc qua vải lọc để loại bỏ các động vật ăn amip). Để yên
trong điều kiện ấm áp trong lọ sẽ xuất hiện nhiều amip. Khoảng 3 - 6 ngày sau khi nuôi, số
lượng amip sẽ nhiều, dùng ống hút nhẹ lớp váng sát đáy lọ.
+ Chuẩn bị tiêu bản Amip sống để quan sát: nhỏ một giọt nước có amip lên bản kính,
đậy kính đậy lại, để yên lặng vài phút thì amip sẽ hoạt động, hình thành chân giả, di chuyển
nên dễ dàng nhìn thấy.
Vì cơ thể amip trong suốt nên khi quan sát chú ý khép bớt ánh sáng trong kính hiển vi.
Tốt nhất là nhuộm bằng dung dịch hematoxylin.
c. Quan sát cấu tạo và hoạt động sinh lý
+ Cơ thể là một khối nguyên sinh chất trần, không màu, khá lớn (100µm - 500µm).
Hình dạng luôn thay đổi do luôn luôn hình thành chân giả.
Chân giả là cơ quan tử vận chuyển, bắt mồi và số lượng không cố định.
+ Chất nguyên sinh cấu tạo hai phần rõ rệt: ngoại chất và nội chất. Ngoại chất mỏng,
quánh và trong suốt, phủ ngoài cơ thể. Nội chất ở phía trong, lỏng hơn và có nhiều hạt lổn
nhổn, chứa không bào co bóp, không bào tiêu hoá và nhân.


3
+ Không bào co bóp là các khoảng trống, tròn, trong suốt, là cơ quan tử điều hoà áp suất
thẩm thấu và bài tiết.
+ Không bào tiêu hoá cũng là các khoảng trống nhưng bên trong chứa đầy thức ăn.
Cả không bào co bóp và không bào tiêu hoá có thể hình thành bất cứ chỗ nào trong cơ

thể, chuyển động trong nội chất và cuối cùng vỡ ra cũng bất kỳ chỗ nào trên cơ thể
+ Nhân nằm giữa phần nội chất, có hình tròn hay bầu dục, trong suốt nên chỉ có thể nhìn
thấy rõ khi nhuộm màu. Trên tiêu bản nhuộn đơn hay nhuộm kép đều có thể nhìn thấy rõ
mạng nhiễm sắc thể và hạch nhân. Trên tiêu bản sống tìm dạng đang sinh sản phân đôi đã
phân đôi nhân hay sắp tách thành 2 cá thể.
+ Trên tiêu bản amip còn sống ta có thể thấy được quá trình hình thành chân giả để vận
chuyển hay bắt mồi: Từ một phía cơ thể con vật, phần ngoại chất lồi ra, sau đó nội chất cũng
lồi ra theo và hình thành chân giả mới, kéo toàn bộ cơ thể con vật đi theo hướng chân giả mới
hình thành (hình 1.1).










1.2 Giới thiệu một số trùng Chân giả khác
+ Các loài amip trần khác có chân giả với hình dạng và kích thước khác nhau: Loài
Amoeba limax có kích thước nhỏ (30 - 60µm), chỉ có 1 chân giả, A. radiosa (kích thước gần
100µm) có chân giả dài, đầu vuốt hình cánh sao, A. verucosa (kích thước gần 200µm) có chân
giả rất ngắn (hình 1.2).





Hình 1.2 Các loại amip khác nhau

1. Amoeba limax; 2. A. pelomica; 3. A. binuclea; 4. A. radiosa; 5. A. verucosa; 6. A. polypodia




Hình 1.1 Cấu tạo cơ thể amip đang hoạt động (trái) và bào xác (bên phải)
1. Nội chất; 2. Không bào tiêu hoá; 3. Ty thể; 4. Ngoại chất; 5. Phần trong nhân; 6. Phần ngoài nhân; 7. Hạt
mỡ; 8. Màng vỏ ngoài; 9. Nguyên sinh chất; 10. Màng vỏ trong; 11. Màng nguyên sinh chất; 12. Dịch nhân;
13. Màng nhân


4
2. Nghiên cứu Trùng roi
2.1 Trùng roi xanh
a. Vị trí phân loại
Loài: Trùng roi xanh (Euglena viridis)
Họ: Trùng roi (Euglenoidae)
Bộ: Trùng roi thực vật (Euglenoidea)
Lớp: Trùng roi (Flagellata)
Ngành: Trùng roi động vật (Euglenoidea)
b. Chuẩn bị vật mẫu và kỹ thuật nghiên cứu
Có thể thu thập ngoài tự nhiên ở các thời điểm khác nhau tuỳ thời tiết:
+ Khi trời nắng ấm, lúc 9 - 10 giờ sáng hay lúc 3 - 4 giờ chiều hớt lấy váng màu vàng
hay nâu nhạt trên các mặt nước ao, vũng, hồ, ruộng rau muống có bón nhiều phân, cho vào
chậu men, sau đó dồn vào vào bình tam giác 500ml và các ống nghiệm để làm giàu mẫu.
+ Khi trời không có nắng, dùng vợt thu mẫu sinh vật thuỷ sinh (lưới sinh vật nổi số 74)
hay vợt quét chạy dọc thuyền. Gom mẫu ở đáy ống vợt, định hình trong dung dịch formalin
40%, sau đó định hình bằng dung dịch lugôn cho thấy rõ chi tiết cấu tạo (cách pha dung dịch
lugôn: đầu tiên dùng 6 gam kali iodua hoà tan trong 20ml nước cất, chờ khi hoà tan hết iotdua
cho thêm 1 gam iot, lắc đều cho tan hết sau đó thêm 80ml nước cất).

Tuy nhiên muốn có nhiều mẫu vật và chủ động thì người ta thường nuôi trong phòng thí
nghiệm: Lấy nước ao hồ bẩn, cho vào lọ thuỷ tinh rộng miệng, bỏ thêm cỏ tươi hay rơm rạ cắt
ngắn, sau đó để ra chỗ có ánh sáng mặt trời.
Muốn quan sát rõ thì sử dụng các kỹ xảo sau: nhấp nháy ốc vi cấp, khép bớt ánh sáng,
nhuộm bằng iốt (roi phồng to, bắt màu nâu xẫm, các hạt á tinh bột có màu xanh tím ).
Nhuộm dung dịch carmin axetic để thấy nhân.
c. Quan sát cấu tạo và hoạt động sinh lý
Bao bọc bên ngoài cơ thể Trùng roi xanh là một màng phim (pediculla) trong suốt và có
khả năng dàn hồi do vậy chúng có thể thay đổi hình dạng chút ít.
Quan sát các cơ quan tử:
+ Có thể thấy rõ nhất là cơ quan tử dinh dưỡng đó là lạp thể (hạt diệp lục). Mẫu để trong
tối vài ngày có thể thấy rõ các lạp thể. Lạp thể có hình thoi hay hình que, tập trung nhiều ở
phía sau cơ thể. Vì trong lạp thể chứa chất diệp lục (chlorophylle) màu xanh lá cây, nhờ đó
Trùng roi xanh có thể tổng hợp được gluxit từ CO
2
và H
2
O. Loại gluxit do Trùng roi xanh
tổng hợp được có tên là hạt á tinh bột (paramidon) rất giống với tinh bột, nằm rải rác bên cạnh
các lạp thể. Khi nhuộm iot 1% các hạt á tinh bột bắt màu phớt tím.
+ Không bào co bóp nằm cạnh gốc roi, có cấu tạo hình hoa thị: giữa là túi chứa, xung
quanh có rãnh dẫn nước. Không bào co bóp có nhiệm vụ bài tiết và điều hòa áp suất thẩm
H×nh 1.3. Mét sè trïng Ch©n gi¶
cã vá
A. Arcella B.
Difflugia



5
















2.2 Giới thiệu các loài trùng roi khác
Trong giọt tiêu bản quan sát trên bản kinh, ngoài loài trùng roi xanh (Euglena viridis) có
hình búp chỉ, đầu tròn, đuôi nhọn thì ta còn có thể gặp một số loài khác như:
+ E. acus: Cơ thể hình thoi kéo dài (dài khoảng 200 - 300µm, rộng khoảng 20 - 30µm),
roi rất ngắn ít vận động. E. gracilis: cơ thể nhỏ (dài 35 - 45µm, rộng 5 - 20µm), ít diệp lục.
+ E. oxyuris: Kích thước
lớn (dài 350 - 500µm, rộng 30
- 45µm), màng phim dày với
những khía xiên rất rõ, hạt
diệp lục nhỏ và nhiều, roi dài
bằng 1/2 chiều dài cơ thể.
+ E. tericola (dài 68 -
93µm, rộng 8 - 17µm), biến
dạng, vận động co dãn chầm
chậm.

+ E. pseudoviridis: Dễ
biến dạng với roi lớn. E.
sanguinea có màu rỉ sắt
+ Phacus longicauda:
Hình 1.4 Các loài Trùng roi thường gặp
Hình 1.3 Cấu tạo Trùng roi xanh
(Euglena viridis)
thấu. Khi nhuộm đỏ trung tính 1% thì các túi không bào
tiêu hoá bắt màu hồng nhạt.
+ Điểm mắt (stigma) nằm ở phía đầu của cơ thể,
có màu đỏ da cam là cơ quan định hướng ánh sáng (tính
hướng quang dương của Trùng roi xanh).
+ Nhân tế bào của Trùng roi xanh khó quan sát
thấy, nằm chính giữa cơ thể và bị các lục lạp che khuất.
Thường để có thể quan sát được người ta phải dùng các
phương pháp nhuộm cacmin axêtic (hình 1.3).
+ Sự vận chuyển của Trùng roi xanh:
Vận chuyển nhờ vào roi ở phía trước cơ thể. Khi
vận chuyển roi xoáy vào nước như một mũi khoan. Như
vậy trùng roi xanh vừa tiến lên phía trước vừa xoay
quanh mình nó. Nhìn chung rất khó nhìn thấy roi, do
vậy cần phải nhỏ vào giọt tiêu bản một giọt rượu i ốt, i
ốt sẽ làm cho roi phồng to nên dễ thấy. Vậy ở Trùng roi
vừa thể hiện đặc tính của động vật vừa thể hiện đặc tính
của thực vật.




6

Cơ thể có màng phim dày và chắc, dẹt, có hình lá trầu không, phía sau kép dài thành một gai
nhọn, các khía của màng phim chạy dọc theo trục của cơ thể.
+ Phacus pleuronectes: Gần giống với P. longicauda, nhưng sai khác không có phần
đuôi dài và kích thước lớn hơn (hình 1.4).
Các giống Trùng roi khác có thể gặp (hình 1.5).













3. Nghiên cứu Trùng lông bơi
3.1 Trùng lông bơi Paramoecium caudatum
a) Vị trí phân loại
Loài Paramoecium caudatum
Họ Paramoecidae
Bộ Đồng mao (Holotricha)
Lớp Trùng cỏ (Infusoria)
Ngành Trùng lông bơi (Ciliophora)
b) Chuẩn bị mẫu vật và kỹ thuật nghiên cứu
Sử dụng mẫu vật nuôi trong phòng thí nghiệm: Dùng bèo cái, rơm, rạ đã băm nhỏ, kết
hợp với phân trâu, bò mục dầm vào nước ruộng hay nước giếng. Sau 3 - 4 ngày thường xuất
hiện trùng Hình chuông (Vorticella), trùng Hạt đậu (Colpoda), sau 5 - 6 ngày xuất hiện

Paramoecium caudatum và rộ từ 8 - 12 ngày, sau đó là trùng nhảy Stylonichia
Hình 1.5 Một số giống trùng roi thường gặp
Pamnama Phacus Chlamydomonas Gonium
Dinobryon Synum Eudorina Pandorina


7
Vớt lớp váng nâu đen viền trắng có ở các cống rãnh gần chuồng gia súc (để thu Trùng
lông bơi). Thu rong đuôi chó (chọn các cành có nhiều tua trắng mọc trên thân thân rong) để
thu thập trùng Hình chuông.
c) Quan sát hình dạng, cấu tạo và hoạt động
Để dễ quan sát, cần làm chậm tốc độ bơi của Trùng lông bơi bằng cách nhỏ vào giọt
tiêu bản một giọt gelatin 3%, hay một giọt gôm arabic 5% hay cho một vài sợi bông nhỏ.
+ Cơ thể khá lớn (khoảng 1/3mm) nên có thể nhìn thấy bằng mắt thường, chúng có hình
thoi, nhưng có thiết diện tròn, nhìn nghiêng cơ thể có hình chiếc dày. Ở mặt bên cơ thể có một
rãnh dài làm nhiệm vụ lấy thức ăn (gọi là bào khẩu hay rãnh miệng).
+ Có sự phân hóa chất nguyên sinh: Nội chất bên trong có hiện tượng chuyển động
vòng tròn còn ngoại chất bên ngoài phân hóa thành màng phim (cấu tạo và chức năng giống
như màng phim của Trùng roi (màng này giúp cho con vật thay đổi hình dạng chút ít khi
chuyển động). Cấu trúc màng phim gồm nhiều tấm hình lục giác xen kẽ nhau, chỗ nối nhau
thì dày lên. Để thấy rõ cấu trúc này, ta nhỏ 1 giọt đỏ công gô sau đó dùng kim nhọn dàn mỏng
ra và quan sát dưới vật kính có độ phóng đại lớn.
+ Lông bơi và sự vận chuyển: Lông bơi có cấu tạo như roi của Trùng roi nhưng ngắn
hơn và nhiều hơn (khoảng 10.000 – 15.000 lông trên một cơ thể). Lông bao phủ khắp cơ thể,
tuy nhiên ở rãnh miệng thì chúng lại liên kết với nhau nhằm tăng hiệu quả của việc bắt mồi.
Quan sát lông bơi của Trùng lông bơi tương đối dễ, tuy nhiên cần chú ý khép bớt ánh sáng và
có thể nhỏ vào giọt tiêu bản một giọt cồn i ốt.
Khi hoạt động các lông bơi quạt nước như một mái chèo không đều nhau và theo từng
đợt sóng. Chú ý là lông bơi mọc thành hàng dọc hơi xoắn theo trục cơ thể nên khi vận chuyển,
Trùng lông bơi tiến về phía trước và hơi xoay xung quanh trục cơ thể của nó. Các lông bơi ở

phía sau cơ thể dài hơn, làm nhiệm vụ bánh lái.
+ Các phản ứng phóng bao thích ty: Phía dưới mặt màng phim có một số cơ quan tử gọi
là bao thích ty (túi tế bào gai). Bao thích ty có hình thoi, lỗ bao hướng về phía giáp các tấm
màng phim. Theo quan điểm mới thì bao thích ty là một loại chất lỏng đặc biệt. Khi bị kích
thích bằng cơ học hay hóa học thì chất lỏng này sẽ tạo thành tia, gặp nước chúng cứng lại
thành que chích. Được dùng để tấn công và tự vệ (hình 1.6).
Để thấy rõ hơn bao thích ty thì cho thêm vào tiêu bản sống một giọt tanin (hay có thể
thay bằng axit axetic 2%), sau đó đậy la men và quan sát ở vật kính có độ phóng đại lớn.
Thường thấy que chích phóng ra làm thành một hàng rào quanh cơ thể Trùng lông bơi.
+ Hoạt động của một số bào quan khác: Quan sát hệ thống cơ quan tử tiêu hóa bằng
cách nhuộm sống tiêu bản bằng đỏ trung tính trước khi quan sát 20 phút (trong môi trường
axit chúng có màu đỏ tươi, còn trong môi trường kiềm thì chúng có màu vàng da cam). Hệ cơ
quan tử tiêu hóa bao gồm: Lỗ miệng nằm giữa rãnh miệng, cuối lỗ miệng có bào hầu và hình
thành các không bào tiêu hóa (trong điều kiện bình thường thì cứ 1 phút có 1 không bào tiêu
hóa được hình thành). Không bào tiêu hóa là một khối tròn nhỏ, chứa thức ăn bên trong (đó là


8
các vi khuẩn và các mùn bã chất hữu cơ được vo tròn lại) và bên ngoài là men tiêu hóa do
chất nguyên sinh tiết ra. Không bào tiêu hóa di chuyển trong nội chất theo một quỹ đạo như
sau: đầu tiên là một vòng tròn nhỏ ở nửa dưới cơ thể, sau đến một vòng tròn lớn ở nửa trên cơ
thể. Trong quá trình di chuyển, thức ăn được tiêu hóa dần và thấm vào chất nguyên sinh. Cuối
cùng chất cặn bã được thải ra ở bào giang nằm ở cuối cơ thể (hình 1.6).















3.2 Giới thiệu các đại diện Trùng lông bơi
thường gặp
Trong mẫu vật thu từ tự nhiên, có thể
gặp các đại diện quan trọng như:
+ Trùng Hình chuông (Vorticella):
Cơ thể giống như nụ hoa hay cái chuông,
phía cuối có một cuống dài, thường bám
vào giá thể. Trùng hình chuông luôn vươn
dài để kiếm mồi, vành lông bơi quanh
miệng hoạt động liên tục, tạo nên dòng
nước cuốn thức ăn vào miệng.
Khi bị kích thích thì chúng co ngắn
lại, rồi bật lên như một cái lò xo (hình 1.7).
Thường gặp các loài Trùng hình chuông có
cuống đơn như V. nebulifera, V. campanula, V. microstoma Ngoài ra còn gặp loài dạng tập
đoàn cuống phân nhánh hình cành Carchesium polypinium, Zoothamnium arbusscula.
Hình 1.6 Cấu tạo cơ thể Trùng lông bơi (Paramoecium caudatum)
Bên trái là lông bơi và sự hìnhthành không bào co bóp; Bên phải là cấu tạo và hoạt động của toàn bộ cơ thể:
1. Không bào co bóp; 2. Nhân nhỏ; 3. Nhân lớn; 4. Nội chất; 5. Ngoại chất; 6. Rãnh miệng; 7. Bào khẩu; 8.
Hầu; 9. Không bào tiêu hoá; 10. Bào giang; 11 và 12. Tế bào gai; 12 và 14. Lông bơi; 15. Các ống dẫn. 16.
Ống trung tâm của không bào co bóp; 17. Lỗ thoát; 18. Túi chứa; 19. Lưới nội chất



Vorticella
Stentor
Hình 1.7 Một số đại diện của Trùng lông bơi


9
+ Trùng Loa kèn (Stentor): có hình loa kèn và cũng có vành lông bơi quanh miệng.
Trùng Loa kèn có một nhân lớn dài, hình chuỗi hạt, còn nhân nhỏ thì nhiều và nằm rải rác
trong chất nguyên sinh (hình 1.7). Đại diện có S. polymorphis bám vào bèo, rau; S. coeruleus
màu xanh da trời nhạt bám vào bèo tấm trong các mương nước chảy; S. iganeus và S. roesali
gặp bám trên rong, cỏ ven hồ ao.
Ngoài các đối tượng đã nêu, tuỳ theo tình hình cụ thể mà có thể sử dụng các phương
pháp thu mẫu Trùng lông bơi ở các thuỷ vực để nghiên cứu thêm các đối tượng sau:
1. Trùng nhảy Stylonichia mytilus (họ Oxytridae, bộ Hypotricha) có kích thước từ 100 -
300µm. Thu mẫu ở váng bùn non ở đáy cống rãnh. Có thân dẹp, bụng phẳng, lưng gồ, đầu
phình, đuôi thon, rãnh miệng và vàng trước miệng ở bên trái thân. Các tiêm mao mặt lưng
mảnh, ngắn, bất động, còn các tiêm mao mặt bụng nhập thành nhiều nhóm hình ngón tay vuốt
nhọn. Có nhiều không bào tiêu hoá, một không bào co bóp, nhân lớn có 2 thuỳ và nhân nhỏ.
2. Trùng ống hút Podophrya (bộ Suctoria) và loài Sphaerrophrya magna thu mẫu ở
vùng nước tù hãm, hơi giàu chất hữu cơ. Khi còn non thì có tiêm mao. Dạng trưởng thành mất
tiêm mao, phân hoá bào khẩu và bào hầu, có một cuống bám và nhiều ống hút bắt giữ mồi. Có
một nhân lớn và một nhân nhỏ.
3. Trùng hình túi Barsaria truncatella (bộ Holotricha): Thu mẫu ở các bể gây thức ăn
cho cá con. Màng uốn ở rãnh bào khẩu có lông rất dài, nhân lớn hình que. Chúng ăn khỏe, con
mồi là Trùng lông bơi khác và Trùng roi.
4. Trùng hình cốc Didinium nasulum (bộ Holotricha): Thu mẫu ở các bể gây thức ăn
cho cá con. Kích thước từ 0,1 - 0,15mm, miệng hút khoẻ, bơi nhanh hơn Trùng cỏ nhờ 2 vành
tiêm mao quanh thân.
5. Trùng cổ ngỗng Dipleptus anser (bộ Holotricha): Thường gặp ở cống rãnh. Kích
thước khoảng 115µm, phần trên miêng có đuôi linh hoạt như cổ ngỗng.

6. Trùng dưa chuột miệng xoắn Spirostomium ambiguum và S. minus (bộ Heterotricha):
Thu mẫu ở các vũng nước tù ao ven làng nơi có nhiều lá tre khô rụng. Kích thước từ 500 -
2000µm, có các hàng tiêm mao phủ thân, có màng tiêm mao uốn xoắn quanh miệng, nhân
lớn, dài, hình chuỗi hạt
7. Trùng cá Ichthyopthirius multirius (bộ Holotricha): Sống trên da và mang cá mè, cá
chép, diệc. Hệ thống tiêm mao xếp trên thân theo kinh tuyến. Cơ thể có rất nhiều nhân xen kẽ
với không bào co rút.

4. Nghiên cứu động vật Ruột khoang (Coelenterata)
Chuẩn bị sưu tầm mẫu vật trước một tuần:
+ Thủy tức nước ngọt: sưu tầm ở các thủy vực sạch (ao, hồ, ruộng), có độ pH trung tính,
có nhiều rong đuôi chó, tóc tiên, súng, bèo ong, rau muống , nước không chảy mạnh, giàu
thức ăn của thủy tức như rận nước, thủy trần ). Dụng cụ sưu tầm là các cốc thủy tinh nhỏ và


10
một kéo nhỏ. Dùng một cốc thủy tinh trong, sau khi lấy mẫu cây thủy sinh ở các thủy vực trên
ngắt đoạn cây có thủy tức bỏ vào cốc thủy tinh, đợi một lúc sẽ thấy thủy tức vươn xúc tu ra.
Quan sát bằng kính lúp cầm tay, sau khi phát hiện thấy thuỷ tức thì dùng dùng kẹp gắp lấy
mẫu vật và bỏ vào ống nghiệm để thí nghiệm. Ở các ao hồ vùng ven biển có thể gặp loài thuỷ
tức thân xanh (Chlohydra viridissima) có tảo cộng sinh.
Để chủ động mẫu vật, nên nuôi thủy tức trong ống nghiệm, lọ nhỏ hay bể kính lớn:
Nuôi thuỷ tức trong ống nghiệm từ 1 - 2 con/ống nghiệm, bỏ mỗi ống nghiệm khoảng 1 cành
rong hay một ít bèo tấm. Khi thấy thuỷ tức nảy chồi thì đưa sang ống nghiệm khác để nuôi.
Nuôi thuỷ tức trong bể kính: Sau khi thu nhiều cây thủy sinh về bỏ vào bể kính, đổ nước
sạch vào (tốt nhất là lấy nước tại thủy vực thu mẫu), dùng vợt thủy sinh vớt rận nước, thủy
trần, giun đỏ về để cho thuỷ tức ăn). Ngoài ra cần hướng dẫn cho sinh viên tự tìm mẫu vật
để nghiên cứu.
Muốn làm tiêu bản toàn vẹn cần phải định hình bằng 1 trong các hoá chất sau: trong
formalin 3 - 4%, hay trong dung dịch Xaudin từ 5 - 30 phút, hoặc xenkera formalin trong 20 -

30 phút (50 gam HgCl
2
+ 25 gam K2CrO
7
+ 10 gam Na
2
SO
4
+ 1000ml nước cất. Đây là dung
dịch gốc, khi đem dùng cần pha thêm 2,5cc axit axetic đậm đặc và 2,5ml formalin đậm đặc).
Muốn quan sát các tế bào rời cần ngâm thuỷ tức sống vào cồn 30
0
trong 30 - 40 phút
hay dầm 1 phút trong dung dịch gồm 9 phần axit axetic 5% + 1 phần axit osmic 2%, hay
ngâm trong dung dịch gồm 1 phần axit axetic đậm đặc + 1 phần glixerin + 2 phần nước trong
khoảng 30 - 60 giây. Vớt mẫu lên bản kính, dùng giấy lọc thấm khô, nhuộm xanh mêtylen 1%
vài phút, đậy lam kính rồi ép trên kinh mỏng cho các tế bào rời ra.
+ Thuỷ tức tập đoàn Obelia hay Campanularia (họ Campanulariidae, bộ Leptolida): Có
thể thu lượm chúng từ các vùng núi đá nhô ra bãi triều nơi có 2 tảng đá kề nhau cách nhau
khoảng 20 - 40cm, cao khoảng 1 mét, lòng khe không bị sóng vỗ trực tiếp khi triều lên khe bị
ngập nước. Dùng thìa nạo lấy các tảng Obelia và Campanularia mọc dày như rêu, sau đó định
hình bằng dung dịch có thuỷ ngân hay hay formalin 3 - 4%. Làm tiêu bản hiển vi cành dinh
dưỡng và sinh sản của tập đoàn có nhuộm đơn bằng đỏ caccmin phèn.
+ Sứa (còn có tên khác là Doi biển, Nuốt): Có thể thu sứa vào mùa hè (tháng 4 - 8) ở
biển và nhất là vùng cửa sông (sứa thường theo thủy triều trôi sâu vào sông). Dùng bình thủy
tinh lớn để có thể chứa được nhiều mẫu, nên thu những con nhỏ bằng quả chanh để đỡ tốn hóa
chất. Sau khi thu mẫu sứa thì ngâm vào formalin 5 - 10%, ngâm mẫu với thể tích là khối
lượng nước gấp 10 lần khối lượng mẫu.
+ Hải quỳ: Thường sống đơn độc, bám vào đá, các cành cây hay các vật thể khác. Khi
thủy triều rút xuống thì cơ thể thấy chúng trong các vũng nước còn sót lại. Chúng thường tỏa

ra các xúc tu màu vàng hay tím. Dùng dao nạy chúng ra (chỉ cần thò lưỡi dao thọc vào mép đế
cho không khí thông vào chân đế thì hải quỳ sẽ nhả ra), cho vào bình thủy tinh sạch có chứa
nước biển. Hải quỳ có thể sống rất lâu trong nước biển, cho ăn thịt hầu, hà, vẹm hay hến,
giun (chú ý không để thức ăn thừa gây thối nước, hải quỳ sẽ chết).


11
Làm mẫu ngâm hải quỳ cần gay mê để cơ thể không bị co rúm và định hình bằng
cloralhydrat, cồn loãng, chloroform, MgSO
4

4.1 Nghiên cứu Thủy tức nước ngọt và Thủy tức tập đoàn
a) Hình dạng ngoài của Thủy tức nước ngọt (Hydra olygactic hoặc Hydra vulgaris)
Dùng ống hút bắt thủy tức từ bể nuôi sang đĩa petri. Để thủy tức hoạt động tự nhiên,
quan sát trên kính lúp hay kính hiển vi có độ phóng đại nhỏ. Cơ thể thủy tức hình túi, phân
biệt rõ các phần: Phần thân ở giữa, phía cuối về phía trên có lỗ miệng, xung quanh có các xúc
tu bắt mồi, phần đuôi là đế bám.
+ Số lượng tua của H. oligactics thay đổi từ 5 - 7, bề mặt tua sần sùi do các tế bào gai
tập trung thành từng đám. Tua có khả năng vươn rất dài, gấp nhiều lần so với chiều dài của cơ
thể, đồng thời cũng có khả năng co ngắn lại. Giữa các tua có có xoang rỗng thông với xoang
vị của phần thân.
+ Phần thân có rỗng bên trong (gọi là xoang), ở phần thân có thể nhìn thấy các chồi hay
mầm sinh dục. Chồi được hình thành trong quá trình sinh sản vô tính, chỉ được hình thành ở
phân thân theo thứ tự từ phần đến về phía miệng. Lúc đầu chồi chỉ là các núm lồi nhỏ, về sau
kéo dài ra và hình thành tua bắt mồi ở phía cuối, các tua này không phải hình thành một lúc
mà tăng dần số lượng cùng với việc hình thành lỗ miệng. Chồi con sinh sản vô tính tách khỏi
cơ thể mẹ khi kết thúc việc hình thành tua miệng (hình 1.8A).
















Hình 1.8 Cấu tạo chung và chi tiết của thuỷ tức Hydra
A. Một phần cơ thể; B. Cắt ngang thân; C. Tế bào gai: 1. Miệng; 2. Tay bắt mồi; 3. Tế bào cảm giác; 4.
Lớp tế bào dinh dưỡng; 5. Tầng trung giao; 6. Lớp biểu bì ngoài; 7. Tế bào gai; 8. Nắp đậy của tế bào gai;
9. Thân tế bào; 10. Tế bào chưa phóng; 11. Tế bào phóng ra; 12. Sợi


12
- Các cá thể sinh sản hữu tính trên cơ thể có các mầm sinh dục, được tạo thành từ lớp
ngoại bì dưới dạng các u lồi tròn hay hình trứng. Trình tự xuất hiện và cách sắp xếp cũng
giống như các chồi sinh sản vô tính. Thủy tức nước ngọt Hydra oligactis là động vật phân
tính: các mầm sinh sản cái có hình tròn nằm ở phía dưới cơ thể, còn mầm sinh sản đực thì
nằm ở phía trên (hình 1.8A).
b) Quan sát hoạt động sống của Thủy tức nước ngọt
- Để cho con vật yên tĩnh thì chúng ta sẽ thấy con vật di chuyển và bắt mồi. Thủy tức di
chuyển theo lối "sâu đo" hay "trồng cây chuối": đầu trên cong xuống và bám vào đáy, còn
phần đế rời vị trí cũ, lộn ngược lên, sau đó phần đế lại bám vào vị trí mới và con vật di
chuyển sang một vị trí mới như bước được một bước.
Bỏ một cành rong có Thủy tức vào cốc thủy tinh nhỏ hay đĩa petri, cho thức ăn vào, để

yên lặng một lúc rồi quan sát thấy Thủy tức vươn xúc tu ra bắt mồi: Các tế bào gai sẽ dính
con mồi và xúc tu sẽ đưa con mồi vào miệng. Chú ý các kiểu co cơ thể theo trục thẳng đứng
và trục ngang.
c) Quan sát lát cắt ngang
Trên tiêu bản lát cắt ngang thấy rõ có dạng vành khăn, bên ngoài là thành cơ thể, bên
trong là xoang vị. Thành cơ thể có 2 lớp tế bào: Lớp tế bào trong và lớp tế bào ngoài. Nằm
giữa lớp ngoài và trong là tầng trung giao (còn gọi là màng đáy hay màng nâng đỡ). Sơ đồ
này thấy ở tất cả các lát cắt ngang qua các phần khác nhau, chỉ sai chút ít về chi tiết (hình
1.8B).
Có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu cấu tạo các loại tế bào
trong cơ thể Thủy tức. Đơn giản nhất là nghiền: Cho Thủy tức sống vào cồn 30
0
trong vòng
20 - 30 phút, sau đó chuyển con vật lên lam kính, ép nhẹ bằng lam kính, cơ thể con vật sẽ vỡ
ra và có thể thấy được các loại tế bào.
Cũng có thể làm cách khác: cho thủy tức sống lên lam kính, dùng giấy thấm hút khô
nước rồi nhỏ lên con vật từ 2 - 3 giọt dung dịch Bella - Haller (là một hỗn hợp gồm 1 phần
axit axetic đậm đặc + 1 phần glyxêrin + 2 phần nước) sau 30 - 60 giây thì dùng giấy thấm hút
khô đi và và nhỏ vào đó vài giọt nước, đậy lam kính lại và quan sát.
Ngoài ra có thể nhuộm sống bằng xanh metylen trong vòng vài phút trước khi quan sát.
Nhuộm lát cát ngang qua thành cơ thể bằng hematoxylin + eozin để dễ thấy các loại tế bào
của thành cơ thể hơn.
+ Lớp tế bào ngoài có các tế bào với chất nguyên sinh chứa nhiều hạt, phần lớn là các tế
bào biểu mô cơ. Mỗi tế bào biểu mô cơ có 2 phần: Mào chất nguyên sinh và mấu cơ có khả
năng co rút. Mấu cơ xếp dọc cơ thể, áp sát vào tầng trung giao tạo nên khả năng co rút theo
chiều dọc. Ngoài ra ở lớp ngoài còn thấy các loại tế bào khác như tế bào gai. Đó là các tế bào
có xoang rộng, hình thành nên bao gai có thành kitin vững chắc, bên trong có chứa chất dịch
và sợi gai (do thành bao gai hình thành, kéo dài ra và xoắn lại thành hình lò xo). Khi bị kích
thích thì sợi gai được phóng thẳng ra ngoài. Tế bào gai phân bố nhiều ở tua miệng và giúp con

×