Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1900 - 1930_6 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.35 KB, 12 trang )

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 1900 - 1930

Bức tranh thời sự đầu thế kỷ XX được các tác giả chấm phá bằng những
nét sinh động, chân thực thể hiện được cái đa dạng của cuộc sống, cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc đầy gian khổ đau thương mà rất hào hùng.
Các thi sĩ, văn gia thời này đâu chỉ nhằm tái hiện lịch sử. Họ còn dùng
ngòi bút để tuyên truyền vận động cứu nước, để giác ngộ "xã hội đang
còn mê mẩn, đánh thức cả một làng nho còn chìm đắm trong vòng danh
lợi."

* Văn học yêu nước và cách mạng là lời tuyên truyền vận động cứu
nước.

Sống trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, dân khổ nhục, nhà nho luôn có
ý thức về trách nhiệm và rất mong muốn tìm ra con đường cứu nước và
làm cho đất nước giàu mạnh, sánh kịp các nước châu Âu. Nhưng họ chỉ
có trong tay một thứ vũ khí là văn chương, họ muốn biến nó thành công
cụ vạn năng "vừa là trống vừa là chiêng thức tỉnh người mê ngủ, vừa là
gươm là súng đánh đổ cường quyền." (Thơ văn yêu nước và cách mạng
đầu thế kỷ XX -Ðặng Thai Mai, trang 20). Trong thời điểm này các nhà
nho nhận thấy văn chương chân chính có một khả năng to lớn, một chức
năng quan trọng: Tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, tập hợp lực lượng
để chống giặc cứu nước.

Tuyên truyền những gì? Tuyên truyền cho ai? Tuyên truyền như thế
nào? Ðây là vấn đề cần bàn đến: Các nhà chí sĩ ái quốc thời này hướng
đến lực lượng nhà nho là trước hết. Vì nhà nho là tiêu biểu cho tinh thần,
văn hóa của dân tộc. Bởi nhà nho có nhiều mối thù sâu nặng với thực
dân. Nhưng chủ trương khai dân trí, đoàn kết dân tộc khiến những người
làm cách mạng lúc bấy giờ cần phải đưa tư tưởng mới đến đông đảo


quần chúng. Nhưng xét cho cùng thì tầng lớp trí thức phong kiến vẫn
được xem là đối tượng chủ yếu. Không riêng gì Phan Bội Châu mà
nhiều nhà cách mạng đương thời cũng đặt niềm tin và trách nhiệm lên
đôi vai của nho sĩ. Ðiều này phản ánh đặc trưng của thời đại. Quần
chúng nhân dân đã được chú ý nhưng cái nhìn toàn diện về họ, vị trí và
vai trò của họ trong cuộc đấu tranh này còn bị nhiều hạn chế.

Khi đặt chân lên đất nước Việt Nam, thực dân Pháp không chỉ nhằm
khai thác những tiềm lực về kinh tế mà còn ôm ấp ý đồ thống trị về mặt
tinh thần nhân dân ta. Chúng muốn biến dân tộc Việt Nam trở thành nô
lệ cho chúng. Sống trong chế độ chính trị và giáo dục của thực dân,
người Việt Nam sẽ dễ dàng trở thành những kẻ ích kỷ, đê hèn, tự ti, mất
gốc, không biết gì đến Tổ quốc, dân tộc. Nhân dân Việt Nam đang say
sưa trong giấc ngủ của đêm trường nô lệ. Nhiều người quên dần cái nhục
mất nước, cứ ngỡ rằng việc khai hóa của thực dân là sự thật, là hảo ý của
Pháp đối với Việt Nam. Nỗi đau mất nước đã lắng dần theo năm tháng,
người ta lại còn cảm thấy dường như sự hiện diện của Pháp lại có lợi cho
người Việt Nam, Pháp mang đến cho nhân dân Việt Nam bao nhiêu là
tiện nghi vật chất mà họ chưa từng có được. Người Việt Nam đã thích
nghi dần và bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Phải đánh thức đồng bào,
"gọi hồn" dân tộc trở về, phải giáo dục tư tưởng mới cho nhân dân: Yêu
nước giành độc lập và cải cách xã hội. Văn học yêu nước và cách mạng
đã tích cực giác ngộ xã hội, đánh thức cả dân tộc còn mê mẩn. Loại văn
thơ gọi hồn trở thành công cụ trong giai đoạn này. (Kêu hồn nước -
Nguyễn Quyền, Tỉnh hồn ca - Phan Chu Trinh).

Văn chương còn góp phần vào việc bồi dưỡng tình cảm cho con người,
đánh đổ tinh thần tự ti, xây dựng tình cảm mới, nhắc nhở rằng nhục nô lệ
chỉ có thể rửa sạch và được rửa sạch bằng tinh thần đấu tranh của toàn
thể đồng bào. Phan Bội Châu đã cho rằng một trong những nguyên nhân

dẫn đến tình trạng mất nước là do nhân dân ta xung khắc, bất hòa đã ngờ
nhau chẳng biết tin nhau, coi nhau như thể quân thùì mà "bụng có hợp
thì nhà mới hợp" còn "lòng đã tan thì nước cũng tan."

Tiếp nối truyền thống văn học của các giai đoạn trước, văn học hướng
tới sự phát triển vào con người cố gắng vươn lên khẳng định những giá
trị chân chính của con người, đặt ra vấn đề quyền sống con người, trong
đó có người phụ nữ. Ðến giai đoạn này văn học đã phát triển thêm một
bước: Nêu lên yêu cầu đấu tranh giải phóng phụ nữ và xem nó như một
bộ phận của cách mạng dân tộc. Thanh niên cũng trở thành đối tượng
được quan tâm nhiều. Các nhà nho đã thấy rõ vai trò, khả năng của họ
cho nên rất chú ý giáo dục đối tượng này. Trong Bài ca chúc Tết thanh
niên" Phan Bội Châu đã vạch kỹ con đường đi tới cho thanh niên, kêu
gọi họ phải tỉnh táo và sáng suốt trong việc chọn cho mình một lý tưởng
sống. Phải biết: "Ði cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan" để làm nên
việc lớn.

Tác giả của văn chương yêu nước giai đoạn đầu thế kỷ XX phần lớn là
những nho sĩ cấp tiến. Tầm nhìn của họ được mở rộng, họ biết đến nhiều
nước trên thế giới. Họ đã nhận ra ánh sáng của văn minh hiện đại. Ðứng
trước sự phát triển vượt bậc về khoa học kinh tế của các nước, nhìn lại
xã hội Việt Nam còn quá nghèo nàn, lạc hậu, họ vừa kinh ngạc vừa lo
sợ. Vì vậy khi tuyên truyền cứu nước tác giả này cũng đi từ chỗ ca ngợi
nước người, chỉ ra cái yếu kém của nước mình để khêu gợi lòng tự ái, tự
trọng của mọi người. Người Việt Nam phải biết nhục với tình cảnh mất
nước, phải đau đớn, phải căm hờn, phải lo lắng, hoảng hốt trước nguy cơ
diệt chủng Nhìn chung, văn chương cổ động thời này chú trọng nhiều
đến việc kích thích tình cảm.

Văn chương tuyên truyền ở giai đoạn đầu thế kỷ XX cũng nhắc nhở

truyền thống nhưng chú ý đến hiện tại nhiều hơn. Các tác giả lấy hiện
thực trước mắt để làm cơ sở thuyết phục, vận động cứu nước. Ðó là hiện
thực của xã hội thiếu dân chủ, của nền kinh tế lạc hậu thấp kém, của một
hoàn cảnh chính trị rối ren, của cuộc sống khổ nhục, lầm than vì ách
thống trị hà khắc do thực dân Pháp gây ra. Chính vì vậy mà tác dụng
tuyên truyền rất cao đã khiến cho kẻ thù thấy đó là mối đe dọa nghiêm
trọng đối với sự thống trị của chúng. Cho nên chúng đã tìm mọi cách để
ngăn chặn. Ông Ðặng Thai Mai có nhận xét: "Ý chí căm thù của của
nhân dân là kho thuốc nổ, văn chương đầy nhiệt tình của các nhà chiến
sĩ là mồi lửa làm cho kho thuốc nổ ấy bốc cháy." (Văn thơ cách mạng
Việt Nam đầu thế kỷ XX, trang 100).

Sau biến cố năm 1908, phong trào cách mạng bị lắng xuống do sự đàn
áp quá dã man của kẻ thù. Tổ chức cách mạng không còn cơ sở trong nội
địa, vậy mà văn thơ tuyên truyền vẫn tiếp tục ra đời để triển khai những
chủ trương lớn của hội duy tân ngày trước. Các sáng tác này do những
ngưòi yêu nước còn lại đang lẫn trốn hoặc chạy ra nước ngoài tìm cách
hoạt động và sáng tác. Nội dung không có gì thay đổi, có khác là ở chỗ
khẳng định dứt khoát cái chính thể mà cuộc cách mạng ái quốc sẽ thành
lập cho nước Việt Nam là chế độ dân chủ cộng hòa theo quốc dân Ðảng
Trung Quốc; xác nhận quyền làm chủ của nhân dân. Chính chỗ này đã
làm cho tư tưởng của nó có tác dụng rõ rệt đối với độc giả hiện đại.
Phong trào cách mạng dân tộc dân chủ tư sản không giành được thắng
lợi hoàn toàn nhưng thơ văn cổ xúy cho phong trào ấy cũng kèo dài thời
gian tồn tại và phát triển đến khoảng hai mươi năm. Nó đã đóng góp
không nhỏ cho hoạt động chính trị cứu nước thời bấy giờ.

1.4. Vấn đề cách tân nghệ thuật trong văn học yêu nước và cách
mạng.


Lực lượng sáng tác văn chương đầu thế kỷ XX chủ yếu là các nhà nho,
nhà khoa bảng. Ðối với họ chữ Hán, chữ Nôm là phương tiện thông
dụng nhất và quen thuộc đến thành nề nếp. Nhà Nho "cũng chỉ quen với
văn, thơ, phú, lục thứ văn học cao quí viết bằng thứ ngôn ngữ khó
hiểu, rất khó nói chuyện thực tế, khó đi vào quần chúng đông đảo." (Văn
học yêu nước và cách mạng - Ðặng Thai Mai, trang 122). Trước yêu cầu
mới của xã hội, người sáng tác phải đưa tác phẩm của mình đến với
phong trào cách mạng, dùng văn chương để tuyên truyền giáo dục tư
tưởng mới cho quần chúng. Tình hình mới lại có nhiều phức tạp: giữa
lực lượng nhà nho và nhân dân chưa có sự thống nhất với nhau về hình
thức nghệ thuật, ngôn ngữ văn học vẫn còn tồn tại hai dạng công
chúng khác nhau. Làm sao để tất cả nội dung cần tuyên truyền đều đến
với mọi tầng lớp nhân dân? Ðạt được điều này phải giải quyết nhiều vấn
đề quan trọng và cấp thiết: Cải cách văn tự, cải cách ngôn ngữ, nghệ
thuật của văn chương, việc vận dụng chữ quốc ngữ trong sáng tác văn
chương giúp cho quần chúng dễ dàng đến với các tác phẩm văn chương
nghệ thuật lúc bấy giờ. Ðể đạt được hiệu quả tuyên truyền, các tác giả
thời này vận dụng đủ mọi thể loại sáng tác. Các thể loại truyền thống
như: Thơ (lục bát, song thất lục bát) ca trù, hát dặm lẫn các hình thức
mới phù hợp với mục đích tuyên truyền, cổ động (tiểu thuyết, hình thức
diễn ca). Phan Bội Châu được mệnh danh là một người "có lẽ từ xưa đến
nay trong văn học Việt Nam chưa có nhà văn nào đã chịu khó và có gan
đem ngòi bút ra thử thách trên nhiều loại văn khác nhau như Sào Nam"
(Ðặng Thai Mai). Người sáng tác thời này đã chú ý đến yếu tố hiện thực
trong tác phẩm. Họ thường đi thẳng vào các vấn đề chính trị xã hội trước
mắt để đưa ra lập luận nhằm mục đích giáo dục hay tuyên truyền vận
động.
Văn xuôi Nôm đến đầu thế kỷ XX vẫn còn rất ấu trĩ, lủng củng, nghèo
nàn, mà nhà nho cũng quen dùng chữ Hán hơn chữ Nôm. Vì vậy việc cải
cách văn xuôi trước hết tiến hành trong văn chữ Hán. Các nhà nho tiến

bộ đã bỏ bớt âm hưởng biền ngẫu, cố gắng đưa tri thức mới, thuật ngữ
mới vào trong sáng tác. Họ học cách viết của báo chí Trung Quốc lúc đó
là trình bày ý kiến rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ. Các nhà nho thời nay
chịu ảnh hưởng của văn tân thư Trung Quốc đặc biệt là họ thường lấy
văn của Lương Khải Siêu làm mẫu mực.

Do yêu cầu sáng tác để tuyên truyền nên các tác phẩm thời này thường
chú ý đến việc nói cho dân nghe, viết cho dân hiểu. Vì vậy họ phải viết
bằng tiếng nói, âm điệu mà nhân dân quen thuộc, ưa thích. Muốn cổ
động có tác dụng họ phải chú ý trình bày rành mạch, khúc chiết, phải mô
tả thực tế, phải khêu gợi, phải lâm li, giàu tình cảm, phải có sức kích
động. Bởi thế văn chương thời này cũng trút bỏ hết giọng uỷ miñ, yếu
đuối, trở nên hùng tráng, đanh thép để cảm động, lôi cuốn.

"Dây! Dậy!
Bên án tiếng gà vừa gáy
Ði cho êm! Ðứng cho vững! Trụ cho gan! "
(Bài ca Chúc Tết thanh niên).

Văn vần vẫn là hình thức được ưa chuộng nhất trong thời này. Ðầu thế
kỷ XX phổ biến hình thức diễn ca. Có những văn bản chính luận đã
được diễn ca nhằm mục đích đưa tư tưởng mới đến với quần chúng được
dễ dàng. Ðó là trường hợp của "Hải ngoại huyết thư" của Phan Bội
Châu. Diễn ca được các nhà yêu nước dùng để thể hiện những nội dung
tuyên truyền cứu nước rất phù hợp với điều kiện xã hội lúc bấy giờ.
Người ta có thể đọc cho nhau nghe, nhớ lâu, dễ thuộc không cần phải in
thành sách vở

Ðể đạt được hiệu quả trong tuyên truyền, các tác giả văn thơ yêu nước
và cách mạng đầu thế kỷ XX đã cách tân nghệ thuật sáng tác, tạo nên

những đổi mới so với trước kia. Tuy nhiên văn phong của họ tỏ ra rất bề
bộn, chữ Hán, chữ quốc ngữ pha tạp, các thể loại truyền thống và hiện
đại đan xen. Tuy hô hào sử dụng chữ quốc ngữ nhưng đại đa số các nhà
nho lại thích dùng chữ Nôm để sáng tác. Họ chưa bỏ được lối viết văn
biền ngẫu, nhiều bài thơ thời này còn bị pha trộn một vài câu hoặc một
đoạn thơ chữ Hán cầu kỳ khó hiểu ("Bài hát khuyên nhà nho", Hú hồn
thanh niên). Nhiều từ ngữ xa lạ, tên đất, tên người thật đặc biệt được
mang vào trong tác phẩm một cách tuỳ tiện, làm cho bài văn, bài thơ trở
nên nặng nề tạo cảm giác khó chịu đối với người đọc (Tình phu phụ -
Khuyết danh). Có thể khẳng định đây là một đặc điểm chỉ tìm thấy ở văn
học giai đoạn này.
2. Văn học hợp pháp.

2.1. Lực lượng sáng tác:

Lực lượng sáng tác tiêu biểu của dòng văn học hợp pháp là nhà nho và
các bậc trí thức tân học. Dù là nhà nho hay trí thức tân học phần lớn họ
là những người chú trọng đến văn hoá hơn chính trị. Việc đọc sách của
họ là để hướng đến mục đích mở mang tầm nhìn cho người sáng tác,
nhằm phát triển văn hoá nước nhà. Họ không chỉ đọc tân thư, tân văn
mà còn đọc cả những sáng tác văn học phương Tây. Khách quan mà
đánh giá thì họ là những người mạnh dạn đến với cái mới, tuy ở họ
không tránh khỏi những dằn vặt, trăn trở khi chọn cho mình một hướng
đi để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Nhìn chung, họ đã tỏ ra là
người nhanh chóng vứt bỏ cái cũ phong kiến lạc hậu. Họ đến với cái
mới không vì muốn thỏa hiệp với Pháp mà vì sự phát triển của nền văn
hoá dân tộc, vì ước nguyện muốn dung hòa hai nền văn hoá Âu - Á.

2.2. Ðiều kiện ra đời và phát triển của văn học hợp pháp:


Văn học công khai hợp pháp là một bộ phận văn học quan trọng của
nền văn học dân tộc trong giai đoạn này. Văn học công khai hợp pháp
phát triển trong lúc văn học yêu nước đang bị trấn áp mạnh. Văn học
hợp pháp ở buổi đầu đã được phát động từ hai phía đối lập nhau, nhằm
hai mục đích trái ngược nhau nhưng lại đạt cùng một kết quả: Phía
Pháp muốn có một công cụ để tuyên truyền cho chúng, để phục vụ cho
việc khai hoá, do đó mở báo chí xây dựng nhà in, thành lập một số
trường dạy quốc ngữ và chữ Pháp, cho dịch các tác phẩm văn học Pháp;
phía Việt Nam, người yêu nước muốn thực sự khai hoá cho dân để tìm
cách giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ, cho nên cổ động học chữ quốc
ngữ, giới thiệu tân thư, dạy và khuyên học khoa học kinh tế hiện đại
Lúc đầu việc làm của hai bên tuy ý đồ đối lập nhau nhưng công việc
được tiến hành có những điểm gần nhau. Khi mục đích chính trị của các
nhà yêu nước lộ rõ thì Pháp đã tìm cách đối phó. Một đợt càn quét dã
man được thực hiện đối với các nhà yêu nước. Các sĩ phu yêu nước rơi
vào tình trạng tan tác, nhưng sức sống của dân tộc ta đã tiếp nhận
những thành quả ban đầu và đẩy mãi nó lên. Nhất là trong lĩnh vực văn
học, chúng ta đã tiến những bước lớn. Văn học hợp pháp đã được phát
triển trong những điều kiện thuận lợi lớn:

- Chữ quốc ngữ, báo chí, dịch thuật:

+ Vấn đề chữ quốc ngữ:

Chữ quốc ngữ đã có mặt ở Việt Nam từ các thế kỷ trước, nhưng đến
đầu thế kỷ XX nó mới được đưa vào trong sáng tác văn học một cách
phổ biến. Chữ quốc ngữ là một hệ thống ngôn ngữ - văn tự lý tưởng của
văn học mới, vì nó mô tả cuộc sống bình thường, nó có thể đến với bất
cứ loại độc giả nào từ tầng lớp quí tộc đến bình dân.


Ði đôi với vấn đề sử dụng chữ quốc ngữ trong sáng tác là việc xây dựng
văn xuôi quốc ngữ. Trong quá trình hình thành và phát triển của nền
văn học mới, các tác giả không tránh khỏi việc ghi chép khẩu ngữ. Mặt
khác, do ảnh hưởng của cách viết văn cũ (văn biền ngẫu), văn xuôi quốc
ngữ trong giai đoạn này thường đối nhau. Ngoài ra còn có những
trường hợp chịu ảnh hưởng của lối văn dịch, câu văn xuôi trở nên dài
dòng, nửa Tây nửa Tàu như văn xuôi của Phạm Quỳnh.

×