Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1900 - 1930_4 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.32 KB, 11 trang )

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 1900 - 1930

đặt ra cho người sáng tác nhiệm vụ phải thay đổi quan niệm sáng tác,
phương pháp sáng tác nhằm tạo cho họ những món ăn tinh thần thú vị
hơn, phù hợp với thời đại mới. Hai loại công chúng này mang trạng thái
tâm lý khác nhau, sống trong hai điều kiện khác nhau, lại tồn tại song
song trong xã hội thực dân nửa phong kiến đầu thế kỷ XX. Lớp công
chúng mới ngày càng phát triển. Hơn nữa, khi lớp thanh niên lớn lên,
nhiều người đi học chữ Pháp, được đào tạo theo nền giáo dục mới sẽ
quên dần thứ chữ truyền thống của cha ông, văn chương truyền thống
cũng trở thành xa lạ đối với họ. Trong khi đó, lớp nhà Nho và những
người theo họ vẫn chỉ thừa nhận thứ văn chương là thơ, phú, lục. Nhưng
liệu họ có thể bám mãi với ngôi nhà cổ kính, ngày càng vắng khách lui
tới của nền văn chương chữ Hán này không ? Bởi vì, càng ngày người ta
càng tỏ ra thích thú say mê nhiều hơn với những tác phẩm văn học
phương Tây, thơ Lamartin, kịch Molie, Cornây vẫn hấp dẫn, lôi cuốn
độc giả hơn thơ Nguyễn Trãi hay văn của Trương Hán Siêu. Ðiều muốn
nhấn mạnh ở đây là sự tồn tại song song của hai loại công chúng khác
nhau, trong cái thế một bên đã ít nhưng chưa mất hẳn; một bên dù mới
xuất hiện nhưng rất mạnh và có điều kiện để phát triển nhanh. Ðây là
một hiện tượng chỉ xảy ra trong văn học giai đoạn giao thời của lịch sử
văn học Việt Nam.
Trả Lời Với Trích Dẫn
 11-04-2009 07:22 PM #3

Dĩ Vãng 10
Thành viên
Join Date
May 2009
Bài gởi


1,555
Thanks
0
Thanked 638 Times in 407 Posts

III Ðầu thế kỉ XX văn học Việt Nam đi vào con đường hiện đại
hóa.

1. Khái niệm về văn học hiện đại :

Văn chương hiện đại là nền văn chương mới về nội dung tư tưởng cũng
như hình thức nghệ thuật mà theo chúng tôi đã có mầm mống từ đầu thế
kỉ XIX song hình thành và phát triển chủ yếu trong phạm vi thế kỉ XX
(chuyên đề "Sự chuyển biến của văn học Việt Nam sang thời kỳ hiện
đại") (Trần Thanh Ðạm, trang 25).

2. Vấn đề hiện đại hoá của văn học :

2.1 Thế nào là hiện đại hóa của văn học ?

- Giáo sư Trần Thanh Ðạm có viết : "Vì tính chất hiện đại của nó không
được hình thành trong một ngày, một tháng, một năm cho nên mới đặt
vấn đề : Hiện đại hóa và tiến trình hiện đại hóa" (Tài liệu đã dẫn).

- Giáo sư Trần Ðình Hượu đã giải thích cụ thể hơn : "Quá trình hiện đại
hóa văn học là quá trình xóa bỏ quan niệm xã hội luân thường với con
người đạo đức và chức năng hình thành quan niệm xã hội, quan niệm
con người, quan niệm cuộc sống chi phối việc thay đổi đề tài văn học.
Người sáng tác phải chú ý đến người, đến việc và phải quan tâm đến cốt
truyện, đến nhân vật, phải quan tâm đến nhận thức, đến xây dựng. Ðó là

quá trình biến dạng, tha hóa ba mẫu nhân vật : Nho gia, người ẩn sĩ và
người tài tử tồn tại mấy trăm năm trong văn học bác học. Ðó là cụ thể
hóa, đa dạng hóa các nhân vật của xã hội cũ : Vua, quan Tuần, quan
Huyện, quan Nghè, Thầy Ðồ, ông Lý, người nông dân. Ðó là quá trình
xuất hiện ngày càng nhiều những nhân vật thành thị : Thầy Thông, Thầy
Ký, ông Thầu Khoán, cậu học trò, người dân lao động, người công nhân,
cô tiểu thư và cô gái mới. Cuộc sống trong văn học cũng dần dần phức
tạp, đa dạng, nhiều màu sắc như cuộc sống thực và để thể hiện nó, thể
loại, phương pháp sáng tác, tiêu chuẩn thẩm mĩ cũng kịp thời thay đổi
theo" (Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời, trang 25)

2.2-Vì sao có yêu cầu hiện đại của văn học Việt Nam ở đầu thế kỉ XX
?

+ Khách quan : hoàn cảnh xã hội, sự thay đổi trong tư tưởng, văn hóa đã
tạo cơ sở cho việc hiện đại hóa của nền văn học Việt Nam ở đầu thế kỉ
XX.

- Xã hội : Sự thay đổi về hình thái xã hội là một yếu tố quan trọng đã
ảnh hưởng đến sự thay đổi của nền văn học Việt Nam. Ðó là sự thay đổi
từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân nửa phong kiến. Ðặc trưng
của xã hội thực dân nửa phong kiến là có sự hiện diện của quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa mang hình thức thuộc địa, đã gây biến đổi lớn
trong cơ cấu xã hội, làm ảnh hưởng đến tâm lý sống, điệu sống, cách
sống, nhịp sống của toàn xã hội, trước hết là ở thành thị. Nhà văn sống
trong xã hội có những biến đổi lớn lao như thế cũng bị chi phối cách
sống, cách nghĩ, cách cảm.

- Xã hội thực dân nửa phong kiến, thành thị, đã phát triển nhanh tạo nên
lối sống thành thị hiện đại, sôi động, khẩn trương. Từ điều kiện của văn

minh thành thị sự giao lưu mọi mặt trong nước và ngoài nước cũng được
thay đổi, không còn bị giới hạn trong phạm vi khu vực mà vươn tới
phạm vi tòan cầu.

- Tư tưởng, văn hóa :

Từ đầu thế kỉ XX, trong phạm vi cả nước, đời sống văn hóa tư tưởng của
người Việt Nam đã bắt đầu thay đổi. Có sự chuyển biến từ ý thức hệ
phong kiến sang ý thức hệ tư sản. Ý thức hệ phong kiến vẫn còn tồn tại
nhưng mất địa vị độc tôn, độc quyền. Ý thức hệ tư sản mới được hình
thành và bắt đầu mâu thuẫn với ý thức hệ phong kiến, đang từng bước
chiếm dần vị trí trong xã hội.

Ðầu thế kỉ XX nền văn hóa phương Tây đã được du nhập vào Việt Nam
ồ ạt, trong phạm vi cả nước. Cuộc giao lưu văn hóa lần này có nhiều mới
mẻ so với trước kia, mà nổi bật là vượt ra khỏi phạm vi khu vực để vươn
đến toàn cầu.

+ Chủ quan : sự vận động và phát triển của văn học là một nhu cầu tất
yếu.

3. Vấn đề hiện đại hóa của văn học Việt Nam ở 30 năm đầu thế kỉ
XX :

- Vấn đề hiện đại hóa của văn học Việt Nam ở đầu thế kỉ XX đã diễn ra
theo hai bước :

+ Bước 1 -Từ năm 1900 đến 1920: Ở giai đoạn này văn học đã đổi mới
về nội dung. Các vấn đề thuộc về ý thức hệ, lý tưởng chính trị xã hội,
tình cảm cụ thể là những vấn đề mà chúng ta có thể nhận thấy dễ dàng.

Ví dụ : về ý thức hệ, văn học ra đời trong giai đoạn này phần lớn chiûu
sự chi phối bởi ý thức hệ tư sản, trong khi các sáng tác ở thời trung đại
chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến; về lý tưởng chính trị xã hội,
chủ nghĩa yêu nước đã gắn với lý tưởng cách mạng dân chủ tư sản, khác
với văn học trung đại chủ nghĩa yêu nước không thể tách rời lý tưởng
tôn quân

Về mặt nghệ thuật, văn học giai đoạn 1900 - 1920, trong phạm vi cả
nước, chưa có những đổi mới đáng kể. Các tác giả chỉ dừng lại ở mức độ
cách tân nghệ thuật sáng tác của nhà nho trước kia. Tiêu biểu nhất là thơ
văn yêu nước và cách mạng. Còn nhiều tác phẩm thể hiện những vấn đề
mới của cách mạng bằng hình thức nghệ thuật cũ. Các tác giả còn ít
dùng chữ Quốc ngữ để sáng tác ,chưa bỏ được lối văn biền ngẫu, thơ vẫn
là một thể loại được ưa chuộng, ngôn ngữ vẫn còn mang tính chất cầu
kỳ, bóng bẩy

Trường hợp những bài thơ bị pha trộn một vài câu hoặc một đoạn thơ
chữ Hán cầu kỳ, khó hiểu khá phổ biến trong giai đoạn này. Ví dụ : "Bài
hát khuyên nhà nho" - (Khuyết danh) là một minh chứng cụ thể:

"Chữ duy tân gác để ngoài tai
Những tấp tễnh đua tài nô lệ
Ðãn ngôn vũ trụ giai ngô sự
Khẳng hứa sơn hà thuộc bỉ cường
Khuyên ai mà có chí cải lương
Nên phải biết tự cường mới được"

+ Bước 2 - Từ năm 1920 - 1930: Văn học ở giai đoạn này không chỉ đổi
mới về nội dung mà cả nghệ thuật cũng đã khác trước rất nhiều. Văn học
đã mang tính hiện đại rõ rệt nhưng yếu tố trung đại vẫn còn tồn tại xen

kẽ, khá phổ biến từ nội dung đến hình thức. Ví dụ : "Tố Tâm" - Hoàng
Ngọc Phách, các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, thơ Tản Ðà đều có
mang đặc điểm nói trên.

Ðề cập đến công cuộc hiện đại hóa văn học ở giai đoạn này, chúng ta
thấy vai trò của văn học hợp pháp được thể hiện rất rõ. Ở bộ phận văn
học này, tất nhiên không thể tránh được hạn chế do hoàn cảnh hoạt động
văn học trong vòng luật pháp của chính quyền thực dân.

- Kết quả của quá trình hiện đại hóa văn học ở giai đoạn 1900 - 1930 :
Mặc dù đây chỉ là chặng đường đầu của tiến trình hiện đại hóa văn học
Việt Nam nhưng nó cũng gặt hái được những kết quả đáng kể, tạo cơ sở
vững chắc cho chặng đường tiếp theo. Trước hết, nó đã đóng góp tích
cực vào công cuộc hiện đại hóa văn học bằng sự thay đổi hệ ý thức trong
văn học theo hướng tiên tiến. Nó cũng có vai trò trong việc đổi mới thi
pháp văn học. Mặt khác, công cuộc hiện đại hóa văn chương ở giai đoạn
này đã đưa nền văn học nước ta đi vào quỹ đạo của nền văn học thế giới.

VI Các dòng văn học:

1. Văn học yêu nước và cách mạng

1.1- Lực lượng sáng tác : Lực lượng sáng tác chủ yếu của dòng văn học
yêu nước và cách mạng giai đoạn 1900 - 1930 là các nhà Nho. Nhưng
đây là những nhà nho có tư tưởng tiến bộ. Họ là những người trực tiếp
hoặc gián tiếp tham gia vào các phong trào cách mạng lúc bấy giờ. Họ
cũng từng là những "chí đồ đệ" của Khổng Tử nhưng lập trường tư
tưởng của họ khác với lớp nhà nho trước kia. Họ đã được tiếp nhận các
luồng tư tưởng tiến bộ từ nước ngoài truyền vào, thông qua sách báo, mà
tiêu biểu là tân thư và tân văn. Họ quan niệm văn chương cũng là một

loại vũ khí đánh giặc cứu nước, cho nên họ đã sáng tác văn chương để
phục vụ cho hoạt động chính trị. Ðó là những người như Phan Bội Châu,
Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Quyền,

Quần chúng lao động cũng là những người sáng tác tích cực của bộ phận
văn học yêu nước và cách mạng ở giai đoạn này.

Ngoài ra còn có một lực lượng không nhỏ những tác giả mà chúng ta
chưa được biết tên tuổi. Tác phẩm của họ có nội dung thể hiện tinh thần
yêu nước thiết tha, ý chí đấu tranh chống giặc đến cùng, Vì muốn tránh
sự theo dõi của mật thám, họ thường dấu tên họ và bí mật phổ biến tác
phẩm của mình.

1.2- Những bước thăng trầm của văn học yêu nước và cách mạng
giai đoạn 1900 - 1930 :

- Từ năm 1905 đến 1908, thơ văn yêu nước và cách mạng theo xu hướng
dân chủ tư sản phát triển cao. Có văn thơ của phong trào Ðông Du, có
văn thơ của Ðông Kinh nghĩa thục, văn thơ chống thuế ở Trung Kỳ.
Người sáng tác bao gồm cả sĩ phu và quần chúng lao động.

Văn thơ Ðông Du chủ yếu từ nước ngoài gửi về nên có điều kiện nói
mạnh, nói trực tiếp những vấn đề muốn nói, nhìn chung thể hiện tinh
thần lao động chống Pháp. Hai cây bút trụ cột của văn thơ Ðông Du là
Phan Bội Châu và Nguyễn Thượng Hiền.

Văn thơ của phong trào Duy Tân, tiêu biểu là Ðông kinh nghĩa thục
thiên vào nội dung cải cách xã hội, thể hiện tinh thần yêu nước, nêu lên
các quan niệm mới mẻ về đất nước, xã hội, nhân sinh Ðóng góp nhiều
cho văn thơ của phong trào Duy Tân phải kể đến Phan Chu Trinh,

Nguyễn Phan Lãng, Lê Ðại, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Ðức Kế Bên
cạnh đó còn có một số tác giả không cho biết tên, như tác giả của các bài
"Văn minh tân đọc sách", "Cáo hủ lậu văn", Bài ca Aï tế á"

Văn thơ của phong trào chống thuế ở Trung Kỳ phần lớn không rõ tên
tác giả và dần dần nó đã hòa nhập vào kho tàng văn học dân gian. Số
văn thơ này như: Ca dao chống áp bức bóc lột, Bài vè sưu thuế lạm thu,
Vè thuế nặng, Bài hát xin xâu.v.v Ðặc điểm nổi bật của bộ phận thơ
văn chống thuế ở Trung Kỳ là phản ánh một cách sâu sắc nỗi khổ của
nhân dân.

Nhìn chung, trong khoảng thời gian này số người tham gia sáng tác thơ
văn yêu nước rất đông, lượng tác phẩm ra đời cũng rất nhiều. Hơn nữa,
vấn đề lưu truyền phổ biến cũng khá rầm rộ. Người ta làm đủ mọi cách
để các tác phẩm đến được với độc giả. Người ta dịch ra quốc âm, chép
tay rồi chuyền cho nhau hoặc còn đưa vào chương trình giảng dạy ở
trường Ðông Kinh nghĩa thục.v.v Với nội dung yêu nước tiến bộ, hừng
hực tinh thần cách mạng, ý chí quyết tâm đánh giặc, thơ văn yêu nước ra
đời trong giai đoạn này đã tạo ra những ảnh hưởng lớn, có lợi cho phong
trào cách mạng.

- Từ năm 1908 đến năm 1912, văn thơ yêu nước và cách mạng rơi vào
tình trạng bế tắc. Cuối năm 1908, cách mạng bị khủng bố, chính lúc đó
thơ văn yêu nước cũng bắt đầu lâm vào tình thế khó khăn. Số lượng tác
phẩm ra đời rất ít, chất lượng cũng giảm sút rõ rệt.

Các nhà nho tham gia phong trào Ðông Du, trong cơn thất vọng nhất
thời, không còn cảm hứng để sáng tác. Phan Bội Châu phải chạy trốn
sang Thái Lan, nghiên mực tàu của ông dường như khô cạn.


Các sĩ phu thuộc nhóm Ðông kinh nghĩa thục thì phần lớn bị bắt, bị đày
ra Côn Ðảo. Lúc đầu thơ văn yêu nước theo các chí sĩ vào nhà tù cũng
được phát triển khá cao, nhưng dần dần về sau cũng giảm sút cả về số
lượng lẫn chất lượng.

×