Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian những năm gần đây _1 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.09 KB, 7 trang )

Vấn đề nghiên cứu văn học dân
gian những năm gần đây









3. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết:

Trên Tạp chí Văn học nay là Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Tạp chí
Văn hoá dân gian, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật và một số các tạp chí
chuyên ngành khác, một số bộ giáo trình ở bậc đại học, một số chuyên
luận… các nhà khoa học đã có những bài viết, những chương viết đề cập
đến từng khía cạnh của những vấn đề trên. Nhưng phần lớn các công
trình còn giới hạn ở những phạm vi nhất định. Chẳng hạn, vấn đề quan hệ
giữa văn học dân gian và văn học viết, nhiều tác giả của nhiều bài viết
thường mới chỉ quan tâm chú ý nhiều đến những dấu hiệu tồn tại vật chất
của hình thức của ngôn ngữ văn học dân gian trong các tác phẩm văn
học. Đó là việc nghiên cứu xem xét về cách sử dụng tục ngữ, ca dao, dân
ca, sử dụng các mô típ, hình ảnh của tác phẩm văn học dân gian vào các
sáng tác của các nhà văn v.v Thí dụ như những bài viết sau đây: ảnh
hưởng qua lại giữa Truyện Kiều và thơ ca dân gian (Vũ Ngọc Phan, Tạp
chí Văn học, số 12-1965); Bàn về yếu tố dân gian trong Truyền kỳ mạn lục
của Nguyễn Dữ (Bùi Văn Nguyên, Tạp chí Văn học, số 11-1968); Thể lục
bát từ ca dao đến Truyện Kiều (Nguyễn Văn Hoàn, Tạp chí Văn học, số 1-
1974); Nguyễn Đình Chiểu và văn học dân gian (Đặng Văn Lung, Tạp chí
Văn học, số 4-1982); Tìm hiểu những hình thức biểu hiện của tục ngữ, ca


dao, dân ca trong thơ ca Việt Nam hiện đại (Võ Quang Trọng, Tạp chí Văn
hoá dân gian, số 3-1987); Một vài đặc điểm của truyện cổ tích văn học
trong mối quan hệ với thể loại truyện cổ tích dân gian (Võ Quang Trọng,
Tạp chí Văn hoá dân gian, số 2-1995); Vai trò của truyện kể dân gian đối
với sự hình thành các thể loại tự sự trong văn học Việt Nam (Kiều Thu
Hoạch, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 1+2/1998); Ảnh hưởng của thần thoại
và cổ tích trong cách xây dựng nhân vật văn xuôi hôm nay (Bùi Thanh
Truyền, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 5-2001) v.v

Những bài viết này đã chỉ ra được những biểu hiện mang tính quy
luật, tính hệ thống của những thể loại, của những tác phẩm cụ thể, thể
hiện sự ảnh hưởng của văn học dân gian tới văn học thành văn từ văn
học của thời kỳ cổ điển, trung đại đến văn học hiện đại. Tuy nhiên vẫn còn
thiếu những bài viết mang tính khái quát, những vấn đề thuộc về lý luận
và phương pháp luận nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học thành văn và
văn học dân gian cần được tiếp tục xem xét một cách hệ thống. Đó là
những vấn đề như xác định văn học dân gian đóng vai trò như thế nào
trong việc xây dựng môi trường cụ thể của tác phẩm văn học; vấn đề
nhân vật người kể chuyện dân gian trong tác phẩm văn học dân gian với
vai trò người kể chuyện trong các tác phẩm văn học hiện đại; vấn đề
phong cách và cấu trúc của các thể loại văn học dân gian đã ảnh hưởng
đến phong cách và cấu trúc các tác phẩm văn học ra sao v.v
(4)


4. Việc giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường

Việc giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường chính là công việc
tổng kết, giới thiệu các thành tựu nghiên cứu đã có để truyền đạt lại cho
lớp lớp các thế hệ học sinh, sinh viên. Công việc không đơn giản chút nào

và công việc này đã luôn luôn đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ với việc
nghiên cứu cơ bản về văn học dân gian, cập nhật những thông tin mới
nhất để đưa vào bài giảng về văn học dân gian. Với việc giảng dạy văn
học dân gian trong nhà trường, cùng với các bộ giáo trình, trong từng
thời điểm khác nhau đã phản ánh sự bức thiết, những đòi hỏi của một
khoa học chuyên ngành. Về cơ bản, việc giảng dạy một mặt dựa vào các
giáo trình, song mặt khác cũng luôn luôn mới hơn, cập nhật hơn so với
giáo trình, nhất là trong các chương trình, các đề tài hướng dẫn, đào tạo
thạc sĩ và tiến sĩ trong các trường đại học hiện nay.

Việc quan niệm văn học dân gian đồng nhất về bản chất với văn học
thành văn chỉ xảy ra ở những giai đoạn giảng dạy đầu tiên ở bậc Đại học
vào những năm 60 của thế kỷ XX, bởi đây là quan niệm của những nhà
nghiên cứu văn học dân gian có xuất phát điểm từ việc nghiên cứu văn
học viết(5).
Với những bộ giáo trình về văn học dân gian Việt Nam như vừa kể ở
trên đã dần đưa đến một quan niệm, một hình dung ngày một rõ nét hơn
về sự phát triển, về một tiến trình lịch sử của nền văn học dân gian Việt
Nam. Nếu như đối với các nhà biên soạn giáo trình của Đại học Sư phạm
những năm 60 của thế kỷ XX việc đánh giá, phân tích tác phẩm văn học
dân gian vốn được xuất phát từ việc nghiên cứu văn học viết; thì đến các
nhà biên soạn giáo trình Đại học của những năm 70, hệ thống quan niệm
về văn học dân gian đã được đổi mới, văn học dân gian đã được xác định
bởi những đặc trưng quan trọng, khác về bản chất so với văn học viết. Cụ
thể như trong bộ giáo trình Văn học dân gian của Đại học Tổng hợp 1972-
1973, đặc trưng của văn học dân gian được chỉ ra là: Văn học dân gian là
hình thức của nghệ thuật không chuyên; Tính nhiều chức năng của văn
học dân gian; Quan hệ của văn học dân gian với hoạt động thực tiễn; Môi
trường sinh hoạt của văn học dân gian; Tính truyền miệng của văn học
dân gian; Tính nguyên hợp về loại hình của văn học dân gian; Tính tập thể

của văn học dân gian v.v Các nhà biên soạn giáo trình đặt khái niệm văn
học dân gian trong mối liên hệ và sự phân biệt với khái niệm “văn hoá dân
gian”, khái niệm “văn nghệ dân gian”. Đồng thời khẳng định quan điểm
“giữa thành phần ngôn ngữ với các thành phần nghệ thuật khác trong nội
bộ văn học dân gian có mối quan hệ hữu cơ hết sức chặt chẽ, khiến cho
văn học dân gian có vị trí đặc biệt trong nền văn hoá dân gian và trong hệ
thống các loại hình nghệ thuật”(6).

Những quan điểm xác định văn học dân gian có tính độc lập, có đặc
trưng, bản chất riêng, phân biệt với văn học viết đã đem đến sự cải tiến về
phương pháp và nội dung giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường
và đặc biệt là ở bậc Đại học bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ XX.

Cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX, hầu hết các bộ
giáo trình văn học dân gian đã ngày càng bổ sung và hoàn thiện hệ thống
lý luận về văn học dân gian. Văn học dân gian được nhìn nhận sâu sắc
hơn bằng việc phân kỳ những giai đoạn phát triển (tất nhiên với những
khoảng thời gian lớn), bằng việc xác định hệ thống các thể loại, bằng việc
đặt văn học dân gian trong mối quan hệ tổng thể với văn hoá dân gian,
bằng việc mở ra bộ môn nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc ít
người trong khoa nghiên cứu văn học dân gian, phản ánh sự phong phú
và đa dạng của nền văn học đa dân tộc Việt Nam v.v

Quan điểm đặt văn học dân gian trong mối liên quan chặt chẽ với
văn nghệ, văn hoá dân gian và đời sống thực tiễn đã giúp đưa các yếu tố
văn hoá khác (như âm nhạc, nhảy múa, diễn xướng, tâm linh…) ngoài yếu
tố ngôn từ vào bài giảng. Đây chính là việc giảng dạy văn học dân gian
được đặt trong tổng thể văn hoá dân gian, đã tạo ra sự đổi mới quan trọng
và nhằm đem đến một hiệu quả mới trong giảng dạy, học tập.


*

Trên đây là một số vấn đề mà khoa nghiên cứu văn học dân gian
trong mấy chục năm qua đã đặt ra và đang có những bước trải nghiệm.
Lịch sử của khoa nghiên cứu văn học dân gian đã qua một thời gian dài
với nhiều giai đoạn phát triển. Đội ngũ những người làm công tác nghiên
cứu văn học dân gian chắc chắn sẽ ngày càng có điều kiện tiếp cận được
những phương pháp nghiên cứu tiên tiến, mang tính thời đại và cập nhập
với thế giới để nghiên cứu văn học dân gian một cách hiệu quả hơn, khai
thác và phát huy những mặt tích cực của văn học dân gian đối với văn
học dân tộc, khẳng định vai trò và vị trí của văn học dân gian trong nền
văn hóa nước nhà.

Sự ra đời của khoa nghiên cứu văn học dân gian, nghiên cứu văn
hoá dân gian với tư cách một ngành khoa học độc lập chuyên sâu là thành
tựu quan trọng và là bước tiến của khoa học xã hội thế kỷ XX. Ngành
nghiên cứu văn học dân gian đã đạt được những thành tích đáng kể về
mọi mặt: sưu tầm, nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo đội ngũ hàng nghìn
tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc Việt Nam thuộc các thể loại đã
được sưu tầm và xuất bản, hàng trăm các công trình nghiên cứu, các bài
báo xuất sắc đã được công bố, hàng chục bộ giáo trình (Cao đẳng và Đại
học) về văn học dân gian đã được biên soạn.

Có thể nói, trong những thập kỷ qua, công việc nghiên cứu và giảng
dạy văn học dân gian đã có một quá trình tìm tòi đổi mới không ngừng với
nội dung ngày càng phản ánh đúng đắn đặc trưng, tính chất và tiến trình
phát triển của văn học dân gian Việt Nam. Với nhu cầu nghiên cứu hiện
nay, khoa nghiên cứu văn học dân gian tiếp tục phát huy những thành tích
đã đạt được và sẽ còn phát triển hơn nữa với những định hướng như: Đổi
mới phương pháp nghiên cứu, xây dựng tư tưởng học thuật để tiếp cận

đối tượng được tốt hơn, nhận rõ thực trạng để giải quyết đúng đắn các
vấn đề đang đặt ra cho văn học dân gian, nhằm đạt tới những kết quả mới
trong việc nghiên cứu văn học và văn hoá dân gian Việt Nam./.


_______________

×