Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

NCKH - ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.44 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA SƯ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI
NGÀNH NGỮ VĂN







NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN
VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
(
(


C
C
A
A
Ù
Ù
C
C


T
T
H


H
E
E
Å
Å


L
L
O
O
A
A
Ï
Ï
I
I


T
T
Ư
Ư
Ï
Ï


S
S
Ư

Ư
Ï
Ï
)
)









NGƯỜI THỰC HIỆN: TS. NGUYỄN THỊ THU VÂN





NĂM 2009
1

MỤC LỤC
PHẦN DẪN LUẬN
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát về văn học dân gian Việt Nam 6
Chương 2: Thần thoại 14
Chương 3: Truyền thuyết 20
Chương 4: Sử thi 28

Chương 5: Truyện cổ tích 37
Chương 6: Truyện thơ 45
Chương 7: Truyện cười 52
Chương 8: Truyện ngụ ngôn 57
PHẦN KẾT LUẬN









2

DẪN LUẬN
1. Tên học phần: VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
2. Số đơn vò tín chỉ: 3 (45 tiết)
3. Trình độ: đại học sư phạm Ngữ Văn
4. Phân bố thời gian: học trong 15 tuần, 3 tiết/tuần
5. Điều kiện tiên quyết: Nắm được những nội dung kiến thức nền tảng của
chương trình Văn học dân gian ở phổ thông
6. Mục tiêu của học phần:
Giúp sinh viên hiểu sâu về bản chất xã hội và các đặc trưng văn hóa, thẩm mỹ
của văn học dân gian. Từ đó, sinh viên nhận thức được sự khác biệt của văn học dân
gian so với văn học thành văn, mối quan hệ của văn học dân gian với văn hóa.
Trên cơ sở được trang bò kiến thức về thể loại, sinh viên có thể chủ động tìm
hiểu, đánh giá các hiện tượng văn học dân gian biểu hiện qua văn bản trong đời sống,
sinh hoạt của nhân dân, trong điều kiện sống cụ thể, trong lóõnh vực hoạt động của

người học.
Nắm được ý đồ cấu tạo chương trình văn học dân gian trong nhà trường phổ
thông. Từ những hiểu biết sâu sắc trên, chương trình còn giúp sinh viên hình thành một
số kó năng khai thác kiến thức về các thể loại, áp dụng vào việc giảng dạy văn học dân
gian ở trường phổ thông trung học và tìm hiểu sưu tầm văn học dân gian ở đòa phương.
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần gồm 14 chương. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận
khái quát nhất về khoa học nghiên cứu văn học – văn hóa dân gian (đối tượng nghiên
cứu, những lónh vực nghiên cứu, phân loại văn học dân gian trên thế giới …). Phân biệt
sự khác nhau về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết trên cơ sở một số
đặc tính cơ bản.
Cung cấp cho học sinh các đặc trưng của các thể loại văn học dân gian và
phương pháp tiếp cận tác phẩm của từng thể loại.
Học phần cũng trang bò cho sinh viên những kó năng cơ bản về thao tác thực
tế điền dã, thao tác phân tích trực tiếp các tác phẩm văn học dân gian, khả năng nhận
thức giá trò phản ánh, giá trò thẩm mỹ và lòch sử phát triển văn học dân gian.
8. Tài liệu học tập:
3

 Giáo trình chính :
1. Đỗ Bình Trò (1991), Văn học dân gian Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học dân gian Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
 Sách tham khảo :
1. Ngọc Anh, Đỗ Thiện, Đinh Văn Thành (1961), Truyện cổ Tây nguyên, NXB Văn
hóa, Hà Nội.
2. Nguyễn Đổng Chi & nhiều tác giả (1956), Lược khảo về thần thoại Việt Nam, NXB
Văn Sử Đòa, Hà Nội.
3. Đào Tử Chí (1959), Bài ca chàng Đam San, NXB Văn hóa, Hà Nội.
4. Trương Chính (1986) Tiếng cười dân gian Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà
Nội.

5. Nguyễn Cừ, Phan Trọng Thưởng (2002), Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam, NXB
Văn học, Hà Nội.
6. Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang , Phương Tri (1975), Tục ngữ Việt Nam, NXB
KHXH, Hà Nội.
7. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (TB 2000), Văn học dân gian
Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Phan Minh Hạnh (1993), Truyện ngụ ngôn Việt Nam và thế giới, NXB KHXH, Hà
Nội.
9. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, NXB KHXH, Hà Nội.
10. Nguyễn Xuân Kính (1995), Kho tàng ca dao người Việt, NXB Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
11. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) (2002), Tuyển tập Văn học dân gian người Việt ,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
12. Nguyễn Xuân Kính (2004), Kho tàng tục ngữ người Việt, NXB Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
13. Mã Giang Lân, Lê Chí Quế (1977), Tục ngữ, câu đố, ca dao dân ca Việt Nam, Đại
học Tổng hợp, Hà Nội.
14. Nguyễn Tấn Long, Phan Canh (1998), Thi ca bình dân Việt Nam, NXB Hội Nhà văn,
Hà Nội.
15. Võ Quang Nhơn (1976), Dân ca Tây nguyên, NXB Văn hóa, Hà Nội.
16. Võ Quang Nhơn (1998), Sử thi anh hùng Tây nguyên, NXB Giáo dục, Hà Nội.
17. Bùi Mạnh Nhi (chủ biên 2001), Văn học dân gian, Những công trình nghiên cứu,
NXB Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.
18. Bùi Mạnh Nhò (chủ biên 2000), Văn học dân gian – Những tác phẩm chọn lọc,
NXB Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.
4

19. Vũ Ngọc Phan (1978), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXB Văn hóa, Hà Nội.
20. Mạc Phi (1961), Tiễn dặn người yêu (dòch), NXB Văn hóa, Hà Nội.
21. Lê Chí Quế (chủ biên) (1996), Văn học dân gian, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

22. Vũ Quỳnh, Kiều Phú (1990), Lónh nam chích quái, NXB Văn học, Hà Nội.
23. Hoàng Tiến Tựu (1983), Mấy vấn đề về phương pháp nghiên cứu và giảng dạy
văn học dân gian, NXB Giáo dục, Hà Nội.
24. Hoàng Tiến Tựu (1986), Bình giảng truyện dân gian, NXB Giáo dục, TP. Hồ
Chí Minh.
25. Hoàng Tiến Tựu (1997), Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục, Hà Nội.
26. Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn, Hà Văn Cầu (chủ biên) (2003), Tổng tập
Văn học dân gian người Việt, Tập 17 (Kòch bản Chèo), NXB Khoa học Xã hội, Hà
Nội.
27. Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn, Kiều Thu Hoạch (chủ biên) (2004), Tổng
tập Văn học dân gian người Việt, Tập 4, 5, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
28. Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn, Nguyễn Thò Huế (chủ biên) (2004), Tổng
tập Văn học dân gian người Việt, Tập 6, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
29. Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn, Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) (2002), Tổng
tập Văn học dân gian người Việt -Tập 15 (Ca dao), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
30. Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn (2002), Tổng tập Văn học dân gian người
Việt, Tập 16 (Ca dao tình yêu đôi lứa), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
31. Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn - Viện Văn học (1999), Tuyển tập Văn
học dân gian Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
32. Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn - Viện Văn học (1999), Tuyển tập Văn
học dân gian Việt Nam, tập 5, NXB Giáo dục, Hà Nội.
33. Nguyễn Văn Trung (1986), Câu đố Việt Nam, NXB TP. HCM.
34. Lý Tế Xuyên (1990), Việt điện U Linh, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
35. Uỷ ban KHXH Việt Nam (1980), Lòch sử văn học Việt Nam, Tập I, NXB Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
36. Uỷ ban KHXH Việt Nam ( Bản dòch và chú thích của Ngô Đức Thọ)(1983), Đại
Việt sử kí toàn thư, Tập I, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
37. Sách giáo khoa và giáo viên Ngữ Văn lớp 10
Tạp chí:
1. Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian - Tạp chí Văn hóa dân gian .

2. Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian - Tạp chí Nguồn sáng dân gian .

5

9. Giới hạn nghiên cứu:
Vì khuôn khổ trong một năm học nên trong báo cáo này, chúng tôi chỉ khảo sát
8 thể loại tự sự dân gian.
10. Kết cấu của báo cáo
Báo cáo gồm các phần sau:
Phần Dẫn luận: giới thiệu khái quát về học phần và tài liệu học tập cho sinh viên.
Phần Nội dung: gồm 8 chương về 8 thể loại cụ thể.
Phần kết luận













6

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG MỘT

NHẬP MÔN VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

1.1. KHÁI NIỆM VĂN HỌC DÂN GIAN (VHDG)
1.1.1. Vấn đề thuật ngữ
Từ xa xưa nhân dân gọi những sáng tác dân gian bằng những tên nôm na:
chuyện đời xưa, câu hát, câu hò như hát phường vải, hát giặm, hát quan họ, hò khoan,
hát ru, hát ghẹo, vè, câu đố nhưng tên chung để gọi nó thì chưa có.
Các nhà nghiên cứu tìm cách đònh danh cho nó bằng những tên gọi khác nhau
để phân biệt với văn học viết (văn chương bác học):
Trên phương diện sáng tác và lưu truyền: văn học (hay văn chương) truyền
miệng (truyền khẩu)
Trên phương diện chủ thể sáng tạo: văn học bình dân (hay văn học đại
chúng).
Sử dụng thuật ngữ này cần đề phòng khuynh hướng đồng nhất văn học dân gian
với văn học và khuynh hướng tiếp cận sáng tác truyền miệng của nhân dân hoàn
toàn theo quan điểm của nghiên cứu văn học. Các thuật ngữ trên vẫn chưa khái
quát đầy đủ bản chất của sáng tác dân gian.
+ Từ những năm 50 của thế kỉ 20 có hai thuật ngữ được lưu hành rộng rãi hơn cả là văn
học dân gian và folklore.
1.1.1.1. Thuật ngữ văn học dân gian có nguồn gốc từ một thuật ngữ của Trung
Quốc là dân gian văn học. Thuật ngữ này vẫn mang những nhược điểm của
các thuật ngữ cũ.
1.1.1.2. Thuật ngữ folklore do hai từ tiếng Anh ghép lại folk (nghóa là nhân dân,
dân tộc, người thân thuộc) và lore (nghóa là trí khôn, kiến thức, học thức, cẩm
nang, kho, vốn hiểu biết ). Thuật ngữ do nhà sử học người Anh William
Thoms đưa ra năm 1846 đã sớm trở thành một thuật ngữ quốc tế. Nhưng
khoa học các nước hiểu về nó rất khác nhau, theo 3 cách:
• Văn hóa dân gian (folk culture): trường hợp này hiểu folklore theo nghóa gốc:
chỉ tất cả các loại hình của nghệ thuật dân gian, tín ngưỡng tập tục dân
gian, toàn bộ những biểu hiện của ý thức dân gian còn lưu truyền trong những

hình thức cổ truyền dân gian. Nói như GS. Trần Quốc Vượng: “Nói folklore Việt
Nam là nói tổng thể mọi sáng tạo, mọi thành tựu văn hoá của dân gian ở mọi nơi,
mọi thời, của mọi thành phần dân tộc… Sáng tạo dân gian bao trùm mọi lónh vực đời
7

sống, từ đời sống làm ăn thường ngày (ăn, mặc, ở, đi lại) đến đời sống ăn chơi buông
xả (thể thao dân gian) hát hò…đến đời sống tâm linh…”. (Folklore Việt Nam, trữ
lượng và viễn cảnh, Văn hoá Nghệ thuật, số 5/ 1990). Quan niệm này thònh hành ở
các nước Âu – Mỹ.
• Văn nghệ dân gian: trường hợp này hiểu folklore là toàn bộ các loại hình
nghệ thuật dân gian, trong đó có cả các loại hình nghệ thuật không có yếu
tố ngôn từ như nhảy múa, hội hoạ, điêu khắc, mó nghệ. Quan niệm này thònh
hành ở các nước xã hội chủ nghóa cũ.
• Văn học dân gian: Ở một số nước, từ folklore có hàm nghóa hẹp hơn: được
dùng để chỉ riêng hình thức ngôn từ – nhạc – vũ – kòch của sáng tác dân
gian tập thể.
Tóm lại:
1- Hiểu theo cách nào là vấn đề giới hạn đối tượng nghiên cứu và sử dụng thuật
ngữ quốc tế để biểu thò đối tượng ấy.
2- Trong các giáo trình vẫn dùng ba cách gọi văn học dân gian, văn học truyền
miệng, folklore với hàm nghóa tương đương. Nhưng cũng cần ngầm hiểu là nó
không đồng nhất.
1.1.2. Văn học dân gian là gì ?
Văn học dân gian là một loại hình nghệ thuật mang tính nguyên hợp, trong
đó thành phần nghệ thuật ngôn từ chiếm vò trí quan trọng, song bao giờ nó cũng
có mối quan hệ hữu cơ với các thành phần nghệ thuật và phi nghệ thuật khác,
sinh thành phát triển trong đời sống nhân dân theo phương thức truyền miệng và
tập thể. Tồn tại và phát triển cho đến ngày nay cùng với mọi sinh hoạt của đời
sống con người.
- Tỉ lệ và vai trò của thành phần ngôn từ ở các thể loại không giống nhau

- Các thành phần phi ngôn từ, phi nghệ thuật thẩm thấu trong nghệ thuật
ngôn từ
1.1.3- Đối tượng nghiên cứu
1.1.3.1- Xét về phương tiện diễn đạt (hay phương diện chất liệu): Là toàn bộ
các hiện tượng thuộc lónh vực nghệ thuật ngôn từ trong những sáng tác dân
gian. Gồm ba hiện tượng:
• Tác phẩm tức thành phần nghệ thuật ngôn từ :Yếu tố chính.
• Những sinh hoạt văn học dân gian của nhân dân.
• Tác giả và công chúng
8

1.3.2- Xét về phương diện chức năng (tức phương diện hình thái ý thức): là chức
năng nghệ thuật do thành phần ngôn từ trong sáng tác dân gian. Nếu không sẽ dễ
trở thành nghiên cứu văn hóa dân gian.
• Người nghiên cứu, giảng dạy và học tập văn học dân gian cần phải có kiến thức
cơ bản ở ba lónh vực: văn học, folklore học và dân tộc học. Cần lưu ý mối
quan hệ: tín ngưỡng - tập tục – văn học.
1.2- Những thuộc tính cơ bản của văn học dân gian
1.2.1- Những thuộc tính đặc trưng của văn học dân gian
1.2.1.1- VHDG là một loại hình nghệ thuật mang tính nguyên hợp
Nguyên hợp: gốc tiếng Hi Lạp nghóa là “sự dính liền nhau ngay từ đầu của các loại
hình khác nhau trong sáng tạo văn hóa”. Theo PGS.Chu Xuân Diên là: sự hòa trộn của
nhiều yếu tố với nhau một cách tự nhiên, những yếu tố này chưa bò phân hóa. Biểu hiện:
 Nguyên hợp về hình thái ý thức: ra đời từ thời nguyên thủy, thời kì tư duy của
con người chưa phân biệt đâu là khoa học, nghệ thuật, lòch sử, triết học, tôn
giáo. Tất cả các hình thái này hoà trộn với nhau một cách tự nhiên, vô ý thức
hay nói cách khác là ý thức con người còn ở dạng nguyên hợp nên nội dung văn
học dân gian cũng có sự nguyên hợp: Văn học dân gian là một pho “bách khoa
toàn thư của mấy ngàn năm, bao gồm các mặt sinh hoạt, phong tục tập quán, lễ
giáo, kinh nghiệm sống về vật chất và tinh thần” – [Nguyễn Khánh Toàn –

Những ý kiến về văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học, Hà Nội, 1966.]
 Nguyên hợp về các loại hình nghệ thuật: nghệ thuật ngôn từ trong VHDG
luôn gắn liền với các loại hình nghệ thuật dân gian khác như âm nhạc, vũ đạo,
tạo hình (hò kéo lưới, kéo gỗ gắn liền với động tác, chèo gắn liền với vũ đạo và
hóa trang).
 Nguyên hợp về phương pháp sáng tác: vừa hiện thực, vừa lãng mạn.
 Nguyên hợp về phương thức biểu hiện: các yếu tố tự sự, trữ tình, kòch kết hợp
với nhau.

1.2.1.2. VHDG là một loại hình nghệ thuật mang tính đa chức năng trong đó
chức năng sinh hoạt thực hành là quan trọng nhất
 Nguồn gốc và phương thức tồn tại: Văn học dân gian là một loại hình nghệ
thuật gắn liền với sinh hoạt của nhân dân. Mảnh đất nảy sinh, nguồn nuôi
dưỡng VHDG là những nhu cầu của sinh hoạt nhân dân.
 Ngược lại, VHDG là một yếu tố để duy trì những sinh hoạt truyền thống:
mỗi lónh vực sinh hoạt truyền thống cũng không thể hoạt động bình thường mà
lại thiếu yếu tố văn học dân gian của nó.
9

Tìm hiểu tác phẩm VHDG phải gắn chặt với những hình thức truyền thống
của nếp sinh hoạt, với tổng hòa những quan hệ gia đình, lao động sản xuất,
quan hệ sinh hoạt – xã hội. VHDG là một yếu tố của một cơ cấu thực hành
sinh hoạt của một cộng đồng và người ta chỉ thật sự hiểu nó khi ở trong cơ
cấu ấy, nghóa là nó đang sống một cách tự nhiên nơi diễn xướng (tộc người
nào, xã thôn nào, phường hội nào, ngôn ngữ, tập tục, văn hóa, lòch sử của mỗi
đòa phương…).
1.2.1.3- Tính tập thể, tính truyền miệng và tính dò bản
 Tính tập thể (phương thức sáng tác và lưu truyền)
- Quá trình sáng tác: ban đầu do một người sáng tác. Trong quá trình lưu truyền,
vai trò của cá nhân dần dần bò phai mờ, vai trò của tập thể tăng dần lên vì

qua nhiều đối tượng, nhiều đòa phương và nhiều thời đại khác nhau nó đã được
chỉnh sửa bởi một tập thể. Tác phẩm VHDG trở thành tác phẩm của quần
chúng nhân dân. Tập thể này có thể là một quốc gia, một cộng đồng, một bộ
tộc, bộ lạc cũng có thể chỉ là một làng xã, một nhóm người có cùng chung cảnh
ngộ.
- Tính tập thể tạo nên tính vô danh nhưng không vô chủ, không có nghóa là không
có tác giả, mà là tác giả không để tên. Những trường hợp có tên người sáng tác:
Anh đi anh nhớ của Trần Tuấn Khải, Gió đưa canh trúc của Dương Khuê, Hỡi cô
tát nước của Bàng Bá Lân, Tháp mười đẹp nhất bông sen của Bảo Đònh Giang…
vì vậy cần lưu ý vai trò của nghệ nhân sáng tác.
- Lưu ý khái niệm của nhân dân: không phải chỉ có ý nghóa nguồn gốc mà là
một tác phẩm được lưu truyền và tồn tại trong dân gian. Những tác phẩm được
lưu truyền có nghóa là đã thành tựu, đã được công nhận.
 Tính truyền miệng - tính diễn xướng (phương thức sáng tác và lưu truyền)
- Khi chưa có chữ viết thì đây là phương thức duy nhất để sáng tác và lưu truyền
nền văn học dân tộc.
- Sinh ra, lớn lên và tồn tại sinh động nhất trong diễn xướng. Cái làm nên sự hồn
nhiên, sinh động mà văn học viết không thể có được (do việc dùng khẩu ngữ
một cách tự nhiên). Tức là sự giao tiếp một cách trực tiếp: có âm điệu, ngữ
điệu, điệu bộ, động tác…
- Tính truyền miệng không đơn thuần chỉ có tính phương tiện hay kó thuật, mà nó
có ý nghóa là bản chất của hiện tượng. Nó chỉ ra cái đời sống khác nhau của
hai loại hình VH: VHDG gắn liền với nghệ thuật diễn xướng (VHV là thuần
túy ngôn từ) có khâu trung gian là người diễn xướng. Vì vậy tác phẩm luôn
được nhào nặn lại, loại bỏ, bổ sung cho phù hợp, luôn vận động.
10

 Tính dò bản
- Là hệ quả của tính tập thể và tính truyền miệng.
- Thể hiện khả năng biến đổi, biến thiên, không cố đònh về mặt văn bản.

- Tạo cho nó ưu thế: theo sát lòch sử, gắn với thực tế cuộc sống.
- Làm cho văn học dân gian phong phú, phức tạp.
1.2.2. Những thuộc tính khác
1.2.2.1- Tính quốc tế
Đó là những hiện tượng trùng lặp hoặc tương tự nhau về đề tài, cốt truyện,
loại kiểu nhân vật, môtip và nhiều yếu tố thi pháp… (ví dụ: môtip phù thủy ăn
thòt người, phép trường sinh bất tử, nhiều mặt trời, cây vũ trụ, kiểu truyện người
xấu xí mà tài ba, Tấm cám…).
1.2.2.2- Tính dân tộc
Tuy có những điểm giống nhau nhưng văn học dân gian dân tộc nào cũng in
đậm bản sắc dân tộc của mình trong mỗi tác phẩm, đó là: cảnh sắc quê hương
đất nước, tâm tư, tình cảm, ước vọng, tâm lí, đời sống, tinh thần, ý thức dân
tộc, tư duy, ngôn ngữ, thể loại… nó thể hiện cái riêng ngay trong cái chung.
1.2.2.3- Tính truyền thống: Trong VHDG của mỗi dân tộc lại có những điểm giống
nhau tạo thành một cái kho, cái vốn, cái truyền thống cho người sáng tác và người
thưởng thức.
1.2.2.4- Tính đòa phương
- Thể hiện ở phương ngôn:
Đi mô cho thiếp đi cùng
Đói no thiếp chòu, lạnh lùng thiếp cam

Đôi ta yêu chắc mần ri
Mẹ cha mần rứa, ta thì mần răng
- Phong tục, tập quán:
Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy
Vui thì vui vậy chẳng tày Rã La (La Sơn, La Cả)

Chết thì bỏ con bỏ cháu
Sống không bỏ ngày mùng 6 tháng giêng
- Cảnh sắc

1.3. Sự khác nhau giữa VHDG và Văn học viết
Tuy giữa VHDG và văn học viết cũng là “văn học” nhưng giữa chúng có sự
khác nhau rõ rệt. Sự khác nhau đó trên bốn bình diện:
11

 Về chủ thể sáng tác: Điều này tưởng chừng như đã khá rõ, một bên là tập thể
và một bên là cá nhân. Tuy nhiên nếu đối lập tuyệt đối giữa cá nhân và tập
thể thì sẽ không đúng. Trong sáng tác dân gian, không có một tập thể chung
chung, tập thể phải bắt nguồn từ cá nhân và một nhóm cá nhân sáng tác. Một
tác phẩm dân gian khởi nguồn từ một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân rồi lưu
truyền trong dân gian. Trong quá trình lưu truyền, nhân dân tham gia sáng tác
lại rồi trở thành tài sản chung của tập thể.
 Về chất liệu xây dựng: cùng chung là thành phần ngôn từ
- VHDG là lời nói (truyền miệng):
• Luôn luôn thay đổi, không ổn đònh
• Không phải là nghệ thuật ngôn từ thuần túy, chuyên môn hóa
cao, ngôn từ chỉ có tính độc lập tương đối trong sự nguyên hợp. Nó
không được trau chuốt ngay, kó lưỡng mà tự phát nên nó có
chất hồn nhiên giản dò. Là 1 phương tiện để giao tiếp 1 cách
trực tiếp.
• Đặc biệt lời nói trong VHDG không phải là lời nói thường, lời
nói tự nhiên hàng ngày mà là lời nói nghệ thuật có thể gắn liền
với điệu bộ, động tác ngoài ý nghóa của lời còn có ý nghóa của
nhạc, điệu bộ, văn cảnh.
- Vậy nên, muốn nghiên cứu một tác phẩm VHDG:
• Cần phải đặt nó trong môi trường diễn xướng thì mới nắm bắt hết
thần thái, ý nghóa của tác phẩm.
• Phải nghiên cứu một khối lượng tài liệu lớn
• Phải có kiến thức tổng hợp của nhiều chuyên ngành liên quan, đặc
biệt là văn hóa dân gian và dân tộc học.

- Văn học viết là lời văn:
• Đònh hình và ổn đònh
• Ngôn từ gắn liền với tự do cá nhân của người sáng tác, được trau
chuốt, rèn giũa, sửa đổi trên bản thảo.
• Muốn nghiên cứu t/p thì nghiên cứu t/g
 Về chức năng: Ngoài các chức năng giáo dục, nhận thức, thẩm mỹ, VHDG còn có
chức năng rất quan trọng là chức năng sinh hoạt thực hành. Tuy nhiên, ngay cả ba
chức năng giáo dục, nhận thức, thẩm mỹ cũng không đơn thuần giống như VHV.
Chức năng của VHV gắn liền với nghệ thuật ngôn từ trong khi đó ở VHDG, nó
không chỉ gắn với nghệ thuật ngôn từ mà còn gắn với các loại hình nghệ thuật khác.
Mặt khác ba chức năng này lại gắn liền với chức năng sinh hoạt thực hành.
12

 Về hình thái ý thức: VHDG ra đời từ thời kỳ xã hội cộng sản nguyên thủy, chưa
có chữ viết và nó vẫn tồn tại, phát triển trong xã hội phân chia giai cấp và có
chữ viết. Tuy nhiên, càng về sau, khi xã hội đã có sự phân công lao động rạch
ròi, khoa học phát triển, đặc biệt là nền văn học viết phát triển, một số thể loại
dần mất đi như thần thoại, truyền thuyết.
Tóm lại:
- Đều là nghệ thuật sử dụng ngôn từ
- Đều là văn học. Chúng có thể giống nhau về mặt phân chia: phương thức
sáng tác, biểu hiện, các loại và thể loại sáng tác
- Hai loại sáng tác này có quan hệ với nhau về nhiều phương diện: thi
pháp, thi liệu…
- VHDG là ngọn nguồn của VH viết
 Không thể nghiên cứu VHDG như nghiên cứu VH vì “việc phân tích VH chỉ có
thể xác đònh được các hiện tượng và tính quy luật của thi pháp phônclo chứ
không có hiệu lực gì trong việc giải thích những hiện tượng và quy luật ấy” Prốp.
Đặc biệt là việc nghiên cứu những cấu trúc bên trong, kết cấu, cấu tạo.


1.4. Vấn đề phân loại , phân kỳ, phân vùng của VHDG Việt Nam
1.4.1. Vấn đề phân loại
 Thể loại (là đơn vò cơ sở): Việc xác đònh đúng thể loại của tác phẩm khi tiếp
cận là hết sức quan trọng.
Bảng phân loại tổng quát các thể loại VHDG
Ph
ươ
ng
th

c

diễn xướng chính
Tác phẩm văn học dân gian
Phương thức
phản ánh
Nói Tục ngữ, câu đố Suy lí
Kể Các loại truyện kể xuôi, kể vần (Thần
thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện thơ,
truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ
ngôn), vè kể chuyện.
Tự sự
Hát Ca dao, dân ca, vè tâm tình Trữ tình
Diễn Các loại trò diễn dân gian (chèo, tuồng
đồ…)
Kòch
Hiện nay chưa có một đònh nghóa nào về các thể loại mà không còn tranh cãi. Thật ra
thường xảy ra hiện tượng hòa lẫn hoặc trung gian giữa các thể loại.
 Biến thể của thể loại (tiểu loại): những thể loại lớn, phức tạp, thường
được chia thành những tiểu loại.

13

VD: thể loại truyện cổ tích gồm các biến thể: truyện cổ tích thần kì, truyện cổ
tích sinh hoạt, truyện cổ tích loài vật.
 Kiểu loại tác phẩm (kiểu truyện hoặc nhóm tác phẩm): biến thể của thể
loại có thể được phân chia tiếp.
VD: Tiểu loại cổ tích thần kì có thể phân thành nhiều kiểu truyện: kiểu truyện
người xấu xí mà tài ba, kiểu truyện người nghèo gặp may mắn, kiểu truyện
đá vọng phu…
1.4.2. Vấn đề phân kỳ: Tiến trình lòch sử của VHDG Việt Nam
1.4.3. Vấn đề phân vùng


















14


CHƯƠNG HAI
THẦN THOẠI

2.1. Những vấn đề chung
2.1.1. Khái niệm: Thần thoại là tập hợp những truyện kể dân gian về các vò thần,
các nhân vật anh hùng thần linh, các nhân vật sáng tạo văn hóa thần linh,
phản ánh quan niệm của con người cổ về thế giới tự nhiên và đời sống xã
hội con người.
2.1.2. Cơ sở lòch sử – xã hội: chế độ công xã nguyên thủy, thời kỳ ấu thơ của
nhân loại, tầm hiểu biết, nhận thức còn hạn chế, sinh hoạt bầy đàn, quần
hôn, chưa có sự phân chia quyền lợi (quyền bình đẳng dân chủ tối thiểu).
Những lớp đầu tiên có thể xuất hiện rất sớm, nhưng phát triển rực rỡ
nhất phải là lúc về mọi mặt trình độ của cộng đồng người Việt đã không còn
quá mông muội. Tức là giai đoạn phát triển cao nhất của công xã nguyên
thủy, tương ứng với bước chuyển từ xã hội thò tộc mẫu hệ và bộ lạc riêng
lẻ sang hình thức liên minh bộ lạc, bộ tộc theo chế độ phụ hệ và tiến tới
sự thành lập nước Văn Lang của các vua Hùng.
2.1.3. Đề tài: chủ yếu là về các hiện tượng tự nhiên tuy nhiên cũng có đề cập đến
các hiện tượng xã hội.
2.1.4. Chức năng: nhận thức và lí giải các hiện tượng tự nhiên của người cổ đại
bằng tưởng tượng và thế giới quan thần linh.
- Mác: "Thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối và nhào nặn những sức
mạnh tự nhiên ở trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng".
- Thế giới quan thần linh:
• Tín ngưỡng vật linh: là cơ sở của tư duy thần thoại, có trước những
quan niệm thần thoại rất lâu. Là sự đồng nhất các hiện tượng tự nhiên
với các sinh vật, tức là quan niệm mỗi sự vật đều có linh hồn, đều là
một sinh thể.
• Quan niệm ma thuật: cũng xuất phát từ tín ngưỡng vật linh. Là niềm

tin vào ma lực của lời nói và động tác đối với ngoại giới. Dẫn đến
những hoạt động có tính chất ma thuật: nghi thức chống lụt (nhổ cây,
vận đá, dùng cung nỏ bắn xuống nước).
• Quan niệm về tôtem (tiếng Angôkin – một bộ lạc Anhđiêng Bắc Mó
– có nghóa là họ hàng của nó): là tín ngưỡng đối với một loài vật hay
thực vật được coi là thủy tổ của bộ lạc. Tôtem không phải là thần mà
15

là thân quyến, là người bảo hộ của bộ lạc. (Tôtem chim của người Lạc
Việt là do sự phối hợp của hai loài tiên và rồng)
• Quan niệm thần nhân đồng hình (quan niệm về thần theo hình ảnh
của con người): tức là sự chuyển cho loài vật, thực vật và cả hiện
tượng tự nhiên (núi, sông, mưa, gió, sấm…) những phẩm chất và thuộc
tính riêng của con người.
2.1.5. Phương thức diễn xướng: Người ta chỉ kể thần thoại trong những dòp nhất
đònh (sau mùa hái lượm, lễ tống táng người chết), đó là những cuộc trình
diễn có tính chất nghi lễ và chỉ có những nhân vật đặc biệt mới được kể
(trưởng lão, thầy mo). Bởi vì thần thoại mang ý nghóa thiêng liêng của 1 tín
ngưỡng chung của 1 cộng đồng bộ lạc, ý nghóa của 1 phả hệ – 1 pho sử gốc.
2.1.6. Tình hình sưu tầm
- Nhìn chung do không được ghi chép sớm và có hình thức thơ ca ổn đònh cho nên
đã bò pha tạp và tha hóa nhiều (bò truyền thuyết hóa, cổ tích hóa, ngụ ngôn hóa,
tiếu lâm hóa). Việc sưu tầm, khôi phục, nghiên cứu phát hiện và bảo vệ những
giá trò nội dung và nghệ thuật của thần thoại là công việc hết sức phức tạp và
khó khăn.
- Trong thư tòch cổ thời phong kiến chỉ có một số ít sách có ghi chép thần thoại
như: Việt điện u linh, Lónh Nam chích quái, Đại Việt sử kí toàn thư. Số lượng
truyện không nhiều và hầu hết đã bò truyền thuyết hóa (Họ Hồng Bàng, Lạc
Long Quân, Thần núi Tản Viên…).
- Bò Hán hóa nhiều, từ ngôn ngữ đến cách nhận thức, lí giải, tên truyện, tên nhân

vật (Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Ngưu Lang, Chức Nữ, Lạc Long Quan,
Kinh Dương Vương, Hùng Vương…).
- Truyện về nữ thần ít hơn, đều đơn giản, mộc mạc, ít tình tiết và nhiều khi chưa
thành truyện. Chứng tỏ được sưu tầm muộn.
- Truyện về nam thần nhiều, nhiều truyện phong phú, giàu tình tiết.
2.2. Nội dung của thần thoại Việt
2.2.1- Thần thoại giải thích nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên
 Thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên (Thần Trụ Trời,
Thần Mưa, Ẵm ệt luông - Thái, Khúa Kê – Hmông, Đẻ đất đẻ nước - Mường …):
thể hiện những quan niệm nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên. Đây là
nội dung chủ yếu của thần thoại Việt Nam.
 Điều quan tâm đầu tiên của người nguyên thủy là vũ trụ do đâu mà có, ai làm ra
trời đất, sông ngòi và các hiện tượng tự nhiên như trăng, sao, sấm chớp, mưa
gió có 2 kiểu quan niệm:
16

• Quan niệm “Vạn vật nhất thể”: người Việt, người Dao, người Ê Đê…
• Một số dân tộc khác theo quan niệm lưỡng thể. Trời đất do cặp vợ chồng
phối hợp nhau tạo ra. Đây là hai mặt đối lập và thống nhất trong thiên
nhiên vũ trụ, thể hiện triết lý âm dương tương hợp tạo ra trời đất: Trời là
dương, đất là âm. Và các cặp đối lập: cao thấp, đêm ngày, sáng tối, rừng
núi – sông biển, mặt trăng – mặt trời, đất nước…
 Tiếp theo là công việc của các thần cải tạo, khai khẩn thế giới còn đang sơ khai.
Trong Thần Trụ Trời là các thần: “Ông đếm cát, ông tát bể, ông kể sao, ông đào
sông, ông trồng cây, ông xây rú ”. Thần thoại Thái là các ông “Chẩu răng dệt
pú” đắp núi cao, “Chẩu răng dệt phẳng” đào khe sâu, “Chẩu chục chẩu chao”
san gò đống, đắp hồ ao, tạo nên ruộng nương. Người Tày là 2 ông bà khổng lồ
Pú Luông – Gìa Cải khai phá các cánh đồng, người Êđê là chàng khổng lồ
Prong Pha đạp núi lấy nước uống…
 Cơ chế xã hội trong thần thoại Việt đã phát triển cao hơn. Các thần đời sau đã

tổ chức và quản lý trong một hệ thống tương đối chặt chẽ, gồm 4 cõi:
- Cõi trời (Thiên đình), đấng tối cao cai quản các thần là Ngọc Hoàng (ông
Trời) rồi đến các thần Mưa, thần Gió, thần Mặt trăng, thần Mặt trời, thần
Sấm (Thiên lôi)… Trời là cơ quan chỉ huy các hoạt động dưới mặt đất và
mặt nước nên Ngọc Hoàng cũng là thần đứng đầu các thần, cai quản cả
vũ trụ.
- Cõi nước (Thủy Cung), có Long Vương (vua Thủy Tề, Hà Bá) cai quản
các thần như thần Biển, thần Sông, Ba Ba, Thuồng Luồng…
- Cõi đất (Đòa cung) là nơi hoạt động đi lại của các thần để chăm sóc và
cai quản con người: Thần Núi, thần Cây, thần Bếp, thần Đất
- Cõi âm (Âm phủ) có Diêm Vương cai quản 18 tầng đòa ngục và các tay
chân như Ngưu Đầu, Mã Diện, chợ Mạnh Ma, cháo Lú,
 Các cõi không phải là cố đònh, ngăn cách thành thế giới riêng biệt mà thần,
người, vật ở các cõi khác nhau vẫn có thể xâm nhập vào cõi của nhau. Xâm
nhập chứ không được chiếm lónh không gian của nhau.
 Có nhiều truyện về các vò thần ở cõi trời, ba nhân vật hay được nhắc
đến là nữ thần Mặt Trời, Mặt Trăng và ông Trời. Điều này phản ánh tín
ngưỡng dân gian của các tộc người chủ yếu sống bằng nghề nông, các hiện
tượng tự nhiên trên có liên quan mật thiết đến cuộc sống lao động và sản
xuất của họ.
17

 Thần thoại về nguồn gốc các loài (bao gồm cả động vật và thực vật) (Thần
lúa, truyện Ngọc Hoàng tu bổ các giống vật…), nguồn gốc một số sự vật hiện
tượng (Rắn già rắn lột, Chú Cuội cung trăng, Ngưu Lang – Chức Nữ, thần Bếp)
- Thể hiện trình độ hiểu biết, Họ có nhận biết được những quy luật (mọi vật đều
từ vật chất sinh ra, không phải nhất thành bất biến có thể thay đổi, cải tạo – thần
Trụ Trời, hiện tượng mưa – phản ánh sự tuần hoàn của nước…).
- Thể hiện những ước mơ hồn nhiên giản dò nhưng táo bạo và đẹp đẽ, sức tưởng
tượng, khát vọng, cách cảm nghó vó đại của người nguyên thủy

2.2.2. Thần thoại về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam
(Truyện Ngọc Hoàng nặn người, Mười hai bà Mụ, Họ Hồng Bàng, Sự tích trăm
trứng, Đẻ Đất Đẻ Nước, Trứng điếng, Trăm con…).
 Phản ánh nhận thức về xã hội trước hết là con người nhận thức ngay chính bản
thân mình.
 Lý giải nguồn gốc của các dân tộc. Đó là hệ thống thần thoại suy nguyên về
vật tổ: Con Rồng của người Việt, con Nâga của người Chăm, con Ngược của
người Thái, con Đuống của người Tày, con Prưđông của người Khơ Me. Thần
thoại các dân tộc Việt Nam, dù có đôi nét khác nhau nhưng đều thể hiện một
quan điểm, nhận thức thống nhất rằng tất cả các dân tộc anh em sống trên đất
nước Việt Nam đều có cùng nguồn gốc, cùng nền văn hóa thông qua hình tượng
Bọc trăm trứng (Mường,Tày, H’Mông…), Bọc trăm con, Quả bầu mẹ Đây là
hình thức sơ khai của tôn giáo nguyên thủy về vật linh, vật tổ. Khởi đầu cho phong
tục thờ cúng tổ tiên.
- Ý thức tự hào, đề cao, coi trọng dân tộc, đất nước, nòi giống.
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, truyền thống thiêng liêng đáng được lưu
truyền
2.2.3. Thần thoại phản ánh công cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên và sáng tạo
văn hóa (Lạc Long Quân diệt ba quái vật, Vua Hùng dạy dân cấy lúa, Đăm xăn
lên trời lấy thóc giống, ông Nđu mang thóc từ âm phủ lên cho người Xrê và
người Mạ, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Sơn Tinh dạy dân làm lửa (Mường,Thái,
Dao…), Cóc kiện trời, Nữ thần nghề Mộc, Tổ sư nghề rèn, Sự tích bánh chưng -
bánh dày, Sự tích dưa hấu)
- Nội dung mang tính chất khẳng đònh, biểu dương ca ngợi.
- Các truyện phản ánh công cuộc chinh phục tự nhiên (Sơn Tinh – Thủy Tinh, Cóc
kiện trời) đều mang tính chất anh hùng ca, phản ánh tinh thần bất khuất, khí thế
xung thiên của người Việt trong thời kì dựng nước.
18

2.3. Thi pháp: Nghệ thuật vô ý thức, nói đến phẩm chất nghệ thuật chứ không phải

chức năng nghệ thuật.
2.3.1. Cốt truyện ngắn gọn, đơn giản, ít tình tiết, ít nhân vật, trừ một số truyện
như Chú Cuội cung trăng, Cóc kiện trời …
2.3.2. Nhân vật
 Nhân vật chính là các vò thần, có hai loại:
- Giai đoạn đầu những vò thần trong thần thoại phần lớn là những lực lượng tự
nhiên mà người ta chưa chế ngự được, tên gọi là tên của các hiện tượng tự nhiên
như: thần Trụ Trời, thần Mặt Trăng, thần Mặt Trời, thần Mưa, thần Núi, thần Gió,
thần Biển
• Đây là lớp thần thoại đầu tiên, thần thoại suy nguyên. Ngoài lớp thần thoại suy
nguyên về các hiện tượng thiên nhiên thì có lớp thần thoại suy nguyên về nguồn
gốc con người và các tộc người. Đó là hệ thống thần thoại suy nguyên về vật
tổ.
• Hành động và cốt cách của thần mang đặc điểm của hiện tượng tự nhiên mà
thần thể hiện.
• Biện pháp chủ yếu để xây dựng nhân vật là nhân cách hóa và thần thánh hóa
các hiện tượng tự nhiên. Đây là biện pháp nghệ thuật “Vô ý thức” bắt nguồn từ
thế giới quan thần linh.
- Giai đoạn sau, nhiều thần thoại đã được sáng tác để ca ngợi những vò thần bảo
vệ thò tộc, bảo vệ bộ lạc. Những vò thần từ cõi người (nhân thần, bán thần) Long
Quân, Âu Cơ, Tản Viên…
- Vai trò của con người bắt đầu xuất hiện, báo hiệu sự tiêu vong của thần thoại
như là một thể loại.
 Đối với người nguyên thủy, thần thánh không phải là một khái niệm trừu tượng,
một nhân vật quái dò mà là một nhân vật có thật. Họ tin vào điều đó một cách
chân thành và tuyệt đối. Có một cuộc sống như con người nhưng hết sức đơn
giản.
 Không được mô tả kó về hình dạng, không có tâm lí, tính cách. Họ hành động
khách quan vô tư như những quy luật tự nhiên.
 Tên nhân vật trong thần thoại người Việt thường đã bò Hán hóa. Trong khi đó, thần

thoại các dân tộc, tên nhân vật vẫn được gọi theo ngôn ngữ của họ: “Chẩu răng dệt
pú, “Chẩu răng dệt phẳng”, “Chẩu chục chẩu chao”…
2.3.3. Không gian thần thoại
19

Không gian thần thoại là không gian vũ trụ, không gian thiên nhiên khó
xác đònh cụ thể kích cỡ, nơi chốn, vò trí. Có 4 không gian chủ yếu: trên trời, mặt
đất, dưới nước, dưới mặt đất; tương ứng với 4 cõi: cõi trời, cõi đất, cõi nước và
cõi âm.
2.3.4. Thời gian thần thoại
Thời gian trong thần thoại cũng không xác đònh. Thời gian vónh hằng. Các
truyện không chỉ ra vào thời gian nào, chỉ biết thû xưa, thû mới khai thiên lập
đòa. Thần không có tuổi, không biết thần sinh ra khi nào. Thần không bao giờ
chết.
2.3.5. Các thủ pháp nghệ thuật khác
Lần đầu tiên, con người đã vô ý thức làm nên nghệ thuật với hàng loạt những thủ
pháp (tưởng tượng, hư cấu, phóng đại, hình tượng hóa, nhân cách hóa, lí tưởng
hóa…)đã tạo được những hình tượng nghệ thuật kì vó, sống động, độc đáo và tài
tình, “một đi không trở lại”.
Kết luận: Thần thoại có giá trò rất lớn với các hình thái ý thức tinh thần sau này như
một nguồn nước chung của nhiều dòng, nhiều loại nghệ thuật. Một truyện thần thoại
có thể phát triển thành sử thi, truyền thuyết hay truyện cổ tích tùy theo nhu cầu, mục
đích và phương pháp sử dụng của tác giả dân gian. Có khi một truyện hoặc một nhân
vật thần thoại đã trở thành chất liệu, môtip chung cho nhiều tác phẩm cụ thể có đặc
trưng thể loại khác nhau.

20

CHƯƠNG BA
TRUYỀN THUYẾT

3.1. Những vấn đề chung
3.1.1. Khái niệm: Truyền thuyết là một thể loại tự sự dân gian phản ánh những sự
kiện, nhân vật lòch sử hay di tích ảnh vật đòa phương thông qua sự hư cấu
nghệ thuật thần kì.
3.1.2. Cơ sở lịch sử xã hội: thời kì Hùng Vương bắt đầu dựng nước, là “ giai
đoạn quá độ lâu dài từ một xã hội mạt kì nguyên thủy tiến lên một xã hội
thai nghén nhà nước với những thể chế bước đầu của nó”, là buổi bình minh
của lòch sử dân tộc. Thời đại đó “đã xuất hiện trên đất nước chúng ta một
nền văn hóa khá cao, một nền văn minh nông nghiệp rực rỡ”.
3.1.3. Đề tài: chủ yếu hướng vào những sự kiện, những biến cố lòch sử có ý nghóa
trọng đại và những nhân vật lòch sử nổi lên trong những sự kiện, những biến
cố ấy.
3.1.4. Chức năng: chủ yếu của truyền thuyết là phản ánh, nhận thức và lý giải
lòch sử (bao gồm lòch sử của các bộ lạc, bộ tộc, dân tộc, quốc gia). “Làm
sử”
Nói như GS Đỗ Bình Trò là: “Không có lòch sử nước nào mà không bắt
đầu bằng những truyền thuyết mang đậm màu sắc của dân tộc mình”.
 Phương pháp phản ánh và lí giải lòch sử của truyền thuyết: “Những truyền
thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thực lòch sử mà nhân dân qua nhiều
thế hệ đã lí tưởng hóa, gởi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình với thơ và
mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những
tác phẩm văn hóa mà đời đời còn ưa thích”. (PHẠM VĂN ĐỒNG - Nhân ngày
giỗ tổ Hùng Vương 29/4/1969).
 Lưu ý: Tính chất vừa là văn, vừa là sử của truyền thuyết: Vì không phải là
chính sử nên, trước hết, truyền thuyết là văn học nhưng chính cái nội dung
lòch sử lại là đối tượng phản ánh chuyên biệt của thể loại này. Nhân dân thời
xưa tin vào tính chất xác thực của các yếu tố được kể trong truyền thuyết.
Vì vậy, phủ nhận hoặc đề cao quá đáng tính chất này hay tính chất kia đều là
không đúng.
Chính hai tính chất văn, sử kết hợp với nhau như thế vừa tạo nên chức năng

đặc biệt, vừa là một trong những dấu hiệu quan trọng để phân biệt truyền
21

thuyết với các truyện dân gian khác, là một nét đặc trưng của cách tiếp nhận
thể loại này.
3.1.5. Phân loại
- Truyền thuyết lòch sử: truyền thuyết về các sự kiện và nhân vật lòch sử
- Truyền thuyết đòa danh: truyền thuyết về sự ra đời của những làng mạc, thò
tứ, về nguồn gốc tên gọi của chúng và về các đòa phương gắn với các sự kiện
lòch sử đặc biệt.
3.1.6. Phương thức diễn xướng
Mỗi một truyền thuyết dân gian đều gắn với một truyền thống, tập tục, lễ
hội nào đó ở mỗi đòa phương hay nói cách khác là với các hình thức văn hóa
dân gian khác nhau. Truyền thuyết Thánh Gióng được diễn trong hội Gióng,
truyền thuyết An Dương Vương được trình diễn lại trong hội đền Cổ
Loa Người dân học sử trong các lễ hội. Cứ mỗi năm trang sử ấy lại được mở
ra.
3.1.7. Tiến trình phát triển: có 2 cách phân chia
Cách thứ nhất: Chia truyền thuyết làm 2 giai đoạn:
- Truyền thuyết thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc
- Truyền thuyết thời kỳ Bắc thuộc đến tự chủ
Cách thứ hai : Chia truyền thuyết làm 4 giai đoạn:
- Truyền thuyết về "Họ Hồng Bàng" và thời kỳ Văn Lang
- Truyền thuyết thời kỳ Âu Lạc và Bắc thuộc
- Truyền thuyết thời kỳ phong kiến tự chủ
- Truyền thuyết thời kỳ Pháp thuộc
3.2. Nội dung
3.2.1. Truyền thuyết về thời kỳ dựng nước (Truyền thuyết về "Họ Hồng Bàng"
và thời kỳ Văn Lang)
Đây là lớp truyền thuyết đầu tiên ra đời vào cuối thời kỳ thần thoại. Gồm

có 2 hệ thống tiêu biểu:
3.2.1.1. Hệ truyền thuyết về “Họ Hồng Bàng”: “Hồng” có nghóa là mênh
mông, “Bàng” có nghóa là rộng lớn.

22


PHẢ HỆ HỌ HỒNG BÀNG
(theo Đại Việt sử kí toàn thư và Lónh nam chích quái)





?

VIÊN ĐẾ THẦN NÔNG

?

ĐẾ NGHI

(Phương Bắc-Núi)
ĐẾ LAI


? ĐẾ MINH Con gái thần núi Ngũ Lónh
LỘC TỤC
-


KINH
DƯƠNG VƯƠNG
(Phư
ơngNam)

CON GÁI LONG
VƯƠNG (Nước)
ÂU CƠ (Tiên)


SÙNG LÃM
-
LẠC
LONG QUÂN(Rồng)

BỌC 100 TRỨNG

100 NGƯỜI CON TRAI

(Thủy tổ bách Việt)

50 NGƯỜITHEO
MẸ LÊN NÚI
50 NGƯỜITHEO
CHA XUỐNG BIỂN
18 ĐỜI VUA HÙNG
CON TRAI

(QUAN LANG)
CON GÁI


(MỊ NƯƠNG)
23

 Sự kết hợp “Rồng Tiên”: Cuộc hôn phối đầu tiên trong lòch sử tộc người của
hai nhân vật có tính chất phi thường, con của hai vò bán thần, có những ý nghóa
sau:
• Thứ 1: Phản ánh quan niệm vật tổ (tôtem) của người Lạc Việt: sự kết hợp
của 2 loài: tiên và rồng. Một ở dưới nước, một ở trên cạn vốn là vật tổ của
các cư dân ở 2 miền: miền núi và miền đồng bằng sông nước.
 Tính chất lí tưởng hóa, thần thánh hóa để thể hiện lòng tự hào về
nguồn gốc của dân tộc.
• Thứ 2: Phản ánh quan niệm lưỡng hợp, âm dương, trời đất, đực cái
• Thứ 3: phản ánh quá trình kết hợp giữa các bộ lạc thành Lạc Việt để tạo
thành nhà nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt và cách tổ
chức xắp xếp nhà nước.
• Thứ 4: Lí giải tín ngưỡng thờ mặt trời của các cư dân Lạc Việt cổ (hình mặt
trời trên trống đồng). Bởi vì Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là dòng dõi Viêm
Đế Thần Nông.
 Hình tượng 100 người con trai sinh ra từ cái bọc trăm trứng (tổ tiên của Bách
Việt), chia đi các miền, có những ý nghóa sau:
• Thứ 1: Tư tưởng cộng đồng, tinh thần đoàn kết của dân tộc.
• Thứ 2: chuyển sang chế độ phụ hệ.
• Thứ 3: Phản ánh quan niệm lưỡng phân.
• Thứ 4: Thể hiện quá trình phát triển dân số và phân bố dân cư trên lãnh thổ
Văn Lang cổ đại, chia nước làm 15 bộ: Việt Thường, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ
Ninh, Phước Lộc, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lạc Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân,
Nhật Nam, Châu Đònh, Văn Lang, Quế Lâm, Tượng Quận do thủ lónh Hùng
Vương đứng đầu, truyền đến 18 đời.
 Việc xắp xếp của 50 người con ở lại: phản ánh sự hình thành và xắp xếp tổ chức

nhà nước: quan văn, võ, con trai, con gái
 Lạc Long Quân và những kì tích diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh là sự tổng
hợp, hình tượng hóa, thần thoại hoá những thành tích lao động, đấu tranh với
thiên nhiên, mở mang bờ cõi của tổ tiên.
Tóm lại: thông qua việc lí giải nguồn gốc tộc người và đất nước cho thấy đến lúc
này dân tộc Việt đã bắt đầu hình thành một nền văn minh vật chất và tinh thần: có
nghề nghiệp, công cụ lao động, có thể chế nhà nước, có phong tục, tập quán, tín
ngưỡng, truyền thống dân tộc và niềm tự hào sâu sắc về tổ tiên. Ý thức dân tộc của
người Việt đã nảy nở từ rất sớm. Và nó càng được chứng minh ở những truyền thuyết
sau.
24

3.2.1.2. Truyền thuyết về thời kì Văn Lang (18 đời vua Hùng): nối tiếp hệ
thống truyền thuyết họ Hồng Bàng. Là phần đầu của bộ sử thi vó đại của
người Việt, phản ánh buổi bình minh của lòch sử văn hóa Việt Nam. Gần
200 truyền thuyết, gắn liền với lòch sử, với mỗi đền thờ, mỗi đòa danh,
phong tục văn hóa nào đó, còn có tên là Truyền thuyết Hùng Vương.
3.2.2. Truyền thuyết chống xâm lăng (Gần tương ứng với thời kỳ Âu Lạc và Bắc
thuộc): Đây là bộ phận truyền thuyết khá đặc sắc và phong phú. Nhân vật trung
tâm là những nhân vật anh hùng chống xâm lăng. Đó là những tướng lónh hoặc
các nhà lãnh đạo. Bộ phận truyền thuyết này giàu chất sử thi.
3.2.2.1. Giai đoạn Văn Lang - Âu Lạc có 2 truyền thuyết tiêu biểu:
 Thánh Gióng mở đầu cho bộ phận truyền thuyết chống xâm lăng
- Chủ đề: ca ngợi ý thức bảo vệ độc lập tự do, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và
sức mạnh quật khởi của cuộc chiến tranh nhân dân chống giặc ngoại xâm của đất
nước Văn Lang.
- Hình tượng Gióng là tổng hợp của ý chí và sức mạnh của toàn bộ hệ thống quân sự
và chính trò thời Hùng Vương.
 Truyền thuyết An Dương Vương
Nước Âu Lạc do An Dương Vương thành lập và lãnh đạo chỉ tồn tại

khoảng 50 năm (229-179 tr. CN), gần với thời Bắc thuộc đặc biệt là tính chất bi
hùng của lòch sử chống ngoại xâm.
Từ khi An Dương Vương thành lập nước cho đến năm 938 là thời kì dân
tộc ta bò uy hiếp và thử thách lâu dài, nặng nề gay go, khốc liệt nhất. Nếu không
có một sức sống mãnh liệt, một bản lónh thì có lẽ dân tộc ta đã bò diệt vong như
một số dân tộc khác?
Truyền thuyết An Dương Vương là tác phẩm hay nhất, tiêu biểu nhất của
thời kì lòch sử này.
3.2.2.2. Giai đoạn 10 thế kỷ Bắc thuộc
Sau khi nhà Triệu thất bại, từ đây là gần 10 thế kỷ Bắc thuộc. Đây là thời kỳ
xuất hiện các truyền thuyết phản kháng lại chế độ, chính sách xâm lược thâm độc của
nhà Hán.
Chủ đề chính của truyền thuyết giai đoạn này là tự khẳng đònh, tự nhận thức về
mình và đề ra yêu cầu cho mình (truyền thuyết về Hai Bà Trưng, Bà Triệu, truyền
thuyết về Lý Bí, Mai Hắc Đế, Bố Cái Đại Vương, Lê Lợi – Sự tích hồ Gươm…)
Chủ đề phụ là nhận thức về kẻ thù (Cột đồng Mã Viện, Thần sông Tô Lòch, Lẩy
bẩy như Cao Biền dậy non Thần núi Tản Viên)

×