Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đánh giá công tác Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Minh Lập - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.03 KB, 88 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN HẢI SƠN


Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ MINH LẬP – HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI
NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2013”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khoá : 2010 – 2014







Thái Nguyên - 2014




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN HẢI SƠN

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ MINH LẬP – HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI
NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2013”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khoá : 2010 – 2014

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Quý Ly

Khoa Quản lý tài nguyên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên





Thái Nguyên - 2014


LỜI CÁM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là khâu cuối cùng quan trọng trong quá trình học
tập tại nhà trường. Trong thời gian này sinh viên tiếp cận với thực tiễn, có
điều kiện áp dụng lý luận vào thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao trình độ
hiểu biết, tạo điều kiện vững vàng trong công tác sau này.
Từ những cơ sở trên, được sự nhất trí của Nhà trường, Khoa Quản Lý
Tài Nguyên. Em đã tiến hành thực tập tại xã Minh lập, huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên từ ngày 10/2/2014 đến ngày 30/4/2014, với đề tài “Đánh
giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Minh Lập, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 -2013”.
Trong thời gian thực tập được sự giúp đỡ tận tình của, các thầy cô giáo
trong khoa Khoa Quản Lý Tài Nguyên, Ủy ban nhân dân xã Minh Lập, đặc
biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo Th.S Nguyễn Quý Ly ,
cùng sự nỗ lực phấn đấu của bản thân em đã hoàn thành khóa luận trong
thời gian qua.
Nhân dịp hoàn thành bản luận văn này cho phép em được bày tỏ lời
cảm ơn sâu sắc đối với nhà trường, các thầy cô giáo, Khoa Quản Lý Tài
Nguyên, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng các bạn bè đồng
nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của
mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Hải Sơn


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

Từ ,cụm từ viết tắt

Chú giải
UBND : Ủy ban nhân dân
HĐND : Hội đồng nhân dân
NĐ-CP : Nghị định _ Chính phủ
TT-BTNMT : Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường
CT-TTg : Chỉ thị Thủ tướng
QĐ-BTNMT : Quyết định Bộ Tài nguyên Môi trường
VPĐK QSD : Văn phòng đăng ki quyền sử dụng
CV –CP : Công văn Chính phủ
ĐKTK : Đăng kí thống kê
QLNN : Quản lí nhà nước
GCNQSD : Giấy chứng nhận quyền sử dụng
QH–KHSDĐ : Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
GPMB : Giải phóng mặt bằng
VLXD : Vật liệu xây dựng
HTX : Hợp tác xã
HGĐ : Hộ gia đình
CN : Cá nhân




DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng

Tên bảng Trang

01
Bảng đơn vị hành chính,mật độ dân số và dân số nông thôn
tỉnh Thái Nguyên
15
02
Tình hình biến động dân số xã Minh Lập
giai đoạn 2011-2013
35
03
Hiện trạng sử dụng đất xã Minh Lập năm 2013
39
04
Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng
giai đoạn 2011-2013
41
05
Tổng hợp tài liệu trong bộ hồ sơ địa giới hành chính xã Minh
Lập
44
06
Kết quả lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy
hoạch sử dụng đất

46
07
Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2015 xã Minh Lập
49
08
Kết quả giao đất thu hồi đất nông nghiệp cho hộ gia đình ,cá
nhân giai đoạn 2011-2013
53
09 Kêt quả cho thuê đất xã Minh Lập giai đoạn 2011-2013 56
10
Tổng hợp diện tích các loại đất thu hồi trong giai đoạn 2011-
2013
57
11
Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất xã Minh Lập từ năm
2011-2013
58
12 Tổng hợp thành phần hồ sơ địa chính xã Minh Lập 60
13 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 60
14 Kết quả thống kê, kiểm kê diện tích đất đai 63
15 Kết quả thu ngân sách từ đất năm 2013 67
16
Tổng hợp kết quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất giai đoạn 2011 - 2013
70
17
Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng
đất đai xã Minh Lập giai đoạn 2011 – 2013
71
18

Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi
phạm về đất đai giai đoạn 2011 – 2013
72

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
1.3.Ý nghĩa của đề tài 2
PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1. Cơ sở lý luận 3
2.1.1. Khái niệm về đất đai 3
2.1.2. Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất 3
2.1.3. Khái niệm về quản lý nhà nước 4
2.2. Nội dung, phương pháp quản lý nhà nước về đất đai 5
2.2.1. Đối tượng, mục đích, yêu cầu, nguyên tắc quản lý của quản lý
nhà nước về đất đai 5
2.2.2. Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai 7
2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai 7
2.3. Cơ sở pháp lý 8
2.4. Cơ sở thực tiễn 11
2.4.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất của Việt Nam 11
2.4.2. Sơ lược vị trí ,đặc điểm tự nhiên, hành chính tỉnh Thái Nguyên 14
2.4.3. Sơ lược vị trí ,đặc điểm tự nhiên, hành chính đất đai
huyện Đồng Hỷ 17
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 23

3.3. Nội dung nghiên cứu 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu 24
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Minh Lập 26
4.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Minh Lập 26
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Minh Lập 31
LỜI CÁM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là khâu cuối cùng quan trọng trong quá trình học
tập tại nhà trường. Trong thời gian này sinh viên tiếp cận với thực tiễn, có
điều kiện áp dụng lý luận vào thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao trình độ
hiểu biết, tạo điều kiện vững vàng trong công tác sau này.
Từ những cơ sở trên, được sự nhất trí của Nhà trường, Khoa Quản Lý
Tài Nguyên. Em đã tiến hành thực tập tại xã Minh lập, huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên từ ngày 10/2/2014 đến ngày 30/4/2014, với đề tài “Đánh
giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Minh Lập, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 -2013”.
Trong thời gian thực tập được sự giúp đỡ tận tình của, các thầy cô giáo
trong khoa Khoa Quản Lý Tài Nguyên, Ủy ban nhân dân xã Minh Lập, đặc
biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo Th.S Nguyễn Quý Ly ,
cùng sự nỗ lực phấn đấu của bản thân em đã hoàn thành khóa luận trong
thời gian qua.
Nhân dịp hoàn thành bản luận văn này cho phép em được bày tỏ lời
cảm ơn sâu sắc đối với nhà trường, các thầy cô giáo, Khoa Quản Lý Tài
Nguyên, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng các bạn bè đồng
nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của
mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên


Nguyễn Hải Sơn

4.4.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhà nước về đất đai 76
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 76
5.1. Kết luận 77
5.2. Đề nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 7






1

PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an
ninh, quốc phòng,… Đối với nước ta, Đảng ta đã khẳng định: Đất đai
thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất
đai và thống nhất quản lý.
Đã từ lâu “sự nóng lên” trong việc sử dụng đất đai đã kéo theo hàng
loạt những vấn đề phức tạp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai .Trong
quá trình phát triển của nước ta hiện nay ,sự gia tăng dân số ,nhu cầu phát

triển của đô thị ,sự tăng trưởng của kinh tế và sự phát triển của của xã hội đã
tạo nên áp lực lớn đối với sự lạc hậu ,nghèo đói ,trình độ văn hóa thấp ,sử
dụng đất chưa hợp lí . Do những nguyên nhân nhất định mà công tác quản lý
nhà nước về đất đai ở nhiều nơi còn chưa chặt chẽ hoặc biện pháp quản lý
chưa phù hợp ,chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Chính vì thế ,vấn đề quản lý và sử dụng đất đai càng trở lên quan trọng
hơn đối với đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
,đòi hỏi công tác quản lý đất đai ,phải có biện pháp phù hợp và chặt chẽ hơn.
Xã Minh Lập nằm ở phía Tây huyện Đồng Hỷ, cách trung tâm huyện
10km . Là một xã còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian qua cùng với quá
trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhu cầu về sử dụng đất ngày
càng tăng lên khiến cho quá trình sử dụng đất có nhiều biến động lớn, dẫn đến
công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn cần được quan tâm nhiều hơn
làm thế nào để có thể sử dụng hợp lý, khoa học và có hiệu quả nguồn tài
nguyên đất đai này. Chính vì vậy ,công tác quản lý Nhà nước về đất đai quy
định rõ trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai của Luật đất đai 2003
luôn được Đảng bộ và chính quyền nơi đây đặc biệt quan tâm.
Xuất phát từ thực tiễn đó, được sự nhất trí của Ban giám hiệu Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Quản Lý Tài nguyên,




1

dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Nguyễn Quý Ly tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá công tác Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã
minh Lập, huyện Đồng Hỷ , tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2013”.

1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Mục đích của đề tài
- Tìm hiểu công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai theo
13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo Luật đất đai năm 2003 tại xã
Minh Lập, giai đoạn 2011 – 2013.
- Làm rõ những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong
công tác quản lý nhà nước về đất đai.
- Phân tích những nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khả thi giúp cho
công tác quản lý đất đai ngày càng khoa học và đạt hiệu quả cao nhất trong
thời gian tiếp theo.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
-Nắm vững 13 nộ dung quản lý về đất đai .
-Nắm vững các văn bản pháp luật đất đai.
-Các số liệu trung thực khách quan.
-Những đề xuất phải khoa học có tính khả thi,phù hợp với thực trạng
của địa phương .
1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Củng cố những kiến thức đã học và bước đầu làm quen với công tác
quản lý nhà nước về đất đai ngoài thực tế.
- Tăng cường hơn nữa trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà
nước về đất đai trong Luật đất đai.
- Tuyên truyền sâu rộng tới từng hộ dân trong toàn xã quyền, lợi ích và
nghĩa vụ trong Luật đất đai.
- Trang bị thêm kiến thức và giúp các nhà quản lý thấy được những
mặt mạnh và mặt hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về đất đai tại
địa phương.






1

PHẦN II
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm về đất đai
“Đất đai” về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như
sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các
cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: khí
hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy…),
các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng
đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những
kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (sau nền, hồ chứa nước
hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa,…)”.
Như vậy, “đất đai” là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều
thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực
vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong
lòng đất), theo chiều nằm ngang – trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ
nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật cùng với các ngành khác) giữ vai
trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc
sống của xã hội loài người.
2.1.2. Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất
- Con người: Là nhân tố chi phối chủ yếu trong quá trình sử dụng đất.
Đối với đất nông nghiệp thì con người có vai trò rất quan trọng tác động đến
đất làm tăng độ phì của đất.
- Điều kiện tự nhiên: Việc sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên của
vùng như: địa hình, thổ nhưỡng, ánh sáng, lượng mưa…Do đó chúng ta
phải xem xét điều kiện tự nhiên của mỗi vùng để có biện pháp bố trí sử

dụng đất phù hợp.
- Nhân tố kinh tế xã hội: Bao gồm chế độ xã hội, dân số, lao động,
chính sách đất đai, cơ cấu kinh tế,… Đây là nhóm nhân tố chủ đạo và có ý
nghĩa đối với việc sử dụng đất bởi vì phương hướng sử dụng đất thường
được quyết định bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ




1

nhất định, điều kiện kỹ thuật hiện có, tính khả thi, tính hợp lý, nhu cầu của
thị trường.
- Nhân tố không gian: Đây là một trong những nhân tố hạn chế của việc
sử dụng đất mà nguyên nhân là do vị trí và không gian của đất không thay đổi
trong quá trình sử dụng đất. Trong khi đất đai là điều kiện không gian cho
mọi hoạt động sản xuất mà tài nguyên đất thì lại có hạn; bởi vậy đây là nhân
tố hạn chế lớn nhất đối với việc sử dụng đất. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất
phải biết tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả, đảm bảo phát triển tài nguyên đất bền vững.
2.1.3. Khái niệm về quản lý nhà nước
Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm
trật tự hoá nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định.
Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước,
được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi
hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự
pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của
Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật
nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy
trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện

những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, do các cơ quan trong hệ thống
quản lý hành chính từ Chính phủ ở Trung ương xuống Ủy ban nhân dân các cấp
ở địa phương tiến hành.
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối
với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và
phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình
quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. (TS. Nguyễn Khắc Thái
Sơn, 2007) [7].




1

2.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT
ĐAI
2.2.1. Đối tượng, mục đích, yêu cầu, nguyên tắc quản lý của quản lý nhà
nước về đất đai
2.2.1.1. Đối tượng của quản lý đất đai
Đối tượng của quản lý đất đai là vốn đất của nhà nước (toàn bộ trong
phạm vi ranh giới quốc gia từ biên giới tới hải đảo, vùng trời, vùng biển) đến
từng chủ sử dụng đất.
Chế độ sở hữu nhà nước về đất đai là điều kiện quyết định để tập hợp,
thống nhất tất cả các loại đất ở mọi vùng của tổ quốc thành vốn tài nguyên
quốc gia, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đóng vai trò người
chủ sở hữu.
Chỉ giao cho các đơn vị cá nhân khác nhau để sử dụng đất, trong điều 5
Luật đất đai 2003 ghi: “Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước đại

diện chủ sở hữu”. Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang
nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội (gọi chung là tổ chức), hộ
gia đình cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài dưới hình thức giao đất không thu
tiền sử dụng đất và giao đất có thu tiền sử dụng đất. Nhà nước cũng cho tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân thuê đất. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được nhà nước giao
đất, cho thuê đất, nhận quyền sử dụng đất từ người khác trong luật này gọi chung
là người sử dụng đất. Được quy định ở điều 9 Luật đất đai 2003.
2.2.1.2. Mục đích, yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai
* Mục đích:
- Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người sử dụng đất;
- Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc gia;
- Tăng cường hiệu quả sử dụng đất;
- Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
* Yêu cầu:
- Phải đăng ký, thống kê đất đầy chính. đủ theo đúng quy định của pháp
luật đất đai ở từng địa phương theo các cấp hành




1

2.2.1.3. Nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai
Đối tượng quản lý đất đai là tài nguyên đất đai cho nên quản lý Nhà
nước về đất đai phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phải quản lý toàn bộ vốn đất đai hiện có của quốc gia, không được
quản lý lẻ tẻ từng vùng;
- Nội dung tài liệu quản lý không phụ thuộc vào mục đích sử dụng;
- Số liệu quản lý đất đai phải bao hàm cả số lượng, chất lượng, loại,

hạng phục vụ cho mục đích sử dụng của loại đó;
- Quản lý đất đai phải thể hiện theo hệ thống và phương pháp thống
nhất trong toàn quốc;
- Những quy định biểu mẫu phải được thống nhất trong cả nước, trong
ngành địa chính;
- Số liệu so sánh không chỉ theo từng đơn vị nhỏ mà phải được thống
nhất so sánh trong cả nước;
- Tài liệu trong quản lý phải đơn giản phổ thông trong cả nước;
- Những điều kiện riêng biệt của từng địa phương, cơ sở phải
phản ánh được;
- Những điều kiện riêng biệt phải được tổng hợp ở phần phụ lục để nhà
nước đầu tư cái chung và cái riêng của mỗi vùng;
- Quản lý đất đai phải khách quan chính xác, đúng những kết quả số
liệu nhận được từ thực tế;
- Tài liệu quản lý đất đai phải đảm bảo tính pháp luật, phải đầy đủ,
đúng thực tế;
- Quản lý Nhà nước về đất đai phải trên cơ sở pháp luật, Luật đất đai,
các biểu mẫu, văn bản quy định hướng dẫn của Nhà nước và các cơ quan
chuyên môn từ trung ương đến cơ sở;
- Quản lý đất đai phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm mang lại hiệu quả
kinh tế cao.








1


2.2.2. Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai
Phương pháp quản lý là cách mà cơ quan quản lý sử dụng để tác
động đến đối tượng quản lý (chủ sử dụng đất) nhằm thực hiện các quyết
định của nhà nước.
Phương pháp quản lý phải phù hợp với các nguyên tắc của quản lý kinh
tế, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ phát triển
của công nghệ khoa học và trình độ nhận thức của xã hội.
Thông thường có 2 nhóm phương pháp sau:
- Các phương pháp thu thập thông tin về đất đai: phương pháp thống
kê, phương pháp toán học, phương pháp điều tra xã hội học;
- Các phương pháp tác động đến con người trong quản lý đất đai: phương
pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp tuyên truyền - giáo dục.
2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Tại khoản 2 điều 6 Luật đất đai 2003 đưa ra công tác quản lý nhà nước
về đất đai gồm 13 nội dung:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất
và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa chính, lập bản
đồ hành chính;
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất;
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Thống kê, kiểm kê đất đai;
- Quản lý tài chính về đất đai;
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường

bất động sản;
- Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;




1

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai;
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. (Luật Đất đai 2003) [11].
2.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Dựa trên hệ thống luật đất đai, văn bản dưới luật là cơ sở vững nhất.
Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai bao gồm:
- Luật đất đai năm 2003;
- Hiến pháp 1992;
- Chỉ thị 05/ 2004/CP-TTCP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc
triển khai thực hiện Luật đất đai 2003;
- Nghị định 170/2004/NĐ-CP ngày 22/09/2004 của Chính phủ về sắp
xếp đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về
hướng dẫn thi hành luật Đất Đai 2003;
- Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 19/11/2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
- Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi
thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu
tiền sử dụng đất;
- Nghị định 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về sắp
xếp đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh;
- Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài
nguyên & Môi trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Thông tư số 29/ 2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng
dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

Từ ,cụm từ viết tắt

Chú giải
UBND : Ủy ban nhân dân
HĐND : Hội đồng nhân dân
NĐ-CP : Nghị định _ Chính phủ
TT-BTNMT : Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường
CT-TTg : Chỉ thị Thủ tướng
QĐ-BTNMT : Quyết định Bộ Tài nguyên Môi trường
VPĐK QSD : Văn phòng đăng ki quyền sử dụng
CV –CP : Công văn Chính phủ
ĐKTK : Đăng kí thống kê
QLNN : Quản lí nhà nước
GCNQSD : Giấy chứng nhận quyền sử dụng
QH–KHSDĐ : Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
GPMB : Giải phóng mặt bằng
VLXD : Vật liệu xây dựng
HTX : Hợp tác xã

HGĐ : Hộ gia đình
CN : Cá nhân







1

điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy
định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ thu hồi đất thực hiện quyền sử dụng đất,
trình tự, thủ tục, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và
giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư;
- Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất;
- Quyết định 703/QĐ-TCQLĐĐ ngày 14/12/2011 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Quản lý đất đai về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện dịch
vụ về đăng ký và cung cấp thông tin đất đai, tài sản gắn liền với đất;
- Căn cứ công văn số 517/UB-TM ngày 04/04/2005 của UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc kinh phí quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Căn cứ vào Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm
2011 của UBND tỉnh Thái nguyên về việc ban hành đề án dồn điền, đổi thửa
đất nông nghiệp thực hiện quy hoạch nông thôn mới;
- Căn cứ vào công văn số 158/CV-HU ngày 13 tháng 06 năm 2011 của

huyện ủy Đồng Hỷ về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đề án dồn điền
đổi thửa đất nông nghiêp;
- Căn cứ vào Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 03 tháng 03 năm 2011 của
UBND tỉnh Thái Nguyên về việc chấn chỉnh và tănng cường công tác quản lý
nhà nước về đất đai;
- Căn cứ vào quyết định 11/2011/QĐ-UBND về quy chế quản lý và sử
dụng Quỹ phát triển đất tỉnh Thái nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái
Nguyên ban hành ngày 26/08/2011;
- Căn cứ vào số liệu, tài liệu về thống kê, kiểm kê đất của xã
Minh Lập qua các năm;
- Căn cứ vào phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
phương án quy hoạch sử dụng đất xã đến năm 2015.





1

2.4. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.4.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam .
Qua kiểm kê đất đai năm 2010 cho thấy cả nước có diện tích tự nhiên
33.093.857 ha bao gồm đất nông nghiệp 26.100.106 ha chiếm 79% ,đất phi
nông nghiệp 3.670.186 ha chiếm 11% và đất chưa sử dụng 3.323.512 ha
chiếm 10% diện tích tự nhiên, trong đó có 24.989.102 ha chiếm 75,51 % là đã
có chủ sử dụng .so với năm 2005 ,diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng
1.277.600 ha ,trong đó đất trồng lúa có 4.127.721 ha ,vượt so với quy hoạch
10.33 % nhưng giảm 37.546 ha ,bình quân hàng năm giảm 7.000 ha , đất lâm
nghiệp tăng 571.616 ha ,riêng Quảng Nam tăng 135.000 ha do giao đất trồng
rừng , bổ xung đất rừng tự nhiên đặc dụng , khu bảo tồn đặc dụng, cơ cấu 3

loại rừng của cả nước có sự thay đổi lớn là đất rừng sản xuất tăng 1.954.606
ha ,rừng phòng hộ giảm 1484.350 ha ,rừng đặc dụng tăng 71.631 ha ,đất nuôi
trồng thủy sản giảm 9.843 ha ,đất làm muối tăng 3.487 ha ,đất nông nghiệp
khác tăng 10.015 ha , đất ở nông thôn tăng 54.054 ha đạt bình quân
91m
2
/người , đất ở đô thị tăng 27.994 ha đạt bình quân 21 m
2
/người , đất
chuyên dùng tăng 410.713 ha tăng nhiều nhất cho mục đích đất công cộng ,
giao thông ,thủy lợi ,an ninh ,quốc phòng, đất tôn giáo tăng 1.816 ha ,đất ngĩa
trang ngĩa địa tăng 3.887 ha ,đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giảm
61.709 ha ,đất chưa sử dụng giảm 1.742.372 ha .
(theo tài liệu hội nghị Tổng kết kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng
sử dụng đất năm 2010 do thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển chủ trì ,tổ chức tại
Hà Nội ngày (27/12/2010).
Tuy Đảng và Nhà nước đã hết sức quan tâm đến công tác quản lý nhà
nước về đất đai nhưng công tác này vẫn diễn ra một cách chậm chạp ,mắc
nhiều sai xót ,hạn chế đến công tác quản lý và bất cập trong công tác ban
hành các văn bản luật. Hệ thống văn bản còn thiếu tính đồng bộ chưa thật sự
cụ thể dẫn đến hiện tượng chồng chéo ,mẫu thuẫn giữa chính những văn bản
đã ban hành . Hơn nữa, công tác tuyên truyền còn hạn chế về cả nội dung và
hình thức ,dẫn đến việc sử dụng tài nguyên đất chưa được triệt để và đúng
mục đích đôi khi dẫn đến lãng phí tài nguyên đất.




1


Từ khi có luật đất đất đai 2003 được ban hành rộng khắp cả nước và sự
đầu tư quy hoạch của Nhà nước thì đất đai trở nên có giá trị và đã có thời kì
đất đai trở thành hang hóa trong nền kinh tế thị trường bất động sản . Sau một
năm thi hành luật đất đai 2003 ,thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính Phủ
tahij Chỉ Thị số 05/2004/CT-CP-TTg ngày 09/02/2004 về việc triển khai thi
hành Luật đất đai 2003 , Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã rà soát , kiểm tra
công tác quản lý Nhà Nước về đất đai trong phạm vi cả nước tại 64 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương ,160 quận ,huyện ,thị xã,thành phố thuộc
tỉnh,159 xã ,phường, thị trấn,… Hầu hết UBND cấp tỉnh đã có văn bản chỉ
đạo ,có kế hoạch triển khai cụ thể các văn bản quy phạm về đất đai như : về
giá đất , về bồi thường ,hỗ trợ tái định cư ,về hạn mức giao đất tại địa
phương,về thủ tục hành chính trong giao đất ,cho thuê đất,chuyển quyền sử
dụng đất,.
Công tác phổ biến, giáo dục về pháp luật đất đai có nhiều tiến bộ
,đã tổ chức được nhiều lớp tập huấn Luật đất đai từng bước được kiện toàn.
Các tỉnh đều đã lập Sở Tài Nguyên và Môi Trường ,hầu hết các huyện đã
thành lập phòng Tài Nguyên và Môi Trường ,mặt khác các xã ,phường ,thị
trấn đều có cán bộ địa chính.
* Về quy hoạch ,kế hoạch sử dụng đất.
Trong thời gian qua ,công tác lập quy hoạch ,kế hoạch sử dụng đất và
giao đất ,cho thuê đất đã được các cấp các ngành quan tâm và hệ thống văn
bản đã hình thành khá đầy đủ ,đồng bộ, kịp thời.
63/63 tỉnh ,Tp trực thuộc Trung ương và 616/686 quận huyện ,Tp trực
thuộc tỉnh đã hoàn thành việc lập quy hoạch ,kế hoạch sử dụng đất đến năm
2020.
Bên cạnh đó ,việc lập quy hoạch ,kế hoạch sử dụng đất của các cấp đã
dần vào nề nếp . Nó trở thành công cụ quan trọng của quản lý nhà nước đối
với đất đai, tạo cơ sở pháp lí quan trọng cho công tác thu hồi đất ,giao đất
,cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Tuy nhiên ,theo đánh giá của các chuyên gia ,công tác quy hoạch ,kế

hoạch sử dụng đất có nhiều bất cập ,vướng mắc . Các khái niệm ,vai trò kế




1

hoạch sử dụng đất ,vị trí mối quan hệ quy hoạch sử dụng đất trong hệ thống
quy hoạch cần phải rõ rang hơn.
Hiện hệ thống quy hoạch sử dụng đất ở bốn cấp hành chính và khu kinh tế
,khu công nghệ cao còn chồng chéo,chưa cụ thể gây lãng phí . Các chỉ tiêu
quy hoạch sử dụng đất gắn với nội dung quy hoạch ,đặc biệt là gắn với phân
loại đất ,thống kê,kiểm kê đất đai, định giá đất ,thu tiền sử dụng đất cần được
định hướng từ đầu để sửa đổi thống nhất ,đồng bộ và đạt được hiệu quả của
quản lý.
* Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Về báo cáo tổng hợp từ các địa phương ,tính đến đầu năm 2012 cả nước
đã cấp được 35.397 triệu GCN các loại với tổng diện tích 20.3 triệu ha .
Trong đó ,cấp GCN hình thức mới theo Nghị Định số 88/2009/NĐ-CP , cả
nước đã câp được hơn 2,5 triệu GCN với tổng diện tích hơn 1 triệu ha
đất,gồm 295.000 GCN có tài sản gắn liền với đất.
Kết quả cấp GCN đối với đất đô thị của cả nước hiện mới đạt 63,5 %
mới có 15 tỉnh hoàn thành trên 90 % ,còn 13 tỉnh đạt dưới 50% . Đặc biệt khu
vực mới phát triển đô thị ,dự án phát triển nhà có tỷ lệ cấp đạt 19,3 % tổng số
căn hộ được duyệt . Hà Nội chỉ đạt 9,3 % , TP HCM đạt 30 %.
Trong khi đó, việc cấp GCN đối với đất ở nông thôn ,đất nông nghiệp,
lâm nghiệp đều đạt cao ,từ 84-85 % ,trong đó nhiều tỉnh đạt trên 90 %.
Nhìn chung ,số lượng tồn đọng chưa cấp GCN các loại đất tập chung ở
đất chuyên dụng ,đất ở đô thi , GCN cho người mua nhà ở tại các dự án phát
triển nhà ở ,chung cư nhỏ (mini) và các khu vực ven đô thị lớn . Phần lớn các

trường hợp này không có giấy tờ hợp lệ ,đang vướng mắc ,vi phạm luật đất
đai,xây dựng. Cùng với đó ,các văn phòng đăng kí quyền sẻ dụng đất ở các
địa phương còn thiếu cán bộ chuyên môn so với yêu cầu nhiệm vụ ,kinh phí
đầu tư đo đạc bản đồ địa chính ,đăng kí đất đai ,cấp GCN ,xấy dựng hồ sơ địa
chính còn hạn chế.
Nhìn chung, qua kiểm tra tình hình thi hành Luật đất đai tại các địa
phương có thể thấy rằng pháp luật đất đai đã được chấp hành tốt hơn ,đã khắc
phục được tình trạng giao, cho thuê đất trái thẩm quyền ,không đúng quy
định. Cơ chế bao cấp về giá đất cùng với tệ lạm phát về đất đai đã từng bước
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng

Tên bảng Trang

01
Bảng đơn vị hành chính,mật độ dân số và dân số nông thôn
tỉnh Thái Nguyên
15
02
Tình hình biến động dân số xã Minh Lập
giai đoạn 2011-2013
35
03
Hiện trạng sử dụng đất xã Minh Lập năm 2013
39
04
Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng
giai đoạn 2011-2013
41

05
Tổng hợp tài liệu trong bộ hồ sơ địa giới hành chính xã Minh
Lập
44
06
Kết quả lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy
hoạch sử dụng đất
46
07
Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2015 xã Minh Lập
49
08
Kết quả giao đất thu hồi đất nông nghiệp cho hộ gia đình ,cá
nhân giai đoạn 2011-2013
53
09 Kêt quả cho thuê đất xã Minh Lập giai đoạn 2011-2013 56
10
Tổng hợp diện tích các loại đất thu hồi trong giai đoạn 2011-
2013
57
11
Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất xã Minh Lập từ năm
2011-2013
58
12 Tổng hợp thành phần hồ sơ địa chính xã Minh Lập 60
13 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 60
14 Kết quả thống kê, kiểm kê diện tích đất đai 63
15 Kết quả thu ngân sách từ đất năm 2013 67
16
Tổng hợp kết quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng

đất giai đoạn 2011 - 2013
70
17
Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng
đất đai xã Minh Lập giai đoạn 2011 – 2013
71
18
Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi
phạm về đất đai giai đoạn 2011 – 2013
72





1

trung du miền núi phía bắc với đồng bằng bắc bộ ,thông qua hệ thống đường
bộ, đường sắt ,đường sông hình dẻ quạt mà TP Thái Nguyên là đầu nút.
Tọa độ địa lí nằm 20
0
20’ đến 22
0
25’ Bắc , 105
0
25’ đến 106
0
16’ kinh độ
Đông. Thái Nguyên là nơi tụ hội các nên văn hoá dân tộc, đầu mối của các
hoạt động văn hoá, giáo dục của vùng núi phía Bắc rộng lớn. Với 6 trường

Đại Học, trên 20 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ
thuật. Thái Nguyên xứng đáng là trung tâm văn hóa, nghiên cứu khoa học và
giáo dục - đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc Vị trí địa lý của tỉnh đã tạo
điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành
phố trong vùng, trong cả nước cũng như với nước ngoài trong thời kỳ hội
nhập và phát triển kinh tế.
Theo số liệu thống kê năm 2009 toàn tỉnh có 1.127.430 người, sinh sống
trên địa bàn: 144 xã, 23 phường, 15 thị trấn thuộc 9 đơn vị hành chính gồm: 2
thành phố, thị xã là Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công; 2 huyện
không thuộc huyện miền núi là Phổ Yên, Phú Bình và 5 huyện thuộc miền núi
là: Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ và Đại Từ.
Đơn vị hành chính, mật độ dân số và dân số nông thôn được chi tiết ở
Bảng 01 như sau:
Bảng 01: Bảng đơn vị hành chính, mật độ dân số và dân số nông thôn
tỉnh Thái Nguyên.
Hạng mục Đơn vị hành chính Mật độ - dân số
Số xã Số thị
trấn
Số
phường

Mật độ dân
số
(người/km2)

Dân số
nông thôn
Tỉnh Thái
Nguyên
144 13 33 320 838.574

TP Thái
Nguyên
10 18 1.474 79.290
TX Sông
Công
4 5 598 23.400
H.Đại Từ 29 2 279 151.200
H.Phú Lương 14 2 285 97.865




1

H.Định Hóa 23 1 168 80.240
H.Đồng Hỷ 15 3 247 94.679
H.Võ Nhai 14 1 76 60.450
H.Phổ Yên 15 3 534 125.400
H.Phú Bình 20 1 535 126.050
Địa bàn có nhiều đơn vị hành chính và dân số trung bình đông là Thành
phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên.
Địa bàn có mật độ dân số thấp là huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa, huyện
Đồng Hỷ.
Địa bàn có tỷ lệ dân số nông nghiệp cao là: huyện Đại Từ chuyến 95,2%
lao động xã hội; Võ Nhai 94,5%; Phú Bình 94,4%; Phú Lương 92,9%; Phổ
Yên 91,4%.
Toàn tỉnh dân cư nông thôn hiện có 838.574 người chiếm 74,38% và lao
động nông nghiệp 454.840 người chiếm 40,34% lao động toàn xã hội.
Trong thời gian qua, nhìn chung công tác quản lý về đất đai trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Sở Tài nguyên và

Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản liên quan đến
công tác này:
- Công văn số 517/UB-TM ngày 04/04/2005 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc kinh phí quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2011 của
UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành đề án dồn điền, đổi thửa đất nông
nghiệp thực hiện quy hoạch nông thôn mới;
- Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 03 tháng 03 năm 2011 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai;
- Quyết định 11/2011/QĐ-UBND về quy chế quản lý và sử dụng Quỹ
phát triển đất tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban
hành ngày 26/08/2011;
Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai giúp cho công tác quản lý nhà nước
ngày càng chặt chẽ, sử dụng đất ngày càng tôt hơn, tiết kiệm, hiệu quả,…





1

2.4.3 Sơ lược vị trí địa lí đặc điểm tự nhiên và hành chính đất đai trên
phạm vi huyện Đồng Hỷ .
Đồng Hỷ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Huyện lỵ đặt tại thị trấn
Chùa Hang, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 3 km về phía đông bắc.
Địa phận huyện Đồng Hỷ trải dài từ 21
0
32

đến 21

0
51’ độ vĩ bắc, 105
0
46

đến 106
0
04

độ kinh đông. Phía bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Cạn,
phía nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên, phía đông giáp
tỉnh Bắc Giang, phía tây giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên
.Địa giới tự nhiên phân cách Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên là dòng
sông Cầu uốn lượn quanh co từ xã Cao Ngạn theo hướng bắc - nam xuống
đến đập Thác Huống (xã Huống Thượng ).
Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên 520.59km2. Trong đó đất lâm nghiệp
chiếm 50,8%, đất nông nghiệp 16,4%, đất thổ cư 3,96%, đất cho các công
trình công cộng 3,2% và đất chưa sử dụng chiếm 25,7% .Núi Chùa Hang - xa
còn gọi là núi đá Hoá Trung, núi Long Tuyền, nằm trên đất thị trấn Chùa
Hang, huyện Đồng Hỷ ngày nay. Chùa Hang là một trong những danh thắng
nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên.
Vào thời điểm tháng 12 năm 2005, huyện Đồng Hỷ có 20 đơn vị hành
chính (17 xã, 3 thị trấn) gồm 240 xóm, 58 tổ dân phố:
1- Xã Văn Lăng, có 16 xóm: Khe Hai, Liên Phương, Bản Tèn, Văn Lăng,
Vân Khánh, Tam Va, Đạt, Tân Lập I, Tân Lập II, Tân Sơn, Tân Thịnh, Tân
Thành, Mong, Khe Quân, Khe Cạn, Mỏ Nước.
2- Xã Hoà Bình, có 7 xóm: Đồng Vung, Đồng Cẩu, Tân Đô, Phố Hích, Tân
Yên, Tân Thành, Trung Thành.
3- Xã Tân Long, có 9 xóm: Ba đình, Đồng Mẫu, Làng Mới, Mỏ Ba, Đồng
Luông, Đồng Mây, Làng Giếng, Hồng Phong, Lân Quang.

4- Xã Quang Sơn, có 15 xóm: Bãi Cọ, Na Oai, Xuân Quang I, Xuân Quang
II, Na Nay, Đồng Chuỗng, Viên Ván, Đồng Thu I, Đồng Thu II, La Giang I,
La Giang II, La Tâm, Lân Táy, Trung Sơn, Lân Dăm.

×