Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

triết học Mác-lênin:mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễnQuan pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.44 KB, 11 trang )

triết học Mác-lênin:
mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và
thực tiễn
Quan hệ giữa thực tiễn và lý luận là một quá trình mang tính lịch sử - xã
hội cụ thể. Quan hệ giữa chúng là quan hệ biện chứng. Nắm bắt được
tính chất biện chứng của quá trình đó, theo chúng tôi, là tiền đề quan
trọng bậc nhất giúp chúng ta luôn có được một lập trường thực tiễn
sáng suốt, tránh được chủ nghĩa thực dụng thiển cận, cũng như chủ
nghĩa giáo điều máy móc và bệnh lý luận suông.

Vấn đề quan hệ giữa lý luận và thực tiễn có tầm quan trọng đặc biệt
trong triết học xã hội của chủ nghĩa Mác. Tầm quan trọng đó không chỉ
ở chỗ: "Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất
và cơ bản của lý luận về nhận thức". Kinh nghiệm đấu tranh, bảo vệ và
xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã đem lại cho chúng ta bài học vô
giá là: "Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo
quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là
điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của đảng". Chính vì vậy việc
tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn là cần thiết.

Để giải quyết vấn đề nêu trên, theo chúng tôi trước hết cần phải xác
định rõ khái niệm thực tiễn phân biệt nó với khái niệm hoạt động, sau
đó là với khái niệm hoạt động lý luận. Trong các tài liệu khoa học, có rất
nhiều định nghĩa khác nhau về thực tiễn, nhưng có thể nói, chưa có
một ý kiến thống nhất về vấn đề này. Tính đến các quan điểm khác
nhau, chúng tôi xin trình bày vắn tắt quan điểm của chúng tôi về khái
niệm thực tiễn như sau.

Thứ nhất, thực tiễn là hình thức hoạt động đặc thù người. Khái niệm
thực tiễn đặc trưng cho hoạt động sống của xã hội loài người.


Thứ hai, thực tiễn là hoạt động người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
Đây là điểm khác biệt của thực tiễn so với hoạt động nhận thức.

Thứ ba, thực tiễn là hoạt động được chủ thể tiến hành để đạt tới mục
đích được đặt ra từ trước.

Thứ tư, thực tiễn mang tính chất lịch sử xã hội. Đó là những đặc điểm
chung của thực tiễn mà nhiều tác giả đã nhất trí.

Vậy thực tiễn là gì? Theo chúng tôi, có thể xác định thực tiễn là hoạt
động của một chủ thể lịch sử cụ thể, trong quá trình hoạt động ấy nó
tiến hành cải tạo vật chất đối với hiện thực một cách phù họp với các
mục đích của bản thân, với mô hình lý tưởng và với trí thức của nó về
hiện thực và nhờ mối liên hệ giữa đối tượng hóa và giải đối tượng hoá
trong quá trình này mà nó tự cải tạo chính bản thân mình. Định nghĩa
này có thể hơi dài, song nó cho phép thâu tóm được mọi hình thức đa
dạng của thực tiễn xã hội và phân biệt nó với các hoạt động không phải
là hoạt động thực tiễn. Điều cơ bản trong định nghĩa này là ở chỗ khẳng
định rằng bằng hoạt động của mình, chủ thể chuyển cái tinh thần, ý
niệm thành cái vật chất và qua đó, thể hiện ra là lực lượng tích cực của
sự cải tạo.

Vậy thực tiễn và hoạt động khác nhau ở điểm nào? Phải lưu ý rằng có
nhiều tác giả đã đồng nhất hai khái niệm này với nhau. Theo chúng tôi,
hoạt động hiểu theo nghĩa chung nhất là phương thức tồn tại và phát
triển hiện thực lịch sử. Một số tác giả đã dựa vào câu nói của C.Mác -
"Đời sống xã hội, về thực chất, là có tính chất thực tiễn" - để đồng nhất
hai khái niệm "thực tiễn" và "hoạt động". Theo chúng tôi, không có cơ
sở để đồng nhất hai khái niệm đó. Câu nói mang tính nguyên tắc đó của
C .Mác cần phải được hiểu là: Thực tiễn là phương thức mà con người

tác động qua lại với thế giới và cải tạo thế giới đó. Mác đem quan điểm
đó đối lập lại với quan điểm của chủ nghĩa duy vật trực quan của
Phoiơbắc. Không phải lý luận, mà chính thực tiễn là cái tạo thành bản
chất của các mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên ở trong lòng xã hội.
Bản thân quan hệ lý luận cần được tách biệt và lý giải dưới dạng một
thành tố không thể tách rời được của thực tiễn. Song, không nên đồng
nhất bản chất của quá trình với bản thân quá trình. Có quan điểm cho
rằng, bất kỳ hình thức hoạt động nào (lý luận chẳng hạn) cũng đều có
liên quan đến thực tiễn xã hội, phục tùng nó, phát triển trên cơ sở của
nó. Quan điểm khác lại coi bản thân hoạt động lý luận là thực tiễn. Thực
tiễn bao giờ cũng là sự vật chất hóa các ý niệm, là phương thức chuyển
cái ý niệm thành cái vật chất, còn hoạt động lý luận là quá trình ngược
lại, mặc dù nó bắt nguồn từ thực tiễn.
Qua đó có thể kết luận rằng phạm trù "hoạt động", xét về ngoại điên, là
rộng hơn phạm trù "thực tiễn". Vậy thì vấn đề quan hệ giữa hoạt động
lý luận và hoạt động thực tiễn với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản nhất
của hoạt động xã hội phải được hiểu như thế nào?

Đây là hai phương thức quan hệ khác nhau với thế giới. Kết quả của
quan hệ lý luận là tái hiện lại đối tượng trong ý thức, là mô hình lý luận
của đối tượng. Còn kết quả của hoạt động thực tiễn là sự cải tạo vật
chất đối với đối tượng. Thực tiễn chỉ có mặt ớ nơi có các hình thức hoạt
động có đối tượng cảm tính, có sự cải tạo đối tượng trên chực tế, chứ
không phải là trong suy nghĩ. Do vậy theo chúng tôi, hoạt động lý luận
khoa học, giáo dục, tuyên truyền không phải là thực tiễn. Bản thân khoa
học chỉ có khả năng đem lại bức tranh lý tưởng về thế giới trong nhưng
đặc trưng, bản chất của nó. Vấn đề cũng không thay đổi cả khi khoa học
trở thành lực lượng sản xuất vật chất trực tiếp. Bởi khi đó, bản thân lực
lượng sản xuất tồn tại với tư cách là hình thức được đối tượng hoá của
khoa học, còn khoa học vân tiếp tục là hình chức hoạt động tinh thần

của con người, là sự phản ánh lý tưởng hiện thực.
Vậy phải chăng thực tiễn chỉ đơn giản là sử dụng đối tượng mà không
có tính chủ quan, tính hướng đích? Theo chúng tôi, đây là vấn đề quan
trọng để phân biệt hoạt động /ý luận với thực tiễn. Đúng là thực tiễn
không thể thiếu ý thức. Song luận điểm đó không chứng tỏ sự đồng
nhất của hai hình thức hoạt động khác nhau là thực tiễn và lý luận. Thứ
nhất cần lưu ý rằng tham gia vào thực tiễn chỉ gồm có các kết quả đã
đạt được trong quá trình nhận thức trước đó. Các kết quả đó đối với
hoạt động lý luận có một giá trí độc lập, còn đối với hoạt động thực tiễn
thì chỉ là cơ sở lý luận, có giá trị như là một mô hình của tương lai. Ý
thức và sản phẩm của nó ( mục đích, mô hình, lý tưởng), trong trường
hợp này, không có một giá trị độc lập, nó không có nhiệm vụ cải biến
đối tượng cảm tính của tự nhiên hay xã hội. Thứ hai, đương nhiên là có
một cơ chế (cho dù nó chưa được nghiên cứu đấy đủ) để đưa các kết
quả hoạt động lý luận vào thực tiên. Chính cơ chế này đã chế định một
khuynh hướng nghiên cứu mới - nghiên cứu triển khai. Đây là một lĩnh
vực mới mẻ, đòi hỏi chúng ta phải có những nỗ lực to lớn. Song một
điều hiển nhiên là thực tiễn cải tạo xã hội do quần chúng tiến hành đòi
hỏi phải hoạch định mục đích, chương trình, phải nhận thức các nhiệm
vụ chiến lược và sách lược. Chính vì vậy mà nó không thể thiếu lý luận,
lý luận được tiếp biến vào các mục đích và các chương trình, phục tùng
nhiệm vụ cơ bản của thực tiễn cải tạo xã hội.

Như vậy, giữa lý luận và thực tiễn bao giờ cũng tồn tại một mối liên hệ
không thể tách rời. Song cho dù thực tiễn có hàm lượng lý luận nhiều
đến đâu đi chăng nữa, thì thực tiễn và lý luận vẫn tồn tại với tư cách là
hai lĩnh vực tương đối độc lập của hoạt động xã hội và bao giờ hình ảnh
lý tưởng (kết quả của hoạt động lý luận) cũng đi trước hoạt động thực
tiên. Nói cách khác, hoạt động bao giờ cũng bao hàm hai khâu cơ bản
và mối liên hệ giữa chúng luôn mang tính lịch sử - cụ thể - đó là khâu

nhận thức lý luận (sản xuất ra tri thức) và khâu thực tiễn (cải tạo hiện
thực ).
Mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, theo chúng tôi, còn được làm
sáng tỏ hơn và cụ thể hơn khi chúng ta xét nó từ quan hệ chủ thề -
khách thể. Thực tiễn là khâu trung gian cơ bản giữa chủ thể và khách
thề. Chủ thể ở đây không đơn giản là con người có tư duy lý luận, con
người bằng xương thịt. Chủ thể được thể hiện qua tồng thể các đặc
trưng xã hội của nó, còn thực tiễn là phương thức cơ bản để nó tác
động đến khách thể. Thực tiễn có thề nói, là hình thức liên hệ thực tại
khách quan, nhờ đó mà chủ thể tự đối tượng hoá bản thân, các ý định
và mục đích của mình trong khách thề, phát triển các năng lực của
mình. Như vậy, ngoài thực tiễn, chủ thể không có một phương thức nào
để chuyển từ bức tranh lý tưởng về thế giới sang việc thực hiện nó
trong thế giới.

Nếu ở phần trên chúng ta đã nói rằng thực tiễn là quá trình cải tạo vật
chất hiện thực, thì thông qua quan hệ chủ thể - khách thể, thực tiễn thể
hiện là phương thức chủ thể chuyển hoá cái ý mệnh mục đích, động
cơ ) thành cái vật chất (khách thể được cải tạo phù hợp với mục đích).
Trọng tâm ở đây được đặt vào hai mặt của một quá trình thống nhất:
Từ cái ý niệm đến cái vật chất. Nếu chúng ta nhấn mạnh, tuyệt đối hoá
sự cải tạo vật chất, thì sự định hướng thực tiễn bởi ý thức sẽ bị biến
mất, và do vậy, thực tiễn bị biến thành một hành vi máy móc, vô thức.
Còn nếu tuyệt đối hoá sự sự chuyển biến cái ý niệm thành cái vật chất,
thì chúng ta không thể quan niệm thực tiễn là một quá trình khách
quan, và như vậy sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm.
Từ đó suy ra rằng thực tiễn và lý luận không thể là tuyệt đối đối lập với
nhau. Tính tương đối của sự đối lập ấy trước hết được quy định bởi
điều là: Quan hệ lý luận của con người với thế giới không bao giờ có thề
là quan hệ tuyệt đối biệt lập với thực tiễn. Hơn nữa, quan hệ lý luận

luôn phục tùng thực tiễn, phục vụ thực tiễn và phát triển trên cơ sở cải
tạo thực tiễn xã hội. Nó, rốt cuộc, phải dựa trên cơ sở quan hệ thực
tiễn với hiện thực. Đến lượt mình vốn là hoạt động của chủ thể có ý
thức và ý chí, thực tiễn luôn bao hàm quan hệ lý luận của chủ thể với
khách thể với tư cách là vòng khâu đặt mục đích của hoạt động thực
tiễn.

Song, sự đối lập tuyệt đối đó không có nghĩa là không có sự đối lập
tuyệt đối giữa lý luận và thực tiễn. Lý luận do thực tiên chế định và
phục vụ thực tiễn, song chúng có tính độc lập tương đối, mang những
đặc trưng riêng của hoạt động. Cả khi tạo thành một thể thống nhất
trong khuôn khổ của hoạt động xã hội, chúng vẫn là những mặt khác
nhau của hoạt động đó. Chỉ khi được đưa vào thực tiễn, ý niệm, tư
tưởng, lý luận mới có thể "cải tạo" thế giới. Nếu dừng lại trong lĩnh vực
ý thức, chúng không có khả năng cải biến một cái gì ngoài khả năng ý
thức. Các tư tướng, tự chúng, không phải là thực tiễn, mô hình lý tướng
về xã hội tương lai thiếu sự cải tạo vật chất chỉ là mô. hình lý luận. Theo
chúng tôi, cần phái nhấn mạnh tính đặc thù, tính độc lập của lý luận để
không rơi vào chủ nghĩa thực dụng thiển cận, để phát hiện ra các quy
luật phát triển của riêng lý luận, tính kế thừa lẫn nhau giữa các hình thái
ý thức xã hội khác nhau.
Song, cũng cần nhấn mạnh một điều khác là: Tính độc lập tương đối của
lý luận là có tính chất tương đối. Thí dụ, lý luận cách mạng hoàn toàn
không phải là thực tiễn cách mạng. Tuy nhiên vốn được sinh ra bởi các
nhu cầu của thực tiễn xã hội, lý luận cách mạng trở thành một bộ phận
cấu thành tất yếu của thực tiễn xã hội. Khi tiên đoán tương lai, bản thân
lý luận bắt nguồn từ thực tiễn quá khứ và hiện tại. Lý luận hoàn thành
một chức năng nào đó trong xã hội không phải là ở ngoài khuôn khổ
của thực tiễn, mà là ở bên trong bản thân thực tiễn xã hội.


Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, theo chúng tôi cần được-vạch rõ
cả trên các bình điện bản thể luận lẫn nhận thức luận. Trước hết cần
phải phân biệt tính chất của mối liên hệ này với tính chất của mối liên
hệ giữa ý thức và vật chất. Vật chất có thể tồn tại thiếu ý thức, song
thực tiễn không thể tồn tại thiếu ý thức, đương nhiên là hình thức vả
trình độ của ý thức có thể rất khác nhau ( cho tới tư duy lý luận). Nếu
các đặc tính "thử nhất" và "thứ hai" áp dụng được vào quan hệ giữa vật
chất và ý thức, thì chúng lại không áp dụng được vào quan hệ giữa thực
tiễn và ý thức. Theo chúng tôi, ở đây chỉ có thể nói tới phương diện chủ
đạo của một chủ thể thống nhất. Nói cách khác, xét về phương diện
bản thể luận, lý luận và thực tiễn tạo thành một thể thống nhất trong
hoạt động xã hội tổng hợp. Sự đối lập của chúng trong khuôn khổ của
sự thống nhất này là tương đối. Mặc dù vật chất và ý thức là các mặt
đối lập tương đối về mặt bản thể luận, song vật chất là tiên đề, là
nguyên nhân phát sinh của ý thức, trong khi đó thực tiễn không thể
thiếu ý thức.

Xét về phương diện nhận thức luận, nếu vật chất và ý thức là tuyệt đối
đối lập , thì thực tiễn và lý luận lại không tuyệt đối đối lập nhau. Mọi ý
kiến khác đều có nghĩa rằng thực tiễn, về nguyên tắc, không thể là
phương tiện đối chiếu tri thức về hiện thực và bản thân hiện thực.
Trong lý luận nhận thức, tri thức về đối tượng tuyệt đối độc lập với bản
thân lý luận. Các nhà duy vật trước Mác đã nhìn thấy điều đó nhưng họ
không biết đối chiếu tri thức với đối tượng và do vậy, họ đã bất lực
trước các lý lẽ của chủ nghĩa duy tâm và bất khả lý luận. Nếu tuyệt đối
đối lập thực tiễn với lý luận, thì chúng ta cũng sẽ vấp phải vấn đề đó.
Vậy, đâu là bước chuyển từ lý luận đến thực tiễn? Trong khi đó cuộc
cách mạng được C.Mác thực hiện trong nhận thức luận chính là ở chỗ:
ông đã đưa thực tiễn vào lý luận nhận thức ở lĩnh vực mà ý thức tuyệt
đối đối lập với vật chất, Mác đã phát hiện ra khâu trung gian, bước

chuyển từ cái ý niệm đến cái vật chất và từ cái vật chất đến cái ý niệm.
Thực tiễn xã hội hoàn thành vai trò thước đo chân lý và cơ sở của nhận
thức chính là do nó không đối lập tuyệt đối mà đối lập tương đối với ý
thức về mặt nhận thức luận và do nó luôn là hệ thống những hoạt động
nhằm đạt tới mục đích xác định. Do vậy, không nên tuyệt đối hoá cả
tính chủ quan lẫn tính khách quan của thực tiễn.

Quan hệ giữa thực tiễn và lý luận là một quá trình mang tính lịch sử - xã
hội cụ thể. Quan hệ giữa chúng là quan hệ biện chứng. Nắm bắt được
tính chất biện chứng của quá trình đó, theo chúng tôi, là tiền đề quan
trọng bậc nhất giúp chúng ta luôn có được một lập trường thực tiễn
sáng suốt, tránh được chủ nghĩa thực dụng thiển cận, cũng như chủ
nghĩa giáo điều máy móc và bệnh lý luận suông.

×