Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

BỆNH MÀNG NGOÀI TIM – PHẦN 1 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.12 MB, 11 trang )

BỆNH MÀNG NGOÀI TIM – PHẦN 1

I. ĐẠI CƯƠNG PHÂN LOẠI
- Màng ngoài tim được hình thành từ lá phôi giữa song song với thượng tâm
mạc và động mạch vành trong thời kỳ bào thai.
- Nhiệm vụ chủ yếu của màng ngoài tim là: tránh tình trạng tim giãn đột ngột,
tạo áp lực âm tính giúp cho máu đổ đầy nhĩ trong thời kỳ tâm thu của thất. Phân
chia gianh giới chức năng giữa tim và phổi.
- Khoang màng ngoài tim có ít dịch là sản phẩm siêu lọc từ huyết tương.
+ Phân loại bệnh viêm màng ngoài tim dựa vào lâm sàng và nguyên nhân
gây bệnh như sau:
1.1. Phân loại lâm sàng:
A. Viêm màng ngoài tim cấp tính (dưới 6 tuần).
1. Fibrin.
2. Dịch (hoặc máu).
B. Viêm màng ngoài tim bán cấp tính (6 tuần- 6 tháng).76
1. Co thắt.
2. Dịch và co thắt.
C. Viêm màng ngoài tim mạn tính (trên 6 tháng).
1. Co thắt.
2. Tràn dịch.
3. Dính (không co thắt).
1.2. Phân loại theo nguyên nhân.
A. Viêm màng ngoài tim nhiễm khuẩn.
1. Virus.
2. Mủ.
3. Lao.
4. Mycotic (nấm).
5. Nhiễm khuẩn khác (giang mai).
B. Viêm màng ngoài tim không do nhiễm khuẩn
1. Nhồi máu co tim.


2. Tăng Urê máu.
3. Ung thư
a. U tiên phát (lành hay ác).
b. U di căn.
4. Nhược năng tuyến giáp (Myxedenma).
5. Cholesterol.
6. Dưỡng chấp.
7. Chấn thương.
a. Thủng thành ngực.
b. Kín không thủng thành ngực.
8. Phình gốc đọng mạch chủ.
9. Sau chiếu tia xạ.
10. Phối hợp thông liên nhĩ.
11. Phối hợp thiếu máu nặng.
12. Nhiễm khuẩn Mônnucleosis.
13. Sốt có tính gia đình.
14. Viêm màng ngoài tim có tính gia đình.
15. Sarcoidosis.
16. Tự phát cấp tính.
C. Viêm màng ngoài tim tăng cảm hoặc miễn dịch
1. Thấp tim.
2. Bệnh Collagen.
a. Lupus.
b. Viêm khớp dạng thấp.
c. Xơ cứng bì.
3. Do thuốc:
a. Procainamid.
b. Hydralazin.
4. Sau tổn thương tim
a. Sau nhồi máu (hội chứng Dresler).

b. Sau phẫu thuật cắt bỏ màng ngoài tim.
+ Tỷ lệ thường gặp theo nguyên nhân.
- Viêm màng ngoài tim gặp từ 0,5 - 5% trong các bệnh tim mạch.
- Điều tra tại AM2 trong 10 năm 1983- 1993 so sánh với một số tác giả như
sau:

Nguyên nhân Tỷ lệ tại AM2 103 Clarke Sodeman và
Reever
1. Lao 27,7% 50% 17%
2. Khuẩn
Staphylococus
Streptococus
22,2% 26%
10%
3%
19%
11%
3. Thấp 8,3%
4. Amibe 5,5%
5. Urê huyết tăng 5,5% 7% 3,1%
6. Lupus 5,5%
7. Ung thư di căn 5,5% 7%
8. Sau nong van tim 2,7% 6,0%
9. Chưa rõ nguyên nhân 17,1% 28%
Bảng nguyên nhân gây viêm màng ngoài tim
II. MỘT SỐ THỂ LÂM SÀNG
2.1.Viêm màng ngoài tim cấp tính (Acute Pericarditis)
Hay gặp do: thấp tim, nhồi máu cơ tim, nhược năng tuyến giáp… gây tràn
dịch màng ngoài tim.
+ Lâm sàng:

- Đau ngực gặp ở hầu hết các trường hợp, do màng ngoài tim bị viêm, đặc
tính đau như “dao đâm” vùng sau dưới xương ức, lan lên cổ hay sau lưng, đau
tăng khi thở vào và ho (do liên quan đén màng phổi mặt trung thất).
- Khó thở: do thiếu O
2
, tăng áp lực tĩnh mạch, thường kèm với đau ngực.
- Khám tim: hay gặp tiếng cọ màng ngoài tim (pericardial fiction rub) dọc
bờ trái xương ức. Tiếng cọ có thể không thấy khi có tiếng thổi tâm thu hay thổi
tâm trương và tràn dịch màng ngoài tim mức độ nặng.
- Viêm màng ngoài tim thường phối hợp với viêm cơ tim vì có nhịp ngựa
phi và thổi tâm thu cơ năng do buồng tim trái giãn ra.
- Nếu mức độ tràn dịch không hạn chế của thất trong thời kỳ tâm trương thì
tĩnh mạch cảnh không phồng, áp lực máu bình thường.
- Ho, kèm theo rên nổ ở phổi (rales), nếu tim to chèn ép phổi, có thể nghe
thấy tiếng thổi thanh khí quản, áp lực máu bình thường.
Tổng kết và nghiên cứu 68 trường hợp viêm màng ngoài tim cấp tính tại
AM2 103 có đối chiếu với một số tác giả (Bảng dưới).

Triệu chứng Nhóm NC tại
AM2103 - 68
BN
Ng Đình
Hồng 41 BN
Shocmerich
92BN
Đau ngực 100% 100% 91%
Khó thở 100% 100% 55%
Tiếng tim mờ 90% 76%
Gan to 91,3% 84%
Nhịp nhanh 100CK/phút 78,26% 30%

Sốt 65,2% 81%
Tiếng cọ màng ngoài tim 20% 20% 69%
HA tâm thu giảm <100mmHg 21,7% 66%
Tĩnh mạch cổ nổi 21,7% 84%
Tăng HA/Tm TW (đo 23 BN) 100%
Bảng triệu chứng lâm sàng viêm màng ngoài tim
+ Triệu chứng xét nghiệm :
- Máu : tăng bạch cầu, tốc độ lắng máu, fibrin và các XN không đặc hiệu
khác đều tăng. Nếu do Lupus : tăng kháng thể kháng nhân, tế bào Hargraves(+).
Do thấp tim : ASLO tăng. Viêm khớp dạng thấp: XN yếu tố thấp (+). Xét nghiệm
lao: test da Mantoux, ELISA, AFB, CPR… XN về vius; kháng thể kháng virus
tăng, nhưng ít được tiến hành. Nói chung xét ngiệm máu phụ thuộc nguyên nhân
gây bệnh.
- Điện tim đồ: biểu hiện sớm.
* Giai đoạn 1: ST chênh lên đường đẳng điện, ST có khuynh hướng từ dưới
lên trên gặp ở nhiều đạo trình DI, II, aVL, V2 và V6.
Kèm theo sóng T cao nhọn, dương tính.
* Giai đoạn 2: sau 2-5 ngày ST về đẳng điện, sóng T dẹt
*Giai đoạn 3: ST đẳng điện, còn sóng T âm tính nhẹ.
* Giai đoạn 4: Nếu được điều rị hoặc bệnh tự thuyên giảm thì điện tim trở
về bình thường.
PR hạ thấp dưới đường đẳng điện gặp 80% các trường hợp, ở giai đoạn 1 và 2
của điện tim, khi viêm màng ngoài tim cấp tính và kéo dài vài ngày đến 1 tuần. Sau khi
bệnh thuyên giảm cả PR, ST và T về bình thường.
Khoảng 5-10% bệnh nhân viêm màng ngoài tim có rối loạn nhịp tim: rung
nhĩ, cuồng động nhĩ.
* Khi có nhiều dịch hoặc ép tim mới xuất hiện: điện thế ngoại vi thấp (tổng
đại đa số QRS < 5mm).
Và hiện tượng giao thoa về điện (xem phần ép tim)
- X quang tim phổi:

Chỉ điển hình khi dịch >200ml, chiếu Xquang thấy tim giảm hoạt động, chụp
Xquang tim to toàn bộ, hình tam giác với góc tâm hoành tù, hoặc hình “lọ nước”.
Phổi kém sáng.
Phim nghiêng trái, các cung tim giãn hay thu hẹp khoảng sáng trước tim, sau tim,
sau xương ức, đẩy thực quản ra sau, hình sáng kép giưa bóng tim và thực quản.
Có thể rối loạn vận động vách liên thất và lá trước van 2 lá. Khi tràn dịch
mức độ nặng ước lượng khối lượng dịch theo công thức:
V= D
3
-d
3
.
V: Khối lượng dịch tính bằng ml.
D: Kích thước (mm) đo từ trong của bao màng ngoài tim, trước- sau.
d: Kích thước (mm) đo từ thượng tâm mạc thất phải và thất trái, trước sau.
Để tính d được chính xác thường phải lấy kích thước trung bình:
( d tâm thu + d tâm trương)


×