YHSS
21
BS. Chu Thò Thu Hương – BV. Bưu Điện Hà Nội
V
ô kinh là một trong những triệu chứng của
các bất thường về giải phẫu hoặc nội tiết có
thể làm cho người phụ nữ bò vô sinh. Hiện nay, người
ta đã hiểu rõ hơn về cơ chế sinh bệnh cũng như cách
điều trò một số trường hợp vô kinh và vô sinh. Tuy
nhiên, cũng còn đó các nguyên nhân gây vô kinh
không thể khắc phục được, nhất là
các khiếm khuyết
về mặt giải phẫu, như không có tử cung chẳng hạn.
Vô kinh có 2 dạng: nguyên phát và thứ phát. Vô kinh
nguyên phát là trường hợp bé gái đã qua tuổi dậy
thì mà vẫn không có kinh nguyệt, còn vô kinh thứ
phát là trường hợp mất kinh sau khi đã từng có kinh
bình thường trước đó.
Tất cả những nguyên nhân gây vô kinh nguyê
n phát
đều có thể là những nguyên nhân gây vô kinh thứ
phát, trừ những bất thường bẩm sinh về giải phẫu ở
bộ phận sinh dục và những bất thường bẩm sinh
khác. Thí dụ, hội chứng Turner, hội chứng thượng
thận sinh dục, hội chứng Rokitansky v.v…
Theo tài liệu u, Mỹ, những nguyên nhân phổ biến
nhất của vô kinh thứ phát là ở vùng dưới đồi (78%),
buồng trứng (8%), ngoài bộ phận sinh dục (7%),
tuyến yên (2%). Trong đo
ù, nguyên nhân từ vùng dưới
đồi và tuyến yên là các nguyên nhân trung ương gây
vô kinh có thể khắc phục được biến chứng vô sinh tốt
hơn so với nguyên nhân từ các vùng khác.
VÔ KINH THỨ PHÁT NGUYÊN NHÂN VỎ NÃO,
VÙNG DƯỚI ĐỒI
Có hai nhóm: nhóm do các yếu tố tâm thần và nhóm
do các tổn thương thực thể. Thật ra, cả hai nhóm
nguyên nhân này phần lớn đều là do từ vỏ não tác
YHSS
22
động xuống vùng dưới đồi chứ không phải khởi phát
từ vùng dưới đồi. Những yếu tố tâm thần, tâm lý có
thể là sang chấn tinh thần trong gia đình như ly dò,
tang tóc, thay đổi hoàn cảnh sống, hành trình đường
dài, lo sợ v.v…, có khi tưởng tượng có thai cũng gây
ra vô kinh. Trong thế giới chiến tranh lần thứ hai, tại
châu Âu, người ta thấy có tới 50% phụ nữ bò mất kinh
vì lo lắng sợ sệt và đói kém.
Những thương tổn thực thể như viêm não, sang chấ
n
sọ não làm ảnh hưởng đến chức năng vùng dưới đồi
hay các nhóm nhân ở trên vùng dưới đồi như hệ
thống viền, cấu tạo lưới. Không hiếm những trường
hợp xảy ra trong thời kỳ thai nghén của người mẹ
dẫn tới tổn hại cho đứa con như nhiễm khuẩn, nhiễm
độc thai nghén, tia xạ, thuốc. Trong các thuốc, người
ta lưu y
ù đến fenotiazin, reserpin, các thuốc bế hạch
có tác động lên vùng dưới đồi.
Nhiều trường hợp vô kinh sau đẻ kèm theo béo bệu
trong khi có thai và sau thời gian ngừng cho bú,
những trung tâm của vùng dưới đồi không được dinh
dưỡng đầy đủ. Thật khó phân biệt vô kinh nguyên
nhân vùng dưới đồi với vô kinh nguyên nhân tuyến
yên vì mặc dầu nguyên nhân là từ vùng dưới đồi
nhưng cuối cùng vẫn dẫn đến kém hoạt động củ
a
tuyến yên.
VÔ KINH THỨ PHÁT NGUYÊN NHÂN TUYẾN YÊN
Vì khả năng dự trữ hoạt động cao của tuyến yên nên
ít khi có vô kinh do nguyên nhân suy tuyến yên. Hay
gặp nhất là suy tuyến yên sau sinh và u tuyến yên.
Trong các khối u, cần phân biệt những khối u không
hoạt động nội tiết như khối u kỵ sắc, u họng - vòm
sọ và những khối u sinh nội tiết như u tế bào ái toan
gây chứng khổng lồ, bệnh lớn cực, u tế bào ái kiềm
gây bệnh Cushing, u tuyến yên sinh prolactin gây
chứng vô kinh tiết sữa. Những khối u tế
bào kò sắc
của tuyến yên tuy không chế tiết hormon, không gây
các triệu chứng nội tiết nhưng cũng gây được vô kinh
do thùy trước tuyến yên bò hủy hoại.
Hội chứng Sheehan
Nguyên nhân
Sau đẻ, tuyến yên giảm nhanh thể tích, song song
với việc giảm khối lượng tuần hoàn chung của sản
phụ. Nếu xảy ra mất máu nhiều trong khi đẻ hoặc
sau khi đẻ thì lượng máu cung cấp cho tuyến yên
càng giảm nhanh và thùy trước tuyế
n yên bò hoại tử.
Khoảng 15% những trường hợp choáng mất máu do
đẻ dẫn tới giảm tiết hormon hướng sinh dục. Nếu bò
hoại tử 90% tuyến yên, sẽ dẫn tới mất hẳn chế tiết
các hướng hormon. Tỷ lệ gặp: 1/ 5000 - 1/ 10.000
trường hợp đẻ.
Triệu chứng
Sớm nhất là triệu chứng mất sữa do tuyến yên
không còn chế tiết được prolactin. Sau đó vú
teo dần.
Rụng lông nách và lông mu.
Bộ phận sinh dục teo dần.
Nếu nặng hơn, suy chức năng tuyế
n giáp và
tuyến thượng thận sẽ nổi bật lên. Da vàng, huyết
áp tụt.
Mất kinh.
Người bệnh mệt mỏi, gầy mòn.
Âm đạo khô, các tuyến bã và tuyến nhờn giảm
hoạt động.
Giảm hoặc mất dục tình.
Trong những thể nhẹ, có thể vẫn còn kinh nhưng
ít, đồng thời không có dấu hiệu suy tuyến vỏ
YHSS
23
Sở dó không sạm da là vì tuyến yên bò suy, không
chế tiết được ACTH mà ACTH lại gây sạm da. Trong
bệnh Addison, suy tuyến vỏ thượng thận nên thiếu
corticoid làm cho tuyến yên tăng tiết ACTH và gây
sạm da.
Các xét nghiệm bổ sung
Điều trò
thượng thận, suy tuyến giáp vì các tế bào chế
tiết ACTH và các tế bào chế tiết TSH không bò
tổn hại như những tế bào chế tiết hormon hướng
sinh dục.
Một điểm quan trọng nên lưu ý là mặc dầu có
suy tuye
án vỏ thượng thận chăng nữa, người bệnh
vẫn không có dấu hiệu sạm da. Các dấu hiệu
khác của suy tuyến vỏ thượng thận vẫn có như
giảm huyết áp, mệt mỏi.
Đònh lượng thấy các hướng hormon giảm thấp,
trước hết là các hormon hướng sinh dục.
Đường huyết thấp cũng có giá trò tốt giúp chẩn
đoán bệnh.
Trước hết phải bồi phụ sự thiếu hụt hormon giáp
trạng nếu có biểu hiện suy tuyến giáp.
Nhưng cũng phải cho cortisol (mỗi ngày 10 - 20
mg) để giải quyết tình trạng thiếu hormon của vỏ
thượng thận.
Chế độ ăn nhiều đạm, nhiều hydrat carbon và
nhiều NaCl so với bình thường.
Cho estrogen làm giảm bớt những triệu chứng
do suy buồng trứng gây ra.
Đối với những thể nhẹ, có thể có thai, đẻ con
khỏe mạnh bình thường. Đo
ái với những thể nặng
nhưng không có suy giáp trạng và thượng thận
nhiều tới mức phải điều trò hormon liều cao, có
thể điều trò vô sinh, kích thích phóng noãn bằng
các hormon hướng sinh dục thay thế.
Bệnh Simmonds
Nguyên nhân do teo hay hoại tử tuyến yên không
liên quan đến thai nghén, sẩy thai. Bệnh cảnh rất
giống hội chứng Sheedan.
Hội chứng vô kinh tiết sữa
Có 3 hội chứng được lưu ý trong chẩn đoán: hội
chứng Chiari - Frommel, hội chứng Argonz - del
Castillo, hội chứng Forbes - Albright…
Hội chứng Chiari - Frommel
Sau đẻ cho bú kéo dài nhiều năm, đến khi ngừng
cho con bú vẫn tiết sữa kéo dài và vô kinh. Tử cung
teo trầ
m trọng, nội mạc tử cung teo, béo bệu. Rối
loạn hoạt động của hệ thống vùng dưới đồi - tuyến
yên, dẫn đến tăng tiết prolactin, tiết sữa và vô kinh.
Hội chứng Argonz - del Castillo
Vô kinh tiết sữa xảy ra trong trường hợp chưa đẻ
lần nào.
Hội chứng Forbes - Albright
Vô kinh tiết sữa do có khối u tuyến yên.
NHÌN CHUNG
Có tới 50% các trường hợp tiết sữa không rõ nguyên
nhân. Nhưng một số nguyên nhân có thể gây tiết
sữa: dùng estrogen, dùng thuốc chữa bệnh tâm thần
(như Aminazin chẳng hạn), những kích thích ở ngực,
YHSS
24
ở vú (sẹo mổ, bỏng, sang chấn…), những bệnh nội
tiết (thiểu năng giáp trạng, tăng tiết TRH) v.v… làm
tăng tiết prolactin.
Chẩn đoán dựa thêm vào chụp hố yên, khám mắt
xem có dấu hiệu chèn ép vào giao thoa thò giác của
tuyến yên to không, đònh lượng prolactin xem có cao
không (bình thường 15 - 450mUI/ L).
ĐIỀU TRỊ
Nếu không thấy có nguyên nhân thực thể, có thể
dùng 2 - brom - alpha - ergocriptin, tức bromocriptin
(biệt dược hay được dùng là Parlodel) dùng kéo dài
qua nhiều tháng, mỗi ngày 1 - 2 viên, mỗi viên
2,5 mg. Có thể tăng liều sử dụng đến 5 mg hoặc
7,5 mg. Tác dụng phụ có thể có là buồn nôn, nhức
đầu, chóng mặt, có khi ngất xỉu do tác dụng hạ
huyết áp khi thay đổi tư thế. Nên cho bệnh nhâ
n
uống thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh các
tác dụng phụ kể trên. Trong khi dùng có thể có thai.
Nếu nghi ngờ có khối u sinh prolactin của tuyến yên
thì không nên để có thai vì nội tiết thai nghén có
thể kích thích phát triển nhanh khối u tuyến yên
dẫn đến những tai biến nguy hiểm như chèn ép
vào giao thoa thò giác gây mù lòa hoặc chảy máu
kho
ái u và gây chèn ép não như kiểu xuất huyết não.
Tránh thai bằng những phương pháp thông thường
ngoài thuốc tránh thai hormon. Thí dụ, đặt vòng
tránh thai, bao cao su v.v Sau 1 - 2 năm điều trò,
nếu nghỉ thuốc, bệnh nhân vẫn tự có kinh được và
biết chắc không có khối u tuyến yên, có thể cho
phép có thai.
Hiện nay ở những nước có trình độ mổ tuyến yên
tốt, người ta vẫn để cho người vô kinh tiết sữa co
ù
thai. Khi phát hiện thấy có dấu hiện chèn ép của u
tuyến yên vào giao thoa thò giác gây biến chứng thò
lực cho mắt thì người ta mổ cắt bỏ u tuyến yên, đồng
thời giữ thai. Ở Việt Nam, vì chưa phổ cập phẫu thuật
mổ tuyến yên nên phải phá thai khi có biến chứng
mờ mắt.
Trước khi quyết đònh cho phép có thai có thể cho
một số vòng kinh nhân tạo để thăm dò phản ứ
ng
của tuyến yên qua chòu đựng và các dấu hiệu cơ
năng như nhức đầu, mờ mắt của người bệnh. Với
mục đích kích thích phóng noãn, ngoài việc sử dụng
Parlodel, có thể dùng clomifen citrat, nhưng kết quả
thường kém hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1BENSON & PERNOLL’S. Handbook of obstetrics and gynecology. Chapter 25: Menstrual abnormalities and complications. 2001,
707 - 726.
BROWN, M. A. Primary dysmenorrheal. Nursing Clinics of North America. 2005, 17, 145 - 152.
Higham JM, O'Brien PMS, Shaw RW. Assessment of menstrual loss using a pictorial chart. Br J Obstet Gynaecol 1990; 97: 734 - 739.
ISRAEL, S. Diagnosis and treatment of menstrual disorders and sterility. New York: Hoeber Medical division, Harper and Row. 2006.
NGUYỄN KHẮC LIÊU. Kinh nguyệt và rối loạn kinh nguyệt. NXB Y học. 2001, 5 - 141.
Schlesinger KW, Rinder HM, Ragni MV. Women with Bleeding Disorders. In Ehrenthal DB, Hoffman MK, Hillard PJ, eds. Women’s
Health Book Series: Menstrual Disorders. American College of Physicians/American Society of Internal Medicine: Philadelphia; 2006:
171 -195.
Warner PE, Critchley HO, Lumsden MA, et al. Menorrhagia I: measured blood loss, clinical features, and outcome in women with heavy
periods: a survey with follow-up data. Am J Obstet Gynecol. 2004; 190: 1216 - 1223. [CrossRef] [Medline]
01.
02.
03.
04.
05.
06.
07.