Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

CHUẨN BỊ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.63 KB, 11 trang )



CHUẨN BỊ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(Preparation for a Research Report)
MỤC TIÊU:
1. Trình bày đúng các bước chuẩn bị của 1 báo cáo nghiên cứu khoa học
2. Liệt kê đầy đủ các đặc điểm về cách viết 1 báo cáo nghiên cứu khoa học.
3. Trình bày đầy đủ phần thân chính của 1 báo cáo nghiên cứu khoa học.






I. GIỚI THIỆU
Giai đoạn cuối của tiến trình NCKH là chuẩn bị bản báo cáo. Việc đánh giá sau
cùng 1 công trình NCKH hoàn toàn dựa trên báo cáo NCKH (BC. NCKH) đã được
chuẩn bị này. Do vậy, việc chuẩn bị báo cáo NCKH cần được thực hiện thật tốt.
Có ba loại BC. NCKH:
1
BC. NCKH hoàn chỉnh,
2
BC. NCKH đang triển khai, và
3
BC. NCKH để đăng báo.
II. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ
Để hoàn tất tốt việc viết BC. NCKH, cần thực hiện 3 bước chuẩn bị sau đây:

Bước 1: Xem xét lại toàn bộ quá trình NCKH theo thứ tự mà công trình đã được
tiến
hành.


+ Vấn đề (câu hỏi) nghiên cứu là gì và đã được xác định và làm sáng tỏ ra sao.
+ Đã có kế hoạch hành động gì để giải quyết vấn đề này.

+ Công trình NC đã tìm thấy những gì.
+ Lời giải của vấn đề là gì; có giải pháp gì cho vấn đề.
Bước 2: Chuẩn bị 1 dàn bài chi tiết cho bản báo cáo
+ Vấn đe
- Phát biểu vấn đề và tiểu vấn đề
- Tổng quan y văn
- Giả thuyết cần được kiểm định (nếu có)
- Tầm quan trọng
+ Mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát và mục tiêu chuyên biệt
- Các biến số - biến số độc lập, biến số phụ thuộc và biến số gây nhiễu
- Các chỉ số/thông số/ số thống kê

+ Phương pháp tiến hành:
- Thiết kế NC
- Đối tượng NC: dân số NC (dân số chọn mẫu), cỡ mẫu, phương pháp
chọn
mẫu, cách phân nhóm và can thiệp.
- Định nghĩa những thuật ngữ chuyên môn cần thiết.
- Thu thập số liệu: phương pháp, công cụ.
- Xử lý số liệu
- Phân tích số liệu
+ Kết quả:
- Giá trị các chỉ số/thông số/ số thống kê đã tính được
- Các bảng tóm tắt cần được chuẩn bị
- Các biểu đố cần được xây dựng


+ Bàn luận:
- Đánh giá kết quả tìm được của công trình NC
- Đánh giá kết quả của các công trình NC khác
- Giải đáp vấn đề
- Tổng quát hóa: hàm ý của lời giải, áp dụng thực tiễn, ngoại suy.
Bước 3: Định rõ các mục sau đây
+ Qui định bản thảo
+ Tựa đề: ngắn, phát biểu rõ ràng lĩnh vực NC của báo cáo
+ Tác quyền
III. CÁCH VIẾT BC. NCKH
A. CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ CÁCH VIẾT
Để có thể viết tốt 1 BC. NCKH, cần lưu ý các đặc điểm sau:

1. Cách hành văn phải rõ ràng. Dùng chữ đơn giản và chính xác
2. Trình bày sự kiện và các suy diễn hợp logique. Chỉ phát biểu những điều

bằng chứng hỗ trợ. Không suy diễn vượt quá tầm mức của sự kiện cho
phép.
3. Sử dụng loại bảng và biểu dễ hiểu.
4. Trình bày có thứ tự.
5. Không viết dài quá mức cần thiết. Nhưng cũng không được viết quá ngắn

sẽ bị xem là chưa hoàn chỉnh.
B. PHẦN THÂN CHÍNH CỦA BC. NCKH
Gồm các phần sau đây.
1. Cơ sở lý luận hoặc Đặt vấn đề (Rationale) hoặc Giới thiệu (Introduction)
Bao gồm 2 nhóm ý lớn:

1.1. Tại sao tiến hành công trình NCKH này: Phát biểu VĐNC, Tổng quan Y
văn liên quan, Câu hỏi NC và Giả thuyết NC.

1.2. Lợi ích dự kiến của công trình NC: Mục tiêu NC và Tầm quan trọng của
kết quả dự kiến.
2. Phương pháp tiến hành (Methodology)
Phần này giải thích cách tiến hành công trình NCKH. Cần mô tả chính xác
điều đã thực hiện với các chi tiết đủ để người đọc phán đoán xem có thể chấp nhận
kết quả nghiên cứu trên cơ sở tính thích hợp của phương pháp hay không. Bao gồm
và mô tả các chi tiết sau.
2.1. Thiết kế nghiên cứu

+ Loại thiết kế NC
+ Đối tượng NC: mô tả dân số đích (target population) và dân số chọn
mẫu (sampled population). Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu. Định nghĩa và tiêu
chuẩn để nhận vào - loại ra (mẫu NC), chỉ định xếp nhóm và can thiệp.


2.2. Thu thập số liệu
+ Nguồn gốc số liệu
+ Phương pháp thu thập số liệu
+ Số liệu đã thu thập
+ Công cụ thu thập số liệu
2.3. Xử lý và Phân tích số liệu
+ Các bước đã tiến hành khi xử lý số liệu
+ Thiết kế thống kê: các tính toán và các phép kiểm đã xử dụng.
3. Kết quả (Results)
Thường được trình bày dưới hình thức bảng, biểu, và đồ thi (có đánh số,
đặt
tên, và có nhận xét).

Thường bắt đầu bằng trình bày về các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
(tuổi, phái, nghề nghiệp, v v )

Trình tự thường theo thứ tự của các mục tiêu NC.
Nội dung là các số liệu có liên quan đến mục tiêu và giả thuyết NC

4. Bàn luận (Discussion/Comment)

Bao gồm 3 phần:
+ Giải thích số liệu: đưa ra một số suy diễn dựa trên kết quả, giải thích kết
quả trong mối liên quan với lý thuyết và với công trình NCKH khác. So sánh kết quả
với các công trình khác và nêu ra những thiếu sót có thể có của công trình. Đưa ra
những giải thích hợp lý và logique.
+ Rút ra các gợi ý: các gợi ý này có thể là những đóng góp thêm cho các lý
thuyết hiện có, hoặc gợi ý cho những công trình NCKH sau này.

+ Áp dụng thực tiễn: Chứng minh các áp dụng thực tiễn của kết quả công
trình.
5. Kết luận (Conclusions)
Chỉ ra việc các kết quả có hỗ trợ cho giả thuyết NC hay không, hoặc việc
các kết quả có ý nghĩa gì so với câu hỏi NC. Các kết luận thật sự là những suy diễn
chính yếu của công trình NC dựa trên các kết quả thu thập được.
Phần này có thể bao gồm những khuyến cáo cho các công trình NCKH sau này và
1 bàn luận nhỏ về câu hỏi NC mới vừa được đề ra.
6. Tóm tắt (Summary)
Trình bày ngắn gọn: phát biểu VĐNC, mô tả phương pháp tiến hành, và
bàn luận trên các kết quả chủ yếu.

THAM KHẢO
1. Fernando S. S. ; Susie I. M. and Jane C. B. Planning Research. Philippine Council
for Health Research

and Development. Manila. 1989: Session VIII.

2. Laurna R. and James J N. Research Techniques for the Health Sciences.
Macmillan Pub. Company,

NewYork. 1987: Ch. 14.
3. Stephen H. G. Interpreting the medical literature 3
rd
edition. McGraw-Hill
International Editions. 1993:



×