Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Thoại Ngọc Hầu Và Công Cuộc Đào Kênh Ở An Giang Vào Nửa Đầu Thế Kỉ XIX ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.98 KB, 13 trang )

Thoại Ngọc Hầu Và Công Cuộc Đào Kênh Ở An
Giang Vào Nửa Đầu Thế Kỉ XIX


Đầu thế kỉ XIX, Gia Long thiết lập bộ máy chính
quyền phong kiến trung ương tập quyền chuyên
chế. Chính sách của triều Nguyễn “trọng nông ức
thương” nên việc khẩn hoang được chú ý nhằm
giải quyết yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

An Giang là vùng đất thuộc trấn Vĩnh Thanh, dân
cư thưa thớt, còn nhiều đất hoang, đặc biệt là bờ
hữu ngạn sông Hậu. Triều Nguyễn khuyến khích
mọi người đi khai hoang với nhiều thủ tục dễ dãi
như được chọn nơi, được chính quyền hỗ trợ thóc
giống,…Nhưng thực tế, việc tổ chức chiêu mộ dân
đến khai hoang, lập ấp ở An Giang không thành
công vì nơi đây thường bị quân Xiêm – Chân Lạp
cướp phá, giao thông không thuận, dân cư bị
nhiều dịch bệnh…

Trước tình hình khó khăn, triều Nguyễn tổ chức
chiêu mộ dân chúng khẩn hoang và đào kênh với
hai biện pháp chính: chiêu mộ dân cường tráng
lập thành cơ đội và xúc tiến đào kênh. Trọng
trách đó được giao cho vị công thần Nguyễn Văn
Thoại.
Trích:
Nguyễn Văn Thoại (Thụy) sinh ngày 26/11 năm Ất
Tị (1761), huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam. Từ
năm 1777, ông theo phò Nguyễn Ánh suốt 25 năm.


Ông từng giữ chức Khâm sai Thượng đạo Bình Tây
tướng quân, được phong tước Hầu (Thoại Ngọc Hầu),
Trấn thủ Lạng Sơn, Trấn thủ Định Tường và kiêm
Bảo hộ Cao Miên. Năm 1816, Nguyễn Văn Thoại
tiến hành đắp thành Châu Đốc. Năm 1817, ông làm
Trấn thủ Vĩnh Thanh. Từ đó đến khi mất, ông thực
hiện nhiều công trình, trong đó có việc đào kênh
Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế, Nguyễn Văn Thoại mất
ngày mùng 6/6 năm Kỉ Sửu (1829) tại Châu Đốc, thọ
68 tuổi, an tang tại núi Sam.
Năm 1812, khi Nguyễn Văn Thoại giữ chức Bảo
hộ Cao Miên đã chú ý đến việc củng cố quốc
phòng nơi biên giới. Cho đến năm 1817, khi làm
Trấn thủ Vĩnh Thanh, Nguyễn Văn Thoại xin vua
Gia Long đào kênh Thoại Hà nối từ Đông Xuyên
(tức Long Xuyên) đến Giá Khê (Rạch Giá).
Trích:
Mùa xuân năm Mậu Dần (1818) mới tiến hành đào
kênh. Số người được huy động là 15000 gồm người
Việt, người Khmer. Họ được cấp tiền và gạo. Công
việc của họ là chặt cây cối, đào vét bùn lầy. Tháng
4/1818, việc đào kênh hoàn thành. Vua lấy tên ông
đặt tên kênh là Thoại Hà, đặt tên cho núi Sập là Thoại
Sơn. Năm 1822, bia Thoại Sơn được chạm khắc ghi
tạc công trình này.
Sau công cuộc đào kênh Thoại Hà, Nguyễn Văn
Thoại khuyến khích dân chúng đến khai khẩn dọc
hai bờ kênh.

Đầu thế kỉ XIX, vùng biên giới Châu Đốc đến Hà

Tiên có vị trí chiến lược quan trọng nhằm bảo vệ
vùng biên giới và phân định địa giới hai nước.
Triều Nguyễn đã chủ trương đào kênh nối từ
Châu Đốc đến Hà Tiên. Nguyễn Văn Thoại được
giữ chức vụ Trấn thủ Vĩnh Thanh kiêm chỉ huy
đào kênh. Công việc được xúc tiến.

Trích:
15/12 năm Kỉ Mão (1819) kênh được khởi công,
Nhân công chia thành phiên, mỗi phiên có 5000
người. Mỗi tháng mỗi người được cấp 6 quan tiền và
một vuông gạo (khoảng 1 giạ gạo). Do hạn hán, công
việc đình trệ. Đến năm 1822, Tổng trấn Gia Định Lê
Văn Duyệt huy động dân binh khắp Nam Kì gồm
39000 người Việt và 16000 người Khmer chia làm 3
phiên. Tháng 5/1824, kênh được đào xong, dài
khoảng 100km. Tổng số người được huy động là
80000 người. Sauk hi hoàn thành, kênh được đặt tên
là kênh Vĩnh Tế. Tháng 9/1828, bia Vĩnh Tế được
dựng bên bờ kênh.
Kênh Vĩnh Tế là công trình lớn ở Nam Bộ vào nửa
đầu thế kỉ XIX. Việc đào kênh kéo dài 5 năm
nhằm mục đích quốc phòng, về sau trở thành điều
kiện di dân lập làng. Ngoài hai công trình lớn,
Nguyễn Văn Thoại còn chiêu mộ lưu dân đến cư
ngụ tại Châu Đốc như Diệp Hội (1818), lập các
làng dọc kênh Vĩnh Tế. Ông con tu bổ đồn Châu
Đốc (1818) và xây dựng con đường nối liền Châu
Đốc đến núi Sam và Châu Đốc đến Sóc Vinh
(Cam-pu-chia).


Từ ngày Nguyễn Văn Thoại mất (1829) đến nay,
có nhiều ý kiến đánh giá về ông khác nhau. Trước
hết, Nguyễn Văn Thoại là công thần nhà Nguyễn.
Ông từng tham gia lực lượng Nguyễn Ánh chống
phong trào Tây Sơn. Về chính trị, ông đứng hẳn
về chế độ phong kiến đương thời.

Về nhân cách, ông là người trung thực, cần mẫn,
chăm lo công việc quốc gia. Về kinh tế, Nguyễn
Văn Thoại là một nhà doanh điền lớn với các chủ
trương thực hiện đào kênh, đắp lộ, khai hoang lập
làng ở An Giang với nhiều công trình lớn có ích
cho “quốc kế dân sinh”. Về quốc phòng, ông chú
tâm bảo vệ biên giới, xây thành Châu Đốc, đào
kênh Vĩnh Tế, di dân lập làng định cư nơi biên
giới. Ngoài ra, ông còn cho lập đền thờ Nguyễn
Hữu Cảnh, dựng đình Châu Phú và lập miếu Bà
Chúa Xứ ở Châu Đốc.

Do những cống hiến lớn của ông đối với nhân dân
An Giang, nên lúc còn sống đến khi qua đời, triều
đình cũng như nhân dân luôn ghi tạc công đức và
tôn thờ ông như một vị thần.
Khu lăng mộ Thoại Ngọc Hầu (Núi Sam - Châu
Đốc)


Khu lăng mộ Thoại Ngọc Hầu được xây dựng vào
khoảng 1821. Khi du khách đi vào khuôn viên của

lăng sẽ thấy có 3 ngôi mộ lớn: ở giữa là ngôi mộ
của Thoại Ngọc Hầu, phía trái là mộ của bà vợ
chính Châu Thị Tế, phía phải là mộ (nhỏ hơn) của
bà vợ thứ Châu Thị Miệt.

Nhìn sang phía trái có 14 ngôi mộ lớn nhỏ được
xây dựng với nhiều hình thức khác nhau như hình
bầu dục, hình voi phục, hình quả đào…là những
ngôi mộ vô danh của các cận thần, thân tộc của
ông. Tương truyền ngôi mộ có hình bầu dục (hình
cái nón), trái đào là của anh kép chánh và đào
chánh trong đoàn hát bội phục vụ cho Thoại Ngọc
Hầu khi còn sống.

Khuôn viên lăng Thoại Ngọc Hầu khá rộng. Ở hai
bên trái và phải có khoảng 50 ngôi mộ vô danh.
Đó là những dân phu, dân binh tham gia đào kênh
Vĩnh Tế đã chết. Sau khi đào kênh xong họ được
cải tang, Thoại Ngọc Hầu cho soạn bài Tế nghĩa
trủng văn:

Bãi cát máu rơi, da ngựa bọc thây
Không mang hòm về, bởi nhà xa thẳm
Sống làm binh sĩ, thác chống quỷ ma
Than ôi các ngươi ! sao đến thế này?
Nấm mồ ba thước, gởi ở cõi hoang !
Thanh minh ai quét, gai gốc ai trừ?
Gió chiều mưa dội, lần lượt mòn bằng
Viên huyệt ngày kêu, tử quy đêm khóc !
Mênh mông đất rộng, hồn người nương đâu?

Mây tàn che vóc, móc đượm no lòng
Đèn ma lửa đóm, ở nơi bờ sông
Trời thẳm đất xa, cảnh sắc buồn ai !

(Trích Nguyễn Văn Hầu, Thoại Ngọc Hầu và
những cuộc khai phá vùng Hậu Giang, Nxb. Trẻ,
1999, trang 425-426)

Châu Thị Tế


Châu Thị Tế (1766-1826) hay Châu Thị Vĩnh Tế,
là vợ chính (chánh thất) của Thoại Ngọc Hầu Bà
là con ông Châu Huy (có sách chép là Châu Vĩnh
Huy) và bà Đỗ Thị Toán.

Bà tận tụy góp sức cùng chồng trong việc mưu
phúc lợi cho dân chúng trong việc đào kênh Vĩnh
Tế, tiếng nhân đức truyền xa. Từ đó, vua Minh
Mạng lấy tên bà mà đặt tên con kênh Châu Đốc –
Hà Tiên là Vĩnh Tế hà (tức kênh Vĩnh Tế). núi
Sam gần đấy là Vĩnh Tế sơn, làng bên cạnh núi là
Vĩnh Tế thôn.

Bà mất vào giờ Ngọ, ngày rằm, tháng Mười năm
Bính Tuất (25/10/1826). Ba năm sau (1829) chồng
bà cũng qua đời. Miếu, mộ vợ chồng bà hiện nay
vẫn còn ở chân núi Sam, Sau khi mất, bà được
phong Nhàn Tĩnh phu nhân.


(Theo tự điển nhân vật lịch sử Việt Nam, nxb.
Khoa học xã hội, 1991, trang 87)

Nguyễn Văn Tuyên


Tuyên Trung Hầu Nguyễn Văn Tuyên hay Phan
Văn Tuyên (1763-1831) là một võ tướng nhà
Nguyễn. Ông gốc họ Phan, nguyên quán huyện
Phú Vang, Thừa Thiên. Sau vì nhiều công lao nên
ông được ban quốc tính (họ Nguyễn của nhà vua),
cho nên sử ghi là Nguyễn Văn Tuyên, tước Tuyên
Trung Hầu. Ông là tướng nhà Nguyễn, trải qua
hai triều Gia Long và Minh Mạng. Ông giỏi võ và
có tài điều binh, sau nhiều năm xông pha trận địa,
giữ nhiều chức vụ như Thần sách quân hổ oai vệ
úy, Chấn võ quân nhất bảo vệ úy, Khâm sai
Chưởng Cơ (1802), Thống chế (1816). Mùa đông
năm Kỷ Mão (1819), hợp sức với Thoại Ngọc hầu
phụ trách việc đào kênh Vĩnh Tế. Năm 1822, ông
được giao làm trấn thủ Biên Hòa rồi trấn thủ
Định Tường kiêm Khâm sai thuộc nội chưởng cơ.
Sau đó được bổ nhiệm làm trấn thủ Vĩnh
Thanh(Vĩnh Long).

Năm 1829 sau khi Thoại Ngọc Hầu lâm trọng
bệnh và mất. Năm sau, Nguyễn Văn Tuyên được
cử thay thế, sắc phong nguyên chức là "Thống chế
cai quản biền binh, Bảo Hộ Cao Miên quốc ấn,
kiêm án thủ Châu Ðốc đồn kiêm quản Hà Tiên

trấn biên vụ", nên còn có tên là Bảo Hộ Tuyên.
Giữ chức được hơn một năm, vào ngày 28 tháng 5
năm Tân Mão, nhằm năm Minh Mạng thứ 11
(1831), ông lâm trọng bệnh rồi mất tại Châu Đốc,
thọ 68 tuổi, an táng tại thôn Mỹ An, An Giang
(nay gọi Mỹ An Hưng, thuộc tỉnh đồng Tháp), để
lại một vợ và 4 con.
Ngày 15 Tháng 5 năm 1971, do phần mộ nằm gần
bờ sông bị sạt lỡ nên gia đình dời đến nơi cạnh
đền thờ, thuộc ấp Thái Ninh Bình gần đó. Tất cả
kiến trúc lăng mộ được trùng tu khang trang
nhưng vẫn giữ được nét cổ kính.
Ðến nay gia phả, sắc phong, chiếu chỉ, công văn có
dấu triện các vua nhà Nguyễn, được gia đình giữ
gìn khá nguyên vẹn. Mỗi năm vào ngày giỗ 27 - 28
tháng 5 âm lịch, nhiều dân chúng gần xa tìm đến
đền và lăng mộ để lễ bái.

×