Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

CÂU HỎI MINH HỌA MÔN ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.07 KB, 10 trang )

CÂU HỎI MINH HỌA MÔN ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN
(Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo)
Mã đề cương chi tiết: TCDY026
Câu 1: Khi nói về dấu hiệu sinh tồn, câu nào sai
A. Những chỉ số phản ánh chức năng sinh lý của cơ thể
B. Những chỉ số phản ánh chức năng riêng biệt của não bộ
C. Giúp đánh giá hoạt động của các cơ quan sinh tử của cơ thể
D. Mạch là một dấu hiệu sinh tồn
Câu 2: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu sinh tồn
A. Mạch, huyết áp
B. Nhiệt độ
C. Hô hấp
D. Nước tiểu
Câu 3: Dấu hiệu sinh tồn được chỉ định thực hiện khi nào (Chọn câu đúng nhất)
A. Ở mọi lần thầy thuốc tiến hành thăm khám bệnh nhân
B. Mỗi ngày một lần với người bệnh nội trú khoa nội
C. Mỗi ngày hai lần đối với bệnh nhân có phẫu thuật
D. Hàng giờ đối với bệnh nhi
Câu 4: Dấu hiệu sinh tồn được chỉ định thực hiện trong các trường hợp (chọn câu đúng
nhất)
A. Khi người bệnh đến khám bệnh hoặc kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế
B. Ngay khi người bệnh nội trú có diễn biến bất thường: Khó thở, hôn mê,…
C. Ngay trước lúc nhập viện, xuất viện, chuyển viện
D. Cả ba câu trên đều đúng
Câu 5: Thân nhiệt trung tâm là nhiệt độ đo được ở các vị trí (Chọn câu đúng nhất)
A. Hậu môn
B. Miệng
C. Trán
D. Câu A và B đúng
Câu 6: Nhu cầu về năng lượng của cơ thể (Chọn câu đúng nhất)
A. Nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa cơ bản


B. Nhu cầu năng lượng cung cấp cho các hoạt động thường ngày
C. Cả A và B
D. Nhu cầu năng lượng cung cấp cho lao động chân tay
Câu 7: Khi nói về quá trình đồng hóa của cơ thể, câu nào sai:
A. Tạo ra các chất hữu cơ của cơ thể
B. Tạo ra nguồn dự trữ năng lượng cho cơ thể
1
1
C. Là quá trình giải phóng năng lượng cho cơ thể
D. Là quá trình chuyển hóa các thành phần của thức ăn thành các thành phần của cơ thể
Câu 8: Khi nói về quá trình dị hóa của cơ thể, câu nào đúng:
A. Là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ của cơ thể
B. Tạo ra nguồn dự trữ năng lượng cho cơ thể
C. Là quá trình giải phóng năng lượng cho cơ thể
D. Là quá trình chuyển hóa các thành phần của thức ăn thành các thành phần của cơ thể
Câu 9: Năng lượng cần cho chuyển hóa cơ bản là (Chọn câu sai)
A. Năng lượng cần thiết để duy trì sự sống trong điều kiện cơ sở (không vận cơ, không
tiêu hóa, không điều nhiệt)
B. Là năng lượng cần thiết cho sinh hoạt cơ bản hàng ngày: đi lại, ăn cơm, đánh răng, chải
tóc,
C. Là năng lượng cung cấp cho các hoạt động sinh lý cơ bản (tuần hoàn, hô hấp,…)
D. Nhu cầu năng lượng này cần khoảng 1400 đến 1600 Kcal/ngày ở người trưởng thành
Câu 10: Các yếu tố làm tăng nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa cơ bản (chọn câu sai)
A. Tuổi càng trẻ thì nhu cầu càng cao
B. Giới nam nhu cầu cao hơn nữ
C. Trời nóng nhu cầu thấp hơn trời lạnh
D. Sốt làm tăng nhu cầu
Câu 11: Mục đích của các tư thế chăm sóc trị liệu
A. Tránh viêm phổi
B. Tránh tắc mạch

C. Tạo điều kiện thoải mái cho người bệnh
D. Các câu trên đều đúng
Câu 12: Cho người bệnh nằm tư thế ngữa thẳng trong trường hợp
A. Người bệnh bị phù nhiều hai chi dưới
B. Người bệnh sau khi ngất hoặc choáng
C. Người bệnh đang được kéo tạ trong thời kỳ gãy xương
D. Người bệnh hôn mê sâu
Câu 13: Tư thế nằm ngữa thẳng KHÔNG áp dụng trong trường hợp:
A. Người bệnh sau ngất hoặc choáng
B. Người bệnh sau xuất huyết
C. Người bệnh bị bại liệt
D. Người bệnh nôn nhiều
Câu 14: Kỹ thuật đặt người bệnh ở tư thế nằm ngữa thẳng
A. Nằm thẳng lưng, chân duỗi thẳng, bàn chân giữ thẳng góc với cẳng chân.
B. Nằm thẳng lưng, chân trái co, chân phải duỗi thẳng, bàn chân thẳng góc cẳng chân
C. Nằm thẳng lưng, chân phải co, chân trái duỗi thẳng, bàn chân thẳng góc cẳng chân
2
2
D. Nằm sao cho vai và mắc cá ngoài nằm trên cùng một đường thẳng
Câu 15: Tư thế nằm ngữa đầu thấp dùng trong các trường hợp
A. Người bệnh sau khi chọc dò tủy sống
B. Người bệnh trong khi chọc dò màng phổi
C. Những người già trong thời kỳ dưỡng bệnh
D. Các câu trên đều đúng
Câu 16: Bệnh nhân ngộ độc loại nào sau đây thì tiến hành gây nôn
A. Dầu hoả.
B. Thuốc trừ sâu.
C. Acide.
D. Xà phòng.
Câu 17: Trước khi gây nôn cho bệnh nhân hôn mê do ngộ độc đường tiêu hóa ta phải làm


A. Đặt nội khí quản.
B. Ủ ấm bệnh nhân.
C. Truyền dung dịch Ringer lactat.
D. Thụt tháo hậu môn trực tràng.
Câu 18: Các xử trí đối với bệnh nhân bị ngộ độc khí CO là:
A. Đưa bệnh nhân ra khỏi nơi tai nạn.
B. Đặt bệnh nhân nằm nơi thoáng mát.
C. Hô hấp nhân tạo với Oxy 100%.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 19: Triệu chứng nào KHÔNG PHẢI là triệu chứng của ngộ độc khí CO:
A. Nhức đầu dữ dội.
B. Xuất huyết dưới da.
C. Nôn.
D. Rối loạn hô hấp.
Câu 20: Điều KHÔNG được làm khi bị rắn độc cắn
A. Không tự đi lại tránh nọc độc khuếch tán nhanh
B. Rạch rộng vết cắn.
C. Cần rửa sạch vết thương, băng ép bằng băng bản rộng, bất động chi bị cắn.
D. Vận chuyển nạn nhân trong tư thế bất động
Câu 21: Truyền máu là (chọn câu đúng nhất)
A. Truyền toàn bộ máu hay truyền một trong các thành phần của máu
B. Là truyền hồng cầu
C. Là truyền huyết tương
D. Là truyền toàn bộ các thành phần của máu
3
3
Câu 22: Khi nói về kháng nguyên và kháng thể của nhóm máu người, câu nào sau đây
đúng
A. Kháng nguyên có trong huyết tương

B. Kháng thể có trên màng hồng cầu
C. Kháng nguyên có trên màng hồng cầu và kháng thể có trong huyết tương
D. Kháng nguyên có trong huyết tương và kháng thể có trên màng hồng cầu
Câu 23: Nhóm máu ABO được xác định dựa vào
A. Sự hiện diện hay vắng mặt của kháng nguyên A và hoặc kháng nguyên B trên bề mặt
của hồng cầu.
B. Sự hiện diện hay vắng mặt của kháng nguyên A; B và O trên bề mặt của hồng cầu.
C. Sự hiện diện hay vắng mặt của kháng nguyên A; B và O trong huyết tương
D. Sự hiện diện hay vắng mặt của kháng nguyên A và hoặc kháng nguyên B trong huyết
tương
Câu 24: Người mang nhóm máu A là người
A. Có sự hiện diện kháng nguyên A trong huyết tương
B. Có sự hiện diện của kháng nguyên A trên màng hồng cầu
C. Có sự hiện diện của kháng thể Anti-A ở trên màng hồng cầu
D. Có sự hiện diện của kháng thể Anti-A ở trong huyết tương
Câu 25: Người mang nhóm máu B là người
A. Có sự hiện diện kháng nguyên B trên màng hồng cầu
B. Có sự hiện diện của kháng nguyên B ở trong huyết tương
C. Có sự hiện diện của kháng thể Anti-B ở trên màng hồng cầu
D. Có sự hiện diện của kháng thể Anti-B ở trong huyết tương
Câu 26: Đặt ống thông dạ dày là (chọn câu đúng nhất)
A. Thiết lập một đường ống từ bên ngoài qua đường mũi xuống thực quản đến dạ dày
B. Thiết lập một đường ống từ bên ngoài qua miệng xuống thực quản đến dạ dày
C. Câu A và B đúng
D. Là một thủ thuật không xâm nhập
Câu 27: Đặt ống thông dạ dày là (chọn câu sai)
A. Một thủ thuật can thiệp vào người bệnh
B. Đòi hỏi phải có thao tác nhanh gọn, chính xác
C. Thường gây khó chịu cho người bệnh
D. Là một thủ thuật không gây tai biến

Câu 28: Về liên quan giải phẫu trên mặt phẳng đứng ngang, câu nào sau đây đúng
A. Thực quản ở phía trước khí quản
B. Thực quản ở phía sau khí quản
C. Thực quản và khí quản không có liên quan giải phẫu
D. Thực quản và khí quản song song nhau
4
4
Câu 29: Khi đưa ống thông dạ dày vào đến hầu họng thì bảo bệnh nhân nuốt nhằm mục
đích (Chọn câu đúng nhất)
A. Làm cho nắp thanh quản đóng lại
B. Làm cho ống thông không đi vào khí quản
C. Làm cho thực quản giãn ra
D. Cả ba câu trên đều đúng
Câu 30: Chỉ định đặt ống thông dạ dày nhằm (chọn câu đúng)
A. Tránh nôn sặc
B. Để cho ăn khi bị áp xe thành họng không nuốt được
C. Để gây nôn khi bị ngộ độc
D. Để tránh dính thực quản khi bị bỏng thực quản
Câu 31: Trường hợp nào không nên đặt thông tiểu:
A. Bí tiểu chưa rõ nguyên nhân.
B. Chảy máu đầu lỗ sáo, lỗ tiểu, dấu hiệu tụ máu ở vùng tầng sinh môn.
C. Phẫu thuật tái tạo niệu đạo.
D. Theo dõi suy thận cấp.
Câu 32: Nên chọn sonde tiểu có thể tích bóng là bao nhiêu để lưu ống trong thông tiểu
giữ lại ở người lớn.
A. 30ml
B. 25ml
C. 20ml
D. 10ml
Câu 33: Hệ thống dẫn lưu nước tiểu, cần phải:

A. Sạch sẽ, để cách sàn nhà.
B. Phải một chiều, kín.
C. Vật chứa thấp hơn bàng quang 60cm.
D. Câu B và C.
Câu 34: Chăm sóc khi người bệnh có đặt thông tiểu lưu, cần phải:
A. Vệ sinh BPSD mỗi ngày.
B. Theo dõi lượng, tính chất nước tiểu mỗi ngày.
C. Luôn luôn giữ hệ thống dẫn lưu được thông để nước tiểu ra dễ dàng.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 35: Trường hợp nào cần phải thông tiểu liên tục:
A. Bí tiểu.
B. Hôn mê.
C. Giải phẫu tái tạo niệu đạo.
D. A, B đúng.
Câu 36: Điều nào sau đây không cần thiết khi nhận định người bệnh có chỉ định thụt:
5
5
A. Số lượng và nhiệt độ dung dịch cần thụt.
B. Tình trạng bụng.
C. Tuổi.
D. Tình trạng tri giác.
Câu 37: Thụt tháo được chỉ định trong trường hợp nào sau đây:
A. Trước khi phẫu thuật đại tràng.
B. Để chụp khung đại tràng có cản quang.
C. Khi soi trực tràng.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 38: Lượng nước dùng để thụt tháo ở người lớn :
A. 250 - 750ml.
B. 550 - 600ml.
C. Tuỳ theo chỉ định của bác sỹ, thường từ 750- 1000ml.

D. 1200ml.
Câu 39: Khoảng cách giữa bốc đựng nước và mặt giường trong thụt tháo là:
A. 50- 80cm.
B. 30- 45cm.
C. 20cm.
D. 100cm.
Câu 40: Khi nói về thụt tháo chi tiết nào sau đây SAI:
A. Khi thụt tháo, bốc treo càng cao thì nước vào càng nhiều và vào sâu trong ruột.
B. Khi thụt tháo canul đưa vào hậu môn khoãng 7,5- 10cm.
C. Khi đưa canul vào hậu môn để thụt tháo bảo bệnh nhân thở sâu để giảm đau.
D. Sau thụt hết nước vào đại tràng, dặn bệnh nhân nhịn đi cầu trong 10 phút.
Câu 41: Nẹp bất động gãy xương chi trên hoặc chi dưới thì:
A. Nẹp phải để dài quá khớp trên và dưới ổ gãy.
B. Nẹp phải trên ổ gãy và để dài quá khớp dưới.
C. A và B đúng.
D. A và B sai.
Câu 42: Mục đích của bất động trong sơ cứu gãy xương là:
A. Giảm đau, giảm nguy cơ thương tổn thêm mạch máu, thần kinh, da, cơ.
B. Để bệnh nhân yên tâm
C. Thuận tiện cho việc di chuyển bệnh nhân.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 43: Sơ cứu gãy xương:
1. Phải khám toàn diện trước khi bất động gãy xương.
2. Mục đích của bất động gãy xương là giảm đau, phòng ngừa sốt, giảm nguy cơ thương
tổn thêm.
6
6
3. Vận chuyển nạn nhân đến nơi có điều kiện tốt để bất động.
4. Phải bất động tốt trước khi sơ cứu các vết thương khác.
A. 1,2 Đúng.

B. 1,2,3 Đúng
C. 1,2,3,4 Đúng
D. 3,4 Đúng.
Câu 44: Sơ cứu nạn nhân gãy cột sống:
1. Trong khi bất động tuyệt đối không cho nạn nhân ngồi dậy.
2. Chuyên chở sau khi đã bất động tốt.
3. Đặt nạn nhân nằm ngữa trên ván cứng.
4. Đặc biệt chú ý gãy đốt sống cổ dể gây tử vong.
A. 1,2 Đúng.
B. 1,2,3 Đúng
C. 1,2,3,4 Đúng
D. 3,4 Đúng.
Câu 45: Sơ cứu nạn nhân gãy xương đùi
1. Gãy xương đùi luôn luôn gây sốt do đau và chảy máu
2. Nếu không có nẹp thì cột nạn nhân vào ván cứng
3. Phải bất động tốt trước khi sơ cứu các vết thương khác
4. Đặt nẹp ngoài từ hỏm nách đến quá gót, nẹp trong từ bẹn đến quá gót. Luồn cố định 10
dây
A. 1,2 Đúng.
B. 1,2,3 Đúng
C. 1,2,3,4 Đúng
D. 3,4 Đúng.
Câu 46: Kháng nguyên là gì
A. Là một phần của cơ thể.
B. Là “vật lạ” đối với cơ thể.
C. Là một chất bình thường trong máu.
D. Là một cơ quan trong cơ thể.
Câu 47: Kháng nguyên có thể là:
A. Thuốc.
B. Thức ăn.

C. Phấn hoa.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 48: Tính chất của kháng nguyên là:
A. Tính kích thích miễn dịch và tính đặc hiệu.
B. Tính siêu việt và đặc trung.
7
7
C. Tính đặc hiệu.
D. Tính kích thích miễn dịch.
Câu 49: Khi nói về kháng nguyên thì câu nào SAI:
A. Có thể là thức ăn, thuốc, phấn hoa
B. Có tính kích thích miễn dịch
C. Giúp cơ thể chống lại điều kiện không thích hợp.
D. Có tính đặc hiệu.
Câu 50: Kháng thể là gì:
A. protein.
B. glucose.
C. Glycoprotein.
D. Triglycoprotein.
Câu 51: Biểu hiện điện tâm đồ thường gặp của bệnh nhân ngừng tuần hoàn hô hấp là:
A. Vô tâm thu.
B. Ngoại tâm thu.
C. Cuồng nhĩ.
D. Bình thường.
Câu 52: Để chẩn đoán ngừng thở thì phải làm gì:
A. Bắt mạch lớn như mạch bẹn, mạch cảnh.
B. Quan sát sự di động của lồng ngực, kề má vào mũi bệnh nhân để nghe hơi thở.
C. Lay gọi bệnh nhân.
D. Quan sát ECG trên Monitor
Câu 53: Để kiểm tra tri giác của bệnh nhân thì ta phải làm gì:

A. Bắt mạch lớn như mạch bẹn, mạch cảnh.
B. Quan sát sự di động của lồng ngực, kề má vào mũi bệnh nhân để nghe hơi thở.
C. Lay gọi bệnh nhân.
D. Quan sát ECG trên Monitor
Câu 54: Để kiểm tra tuần hoàn ở bệnh nhân nghi ngờ ngừng tuần hoàn hô hấp thì phải:
A. Bắt mạch lớn như mạch bẹn, mạch cảnh.
B. Quan sát sự di động của lồng ngực, kề má vào mũi bệnh nhân để nghe hơi thở.
C. Lay gọi bệnh nhân.
D. Quan sát ECG trên Monitor
Câu 55: Việc nào KHÔNG NÊN làm khi chẩn đoán bệnh nhân ngừng hô hấp tuần hoàn:
A. Quan sát lồng ngực của bệnh nhân.
B. Lấy dấu hiệu sinh tồn: nhiệt độ, mạch, huyết áp.
C. Lay gọi bệnh nhân.
D. Bắt mạch lớn như mạch cảnh, mạch bẹn.
Câu 56: Chức năng thông khí liên quan đến (Chọn câu sai)
8
8
A. Đường dẫn khí
B. Hoạt động của tuần hoàn phổi
C. Độ dãn nở của phổi
D. Lồng ngực, cơ hô hấp, thần kinh
Câu 57: Chức năng vận chuyển khí liên quan đến (chọn câu đúng nhất)
A. Hoạt động của hệ tuần hoàn
B. Sự thông thoáng của đường dẫn khí
C. Cơ hô hấp
D. Thể tích của phổi
Câu 58: Quá trình trao đổi khí tại phổi phụ thuộc vào (Chọn câu sai)
A. Áp suất của các thành phần khí tại phế nang
B. Áp suất của các thành phần khí trong máu tĩnh mạch
C. Thể tích phổi càng lớn sự trao đổi khí càng dễ dàng

D. Sự nguyên vẹn của màng phế nang mao quản
Câu 59: Khi nói về sự vận chuyển Oxy trong máu, câu nào sai
A. Vận chuyển dưới hai dạng: Dạng hòa tan và dạng kết hợp với Hemoglobin
B. Dạng Oxy hoà tan: là dạng Oxy sẽ trực tiếp trao đổi với tổ chức
C. Dạng kết hợp với Hemoglobin là dạng vận chuyển Oxy thứ yếu
D. Tỷ lệ Hemoglobin trong máu có kết hợp Oxy gọi là yếu ở trong máu nồng độ bão hoà
Oxy (SO2) của máu
Câu 60: PaO2 là (Chọn câu sai)
A. Phân áp Oxy trong máu động mạch
B. Phân áp Oxy trong máu tĩnh mạch
C. Dùng để đánh giá chức năng trao đổi Oxy của phổi
D. Bình thường: 80 - 90 mmHg, giảm khi < 70 mmHg
Câu 61: mục đích băng bó là:
A. Cầm máu, bảo vệ, che chở vết thương.
B. Chống nhiễm khuẩn thứ phát, thấm hút dịch, máu mủ, cố định xương gãy tạm thời.
C. A và B sai.
D. A và B đúng.
Câu 62: Nguyên tắc của băng bó Sai:
A. Sát khuẩn vết thương sạch sẽ.
B. Đảm bảo vô khuẩn khi băng.
C. Che kín vết thương và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
D. Băng từ trên xuống dưới để hở các đầu chi.
Câu 63: Có mấy kiểu băng cơ bản:
A. 3
B. 6
9
9
C. 9
D. 5
Câu 64: Mục đích của băng cuộn là gì:

A. Giữ yên bông băng, che chở vết thương.
B. Hạn chế cử động một phần, một vùng của cơ thể.
C. Chêm độn những vùng dễ bị cọ xát.
D. A, B, C đúng.
Câu 65: Nguêyn tắc dùng băng cuộn:
A. Để ngửa cuộn băng khi băng.
B. Băng vừa đủ chặt, không gây cản trở tuần hoàn, hô hấp.
C. Không băng kín các đầu ngón khi băng bàn tay, bàn chân.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 66: Mục đích của thay băng và rửa vết thương là:
A. Để nhận định và đánh giá tình trạng của vết thương, để rửa và thấm hút dịch từ vết
thương ra.
B. Tổ chức hạt phát triển tốt.
C. A và B đúng.
D. A và B sai.
Câu 67: Mục đích của thay băng rửa vết thương:
A. Làm cho vết thương chóng lành.
B. Cắt lọc các tổ chức hoại tử.
C. Ngăn cản sự bội nhiễm từ ngoài vào.
D. Các câu trên đều đúng.
Câu 68: Trong các yêu cầu của phòng thay băng câu nào sau đây SAI:
A. Phòng thay băng phải thoáng, đủ ánh sáng, dễ lau chùi.
B. Phòng phải bố trí ở nơi xa người qua lại và gần phòng vệ sinh.
C. Có phòng thay băng và rửa vết thương riêng.
D. Phải có lavabo để rửa tay trước khi thay băng.
Câu 69: Vết thương sạch là:
A. Vết thương mới xảy ra, vết thương không sưng tấy, không có mủ.
B. Là những tổn thương nhỏ, mép vết thương thường gọn
C. A và B đúng.
D. A và B sai.

Câu 70: (A) Người ta phân chia vết thương thành 2 loại: vết thương sạch và vết thương
nhiễm khuẩn. VÌ (B) Phân loại vết thương để giúp cho việc điều trị được dễ dàng.
A. A, B đúng;.
B. A sai, B sai.
C. A đúng, B sai.
10
10
D. A sai, B đúng.
- HẾT -
11
11

×