TAI BIẾN CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ
BỤNG TRONG PHỤ KHOA
Tóm tắt:
Mục tiêu: đánh giá và rút kinh nghiệm các tai biến của phẫu thuật nội soi ổ bụng
trong phụ khoa tại Bệnh viện Từ Dũ từ năm 2004 đến năm 2006
Thiết kế nghiên cứu: mô tả các trường hợp bệnh được tiến hành tại Bệnh viện Từ
Dũ qua hồi cứu hồ sơ và đĩa ghi hình 28 trường hợp tai biến của phẫu thuật nội soi
ổ bụng từ năm 2004 đến năm 2006.
Kết quả: tỉ lệ tai biến trong phẫu thuật nội soi ổ bụng là 1,5‰, tỉ lệ tử vong là
5,5/100.000. Đa số các tai biến nằm trong nhóm phẫu thuật nội soi nâng cao
(71,4%), tuy nhiên vẫn có những tai biến nặng nề trên những phẫu thuật có tính
đơn giản. Tai biến trên hệ niệu chiếm tỉ lệ cao nhất (35,7%), đa số là dò bàng
quang và niệu quản, thứ nhì là tai biến trên hệ tiêu hoá, chủ yếu là thủng đại tràng
và ruột non. Khó khăn thường gặp trong các ca tai biến là gỡ dính ruột, bàng
quang, mặt sau tử cung và hố buồng trứng, tuy nhiên 50% cuộc mổ không ghi
nhận gặp khó khăn nhưng vẫn có những tai biến nặng nề. Các tai biến về mạch
máu, xuất huyết nội được phát hiện sớm trong lúc mổ hoặc trong 24 giờ sau mổ,
một số tai biến hệ tiêu hoá và tiết niệu được phát hiện trong tuần lễ đầu sau mổ và
các tổn thương hệ niệu đa phần được phát hiện từ tuần lễ thứ hai sau mổ.
Kết luận: trong phẫu thuật nội soi, ngoài kinh nghiệm bản thân, chúng ta cần phải
được đào tạo thêm khi thực hiện những kỹ thuật mới và huấn luyện những người
mới bắt đầu nội soi một cách chuẩn mực.
Abstract
Objective: to assess and learn from the complications of laparoscopy in
gynecology at Tu Du hospital occurring between 2004 and 2006.
Methods: a case-series of 28 cases of complications of laparoscopy in gynecology
at Tu Du hospital during 3 years (2004-2006).
Results: the rate of complications of gynecological laparoscopy is 1,5‰. The rate
of death is 5,5/100.000. Major complications were in group of advanced
procedures (71,4%), but serious complications also occuring in group of simple
procedures. Complication rate in urological system was highest (35,7%) in which
fistular urinary bladder and ureter were major. The second highest rate of
complication was bowel injury that concentrated on the perforation of small and
large bowel. Releasing adhesive bowel, bladder, posterior uterus and fossa ovary
were the most frequently problems within the complications. However, severe
complications also occuring in 50% cases of unreported problems. We found out
all of vascular injuries and internal hemorrhage during the operation procedure or
24 hours postoperation. Some complications of the bowel and the urological
system were diagnosed within the first week. Major urological injury used to
detect in the second week.
Conclusions: In laparoscopy procedure, besides surgeon’s experiences, we should
get more training in practicing of the new techniques. In addition, junior surgeon
need to be educated with a systematic standard.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Phẫu thuật nội soi ổ bụng được xem là một trong những tiến bộ quan trọng nhất
trong lãnh vực ngoại khoa hai mươi năm trở lại đây. Trong hai năm 2005-2006,
Bệnh viện Từ Dũ đã tiến hành mổ phụ khoa cho hơn 13.000 bệnh nhân mỗi năm,
trong đó nội soi phẫu thuật được chỉ định ngày càng nhiều, từ 45% trong năm
2005 tăng lên 51% trong năm 2006.
Hiện nay bệnh viện Từ Dũ đã trang bị hệ thống 5 phòng mổ nội soi và 1 bộ nội soi
di động để có thể mở thêm phòng mổ nội soi khi cần thiết. Bệnh viện cũng đã có
khoảng 10 phẫu thuật viên từng được đào tạo ở những trung tâm phẫu thuật nội soi
nổi tiếng ở nước ngoài. Bên cạnh đó, 2/3 các bác sĩ trong bệnh viện đều có thể
thực hiện các phẫu thuật nội soi chẩn đoán và phẫu thuật nội soi đơn giản, 1/3 các
bác sĩ thực hiện được các phẫu thuật nội soi phức tạp và nâng cao. Song song việc
“ xóa mù” phẫu thuật nội soi cho các bác sĩ tại bệnh viện, với chức năng đào tạo
chuyên môn cho các bác sĩ ở tuyến tỉnh , bệnh viện Từ Dũ hàng năm đã tổ chức
các lớp huấn luyện nội soi cho cả các tỉnh thành phía Nam và phía Bắc, nhằm giúp
cho các bác sĩ ở tuyến tỉnh có thể tiếp cận được với các kỹ thuật cao trong điều trị,
và gíup cho người bệnh có thể được hưởng mọi ưu điểm của điều trị bằng nội soi.
Tuy nhiên, dù chúng ta có trang bị phương tiện và nhân lực đầy đủ đến đâu đi nữa
thì cũng như phẫu thuật mổ hở kinh điển, phẫu thuật nội soi cũng có những nguy
cơ xảy ra các tai biến và cần được đánh giá đúng mức. Nguy cơ tai biến được đánh
gía dựa trên nhóm phẫu thuật nào được thực hiện, và chúng ta có thể phân loại
phẫu thuật nội soi thành bốn nhóm: nhóm 1 là nội soi chẩn đoán, nhóm 2 là nội soi
phẫu thuật đơn giản, nhóm 3 là nội soi phẫu thuật phức tạp và nhóm là nội soi
phẫu thuật nâng cao [4, 8, 9].
Từ trước đến nay đã có rất nhiều báo cáo đề cập đến những ưu điểm và lợi ích của
nội soi, tuy nhiên có rất ít các báo cáo nói về những tai biến và nhược điểm của
nó, đặc biệt là những tai biến do chính tại cơ sở thực hành của mình gặp phải. Một
vài công trình nghiên cứu trên thế giới như nghiên cứu đa trung tâm được tiến
hành tại Pháp trên tổng số 29.966 ca phẫu thuật nội soi từ 1987 đến 1995 cho thấy:
tỉ lệ tai biến của nhóm 1 là 19,9%, nhóm 2 là 19,8%, nhóm 3 là 48,8%, nhóm 4 là
11,5% [2]. Riêng trong nước ta cho đến hiện nay cũng như tại bệnh viện Từ Dũ,
chưa có một báo cáo nào nói riêng về vấn đề này. Vì vậy chúng tôi tiến hành tổng
kết và đánh gía các tai biến xảy ra trong lãnh vực phẫu thuật nội soi tại bệnh viện
Từ Dũ trong 3 năm từ 2004 đến 2006, với mong mỏi gởi đến các phẫu thuật viên
nội soi một thông điệp: bên cạnh những lợi ích mà chúng ta và người bệnh cùng
mong đợi, còn không ít các tai biến luôn có thể xảy ra. Có thể hạn chế đến mức tối
đa các tai biến trong nội soi không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể, bằng cách
“hãy học từ những sai phạm của người khác, bởi chúng ta không đủ thời gian để
có được tất cả mọi kinh nghiệm từ chính mình” như Richard M. Soderstrom đã nói
[5].
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Đánh giá và rút kinh nghiệm các tai biến của phẫu thuật nội soi ổ bụng trong phụ
khoa tại bệnh viện Từ Dũ từ năm 2004 đến năm 2006.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Thiết kế nghiên cứu: mô tả các trường hợp bệnh (case-series).
Đối tượng nghiên cứu: tất cả các trường hợp tai biến ghi nhận lại ở các
bệnh nhân được phẫu thuật nội soi ổ bụng tại bệnh viện Từ Dũ từ năm
2004 đến năm 2006.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:
Hồi cứu hồ sơ bệnh án và đĩa ghi hình các trường hợp phẫu thuật nội soi ổ
bụng có tai biến tại bệnh viện Từ Dũ trong 3 năm từ 2004 đến 2006.
Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 11.5 để xử lý và phân tích số liệu. Các
yếu tố nghiên cứu và kết quả được phân theo nhóm phẫu thuật nội soi như
sau:
Nhóm 1 và 2: nội soi chẩn đoán và nội soi đơn giản như: nội soi chẩn đoán
đơn thuần, gỡ dính đơn giản, cắt vòi trứng, lấy vòng xuyên cơ, đốt mô lạc
nội mạc tử cung tại phúc mạc, triệt sản.
Nhóm 3: nội soi phức tạp như: gỡ dính nhiều trên diện rộng, lạc nội mạc tử
cung độ trung bình hoặc nặng, xẻ lấy khối thai bảo tồn vòi trứng, bóc u
buồng trứng, cắt buồng trứng, cắt phần phụ, bóc nang nước vòi trứng, mở
thông tái tạo vòi trứng, chọc đốt điểm buồng trứng, sinh thiết khối nghi lạc
tuyến vào cơ tử cung.
Nhóm 4: nội soi nâng cao như: gỡ dính phức tạp (ruột, mạc nối lớn, bàng
quang, thành bụng, hố buồng trứng, tử cung và 2 phần phụ), cắt tử cung,
bóc nhân xơ tử cung, bóc u lạc tuyến nội mạc tại buồng trứng, cắt tử cung
hoàn toàn, cắt tử cung bán phần, nạo hạch chậu, phẫu thuật BURCH, treo
mỏm cắt hay tử cung vào mỏm nhô, nối thông lại vòi trứng.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN:
Tại bệnh viện Từ Dũ, trong 3 năm từ 2004 đến 2006, chúng tôi ghi nhận được 28
trường hợp tai biến trong phẫu thuật nội soi (PTNS) trên tổng số 18.141 ca phẫu
thuật nội soi ổ bụng, chiếm tỉ lệ 1,5‰.
1.Bảng 1: Tình hình tai biến phẫu thuật nội soi trong 3 năm từ 2004 –
2006
Tổng số ca PTNS ổ bụng
Số ca tai biến Tỉ lệ ‰
Năm 2004 6.121 9 1,5‰
Năm 2005 5.898 4 0,7‰
Năm 2006 6.122 15 2,5‰
Tổng cộng 18.141 28 1,5‰
Tỉ lệ tai biến chung khoảng 1,5‰, tỉ lệ này không khác biệt nhiều so với Tsaltas
(Úc) 1,23‰ [6], nhưng thấp hơn nhiều so với Chaperon (Pháp) 4,6‰ [2], Miranda
(Anh) 8‰ [4], Harkki (Phần Lan) 4‰ [3], Bateman (Mỹ) 8,6‰ [1]. Sự khác biệt
thấp hơn này có thể do chúng tôi mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong nội soi,
nhưng thật sự chỉ định ứng dụng nội soi cho nhóm bệnh khó như điều trị sa sinh
dục, nạo hạch chậu, ung thư, lạc nội mạc tử cung ở độ nặng (độ 3 – 4) … chúng
tôi chưa thực hiện nhiều như các quốc gia Âu Mỹ. Tỉ lệ tai biến này cũng thay đổi
khác nhau theo từng năm. Năm 2004 tỉ lệ tai biến chiếm 1,5‰, năm 2005 tỉ lệ tai
biến giảm gần một nửa so với năm 2004 (0,7‰), nhưng năm 2006 tỉ lệ này lại
tăng đột biến gần gấp 4 lần so với năm 2005 (2,5 ‰). Sự gia tăng đáng kể này có
thể do năm 2006 là năm có nhiều các trường hợp bệnh lý khó, phức tạp bắt đầu
được chỉ định nội soi .
Riêng về tử vong, chúng tôi có 1 trường hợp duy nhất, chiếm tỉ lệ 5,5/100.000. Tỉ
lệ này thấp hơn Jansen (Úc, 8/100.000), nhưng cao hơn của Chaperon (Pháp,
3,3/100.000) [2].
2. Bảng 2: Phân bố nhóm phẫu thuật nội soi theo các trường hợp bị tai biến
Số ca Tỉ lệ %
Chaperon
Nhóm 1 và 2
1/28 (3,6%) 11,5%
Nhóm 3 7/28 25,0% 45,3%
Nhóm 4 20/28 71,4% 43,2%
Tổng cộng 28/28 100% 100%
Nhóm 1,2,3 tỉ lệ tai biến thấp hơn nếu so sánh với Chaperon trong một
nghiên cứu đa trung tâm tại Pháp[2], nhưng ngược lại tỉ lệ tai biến nhóm 4
của chúng tôi thì rất cao. Điều này có thể dễ dàng lý giải nhóm 4 là nhóm
các bệnh lý khó phức tạp, chúng tôi chưa có nhiều kinh nghiệm và bản thân
các bệnh khó cũng đã tồn tại ít nhiều nguy cơ bị tổn thương trong phẫu
thuật.
3. Bảng 3: Phân bố tỉ lệ tai biến từng năm theo các nhóm phẫu thuật nội soi
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Tổng
cộng
Chaperon
S
ố ca
PTNS
1.350
(33,3%)
1.326
(32,7%)
1.378
(34%)
4.054
(100%)
11.905
Nhóm 1 và
2
S
ố ca tai
0 0 1 1 16
biến
Tỉ lệ %
0% 0% 0,07% 0,025%
0,13%
S
ố ca
PTNS
3.369
(35%)
3.313
(34,5%)
2.933
(30,5%)
9.615
(100%)
14.622
S
ố ca tai
biến
1 2 4 7 63
Nhóm 3
Tỉ lệ %
0,03% 0,06% 0,14% 0,072%
0,43%
S
ố ca
PTNS
1.402
(31,4%)
1.259
(28,2%)
1.811
(40,4%)
4.472
(100%)
3.439
Số ca tai
biến
8 2 10 20 60
Nhóm 4
Tỉ lệ %
0,57% 0,16% 0,55% 0,45% 0,17%
S
ố ca
PTNS
6.121
(33,7%)
5.898
(32,5%)
6.122
(33,8%)
18.141
(100%)
29.966
S
ố ca tai
biến
9 4 15 28 139
Tổng
cộng
Tỉ lệ %
0,15% 0,07% 0,25% 0,15% 0,46%
Tính chung trong 3 năm, tỉ lệ tai biến ở nhóm 4 cao nhất, sau đó đến nhóm 3 và
nhóm 1-2. Ngược lại, theo một nghiên cứu đa trung tâm ở Pháp thì tỉ lệ tai biến
nhóm 3 lại cao nhất, sau đó đến nhóm 4 và 1-2 [2].
Có sự gia tăng gấp đôi tỉ lệ tai biến ở nhóm 1-2 và 3 qua 3 năm, tuy nhiên ở nhóm
4 có giai đoạn giảm đáng kể tỉ lệ tai biến xuống 3,5 lần trong năm 2005 và sau đó
lại tăng cao trở lại. Sự gia tăng tỉ lệ tai biến trở lại này có thể được lý giải là do
nhóm 4 được chỉ định nhiều nhất trong năm 2006.
4. Bảng 4: Phân bố tỉ lệ các cơ quan bị tai biến theo nhóm phẫu thuật
Nhóm 1 và 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Tổng cộng Chaperon
Cơ quan
b
ị tai
biến
Số ca
Tỉ lệ % Số
ca
Tỉ lệ % Số ca
T
ỉ lệ
%
Số ca
T
ỉ lệ
%
Số ca
T
ỉ lệ
%
Tiêu hóa
0 0% 2 28,6% 6 30% 8 28,6%
48 34,5%
Tiết niệu
0 0% 1 14,3% 9 45% 10 35,7%
38 27,3%
Mạch
máu
0 0% 2 28,6% 1 5% 3 10,7%
45 32,4%
Khác 1 100,0% 2 28,6% 4 20,0%
7 25% 8 5,8%
Tổng
cộng
1 100% 7 100% 20 100%
28
100%
139
100%
Tính chung cho 4 nhóm PTNS, tai biến hệ tiết niệu thường gặp nhất (35,7%), sau
đó đến hệ tiêu hoá (28,6%), tai biến khác (25%) và mạch máu (10,7%). Ngược lại,
theo nghiên cứu đa trung tâm ở Pháp, tai biến hệ tiêu hoá thường gặp nhất
(34,5%), sau đó là mạch máu (32,4%), tiết niệu (27,3%) và tai biến khác (5,8%)
[2]. Đặc biệt là tỉ lệ tai biến mạch máu ở nghiên cứu này cao gấp 3 lần trong
nghiên cứu chúng tôi.
Nhóm 1- 2 không có tai biến ở những cơ quan lớn, chỉ có 1 trường hợp là tụ mủ ở
hố chậu sau nội soi cắt vòi trứng. Trong khi đó, tỉ lệ tai biến hệ tiêu hoá và mạch
máu ở nhóm 3 chiếm tỉ lệ cao nhất và tai biến tiết niệu lại ít gặp nhất. Ngược lại ở
nhóm 4, tỉ lệ tai biến tiết niệu chiếm cao nhất, sau đó đến tai biến hệ tiêu hoá và
các tai biến khác, thấp nhất là tai biến mạch máu. Điều này cũng phù hợp với đặc
điểm về chỉ định mổ và độ khó của từng nhóm phẫu thuật.
Ở nhóm 1- 2 do tính chất đơn giản của phẫu thuật trong chỉ định mổ và người
phẫu thuật viên chỉ cần có kỹ năng phẫu thuật nội soi cơ bản là có thể làm được,
nên sẽ ít đụng chạm đến ruột, bàng quang, niệu quản, chính vì vậy mà chúng tôi đã
không ghi nhận được tai biến nào trên những cơ quan này.
Ngược lại ở nhóm 3, do độ khó của phẫu thuật tăng lên cùng với những chỉ định
mổ đòi hỏi người phẫu thuật viên phải có một số kỹ năng nhất định như bóc tách,
gỡ dính…nên có nguy cơ chạm thương ruột, tuy nhiên các phẫu thuật trong nhóm
3 này lại ít liên quan đến đường đi niệu quản, bàng quang, chính vì vậy mà ở
nhóm này tỉ lệ tai biến hệ tiêu hoá gặp nhiều nhất và ở hệ tiết niệu gặp ít nhất.
Trong nhóm 4, đây là nhóm phẫu thuật nội soi nâng cao, đòi hỏi người phẫu thuật
viên phải được đào tạo và thuần thục các kỹ năng khó như khâu cột, bóc tách, gỡ
dính phức tạp, bộc lộ rõ mạch máu, niệu quản…nhưng vì là nhóm bệnh khó
thường là dính nhiều, bản thân bệnh cũng đã tiềm ẩn nguy cơ tai biến, chính vì vậy
mà tai biến tiết niệu trong nhóm này chiếm tỉ lệ cao nhất.
Trong số những ca tai biến khác có 3 trường hợp chảy máu mỏm cắt sau nội soi
cắt tử cung, 2 trường hợp tụ mủ vùng chậu sau nội soi bóc u buồng trứng và cắt
vòi trứng do thai ngoài tử cung, 2 trường hợp xuất huyết nội sau nội soi xén góc tử
cung (thai ngoài tử cung đoạn kẽ), và do hoại tử vết mổ bóc nhân xơ tử cung qua
nội soi. Các tai biến còn lại trong nghiên cứu đa trung tâm ở Pháp là: 5 ca hở mỏm
cắt âm đạo, 2 ca viêm phúc mạc, 1 ca đau vùng chậu [2].
Về thời điểm phát hiện các tai biến: tất cả các tổn thương mạch máu và xuất huyết
nội đều được phát hiện sớm ngay trong lúc mổ hoặc trong vòng 24 giờ đầu sau
mổ, 4 trường hợp được phát hiện trong tuần lễ đầu sau mổ (3 thủng ruột và 1
trường hợp dò bàng quang vào ổ bụng). Các trường hợp còn lại, chủ yếu là tai biến
hệ niệu được phát hiện từ tuần thứ hai sau mổ.
Nhận xét chi tiết từng loại tai biến theo nhóm phẫu thuật, chúng tôi thấy :
Trong các tai biến tiêu hoá, thủng ruột già chiếm tỉ lệ cao nhất (5/8ca, 62,5%), gặp
trong các loại phẫu thuật nội soi nhóm 3 và 4, như: gỡ dính u lạc nội mạc tử cung,
cắt phần phụ có dính nhiều, bóc nhân xơ, gỡ ruột dính phức tạp, xẻ vòi trứng lấy
khối thai ngoài, cắt tử cung với tử cung có kích thước > 14 tuần, tử cung đa nhân
xơ… , sau đó là thủng ruột non (2/8 ca, 25%) gặp trong phẫu thuật nội soi bóc
nhân xơ tử cung và xẻ tai vòi hút khối thai ngoài; chỉ có 1 trường hợp dò trực
tràng âm đạo sau nội soi cắt tử cung toàn phần và 2 phần phụ. Nhóm 4 có số
trường hợp thủng ruột cao nhất (5/8). Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu
đa trung tâm của Chaperon tại Pháp, tỉ lệ thủng ruột già cũng cao nhất [2]. Các tổn
thương hệ tiêu hóa thường có liên quan đến dính đa cơ quan tại vùng chậu, nhất là
dính ruột; các phẫu thuật viên thiếu kinh nghiệm thường không phát hiện được
trong mổ, do đó khi mổ lại đa số các bệnh nhân ở trong tình trạng viêm phúc mạc;
và cũng có trường hợp bệnh nhân đã xuất viện sớm về nhà, khi trở lại đã nằm
trong bệnh cảnh nặng choáng nhiễm trùng nhiễm độc [7].
Trong các tai biến tiết niệu, dò bàng quang chiếm tỉ lệ cao nhất (4/10 ca, 40%)
trong đó 3 ca dò bàng quang - âm đạo, 1 ca dò bàng quang vào ổ bụng gây viêm
phúc mạc. Dò niệu quản (3/10 ca, 30%) chiếm tỉ lệ cao nhì, đặc biệt chỉ xuất hiện
trong nhóm 4 gồm các loại phẫu thuật nâng cao, mà chủ yếu là cắt tử cung. Tỉ lệ
tai biến hệ niệu cao trong nhóm này có thể do có khó khăn ở các thì bóc tách đẩy
bàng quang (nhất các trường hợp có vết mổ cũ lấy thai), gây chảy máu và phẫu
thuật viên trong quá trình cố gắng cầm máu đã vô tình làm hoại tử bàng quang do
đốt; hoặc do bóc tách phúc mạc sau để đẩy niệu quản ra xa gặp khó khăn do có lạc
nội mạc tử cung dính; hoặc do người phụ 2 đẩy tử cung chưa tốt đã không giúp
đẩy niệu quản tách xa bó mạch tử cung, và thường thấy nhất là do việc cầm máu
khó khăn dẫn tới hậu quả hoại tử lan rộng đến niệu quản, khi sử dụng đốt điện bó
động tĩnh mạch tử cung.
Ngoài ra chúng tôi cũng ghi nhận được 1 trường hợp thủng bàng quang ở thì vô
trocart, 1 trường hợp vết thương niệu quản cả 2 bên khi cắt tử cung. Ngược lại với
kết quả khảo sát của chúng tôi, nghiên cứu đa trung tâm ở Pháp lại cho thấy tỉ lệ
thủng bàng quang và vết thương niệu quản là cao nhất [2].
Trong các tai biến về mạch máu, chúng tôi ghi nhận được 1 trường hợp có khối
máu tụ to ở thành bụng tại vết mổ nội soi và 1 trường hợp rách lớp áo ngoài động
mạch chậu ngoài trái ở thì vô trocart rốn. Nghiên cứu ở Pháp lại cho thấy tỉ lệ tai
biến mạch máu lớn cao hơn [2]. Trường hợp tổn thương động mạch chậu ngoài
trái là do phẫu thuật viên còn trẻ thiếu kinh nghiệm đã không lưu ý đến tư thế bệnh
nhân và việc điều chỉnh lại áp lực tối thiểu của ổ bụng qui định trên máy bơm CO2
trước khi đâm trocart, mà chúng ta đều biết là theo nguyên tắc an toàn của nội soi,
ở thì vào trocart rốn áp lực ổ bụng phải tối thiểu là 15 mmHg và chưa cho bệnh
nhân ở tư thế đầu thấp Trendelenbourg [8].
5. Bảng 5: Các khó khăn trong mổ và tỉ lệ biến chứng
Nhóm 1 và 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Tổng cộng
Số ca Tỉ lệ % Số
ca
T
ỉ lệ
%
Số
ca
Tỉ lệ % Số
ca
Tỉ lệ %
Gỡ dính ruột 0 0% 1 3,6%%
2 7,1% 3 10,7%
Gỡ dính b
àng
quang
0 0% 2 7,1%%
0 0% 2 7,1%
G
ỡ dính tử cung
+ 2 phần phụ
0 0% 0 0% 1 3,6% 1 3,6%
G
ỡ dính do
LNMTC
0 0% 0 0% 1 3,6% 1 3,6%
TC to > 14 tuần
0 0% 0 0% 1 3,6% 1 3,6%
Gỡ dính m
ặt sau
TC
0 0% 0 0% 2 7,1% 2 7,1%
G
ỡ dính hố
0 0% 1 3,6% 1 3,6% 2 7,1%
buồng trứng
Đa nhân xơ TC
to
0 0% 0 0% 1 3,6% 1 3,6%
Xén góc TC 0 0% 1 3,6% 0 1 3,6%
Không g
ặp khó
khăn
2 7,1% 2 7,1% 10 35,7%
14
100%
Trong tổng cộng 28 ca tai biến, 14 ca phẫu thuật viên có ghi nhận gặp khó khăn
trong lúc phẫu thuật và 14 ca không ghi nhận khó khăn nào. Khó khăn thường
được nhắc tới là gỡ dính, chủ yếu tập trung vào gỡ dính ruột (3/14), bàng quang
(2/14), mặt sau tử cung (2/14) và hố buồng trứng (2/14), các ca này thường gặp
chủ yếu trong nhóm 4 (9/14), và không có ca nào nằm trong nhóm 1-2.
Như vậy 50% số ca tai biến mặc dù không ghi nhận khó khăn gì trong lúc phẫu
thuật nhưng vẫn xảy ra những tai biến như: dò bàng quang (3/14), thủng bàng
quang thì vô trocar (1/14), thủng ruột (2/14), tổn thương mạch máu (2 ca, 1 ca rách
động mạch chậu và 1 ca máu tụ thành bụng), tụ mủ hố chậu (2/14), chảy máu
mỏm cắt (3/14), xuất huyết nội (1/14). Điều này cho thấy tai biến vẫn có thể xảy ra
trong mọi trường hợp, do đó vấn đề là phẫu thuật viên ngoài việc phải được huấn
luyện đầy đủ các kỹ nãng cơ bản của nội soi, còn cần tuyệt đối tôn trọng các
nguyên tắc an toàn của phẫu thuật.
Các phương pháp phẫu thuật và tỉ lệ tai biến
Qua khảo sát lại 28 trường hợp tai biến, hơn 2/3 các trường hợp tai biến xảy ra ở
nhóm 3 và 4; có 4 trường hợp tai biến khi nội soi điều trị thai ngoài tử cung, mà
chủ yếu là các tai biến nghiêm trọng như thủng ruột non, thủng đại tràng sigma và
tụ mủ vùng chậu. Qua đó cũng cho thấy chúng ta không nên xem thường các
phẫu thuật tưởng chừng là đơn giản, ví dụ thai ngoài tử cung, vì các tai biến nặng
vẫn có thể xảy ra
KẾT LUẬN:
Qua hồi cứu các trường hợp phẫu thuật nội soi trong 3 năm từ 2004 đến
2006 tại bệnh viện Từ Dũ, chúng tôi ghi nhận:
Tỉ lệ tai biến trong phẫu thuật nội soi phụ khoa là 1,5‰, tỉ lệ tử vong là
5,5/100.000.
Đa số các tai biến nằm trong nhóm phẫu thuật nội soi nâng cao (71,4%). Tỉ
lệ tai biến trong nhóm phẫu thuật nội soi chẩn đoán- nội soi đơn giản và
phức tạp có xu hướng tăng dần qua 3 năm khảo sát.
Tai biến trên hệ tiết niệu chiếm tỉ lệ cao nhất (35,7%) trong đó đa số là dò
bàng quang và niệu quản. Tai biến trên hệ tiêu hoá thường gặp thứ nhì với
chủ yếu là thủng đại tràng và ruột non. Tai biến trên mạch máu ít gặp.
Những khó khăn thường gặp nhất trong các ca tai biến là gỡ dính ruột, bàng
quang, mặt sau tử cung và hố buồng trứng. Cũng cần lưu ý là 50% trường
hợp không ghi nhận khó khăn trong cuộc mổ nhưng vẫn có những tai biến
nặng nề như những ca có ghi nhận gặp khó khăn.
Nhóm phẫu thuật nội soi nâng cao là loại phẫu thuật có tỉ lệ tai biến nhiều
nhất. Bên cạnh đó, vẫn có những tai biến nghiêm trọng trên những phẫu
thuật có tính đơn giản như nội soi thai ngoài tử cung.
Các tổn thương mạch máu và xuất huyết nội đều được phát hiện sớm ngay
trong lúc mổ hoặc trong vòng 24 giờ sau mổ. Một số tai biến đường tiêu
hoá và tiết niệu được phát hiện trong tuần lễ đầu sau mổ. Các tai biến được
phát hiện từ tuần lễ thứ hai sau mổ thường tập trung vào tổn thương hệ
niệu.
Không nhận diện đươc tai biến trong quá trình phẫu thuật là một trong
những đặc điểm về tai biến của nội soi, chính vì vậy đôi khi chúng ta đã bỏ
qua giai đoạn có thể làm tốt nhất cho người bệnh ngay khi bị tai biến; do đó
phẫu thuật viên, nhất là các phẫu thuật viên nội soi mới cần luôn luôn phải
tự đặt ra câu hỏi liệu đã có tổn thương ruột hay bàng quang chưa khi phải
gỡ dính nhiều, và cần làm các test bơm không khí vào trực tràng (test
Michelin), hoặc xanh méthylène vào bàng quang để sớm phát hiện tổn
thương; và chắc chắn rằng một số tai biến muộn do hoại tử từ từ không thể
nào phát hiện được ngay trong mổ, mà phải nhiều ngày nhiều tuần sau đó;
vì vậy cần có những lưu ý đặc biệt ở giai đoạn hậu phẫu nhất là các thời
điểm xuất hiện triệu chứng; việc rút ngắn thời gian nằm viện của bệnh nhân
là một ưu thế của nội soi, tuy nhiên lợi ích này cần cân nhắc và nếu cần
thiết có thể kéo dài thời gian theo dõi thêm tại bệnh viện.
Cũng như tất cả mọi phẫu thuật khác, nội soi vẫn tồn tại những nguy cơ xảy
ra tai biến, và nguy cơ này có mối liên hệ quan trọng với các thao tác phẫu
thuật, vì vậy ngoài kinh nghiệm phẫu thuật, chúng ta cần phải được đào tạo
thêm khi thực hiện những kỹ thuật mới cũng như cần phải huấn luyện tốt
những người mới bắt đầu làm nội soi một cách chuẩn mực, đừng quên rằng
hãy biết học từ những sai phạm của người đi trước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bateman, B., L. Kolp, and K. Hoeger, Complications of
laparoscopyoperative and diagnostic. Fertil Steril, 1996. 66: p. 1045-1046.
2. Chaperon, C., et al., Complications of laparoscopy in gynecology.
Gynecol Obstet Fertil, 2001. 29: p. 605-612.
3. Hakki, P., et al., Safety aspects of laparoscopic hysterectomy. Acta
Obstet Gynecol Scand, 2001. 80: p. 383-391.
4. Miranda, C. and Cavajal, Complications of operative gynecological
laparoscopy. JSLS, 2003. 7: p. 53-58.
5. Shirk, G.J., A. Johns, and D.B. Redwine, Complications of laparoscopic
surgery: How to avoid them and to repair them. Journal of Minimally
Invasive Gynecology, 2006. 13: p. 352-359.
6. Tsaltas, J., et al., Complications of laparoscopic hysterctomy: the
Monash experience. Aust N Z J Obstet Gynecol, 2002. 42: p. 295-299.
7. Brosens, I. and A. Gordon, Bowel injuries during gynaecological
laparoscopy: a multinational survey. Gynaecological Endoscopy, 2001.
10(3): p. 141-145.
8. Leonard, F., et al., Perioperative morbidity of gynecological laparoscopy.
A prospective monocenter observational study. Acta Obstetricia et
Gynecologica Scandinavica, 2000. 79(2): p. 129-134.
9. Tsaltas, J., D.L. Healy, and D. Lloyd, Review of major complications of
laparoscopy in a free-standing gynaecological day case hospital.
Gynaecological Endoscopy, 1996. 5(5): p. 265-270.