Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Soi buồng tử cung ở bệnh nhân vô sinh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.25 KB, 17 trang )

Soi buồng tử cung ở bệnh nhân vô sinh


Soi BTC là phương pháp sử dụng ống soi đưa qua cổ tử cung vào buồng tử cung,
làm tách thành tử cung ra để quan sát trực tiếp toàn bộ buồng tử cung, chẩn đoán
và xử trí các tổn thương trong buồng tử cung.
Bằng cách nhìn trực tiếp qua soi buồng tử cung có thể quan sát được niêm mạc tử
cung, xác định được các tổn thương trong buồng tử cung như dính, vách ngăn,
polyp, u xơ, chẩn đoán sớm các tổn thương ung thư và tiền ung thư niêm mạc tử
cung. Hơn nữa qua soi buồng tử cung có thể xử trí nhiều tổn thương bằng phẫu
thuật. Phương pháp phẫu thuật qua soi buồng tử cung bảo tồn được tử cung, không
có sẹo mổ ở bụng như các phương pháp phẫu thuật cổ điển qua đường bụng, thời
gian nằm viện ngắn, hồi phục sau mổ nhanh.
Trước kia, các nhà phụ khoa thường sử dụng các phương pháp thăm dò mù buồng
tử cung như dùng các dụng cụ đưa vào buồng tử cung để đánh giá buồng tử cung
hoặc qua chụp buồng tử cung, Sau này, khi phương tiện và kỹ năng nội soi nói
chung và soi buồng tử cung nói riêng phát triển thì soi buồng tử cung để thăm dò
buồng tử cung là phương pháp được ưu tiên lựa chọn.
Tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, nội soi vô sinh phát triển mạnh từ năm 2004
với số lượng người bệnh vô sinh đến được phẫu thuật nội soi ngày càng đông. Lúc
đầu, soi buồng tử cung rất ít được áp dụng do khó khăn về phương tiện cũng như
kỹ thuật. Cho đến nay soi buồng tử cung được sử dụng rộng rãi, đặc biệt ở các
người bệnh vô sinh. Tuy vậy, chưa có nghiên cứu nào tại bệnh viện cho thấy người
bệnh vô sinh khi nào được chỉ định soi buồng tử cung, các phẫu thuật viên đã làm
những gì khi soi buồng tử cung, kết quả thu được sau phẫu thuật ra sao,
Với mong muốn có một bức tranh toàn cảnh về tình hình soi buồng tử cung ở các
bệnh nhân được mổ tại viện vì vô sinh, chúng tôi nghiên cứu đề tài này.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả hồ sơ của các bệnh nhân đã được phẫu thuật nội soi buồng tử cung vì vô
sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương từ 01/01/2008 đến 31/12/2008.


Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng
Các hồ sơ bệnh án có ghi cách thức phẫu thuật nội soi buồng tử cung, có ghi kết
quả chụp tử cung – vòi trứng và đủ các thông tin cần thiết cho nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng
Các hồ sơ không ghi đầy đủ thông tin phục vụ nghiên cứu.
Kết quả và bàn luận
Tổng số bệnh nhân 871

Biểu đồ 1: Tỷ lệ 2 nhóm VSI và VSII
-Sự khác biệt về tuổi của hai nhóm đối tượng vô sinh I và vô sinh II là sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
-Tuổi trung bình của các người bệnh vô sinh I là 29,18 ± 2,39 tuổi.
-Tuổi trung bình của các người bệnh vô sinh II là 32,14 ± 3,52 tuổi.
-Tuổi trung bình của các người bệnh vô sinh vào mổ là 31,05 ± 5,53 tuổi.
-Lứa tuổi của các người bệnh có soi buồng tử cung vì vô sinh gặp nhiều nhất là từ
25 đến 35 tuổi, chiếm 67,8%; với người bệnh dưới 25 tuổi tỷ lệ này chỉ là 6,9%.
-Những người trên 35 tuổi có soi buồng tử cung vì vô sinh chiếm tỷ lệ 25,4%,
trong đó chủ yếu là vô sinh II-chiếm 19,7%, vô sinh I chỉ chiếm 5,6%.
-Nhóm người bệnh vô sinh I, lứa tuổi gặp nhiều nhất là 25 đến 29 tuổi, chiếm
19,9%.
-Nhóm người bệnh vô sinh II, lứa tuổi gặp nhiều nhất là từ 30 tuổi trở lên, chiếm
41,2% trong tổng số người bệnh vô sinh có soi buồng tử cung; không có người
bệnh dưới 20 tuổi bị vô sinh II.
-Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tiền sử phụ khoa có can thiệp vào
buồng tử cung hay không ở hai nhóm vô sinh.
-Số trường hợp tiền sử có can thiệp vào buồng tử cung chỉ chiếm 1,4% tổng số đối
tượng nghiên cứu.
Tỷ lệ người bệnh vô sinh II có soi buồng tử cung chiếm 56,7%, gặp nhiều hơn vô
sinh I là 43,3%. Tỷ lệ này cũng tương tự như tỷ lệ vô sinh phải vào viện mổ nội
soi mà Lê Hoàng và cộng sự đã tổng kết tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong

hai năm 2004 và 2005 là 58,74% và 41,26%.
Hình ảnh chụp Buồng tử cung trước khi phẫu thuật
-Hình ảnh buồng tử cung trên phim chụp X quang tử cung- vòi tử cung của hai
nhóm vô sinh I và II khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê.
-Phim chụp X quang tử cung- vòi tử cung thấy buồng tử cung bình thường chiếm
34,1%, trong đó nhóm vô sinh I chiếm 17,9%, nhóm vô sinh II chiếm 16,2%.
-Phim chụp X quang tử cung- vòi tử cung thấy buồng tử cung có hình khuyết
chiếm 27,9%, trong đó nhóm vô sinh I chiếm 8,1%, nhóm vô sinh II chiếm 19,8%.
-Phim chụp X quang tử cung- vòi tử cung thấy buồng tử cung biến dạng chiếm
17,5%, trong đó nhóm vô sinh I chiếm 8,5%, nhóm vô sinh II chiếm 9,0%.
-Phim chụp X quang tử cung- vòi tử cung thấy buồng tử cung có bờ không đều
chiếm 20,5%, trong đó nhóm vô sinh I chiếm 8,8%, nhóm vô sinh II chiếm 11,7%.
Liên quan giữa tổn thương BTC trên X quang và tình trạng vô sinh:
VSI VS II Tổng
XQ
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Bình thường 156 17,9 141 16,2 297 34,1
Bất thường 221 25,4 353 40,5 574 65,9
Tổng
377 43,3 494 56,7 871 100
P < 0,05
Bảng 1: Liên quan tổn thương BTC và loại vô sinh
Nhận xét:
-Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hình ảnh buồng tử cung bình thường hay
có tổn thương trên phim chụp tử cung-vòi tử cung ở hai nhóm vô sinh I và II.
-Chỉ định soi buồng tử cung ở nhóm có hình ảnh buồng tử cung bình thường trên
phim X quang là 34,1%, còn ở nhóm có hình ảnh buồng tử cung bất thường trên
phim X quang là 65,9%.
-Nhóm vô sinh I và vô sinh II có hình ảnh buồng tử cung bình thường trên phim X
quang là tương đương nhau: 17,9% và 16,2%.

-Nhóm vô sinh II có hình ảnh buồng tử cung bất thường trên phim X quang là
40,5%, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm vô sinh I chỉ là 25,4%.
-Trong mỗi nhóm vô sinh, số trường hợp có hình ảnh buồng tử cung bất thường
trên phim X quang nhiều hơn số trường hợp có hình ảnh buồng tử cung bình
thường trên phim X quang.
Nhóm vô sinh I và vô sinh II có hình ảnh buồng tử cung bình thường trên phim X
quang là tương đương nhau: 17,9% và 16,2%. Nhóm vô sinh II có hình ảnh buồng
tử cung bất thường trên phim X quang là 40,5%, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm vô
sinh I chỉ là 25,4%. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết là sau đẻ và nạo hút
thai thì tổn thương buồng tử cung nhiều hơn.
Các tổn thương qua soi BTC
VS I VS II Tổng Loại vô sinh
Hình ảnh BTC
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Bình thường 294 33,8 327 37,5 621 71,3
Dính 20 2,3 111 12,7 131 15,0 Có tổn thương
Polyp 51 5,9 34 3,9 85 9,8
Vách ngăn 9 1,0 14 1,6 23 2,6
U xơ t

cung
1 0,1 5 0,6 6 0,7
Dị dạng 2 0,3 3 0,3 5 0,6
Tổng 377 43,3 494 56,7 871 100
P < 0,05
Bảng 2: Mô tả các tổn thương BTC khi soi
Nhận xét:
-71,3% các trường hợp khi soi thấy buồng tử cung không có tổn thương, trong đó
vô sinh I chiếm 33,8%, vô sinh II chiếm 37,5%.
-Trong số các trường hợp có tổn thương buồng tử cung, tổn thương dính buồng tử

cung gặp nhiều nhất với tỷ lệ 15%, gặp nhiều hơn ở vô sinh II (12,7%).
-Có 6 trường hợp soi buồng tử cung phát hiện có u xơ tử cung (0,7%), trong đó chỉ
1 trường hợp vô sinh I có u xơ tử cung.
-2,6% các trường hợp khi soi thấy buồng tử cung có vách ngăn, trong đó vô sinh I
chiếm 1,0%, vô sinh II chiếm 1,6%.
-Polyp buồng tử cung chiếm 9,8%, trong đó vô sinh I gặp nhiều hơn vô sinh II.
-Sự khác biệt về tổn thương buồng tử cung giữa hai nhóm vô sinh là có ý nghĩa
thống kê.
-Trong các loại tổn thương, vô sinh I hay gặp polyp buồng tử cung nhất (5,9%), vô
sinh II hay gặp dính buồng tử cung nhất (12,7%).
-Trong số 28,7% các trường hợp có tổn thương buồng tử cung khi soi thì vô sinh I
chỉ chiếm 9,5% còn vô sinh II chiếm 19,2%.
Mối liên quan giữa hình ảnh soi BTC và hình ảnh X quang của BTC
BTC có tổn thương BTC bình thường Tổng XQ

Soi BTC

Số lượng
ỷ lệ %
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Bất thường 210 24,1 364 41,8 574 65,9
Bình thường 40 4,6 257 29,5 297 34,1
Tổng
250 28,7 621 71,3 871 100
P < 0,05
Bảng 3: Liên quan giữa hình ảnh BTC khi soi và hình ảnh BTC trên phim XQ
Nhận xét:
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về việc buồng tử cung có tổn thương hay
không khi soi buồng tử cung và trên phim chụp tử cung-vòi tử cung.
-Trong số 34,1% các trường hợp buồng tử cung bình thường trên phim chụp tử

cung-vòi tử cung, có 29,5% trường hợp soi buồng tử cung cũng thấy buồng tử
cung bình thường, 4,6% thấy buồng tử cung có tổn thương.
-Trong số 65,9% các trường hợp buồng tử cung bất thường trên phim chụp tử
cung-vòi tử cung, có 41,8% trường hợp soi buồng tử cung thấy buồng tử cung
bình thường, 24,1% thấy buồng tử cung có tổn thương.
-Ngược lại, trong 71,3% các trường hợp soi buồng tử cung bình thường thì có
41,8% thấy buồng tử cung bất thường trên phim chụp tử cung-vòi tử cung; trong
28,7% các trường hợp soi buồng tử cung có tổn thương thì có 24,1% thấy buồng
tử cung bất thường trên phim chụp tử cung-vòi tử cung, 4,6% thấy buồng tử cung
bình thường trên phim chụp tử cung-vòi tử cung.
-Độ nhạy của phương pháp chụp X quang tử cung-vòi tử cung là:

-Độ đặc hiệu của phương pháp chụp X quang tử cung-vòi tử cung là:

-Giá trị tiên đoán dương tính của phương pháp chụp X quang tử cung-vòi tử cung
là:

-Giá trị tiên đoán âm tính của phương pháp chụp X quang tử cung-vòi tử cung là:

P. Seinera (1988) nghiên cứu soi buồng tử cung cho 360 người bệnh trước khi
làm IVF, có 114 người bệnh có phim chụp buồng tử cung bình thường thì 42
trường hợp trong đó khi soi buồng tử cung là bất thường, tỷ lệ âm tính giả là
36,8%. Trong 33 trường hợp chụp buồng tử cung bất thường thì tỷ lệ dương tính
giả là 39,4%.
Theo Cisse C.T, chụp X quang là một phương tiện chẩn đoán cơ sở nhưng những
hình ảnh có thể có nhiều cách giải thích hoặc giải thích bị sai. Soi buồng tử cung
cho chẩn đoán trung thành nhất.
Cách xử trí khi soi BTC và tai biến
VSI VS II Tổng
Xử trí

Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Không can thiệp gì 232 26,6 286 32,9 518 59,5
Gỡ dính bằng nong nạo 9 1,0 37 4,3 46 5,3
Gỡ dính bằng dụng cụ NS 11 1,3 70 8,0 81 9,3
N
ạo polyp 33 3,8 23 2,6 56 6,4
X
ử trí polyp bằng dụng cụ
NS

18 2,1 11 1,2 29 3,3
Cắt vách ngăn 9 1,0 14 1,6 23 2,6
Cắt u xơ 1 0,1 5 0,6 6 0,7
N
ạo BTC 64 7,4 48 5,5 112 12,9
Tổng
377 43,3 494 56,7 871 100
P < 0,05
Bảng 4: Liên quan giữa cách xử trí khi soi BTC và tình trạng VS

Nhận xét:
-Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa cách xử trí khi soi buồng tử cung và tình
trạng vô sinh.
-Có 59,5% trường hợp soi buồng tử cung không can thiệp gì thì vô sinh I chiếm
26,6% còn vô sinh II chiếm 32,9%.
-Có 5,3% trường hợp gỡ dính buồng tử cung bằng nong nạo buồng tử cung thì vô
sinh I chiếm 1% còn vô sinh II chiếm 4,3%.
-Có 9,3% trường hợp gỡ dính buồng tử cung bằng dụng cụ nội soi thì vô sinh I
chiếm 1,3% còn vô sinh II chiếm 8,0%.
-Có 6,4% trường hợp soi buồng tử cung và nạo polyp thì vô sinh I chiếm 3,8% còn
vô sinh II chiếm 2,6%.
-Có 3,3% trường hợp xử trí polyp buồng tử cung bằng dụng cụ nội soi thì vô sinh I
chiếm 2,1% còn vô sinh II chiếm 1,2%.
-Có 2,6% trường hợp cắt vách ngăn buồng tử cung bằng dụng cụ nội soi thì vô
sinh I chiếm 1% còn vô sinh II chiếm 1,6%.
-Có 12,9% trường hợp nạo buồng tử cung thì vô sinh I chiếm 7,4% còn vô sinh II
chiếm 5,5%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 7 trường hợp có tai biến khi soi buồng tử cung
và đều là tai biến thủng tử cung, chiếm 0,80%, trong đó có 6 trường hợp tai biến
xảy ra khi soi buồng tử cung phẫu thuật, 1 trường hợp xảy ra khi soi buồng tử
cung chẩn đoán, nguyên nhân đều do các dụng cụ nội soi và đèn soi.
Một nghiên cứu đa trung tâm về tai biến khi soi buồng tử cung chẩn đoán và phẫu
thuật của Frank Willem Jansen và cộng sự tiến hành ở 82 bệnh viện tại Hà Lan
năm 1997 cho thấy: tai biến do soi buồng tử cung chẩn đoán (0,13%) ít hơn tai
biến do soi buồng tử cung phẫu thuật (0,95%) một cách có ý nghĩa thống kê.
Trong soi buồng tử cung phẫu thuật, tai biến xảy ra nhiều nhất là thủng tử cung,
chiếm 0,76%, còn lại 0,2% là do quá tải dịch vào tuần hoàn. Trong số 33 ca thủng
tử cung này, có 18 ca thủng tử cung trong quá trình tiếp cận buồng tử cung, còn lại
thủng do kỹ năng của phẫu thuật viên và loại phẫu thuật. Tỷ lệ mắc biến chứng
khác nhau phụ thuộc loại phẫu thuật: tách dính buồng tử cung có tỷ lệ mắc biến

chứng là 4,48%, cắt niêm mạc tử cung- 0,81%, cắt u xơ tử cung- 0,75%, lấy
polyp- 0,38%.
Kết luận
Chụp X quang buồng tử cung- vòi tử cung chủ yếu được dùng ở người bệnh vô
sinh để phát hiện bệnh lý buồng tử cung và vòi tử cung. Soi buồng tử cung đã chỉ
ra kết quả âm tính sai và dương tính sai của chụp X quang buồng tử cung- vòi tử
cung. Bơm thuốc cản quang làm đầy buồng tử cung gợi ý cho chúng ta những
trường hợp có bệnh lý buồng tử cung, nó có ích như một phương pháp sàng lọc,
còn soi buồng tử cung xác định bản chất bệnh lý buồng tử cung mà chụp X quang
đã gợi ý và xác định khả năng điều trị qua soi buồng tử cung.
So sánh hai phương pháp chụp X quang tử cung-vòi tử cung và soi buồng tử cung



X quang
Soi buồng tử cung
Nhìn tr
ực tiếp hình ảnh buồng tử cung
Đánh giá gián tiếp buồng tử cung qua các hình
ảnh
thu được trên phim X quang
Chẩn đoán xác định những tổn thương niêm m
ạc
tử cung
Nhận ra được các tổn thương niêm mạc tử cung v
à
có thể cho chẩn đoán đúng
Chẩn đoán xác định các tổn thương trong bu
ồng
tử cung như polyp, u xơ dưới niêm m

ạc, dính
buồng tử cung, dị dạng tử cung, ung thư niê
m
mạc tử cung
Chỉ có giá trị định hướng thương t
ổn chứ không
khẳng định được thương tổn
Có thể sinh thiết và phẫu thuật Không thể sinh thiết cũng như phẫu thuật
Trực tiếp nhìn được lỗ vòi tử cung Không trực tiếp nhìn được lỗ vào của vòi tử cung
Không đánh giá được ống vòi tử cung
Đánh giá được bên trong ống vòi tử cung và các b
ất
thường của nó
Đòi hỏi phương tiện đặc trưng, phẫu thuật vi
ên
có kinh nghiệm và giá thành đắt hơn
Phương tiện đơn giản, dễ thực hiện, và rẻ tiền hơn.


×