Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Giáo án luật so sánh - Bài 3 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.32 KB, 9 trang )

III Cơ sở để lý giải nguồn gốc của sự tương đồng và khác biệt
Tự nghiên cứu
Trong công trình so sánh, có cần phải luôn giải quyết nguyên nhân của cả sự tương
đồng lẫn nguyên nhân của sự khác biệt
Nếu nghiên cứu các quốc gia trong cùng nhóm hệ thống pháp luật cơ bản thì nên tập
trung khai thác vào điểm tương đồng hay điểm khác biệt
Nếu nghiên cứu các quốc gia khác nhóm hệ thống pháp luật cơ bản thì nên tập trung
khai thác vào điểm khác biệt hay điểm tương đồng
Cần phải dựa trên kiến thức cơ bản nền tảng của các hệ thống pháp luật trên thế giới + kết
hợp các nguyên tắc này để xác đònh phương pháp nghiên cứu thích hợp


BÀI 3 CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI

I Hệ thống pháp luật quốc gia
Là tổng thể các qui phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất được thể hiện
dưới dạng các văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành theo những trình tự luật đònh
Đối tượng chủ yếu của luật so sánh chủ yếu là pháp luật quốc gia
Ý nghóa
• Nhằm để xác đònh các phương pháp pháp lý trong các hệ thống pháp luật
• Pháp luật quốc gia là nguồn nghiên cứu của luật so sánh
• Nhằm để hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia của người nghiên cứu.
Ví dụ : chế đònh thừa phát lại của Pháp rất giống khi áp dụng pháp luật tại Việt
nam

II Hệ thống pháp luật thế giới
Khái quát
Là tập hợp của 2 hay nhiều các hệ thống pháp luật quốc gia khác có những điểm
chung tương đồng nhất đònh và có những điểm khác với các hệ thống pháp luật còn lại
trên thế giới
Có rất nhiều kết quả của hoạt động phân nhóm khác. Ví dụ : có quan điểm cho rằng có 42


hệ thống theo Dezus. Nhưng có 1 quan điểm được chấp nhận rộng rãi hơn cả là quan điểm
của Rene David : thế giới chỉ có 4 hệ thống pháp luật bao gồm châu Âu lục đòa, Anh Mỹ,
Hồi giáo, XHCN
Gỉai thích nội hàm
Hệ thống pháp luật quốc gia : legal system, legal tradition, legal family
Hệ thống pháp luật quốc gia chỉ là tên gọi qui ước mà thôi, không phải là tên gọi
chính xác do thuật ngữ hệ thống pháp luật phải thỏa mãn 2 điều kiện : tính hệ thống
về mặt hình thức và tính hệ thống về mặt nội dung
Truyền thống pháp luật, dòng họ pháp luật là thuật ngữ đặc thù của luật so sánh trong
đó đều nhấn mạnh đến yếu tố nguồn gốc của các hệ thống pháp luật. Tuy nhiên so với
thuật ngữ dòng họ pháp luật thì truyền thống pháp luật mang so sánh tính cao hơn.
Mặt khác dòng họ pháp luật lại mang tính phân loại cao hơn

III Mục đích phân loại các hệ thống pháp luật trên thế giới
• Đối với mục đích giảng dạy : việc phân nhóm các hệ thống pháp luật giúp cho giảng
dạy các môn tư pháp quốc tế, luật thương mại quốc tế, nghiên cứu pháp luật nước
ngoài được dễ dàng và thuận tiện trong cách tiếp cận. Ngoài ra có thể giảng dạy 1
môn pháp luật đại cương duy nhất cho tất cả các hệ thống pháp luật thuộc cùng 1
truyền thống pháp luật . Ví dụ : Pháp luật Anh Úc New Zealand trong cùng khóa học
• Đối với mục đích nghiên cứu : giúp cho các nhà nghiên cứu nước ngoài có thể tiếp cận
đối với các hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới, tiết kiệm thời gian, công
sức nghiên cứu

IV Các tiêu chí phân nhóm
1 Các quan điểm về tiêu chí phân nhóm
Căn cứ vào 1 tiêu chí là đủ
Ví dụ các nhà nghiên cứu XHCN chỉ căn cứ vào tiêu chí hình thái kinh tế xã hội là có
thể phân nhóm. Từ đó sẽ có 2 hệ thống pháp luật : TBCN và XHCN. Ỉ Tuy vậy quan
điểm này không được các nhà nghiên cứu khác chấp nhận do các hệ thống pháp luật
quốc gia trong cùng hệ thống pháp luật TBCN thì vẫn rất khác nhau. Ví dụ Hệ thống

pháp luật Pháp Đức Ý Thụy sỹ rất khác với hệ thống pháp luật Anh Mỹ Úc
Căn cứ vào nhiều tiêu chí
Cần có từ 2 tiêu chí trở lên thì mới có kết quả phù hợp, có giá trò khoa học cao.
Ví dụ : Giaó sư Rene David căn cứ vào 2 tiêu chí : hình thái kinh tế xã hội và kỹ thuật
pháp lý thì có 4 hệ thống pháp luật :
châu Âu lục đòa, Anh Mỹ, XHCN, tôn giáo
Kỹ thuật pháp lý x 0 x căn cứ siêu tự nhiên
Hệ thống kinh tế xã hội x x 0

2 Các tiêu chí phân nhóm
2.1 Nguồn gốc pháp luật :
Căn cứ vào tiêu chí nguồn gốc pháp luật, ta nhận thấy tất cả các hệ thống pháp luật trên thế
giới điều bắt nguồn từ 2 nguồn pháp luật :
• luật La mã,
• tập quán cổ của Anh ( hình thành trước 1066 ) Ỉ có nguồn gốc tự nhiên ( khác với
nguồn luật có nguồn gốc siêu tự nhiên như kinh thánh Coran )
Căn cứ vào nguồn gốc pháp luật có thể phân các hệ thống pháp luật thành 2 nhón :
• Hệ thống pháp luật bắt nguồn từ La mã là hệ thống pháp luật châu Âu lục đòa và
XHCN.
• Hệ thống pháp luật bắt nguồn từ tập quán Anh là hệ thống pháp luật Anh Mỹ
Ngoài ra còn hệ thống pháp luật bắt nguồn từ tôn giáo ( nhất là đạo Hồi )

2.2 Hình thức pháp luật :
• Tập quán pháp,
• Tiền lệ pháp
• Pháp luật thành văn
Căn cứ vào hình thức pháp luật đồng nghóa với việc sẽ xem xét hệ thống pháp luật của 1
quốc gia sử dụng chủ yếu là loại hình pháp luật nào để từ đó phân hệ thống pháp luật quốc
gia đó vào những nhóm tương đồng
Căn cứ vào tiêu chí này ta sẽ có được 2 nhóm hệ thống pháp luật :

• Hệ thống pháp luật có hình thức chủ yếu là tiền lệ pháp ( Ví dụ Anh Mỹ Úc )
• Hệ thống pháp luật có hình thức chủ yếu là luật thành văn ( Ví dụ : châu Âu lục đòa,
XHCN )
Chú ý Pháp luật Hồi giáo có thể là bất thành văn hay thành văn ( nhưng các qui đònh của
Thánh kinh có giá trò cao nhất )

2.3 Mối tương quan giữa luật tố tụng và luật thực đònh
Một nhóm các hệ thống pháp luật quốc gia trong đó vai trò của mỗi ngành luật tố tụng hay
luật thực đònh giữ vai trò quan trọng hơn thì sẽ được phân vào cùng nhóm hệ thống pháp
luật. Căn cứ vào tiêu chí này sẽ có 2 nhóm hệ thống pháp luật :
• Những hệ thống pháp luật mà trong đó luật tố tụng giữ vai trò quan trọng hơn luật
thực đònh : điển hình là hệ thống pháp luật Anh Mỹ ( Ví dụ pháp luật Anh Mỹ : quan
niệm pháp luật chỉ tham gia can thiệp khi có tranh chấp : lỗ hổng đi sau; án lệ ; “ tố
tụng đi trước “ trình tự thủ tục hình thức đơn kiện được xem xét trước )
• Những hệ thống pháp luật mà trong đó luật thực đònh giữ vai trò quan trọng hơn : điển
hình là hệ thống pháp luật châu Âu lục đòa, XHCH ( châu Âu lục đòa, XHCH

do
cách nhìn nhận về vai trò của pháp luật : pháp luật cần qui đònh khuôn khổ cho hành vi
trong xã hội : đi trước; để ra quyết đònh thì cần phải kiểm tra xem có qui phạm pháp
luật điều chỉnh chưa )

2.4 Vai trò làm luật của cơ quan tư pháp
Căn cứ vào chức năng lập pháp của thẩm phán có thể phân đònh được 2 nhóm hệ thống pháp
luật :
• Các quốc gia mà thẩm phán chỉ có duy nhất chức năng xét xử ( hệ thống pháp luật
châu Âu lục đòa, XHCH ),
• Các quốc gia mà ở đó thẩm phán bên cạnh chức năng xét xử còn có chức năng thứ 2
là lập pháp, sáng tạo ra pháp luật (hệ thống pháp luật Anh Mỹ )
Ngoại lệ của chức năng xét xử ở châu Âu lục đòa :

Ở Đức, thẩm phán của tòa hiến pháp vừa có chức năng xét xử vừa có chức năng làm
luật. Những bản án có liên quan đến vấn đề hiến pháp của tòa hiến pháp sẽ là 1
nguồn luật tại cộng hòa liên bang Đức
Ở Pháp, những bản án của tòa phá án nước Pháp trong 1 số trường hợp sẽ trở thành án
lệ và sẽ được áp dụng chung trên toàn quốc
Nhận đònh
Vai trò làm luật của các thẩm phán ở các quốc gia châu Âu lục đòa là khả thi trong 1
số trường hợp

Đúng
Nguồn luật của các quốc gia châu Âu lục đòa không bao gồm án lệ

Sai

5 Sự phân chia giữa luật công và luật tư
Căn cứ vào sự phân công luật công và luật tư có 2 nhóm
Nhóm 1 Ở các quốc gia châu Âu lục đòa có sự phân chia giữa luật công và luật tư
trong khi các quốc gia còn lại trên thế giới không tồn tại sự phân chia giữa luật công
vàluật tư.
Ví dụ Bắt nguồn từ cách mạng tư sản Pháp 1789, dẫn đến hệ thống pháp luật
Pháp phân chia thành 2 ngành luật công và luật tư, trong đó luật công liên quan
đến hành chính, luật tư liên quan đến dân sự và hình sự.
Nhóm 2 Đối với hệ thống pháp luật Anh Mỹ và XHCN thì có sự triệt tiêu của luật
tư. Ở các quốc gia này chỉ tồn tại duy nhất luật công.

6 Pháp điển hóa
Khái niệm pháp điển hóa : là qúa trình tập hợp các văn bản pháp luật đã có, thay
thế văn bản pháp luật không còn phù hợp …
Những quốc gia thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục đòa hay XHCN đề cao vai trò
pháp điển hóa. Ở các hệ thống pháp luật của các quốc gia này luật thành văn là

nguồn luật vô cùng quan trọng và là nguồn luật chủ yếu
Đối với các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Anh Mỹ, vì lý do nguồn luật chủ yếu là
tiền lệ pháp nên vai trò luật thành văn không quan trọng bằng án lệ. Ngoài ra mức độ
pháp điển hóa của các quốc gia trong hệ thống pháp luật Anh Mỹ cũng không giống
nhau, trong đó hệ thống pháp luật Mỹ có mức độ pháp điển hóa cao hơn hệ thống
pháp luật Anh

7 Xu hướng phát triển của các hệ thống pháp luật
Xu hướng chung của hệ thống pháp luật các quốc gia trên thế giới trước nhu cầu toàn cầu
hóa về thương mại là các quốc gia xích lại gần nhau và càng có nhiều điểm tương đồng
Trong đó, các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục đòa, XHCN dần dần chấp nhận
tập quán pháp và ngược lại, các quốc gia hệ thống pháp luật Anh Mỹ có mức độ pháp điển
hóa ngày càng cao

Châu Âu lục
đòa
Anh Mỹ

XHCN

Hồi giáo

Nguồn gốc
pháp luật
La mã Tập quán cổ
nước Anh
La mã Kinh thánh
Hình thức
pháp luật
Luật thành

văn
Tiền lệ pháp Luật thành
văn
Luật thành
văn
Mối quan hệ
giữa luật tố
tụng và luật
thực đònh
Thực đònh Tố tụng Thực đònh Thực đònh
Luật công t
ư
Có Không Không nghiên cứu
sau
Vai trò làm
luật của
thẩm phán
Không Có Không Không
Mức độ pháp Phát triển Hạn chế Phát triển Phát triển
điển hóa trình độ cao

V Các hệ thống pháp luật
Châu u lục đòa Civil law – luật thành văn – La mã – Đức
Anh Mỹ Common law – bất thành văn, bằng án lệ
Hồi giáo
XHCN
1 Hệ thống pháp luật Hồi giáo
Lòch sử hình thành
Đạo Hồi : trong ngôn ngữ Islam có nghóa là sự tuân mệnh, phục tùng. Khái quát tinh
thần của đạo Hồi có thể tìm thấy trong 2 câu cầu kinh

Không có chúa trời nào khác ngoài đấng Ala
Mohamed là tiên tri của ngài ( thế kỷ 7 )
Nguồn luật bao gồm
Kinh thánh Coran : ghi nhận lời dạy của đấng Ala thông qua Mohamed,
Sunna : cách xử sự của Mohamed
Idjma : giải thích của các học giả có uy tín, đưa ra những qui phạm mới tuy nhiên
có nhiều hạn chế không được sử dụng đầy đủ
Qiyas Ỉ phương pháp suy xét theo sự việc tương tự : giống tiền lệ pháp, tập quán
pháp
Pháp luật Hồi giáo
Pháp luật Hồi giáo không phải là 1 bộ phận độc lập mà được xem là 1 phần của đạo
Hồi, đưa ra quan niệm về “ những gì được làm và không được làm” đối với các tín đồ
Hồi giáo.
Đặc điểm của pháp luật Hồi giáo
Không phải là 1 bộ phận đối lập mà được xem là 1 phần của đạo Hồi, được quan niệm là
những gì được làm và không được làm đối với các tín đồ Hồi giáo. Luật Hồi giáo có các
đặc điểm sau
• Pháp luật Hồi giáo mang tính bền vững cao so với các tôn giáo khác như Thiên chúa
giáo, Do thái giáo. Đạo Hồi ra đời muộn hơn nhưng có tính kết nối rất chặt chẽ và
được tuân thủ 1 cách tuyệt đối, nghiêm túc. Cho nên mặc dù ra đời từ thế kỷ 7 nhưng
đến nay vẫn được áp dụng 1 cách trọn vẹn như lúc hình thành
• Vai trò lập pháp của nhà nước : nhà nước có nghóa vụ phục tùng và tuân theo thánh
kinh Coran. Nhà nước chỉ có vai trò là thể chế hóa cụ thể những qui đònh của thánh
kinh vào trong đời sống xã hội, đặc biệt tập trung vào vai trò cưỡng chế bắt buộc
người dân phải tuân thủ những qui đònh của kinh Coran và những qui đònh của luật Hồi
giáo
Ví dụ Có các trường hợp quốc gia tập hợp nhiều hệ thống pháp luật như đạo Hồi
–Hà lan ( Châu Âu lục đòa ) và còn chòu sự đô hộ của người Anh Ỉ hình thành
hệ thống pháp luật hỗn hợp
Ví dụ Pháp luật Việt nam là hệ thống pháp luật XHCN và là pháp luật thành

văn nhưng vẫn có giai đoạn chòu ảnh hưởng của pháp luật châu Âu lục đòa
Phạm vi điều chỉnh của luật Hồi giáo
Rất rộng rãi, bên cạnh việc điều chỉnh về pháp luật, đạo Hồi còn điều chỉnh về các
mặt đất đai tôn giáo. Điều này tạo ra những sự khác biệt giữa đạo Hồi và pháp luật
của các nước trên thế giớii
Cấu trúc của qui phạm pháp luật
Hồi giáo chỉ bao gồm 2 phần : giả đònh và qui đònh, không bao gồm phần chế tài.
Nhưng qui đònh về chế tài không được qui đònh 1 cách cụ thể trong kinh Coran mà
thông qua những qui đònh trong Sunna và các hình thức pháp luật khác
Ví dụ Người theo đạo Hồi bò cấm uống rượu ( theo kinh Coran ) nhưng kinh
Coran không đưa ra chế tài hay hình phạt đối với hành vi vi phạm này mà nó sẽ
được qui đònh trong Sunna, đó là hình phạt đánh roi
Những qui phạm về pháp luật dân sự thương mại của đạo Hồi
Mang tính phát triển rất cao do là sự tiếp thu về pháp luật dân sự thương mại của các
nước Anh Mỹ và các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục đòa
Kinh Coran có những qui phạm bắt buộc các thương nhân phải thực hiện 1 cách tự
nguyện và nghiêm túc các hợp đồng, các giao dòch thương mại cho nên từ rất sớm các
thương nhân Hồi giáo có ý thức rất cao trong việc tuân thủ các cam kết của hợp đồng
Ỵ Các căn cứ phân đònh 1 hệ thống pháp luật quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Hồi giáo là
2 điều kiện sau
Hồi giáo phải là tôn giáo chính thống hay là quốc đạo của 1 quốc gia
Pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở đạo Hồi và những qui đònh của nó
Ví dụ Indonesia, Thỗ Nhó kỳ không là quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Hồi
giáo mà là hệ thống pháp luật thế tục
Nhận đònh sai : Như Indonesia – Thổ nhó kỳ ( ngoại lệ )

2 Pháp luật châu Âu lục đòa ( ngoại trừ Bắc Ailen – Vương quốc Anh )
2.1 Sự phổ cập
Các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục đòa có thể được phân thành 4 tiểu hệ
thống

• Nhóm Pháp nước Pháp đóng vai trò tiêu biểu điển hình, bao gồm Pháp, Ý, Tây
ban nha, Braxin …
• Nhóm Đức bao gồm Đức, Thụy sỹ, Thổ nhó kỳ, Hàn quốc, Nhật bản
• Nhóm Slavo bao gồm Nga Balan, Ucraina
• Nhóm Scandinavi ( khu vực phía Bắc châu Âu ) bao gồm Na uy, Thụy điển, Phần lan,
Ai len

2.2 Sơ lược về lòch sử hình thành
Hệ thống pháp luật châu Âu lục đòa được hình thành từ thế kỷ 12 trên cơ sở tiếp thu của luật
La mã
Nhận đònh : Pháp điển hóa được phát triển từ thế kỷ 18 với sự ra đời của Napoleon
Sơ lược về luật La mã
Luật 12 bảng được xem là nguồn gốc cho sự hình thành của luật La mã. Tuy nhiên nó
chỉ tồn tại ở dạng sơ khai.
Đến đầu thế kỷ 6, hoàng đế Đông La mã Justinan I đã cho ban hành bộ luật Copus
Jusis Civilics vào năm 529. Bộ luật này tập hợp các chế đònh về dân luật
Từ 536, bộ luật này được sửa đổi bổ sung bởi những quy đònh mới trong bộ luật
Novels. Cuối thế kỷ 5 đầu thế kỷ 6, đế chế La mã bò sụp đổ nhưng pháp luật của nó
vẫn còn được áp dụng cho đến thế kỷ 11 và được lưu trữ tại các thư viện của các
trường đại học, các nhà thờ. Vào thế kỷ 11 diễn ra quá trình biên soạn, chú giải, bình
luận đối với luật La mã trong các trường đại học ở châu Âu lục đòa

Giai đoạn hình thành hệ thống pháp luật châu Âu lục đòa : thế kỷ 12 – 13
Sự phát triển của nền kinh tế Tiền-Hàng-Tiền đòi hỏi phải có 1 nguồn luật mới phù
hợp để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh trong khi các quốc gia châu Âu
chưa có 1 hệ thống pháp luật điển hình làm mẫu để giải quyết các vấn đề mới phát
sinh đó. Họ nhận ra rằng luật La mã có những qui đònh cụ thể, chi tiết rõ ràng trong
ngôn ngữ pháp lý và những qui đònh rất sáng tạo cho nên rất phù hợp để sử dụng, làm
nguyên liệu để điều chỉnh những quan hệ xã hội mà họ đang gặp phải
Ở châu Âu diễn ra phong trào văn hóa Phục hưng ( khôi phục lại những giá trò tốt đẹp

trước đây : kiến trúc, hội họa … )
Pháp luật cần thiết phải được trở thành 1 bộ phận độc lập để điều chỉnh các vấn đề
của xã hội, đồng thời cũng không được để xảy ra tình trạng lấn quyền của các thế lực
khác, đứng lên trên pháp luật
Đồng thời ở châu Âu các trường đại học lại diễn ra quá trình giảng dạy cho sinh viên
trong ngành luật về luật La mã. Những sinh viên này sau khi trở về quốc gia của họ,
họ đã truyền bá những kiến thức về luật La mã nhằm xây dựng, hoàn thiện cho hệ
thống pháp luật quốc gia của mình
Ỉ Điều này dẫn đến kết quả là ở châu Âu đã hình thành 1 nền tảng của 1 truyền thống
pháp luật trong đó lấy luật La mã làm nguồn gốc
Giai đoạn hình thành trường phái pháp luật tự nhiên ở thế kỷ 17 – 18
giai đoạn này các nhà luật học cũng bắt chước các ngành khoa học khác, đó là lý
giải các vấn đề pháp luật mang tính tư duy và logic một cách biện chứng , chối bỏ các
phương pháp kinh viện ( lý giải các vấn đề, qui phạm pháp luật bằng kinh thánh )
nhằm xây dựng pháp luật lấy con người làm trung tâm của toàn bộ hoạt động ( vào thế
kỷ 12 – 13 sự phát triển của pháp luật chưa đủ để lật đổ ảnh hưởng của tôn giáo )
Tuy nhiên phải đến cách mạng tư sản Pháp ở thế kỷ 18 thì nhà thờ mới chấm dứt sự
ảnh hưởng đối với nhà nước pháp luật
Luật La mã trong giai đoạn này khác biệt sâu sắc so với luật La mã nguyên thủy và sự
khác biệt này được thể hiện như sau
Về hình thức pháp luật, vẫn giữ nguyên những cấu trúc những quan điểm,
những khái niệm như trước đó
Về luật nội dung, hình thành nên những chế đònh mới khác xa so với luật La mã
ban đầu, đặc biệt là trong lónh vực luật công – hành chính
Nhưng trong lónh vực luật tư thì luật La mã vẫn chiếm ưu thế, như vây trường
phái pháp luật tự nhiên có vai trò rất lớn đối với việc hình thành các chế đònh
về luật công ở các quốc gia châu Âu lục đòa
Vào năm 1804 với việc hình thành và ra đời bộ luật dân sự Napoleon đã bắt đầu bước ngoặt
về tiến trình pháp điển hóa cũng như sự ra đời của pháp luật châu Âu lục đòa


2.3 Đặc điểm của pháp luật châu Âu lục đòa
Về nguồn gốc
Pháp luật của các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục đòa đều bắt nguồn từ
luật La mã và luật La mã là nên tảng cơ bản cho việc xây dựng hệ thống pháp luật
này. Ngoài ra trước 1907 khi hệ thống pháp luật XHCN chưa ra đời thì các nước
XHCN ở châu Âu cũng đều có nguồn gốc từ luật La mã, điểu này lý giải cho việc tại
sao khi các nước XHCN sụp đổ vào 1991 thì đều quay trở lại với truyền thống châu
Âu lục đòa
Đồng thời sự ảnh hưởng của luật La mã ở các nước châu Âu cũng không giống nhau
trong đó nhóm pháp luật Đức chòu ảnh hưởng của luật La mã mạnh mẽ hơn so với
nhóm pháp luật Pháp
Về hình thức pháp luật
Luật thành văn là hình thức pháp luật chủ yếu của các nước thuộc hệ thống pháp luật
châu Âu lục đòa, sau khi bộ luật dân sự Nopoleon 1804 ra đời các quốc gia châu Âu
khác cũng xây dựng pháp luật dân sự riêng
Ví dụ : Đức Thụy sỹ, Ý và được xem là ?????????? trong lónh vực luật tư và mở đầu
cho quá trình pháp điển hóa của các nước châu Âu lục đòa
Mối quan hệ giữa luật thực đònh và luật tố tụng
Luật thực đònh giữ vai trò quan trọng và chi phối đối với luật tố tụng, các tòa án của
các quốc gia châu Âu khi xét xử dù căn cứ trên những quy đònh thành văn được ghi
nhận trong các pháp luật

Sự phân chia thành luật công và luật tư
Hệ thống pháp luật châu Âu lục đòa được xem là hệ thống pháp luật duy nhất mà
trong đó có sự phân chia thành 2 mảng luật công luật tư nhằm hướng đến việc bảo vệ
những lợi ích khác nhau mà các qui phạm pháp luật tác động đến. Điều này dẫn đến
hệ quả là hệ thống tòa án của Pháp được tổ chức theo nguyên tắc nhò nguyên với 2
nhánh tòa hành chính và tư pháp riêng biệt và độc lập nhau. Đồng thời do việc xem
trọng vai trò của luật thực đònh, việc đào tạo luật và nghề luật của các quốc gia châu
Âu lục đòa theo hướng là cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản của tất cả

các lónh vực pháp luật. Trong khi đó ở Anh việc đào tạo luật sư lại chú trọng đến kỹ
năng thực hành đặc biệt là khả năng tranh tụng
Tòa án của các quốc gia châu Âu lục đòa chỉ có vai trò xét xử mà không có chức năng
sáng tạo ra pháp luật, lý do ( sẽ học trong bài Pháp )
Mức độ pháp điển hóa
Pháp điển hóa ở các quốc gia châu Âu lục đòa được xem là nơi khởi nguồn của trào
lưu pháp điển hóa của tất cả các nước trên thế giới, được hình thành từ giai đoạn xuất
hiện của luật 12 bảng. Tuy nhiên pháp điển hóa chỉ đạt đến đỉnh cao thông qua việc
ban hành bộ luật dân sự Napoleon 1804 và chính phong trào pháp điển hóa đã giúp
hình thành pháp luật châu Âu lục đòa như là 1 hệ thống pháp luật độc lập và khác biệt
đối với các hệ thống pháp luật còn lại trên thế giới
Ngày nay, sự xuất hiện của liên minh châu Âu có mối liên hệ vô cùng mật thiết đối với việc
hình thành hệ thống pháp luật châu Âu lục đòa

Câu hỏi
Khuynh hướng hiện đại là kết hợp ưu điểm của cả án lệ và thành văn
Tại sao có sự phân chia luật công luật tư
Pháp điển hóa ( tiêu chí phụ ) trình độ cao hay thấp, cách hiểu khái niệm
6 tiêu chí phân loại thì tiêu chí nào quan trọng nhất

Hệ thống pháp luật XHCN khác với hệ thống pháp luật châu Âu lục đòa ở 3 điểm
Chòu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghóa Mác Lênin
Không có sự phân chia luật công và tư do quan niệm quyền lực nhà nước là thống nhất,
không thể tách rời, chỉ phân công phân nhiệm
Không công nhận tư hữu nên hoạt động thương mại không phát triển ( làm cho luật tư
không phát triển )
châu Âu lục đòa phân đònh luật tư để nhà nước không can thiệp sâu vào hoạt động
thương mại. Trong khi đó nhà nước XHCN thống nhất quản lý toàn bộ các hoạt động
Thẩm phán châu Âu lục đòa hạn chế lập pháp. Nhưng XHCN không chấp nhận án lệ
nên thẩm pháp không có khả năng lập pháp.

Hiện nay, các cựu quốc gia XHCN phát triển theo hướng nào ?

Điều kiện nào để xếp loại vào hệ thống pháp luật Hồi giáo
Các đặc trưng : nguồn luật, vai trò của nhà nước ( chỉ để thi hành kinh Coran của
thánh Ala, vai trò làm luật rất hạn chế ); hà khắc, bất bình đẳng cho phụ nữ ( nhiều vợ,
ngoại tình )


BÀI 4 HỆ THỐNG PHÁP LUẬT NƯỚC PHÁP

I Lòch sử hình thành pháp luật nước Pháp
Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cách mạng triệt để, xóa bỏ hoàn toàn sự thống trò của giai
cấp phong kiến ( khác với cách mạng tư sản Anh không triệt để )
1 Giai đoạn trước 1789
1.1 Tình hình pháp luật
Sau 475 đế chế La mã bò tan rã với sự xâm lược của những người German từ miền Bắc, lãnh
thổ bò phân hóa thành nhiều vùng khác nhau. Tuy nhiên lúc này đã có sự chuyển tiếp từ việc
áp dụng luật của cá nhân sang luật của vùng.
Ghi chú Luật cá nhân căn cứ trên sự áp dụng của luật La mã. Người của bộ tộc thò
tộc nào thì luật của bộ tộc thò tộc đó sẽ được áp dụng với cá nhân đó. Ví dụ công dân
La mã sẽ chòu sự điều chỉnh của luật La mã. Trong khi đó, luật của vùng sẽ được áp
dụng cho người sinh sống hay thực hiện hành vi pháp lý trên vùng lãnh thổ đó
Toàn bộ nước Pháp được chia làm 60 vùng pháp luật khác nhau. Tuy nhiên khi căn cứ trên
ranh giới của sông Loire, thì về cơ bản pháp luật nước Pháp sẽ được phân chia ra 2 vùng :
miền Nam là vùng pháp luật thành văn, miền Bắc là vùng pháp luật tập quán
• Đối với miền Nam,
Luật La mã là nguồn luật được ưu tiên áp dụng vì nền kinh tế thương mại rất phát
triển. Luật La mã với bản chất chính xác, đầy đủ, phạm vi điều chỉnh rộng, đặc biệt
trong lónh vực luật dân sự cho nên rất được thường xuyên áp dụng tại vùng này. Ngoài

×