Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

phân tích áp lực đất đại thị trấn chờ yên phong bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 10 trang )

Chúng ta đã biết, không có đất thì không thể có sản xuất cũng như
không có sự tồn tại của con người. Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện
trước con người và tồn tại ngoài ý muốn của con người. Đất tồn tại như
một vật thể lịch sử - tự nhiên, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư
liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc
phòng .
Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế xã hội, khi mức sống con
người còn thấp, công năng chủ yếu tập trung vào sản xuất vật chất, đặc
biệt trong sản xuất nông nghiệp. Khi xã hội phát triển ở mức cao hơn,
công năng của đất từng bước được mở rộng, sử dụng đất cũng phức tạp
hơn. Đất đai không chỉ cung cấp cho con người các tư liệu vật chất để sinh
tồn và phát triển mà còn cung cấp điều kiện cần thiết để hưởng thụ và đáp
ứng nhu cầu cho cuộc sống của nhân loại.
Kinh tế xã hội phát triển mạnh hơn cùng với sự bùng nổ dân số
làm cho mối quan hệ giữa con người với đất đai ngày càng trở nên căng
thẳng. Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt, nhất là trong ngành sản
xuất nông lâm nghiệp nhưng lại có hạn về diện tích, có vị trí cố định trong
không gian, không thể thay đổi theo ý muốn chủ quan của con người. Nếu
con người sử dụng một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao và lâu bền.
Nhưng những sai lầm có ý thức hoặc vô ý thức của con người trong quá
trình sử dụng đất cùng với sự tác động của thiên nhiên đã và đang làm hủy
hoại môi trường đất, làm thoái hóa đất đai, gây áp lực rất lớn đối với đất.
Thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh là một thị trấn nằm ở trung tâm
huyện Yên Phong, có tỉnh lộ 286 và quốc lộ 18( mới) đi qua. Là nơi có vị trí địa
lý thuận lợi cùng với các cơ chế và giải pháp phát triển kinh tế hợp lý, thị trấn
Chờ (Yên Phong) đang nỗ lực khai thác tiềm năng, thế mạnh nhằm thúc đẩy
phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH để xứng tầm của là một trung tâm
kinh tế- văn hóa của huyện Yên Phong. Theo lộ trình đến 2015, thị trấn Chờ
(Yên Phong) sẽ phát triển lên thành thị xã. Nắm bắt chủ trương trên, cùng với


hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đang có, chính quyền và nhân dân địa phương
đã tiến hành quy hoạch xây dựng mới nhiều dự án để xứng tầm thị xã trong
tương lai. Chính sự phát triển nhanh của các hoạt động sản xuất công nghiệp,
xây dựng, dịch vụ đã gây ra những áp lực không nhỏ tới quỹ đất có hạn trên địa
bàn thị trấn. Để có biện pháp điều tiết, giảm bớt những gánh nặng cho quỹ đất
chúng ta cần nắm rõ nguyên nhân, những tác động gây ra áp lực đó. Chính vì
thế, em nghiên cứu đề tài “ phân tích áp lực đất đai tại thị trấn Chờ, huyện
Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”.
“Ba làng Mịn, chín làng Chờ
Một làng Ô Cách chơ vơ giữa đồng”
a)Áp lực từ sự gia tăng
dân số:
Thị trấn Chờ là trung tâm của huyện Yên Phong với hơn 10 nghìn nhân khẩu
phân bổ trên địa bàn 7 thôn, khu phố gồm: Phố Chờ, phố mới Phú Mẫm, Trung
Bạn, Ngân Cầu, Trác Bút, Nghiêm Xá
Thị trấn Chờ có diện tích 7,82 km
2
Dân số khoảng 13.530 người
Tỷ lệ sinh 15.9%,
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 8.1%.
Dân số toàn thị trấn: 13.530 người
Lao động: 7.023 người
Trong đó lao động phi nông nghiệp: 4.760 chiếm 66%.
Mật độ dân số đạt 1730 người/km².
Số hộ gia đình: 2.885 hộ.
Trong vài năm gần đây mức độ dân số theo nhân khẩu nông nghiệp giảm và
phi nông nghiệp tăng nhanh. Cùng với đó nhân khẩu đô thị tăng mạnh
chứng tỏ tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng cao.
Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh ,sự phân bố dân cư không đồng đều .
Dân cư tập trung tại các khu vực trung tâm thị trấn và tại các làng nghề sản

suất. Xây dựng các điểm dân cư mới giảm tình trạng thiếu đất ở , tận dụng
mặt bằng chưa được sử dụng vào khai thác hợp li phát triển quy mô đo thị
hóa toàn diện.
Dân số tăng nhanh như hiện nay đã gây ra hệ quả nhiều mặt từ công ăn
việc làm, phát triển kinh tế, lương thực đến nhà ở, học hành, văn hóa, y tế
và phần nào tác động tiêu cực đến môi trường sống.
Do dân số tăng tác động đến môi trường nên dẫn đến những hệ quả : Sức
ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá
mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương
thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp làm giảm diện tích đất nông nghiệp
Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi
trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp.
Do dân số tăng nhanh, đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm nên dù
năng suất lúa có tăng nhanh, bình quân lương thực đầu người vẫn tăng
chậm.
Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn làm cho môi trường
khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch,
nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường
không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị
ngày càng khó khăn.
Giải pháp
2.2Áp lực từ sự tăng
trưởng kinh tế:
Với vị trí thuận lợi, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Yên
Phong, thị trấn Chờ có nhiều điều kiện thuận lợi Thị trấn Chờ đưa ngành thương
mại dịch vụ thành mũi nhọn
Ngoài ra Đáp ứng nhiệm vụ quy hoạch xây dựng khu đô thị mới, khu, cụm công
nghiệp, Đảng uỷ, UBND thị trấn Chờ chú trọng phát triển kinh tế đa ngành, đa nghề
và tập trung chuyển đổi kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp-TTCN và dịch vụ.

tiến hành mở rộng thị trường, khuyến khích hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Xác định tầm quan trọng của thương mại-dịch vụ trong phát triển kinh tế – xã hội
của địa phương, những năm qua, thị trấn Chờ luôn tạo điều kiện thuận lợi về cơ
chế, chính sách khuyến khích nhân dân tăng cường giao lưu, trao đổi hàng hóa,
phát triển đa dạng các ngành nghề dịch vụ, …”.
Hiện nay, thị trấn có gần 1.240 hộ kinh doanh TM-DV (chiếm gần 50% tổng số hộ
của thị trấn). Trong đó, tại Chợ Chờ (trung tâm thị trấn), chợ thôn Yên Xá và chợ
thôn Phú Mẫn có khoảng gần 600 hộ kinh doanh lớn nhỏ, với nhiều mặt hàng thiết
yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ của người dân như hàng tạp hóa, quần áo, rau quả…
Chợ Chờ có 450 ki ốt bày bán các mặt hàng phục vụ nhu cầu dân sinh cả trong và
ngoài địa phương. Chợ cũng đã được đầu tư tu sửa, nâng cấp lớn hơn, khang trang
hơn với tổng diện tích gần 500m2 đáp ứng nhu cầu của các hộ kinh doanh.
Xác định TM-DV là thế mạnh để thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, trong những
năm qua, thị trấn Chờ có biện pháp phù hợp nhằm thu hút đầu tư; khuyến khích các
hộ gia đình đầu tư phát triển lĩnh vực TM-DV, tạo điều kiện cho các hộ, nhất là
những hộ có nhà mặt phố, gần chợ xây dựng mở rộng các cửa hàng kinh doanh,
buôn bán.
Riêng năm 2012, doanh thu từ tiểu thủ công nghiệp, TM-DV ước đạt hơn 179 tỷ
đồng, chiếm 65,6% tổng thu nhập của thị trấn (năm 2010 trở về trước, doanh thu từ
lĩnh vực này chỉ chiếm hơn 40%). Trong đó, nhiều hộ kinh doanh quy mô lớn có
doanh thu hàng tỷ đồng/năm, điển hình như hộ ông Nguyên Văn Thụ, Nguyễn Văn
Thu kinh doanh dịch vụ ăn uống; Nguyễn Hữu Vững dịch vụ nhà nghỉ …
Với mục tiêu đưa TM – DV dần trở thành mũi nhọn trong vấn đề phát triển kinh tế
của địa phương. Thị trấn tiếp tục thực hiện các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ cho
lĩnh vực này, góp phần thúc đẩy phát triên kinh tế-xã hội, xứng đáng là trung tâm
chính trị, văn hóa, TM-DV của huyện Yên Phong.

Các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề, tiến hành mở rộng thị trường đem lại
hiệu quả thiết thực, nhiều nghề mới đã góp phần quan mang lại lợi ích kinh tế cao
trọng vào sự tăng trưởng, phát triển kinh tế địa phương như:

Sản xuất chế biến gỗ ở thôn Nghiêm Xá; 5/5 khu dân cư đều phát triển sản xuất đồ
gỗ mỹ nghệ, đã hình thành và thu hút 10 doanh nghiệp, 418 xưởng sản xuất hoạt
động giải quyết việc làm cho hơn 3.000 lao động với thu nhập từ 3-5 triệu
đồng/người/tháng.
Khu Trác Bút, thành lập được Hợp tác xã rau củ quả Bút Lâm phát triển mô hình
trồng hoa cây cảnh, cây mầu. ,,
Từ nghề buôn đồng nát, những người dân tháo vát làng Nghiêm Xá, thị trấn
Chờ đã phát triển theo hướng “chuyên môn hoá”, tạo nguồn nguyên liệu cho
các làng nghề khác.
Sự nỗ lực của các cấp Hội Nông dân thị trấn Chờ góp phần nâng cao đời sống cho
người dân. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới của thị trấn chỉ còn 3,2%, số hộ khá,
giàu tăng cao, hội viên đoàn kết xây dựng gia đình hạnh phúc, quê hương giàu
mạnh
Bên cạnh những mặt có lợi , thì là những tác hại của sự phát triển kinh tế gây nên ,
diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nhanh chóng bị mất đi, thay vào đó là việc xây
dựng các cum công nghiệp làng nghề , các trung tâm thương mại , dịch vụ
các khu công nghiệp lại chỉ tuyển lao động với lứa tuổi phù hợp và không phải người
dân nào cũng năng động trong việc tìm ra nghề mới nên vấn đề giải quyết việc làm
cho nông dân vẫn là thách thức với thị trấn. Điều này đòi hỏi những chính sách phát
triển, mở mang ngành nghề mới cần được đẩy mạnh nhằm tạo việc làm, giải quyết
nguồn lao động dôi dư ở nông thôn.
Lượng chất thải tăng lênh nhanh chóng gây ô nhiểm môi trường gây thiệt hại
và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân.
Diện tích nước mặt, đất canh tác trong các làng nghề đã hoặc đang bị lấp dần bởi chất
thải. Một số ao nuôi cá đã có hiện tượng cá chết hàng loạt do ô nhiễm từ nguồn nước
thải sản xuất.
2.3 Áp lực từ sự phát triển
của các đô thị:
Nằm ở trung tâm huyện, có tỉnh lộ 286 và Quốc lộ 18 đi qua, thị trấn Chờ đang nỗ
lực khai thác tiềm năng, thế mạnh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng

CNH, HĐH.
Theo lộ trình đến 2015, thị trấn Chờ sẽ phát triển lên thành thị xã. Nắm bắt chủ
trương trên, cùng với hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đang có, chính quyền và
nhân dân địa phương đã tiến hành quy hoạch xây dựng mới nhiều dự án để xứng
tầm thị xã trong tương lai.
Với xuất phát điểm là trung tâm của huyện, qua nhiều năm đầu tư xây dựng, thị trấn
Chờ đã sẵn có một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh. Hơn nữa
khu đô thị mới rộng 36,5 ha đang được triển khai xây dựng sẽ là trung tâm hành
chính của huyện với đầy đủ các tiêu chí của đô thị hiện đại. Tại đây, nhiều công trình
của các đơn vị như: Phòng Giáo dục, Chi nhánh điện, Công an, Toà án, Thi hành
án… đã hoàn thành và đi vào sử dụng, tạo một khí thế mới cho cả khu vực. Đây
cũng là tiền đề thuận lợi, vững chắc cho những bước phát triển tiếp theo của địa
phương. Theo thống kê, đến nay thị trấn đã bê tông hoá được hơn 26 km đường
giao thông, đạt 100% chỉ tiêu. Hệ thống cơ sở y tế- giáo dục được đầu tư xây dựng
kiên cố. Trường Mầm non, Tiểu học, THCS đều được cải tạo và xây mới để phấn
đấu đạt chuẩn Quốc gia. Hiện nay, trường THCS đang được đầu tư 7 tỷ đồng để xây
thêm phòng học mới, dự kiến trong năm học tiếp theo sẽ tiếp tục gói thầu 2 với 30
phòng học. Trong khi đó trường Tiểu học số 1 với diện tích 15 nghìn m2 cũng được
triển khai xây dựng tại khu đô thị mới. Thị trấn còn tiếp tục quy hoạch trường Tiểu
học số 2 có diện tích 8000m2 tại thôn Nghiêm Xá, kinh phí đầu tư 20 tỷ đồng Bên
cạnh các KCN của tỉnh đang hình thành kề sát thị trấn như: Yên Phong II, có diện
tích 350 ha, giai đoạn I lấy vào đất thị trấn 80 ha; cụm CN rời do công ty Kinh Bắc
làm chủ đầu tư, thị trấn đóng góp 200/450 ha 100 ha làm đô thị), địa phương cũng
quy hoạch phát triển cụm CN sạch do Công ty Việt Hà đầu tư. Giai đoạn đầu, dự án
này có diện tích 85 ha, nhưng do nhu cầu phát triển và những định hướng lâu dài,
chủ đầu tư xin mở rộng lên 200 ha, hướng mở liên quan đến cả các xã lân cận như
Tam Giang, Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của người dân, đồng thời nhằm giải
quyết tình trạng chợ lấn đường gây mất mỹ quan đô thị, địa phương đã mời được
nhà đầu tư triển khai xây dựng chợ trung tâm. Vị trí được xác định trên nền chợ cũ,
quy mô 3 tầng rộng 5000m2 với gần 400 ki ốt. Ngoài ra, thị trấn còn tiếp tục quy

hoạch mở rộng 15ha đấu nối vào khu đô thị mới và 20 ha để tạo vốn từ quỹ đất…
Trong khi liên tiếp quy hoạch và mở rộng các dự án, chính quyền địa phương vẫn
giữ quan điểm chỉ đạo: “Phải bảo đảm về giao thông, thuỷ lợi được thông suốt và có
quỹ đất dành cho người dân không còn ruộng phát triển dịch vụ” lên hàng đầu. Quan
điểm này khẳng định tầm nhìn xa của chính quyền địa phương trong công tác quy
hoạch và đầu tư xây dựng. Khi cuộc sống của người dân được đảm bảo ổn định,
vấn đề giải phóng mặt bằng sẽ trở nên thuận lợi, góp phần đẩy nhanh tiến độ các
dự án.
Tiến trình phát triển lên thị xã của thị trấn Chờ không còn xa, các dự án dù đang
được quy hoạch hay đã triển khai thì vấn đề mấu chốt vẫn là phải đẩy nhanh được
tiến độ để đáp ứng nhu cầu của nhân dân cũng như hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ
tầng đồng bộ cho tương lai.
Quá trình đô thị hoá tương đối nhanh đã có những ảnh hưởng đáng kể đến
môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái: tài nguyên
đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây xanh và
mặt nước mở rộng không gian đô thị dẫn đến chiếm dụng đất nông nghiệp,
ảnh hưởng đến vấn đề nhu cầu lương thực và đến đời sống của nhân dân ;
sản xuất công nghiệp phát triển mạnh làm phát sinh một lượng lớn chất thải,
trong đó chất thải nguy hại ngày càng gia tăng ngấm vào mt đất ảnh ưởng
trực tiếp đến sk ng dân trong khu vực
Một trong những nguyên nhân chính gây nên áp lực đối với đất đai tại các
đô thị là các vấn đề môi trường chưa được đề cập đầy đủ và quan tâm đúng
mức trong quy hoạch xây dựng đô thị. Ngoài việc quy hoạch sử dụng đất và
phân khu chức năng, các vấn đề cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, như hệ thống
thoát nước, thu gom và xử lý rác, xử lý nước thải, giảm ô nhiễm không khí
và tiếng ồn, chưa được chú ý đúng mức. Mặc dù việc lập báo cáo đánh
giá tác động môi trường cho các đồ án quy hoạch đô thị đã được quy định
trong Luật Bảo vệ môi trường, nhưng công tác triển khai thực hiện cho đến
nay vẫn còn chậm, chưa hiệu quả và chưa chứng tỏ được tầm quan trọng
của việc bảo vệ môi trường trong quy hoạch xây dựng đô thị.

Một nguyên nhân khác dẫn đến việc đất đai phải chịu sức ép ngày càng
tăng là việc thiếu các biện pháp hữu hiệu trong chỉ đạo và quản lý quy hoạch
xây dựng. Tình trạng xây dựng lộn xộn một vấn đề bức xúc đòi hỏi những
biện pháp quản lý cấp bách và hiệu quả, nếu không cái giá phải trả cho việc
giải quyết hậu quả môi trường sẽ là vô cùng lớn. Công tác quản lý quy
hoạch xây dựng là bước tiếp theo và cụ thể hoá của công tác lập quy hoạch
xây dựng đô thị, một yếu tố then chốt trong việc xây dựng các đô thị bền
vững và hoà hợp với môi trường.
Theo lãnh đạo thị trấn, đối với việc phát triển đô thị, ngoài những chú trọng
đến hạ tầng cơ sở, vấn đề đảm bảo môi trường, đặc biệt là đảm bảo môi
trường ở các làng nghề càng được quan tâm hơn bao giờ hết. thị trấn đã
chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là đơn vị ngành Than
phối hợp thực hiện các giải pháp về đảm bảo môi trường đô thị, giảm thiểu
tối đa những tác hại xấu từ khói, bụi, ô nhiễm nguồn nước xả ra môi trường
đất. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư các hệ thống xử lý ô nhiễm, đồng
thời tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan, không để tái
diễn vi phạm.
III KẾT LUẬN
Cùng với việc khai thác tiềm năng, thế mạnh và tiếp tục sử dụng nguồn quỹ đất có
nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH để xứng tầm của là một
trung tâm kinh tế- văn hóa của huyện Yên Phong. Thì thị trấn cũng đã đổi mới công
tác quản lý điều hành đất đai để giảm tối đa áp lực mà chúng ta đang tác động lên

Chú trong giải quyết xung đột giữa gia tăng dân số và an ninh lương thực; giữa công
nghiệp hóa, đô thị hóa dưới tác động của biến đổi khí hậu với việc đảm bảo quỹ đất
sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực; quyền sử dụng đất đai; giữa công
cụ quản lý kinh tế và công cụ quản lý hành chính; giữa việc đáp ứng nhu cầu hiện tại
với việc đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai
Thị trấn tiep tuc thực hiện theo quan điểm dc chỉ đạo: “Đất đai được phân bổ hợp
lý, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả cao; bảo đảm lợi ích trước mắt

và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước”. Bởi vậy, việc quy hoạch, sử dụng có hiệu quả đất đai trong các lĩnh vực có
vai trò quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Để đạt được hiệu quả cao trong công tác sử dụng đất, giảm áp lực cho đất cần nghiên
cứu, phân tích kỹ các nguyên nhân và ảnh hưởng của nó tới đất. Đồng thời, cần
nghiên cứu quy hoạch dài hạn bảo vệ môi trường.
Tài liệu tham khảo
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIẢM THIỂU MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI
SINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LỆNH DÂN SỐ
của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Bắc Ninh Tại Hội nghị tổng kết 10 năm
thực hiện Pháp lệnh Dân số
Hồ sơ xây Quy hoạch chung xây dựng đô thị Chờ, huyện Yên Phong giai đoạn
2005-2020
Các công văn và quyết định của UBND tỉnh bắc ninh về các dự án quy hoạch khu đô
thị mới thị trấn chờ yên phong bắc ninh đc đăng tải trên cổng thông tin điện tử tỉnh
bắc ninh
/>như
Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy
hoạch chung thị trấn Chờ và phụ cận, huyện Yên Phong đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050.
Các báo báo viết về thị trần chờ , được đăng tải trên trang web báo điện tử bắc
Ninh
/>Thị trấn Chờ đưa ngành thương mại dịch vụ thành mũi nhọn
Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi ở thị trấn Chờ
Thị trấn Chờ giải quyết việc làm từ phát triển ngành nghề
Đảng bộ thị trấn Chờ: Thực hiện hiệu quả đề án nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của tổ chức Đảng
Thị trấn Chờ hướng tới năm 2015
Thị trấn Chờ qua 4 năm thực hiện cơ chế một cửa
Thị trấn Chờ (Yên Phong) phấn đấu năm 2015 thành đô thị loại 4

Năng động thị trấn Chờ

×