Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

quy hoạch sử dụng đất cấp xã phú nam an huyện chương mỹ tỉnh hà tây giai đoạn 2007 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.8 KB, 61 trang )

PHẦN THỨ
1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng nên tảng cho sự sống và mọi hoạt
động sản xuất của con người đều bắt nguồn từ đất đai. Đất đai là một tư liệu sản
xuất đặc biệt, đất đai cung cấp nguồn nước cho sự sống ,cung cấp nguồn nguyên
vật liệu và khoáng sản,là không gian của sự sống đồng thời bảo tồn sự sống. Đất
đai vừa là địa bàn phân bố dân cư ,xây dựng các công trình văn hoá xã hội, an
ninh quốc phòng.
Quá trình khai thác và sử dụng đất đai đã được hình thành từ thủa sơ khai
và trong quá trình này đã làm nảy sinh các mối quan hệ giữa đất đai và con
người,mối quan hệ này gắn liền với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. Ở
nước ta hiện nay cùng với sự phát triển là sự gia tăng về dân số, xu thế đô thị hoá
mạnh mẽ làm cho nhu cầu sử dụng đất đai tăng lên không ngừng vì vậy vấn đề
đất đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.Và một dấu hỏi lớn đang đặt ra cho các
nhà quản lý và quy hoạch đất đai là “ làm thế nào để phân bổ, khai thác sử dụng
đất đai một cách hợp lý, hiệu quả cao mà bảo vệ được nguồn tài nguyên đất cho
thế hệ mai sau”
Do yêu cầu cấp thiết của việc sử dụng đất cho sự phát triển của đất
nước,do muốn quản lý sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này
nên việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là rất cần thiết. Đây là một trong
những căn cứ để giao đất cũng như thu hồi đất cho các cấp quản lý.
Quy hoạc sử dụng đất có vai trò,chức năng đặc biệt quan trọng đối với viêc
sử dung đất trong hiên tại và tương lai.Dựa vào quy hoạch sử dụng đất để nhà
nước quản lý và phân bổ hợp lý đất đai cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã
hội.Hình thành cơ cấu sử dụng đất đai hợp lý phù hợp với cơ cấu kinh tế,khai
thác được tiềm năng đất đai và sử dụng đúng mục đích.Hình thành và phân bố
1
tổng hợp không gian sự dụng đất,nhằm tổng hoà 3 mục đích :kinh tế -xã hội –môi
trường.Trong đó cấp quy hoạch sử dụng đất nhỏ nhất là cấp xã đây có thể nói là
cấp quan trọng nhất .Quy hoạch sử dụng đất cấp xã không chỉ quan trọng đối với


sự phát triển của nông thôn mà nó còn ảnh hưởng lớn tới sự phát triển chung của
cả nước.Nó là cơ sở cho việc quản lý và sử dung đất đúng pháp luật mang lại
hiệu quả kinh tế cao nhất.Do đó các cấp các nghành cần quan tâm đến vấn đề quy
hoạch cấp xã.
Phú Nam An là một xã nằm ở phía nam huyện Chương Mỹ, cách thị trấn
Chúc Sơn 16km.Trong thời gian qua xã đã tiến hành quy hoạch sử dụng đất song
các quy hoạch kỳ trước chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của
xã theo đinh hướng của huyện Chương Mỹ cũng như tỉnh Hà Tây.Vì vậy để đáp
ứng được sự nghiệp công nghiệp hoá và hiên đại hoá của đất nước ,cần có các kế
hoạch sử dụng đất ngắn hạn , dài hạn ,có đinh hướng và bền vững cho xã.Trên cơ
sở đó chúng em thực hiện đồ án” quy hoạch sử dụng đất cấp xã Phú Nam An
huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây giai đoạn 2007-2015”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Mục tiêu của quy hoạch xã Phú Nam An giai đoạn 2007-2015 là nhằm xây
dựng bản quy hoạch chi tiết để tăng cường công tác quản lý đất đai theo kế hoạch
và quy hoạch,sử dụng đúng hợp lý vốn tài nguyên đất của xã,nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng đất của xã góp phần phát triển kinh tế xã hội của xã trong những
năm tới.
Mục đích:- Sử dụng đầy đủ,hợp lý quy mô về diện tích, địa điểm phân bố về
thành quả và chất lượng đất đai. Đồng thời tạo ra cơ sở không gian phù hợp,tiết
kiệm và tổ chức lãnh thôt tốt hơn
- Sử dụng đất đai đúng mục đích được giao,sử dụng tiết kiệm hợp
lý và đạt kết quả cao nhất
2
- Hình thành hệ thống thông tin dữ liệu về đất đai phục vụ cho
công tác quản lý nhà nước về đất đai
1.2.2 Yêu cầu
- Quy hoạch sử dụng đất phải có tính khoa học cao,có cơ sở thực hiện và
tính khả thi cao. Đảm bảo sự phát triển lâu dài,toàn diện và bên vũng của nên

kinh tế,xã hội.
- Cân đối quỹ đất giữa các nghành trên địa bàn xã nhằm tạo điều kiện tốt
nhất cho sự phát triển của các nghành đó,
- Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo nơi ăn chốn ở cho nhân dân khai
thác triển để tiềm năng sắn có của vùng,không ngừng cải tạo,bảo vệ và nâng cao
độ phì nhiêu cho đất, đảm bảo môi trường sinh thái mang lại hiệu quả kinh tế cao
nhất
3
PHẦN THỨ 2: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2 .1: Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất
2. 1.1 .Khai niệm về quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế xã hội có tính chất đặc
thù.Có nhiều cách nhận thức khác nhau về quy hoạch sử dụng đất đai.
Quan điểm thứ nhất: cho rằng quy hoạc sử dụng đất chỉ đơn thuần là
biện pháp kỹ thuật,thông qua đó người ta thực hiện các công tác như:
- Đo vẽ bản đồ đất đai.
- Phân chia diện tích đất đai.
- Giao đất cho các nghành.
- Thiết kế xây dựng đồng ruộng.
Quan điểm thứ hai: cho rằng quy hoạch đất đai được xây dựng dựa trên
các quy phạm pháp luật của nhà nước, nhằm nhấn mạnh tính pháp chế của
quy hoạch đất đai.
Song cả hai quan điểm trên đều chưa đầy đủ về bản chất của quy hoạch
đất đai.Bản chất của quy hoạch sử dụng đất không nằm ở khía cạnh kỹ
thuật, cũng không thuộc về hình thức pháp lý .Mà nó nằm ở bên trong
công việc tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt,coi đất
như một đối tượng của các mối quan hệ xã hội trong sản xuất.Nó coi
trọng hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất.
Do đó cần hiểu quy hoạch sử dụng đất là một tổ hợp của cả ba biện
pháp:

- Biện pháp pháp chế: Nhằm đảm bảo chế độ quản lý và sử
dụng đất theo pháp luật.
- Biện pháp kỹ thuật:Áp dụng các hình thức tổ chức lãnh thổ
hợp lý trên cơ sở khoa học kỹ thuật.
4
- Biện pháp kinh tế:Đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm
khai thác triệt để và có hiệu quả cao tiềm năng của đất.Song điều đó chỉ
thực hiện được khi tiến hành đồng bộ cùng với các biện pháp ky thuật
và pháp chế.
Từ đó có thể thấy:Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện
pháp kinh tế kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức và sử dụng
đầy đủ,hợp lý,có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối
quỹ đất của cả nước ,tổ chức sử dụng đất như là một tư liệu sản xuất cùng
với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhăm nâng cao hiệu quả sản
xuất xã hội ,tạo điều kiện bảo vệ đất và môi trường
Quy hoạch sử dụng đất cấp xã là quy hoạch cấp chi tiết ,khác với quy
hoạch vĩ mô mang tính chất tổng thể.Quy hoạch cấp xã bổ sung và hoàn
thiện quy hoạch cấp huyện.
Quy hoạch sử dụng đất cấp xã giải quyết những tồn tại về ranh giới
hành chính,ranh giới sử dụng đất,từ đó lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và
cấp cao hơn,làm cơ sở phân bổ đất đai cho các nghành ,phân bổ đất đai theo lãnh
thổ.
2.1.2.Đối tương nghiên cứu của quy hoạch đất đai.
Nội dung và các phương pháp nghiên cứu tổ chức sử dụng đất rất đa dạng
và phức tạp phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội bao gồm các yếu
tố sau:
-Đặc điểm khí hậu,địa hình thổ nhưỡng.
-Đặc điểm thuỷ văn địa chất.
-Hình dạng và mật độ khoanh thửa.
-Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên.

-Mật độ cơ cấu và đặc điểm phân bố dân cư.
-Các yếu tố sinh thái.
5
-Tình trạng và sự phân bố cơ sở hạ tầng.
Do tác động đồng thời của nhiều yếu tố cho nên để tổ chức sử dụng đất
đầy đủ hợp lý và có hiệu quả cao kết hợp với bảo vệ đất và bảo vệ môi
trường cần đề ra các nguyên tắc chung và riêng về chế độ sử dụng
đất.Căn cứ vào các quy luật đã được phát hiện,theo từng điều kiện cụ thể
và mục đích cần đạt được,đối tượng nghiên cứu của quy hoạch đất đai là:
- Nghiên cứu các quy luật về chức năng như là một tư kiệu sản xuất chủ
yếu.
- Đề xuất các biện pháp sử dụng đất đày đủ,hợp lý và có hiệu quả cao,kết
hợp với bảo vệ đất và bảo vệ môi trường,trong tất cả các ngành căn cứ
vào điều kiện tự nhiên,kinh tế-xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ .
2.1.3.Phân loại quy hoạch sử dụng đất.
a.Quy hoạch cấp xã:
Cấp xã là cấp hành chính cơ sở bao gồm xã ,phường ,thị trấn .Theo tinh
thần của luật đất đai năm 2003,tài liệu quy hoạch sử dụng đất cấp xã cho
thời hạn 5-10 năm có tính pháp quy và sẽ là bản duy nhất mang tính tiền
kế hoạch.Vì vậy trong quy hoạch sử dụng đất cấp xã vấn đề sử dụng đất
đai được giải quyết rất cụ thể,gắn chặt với mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội.
Quy hoạch sử dụng đất đai đóng vai trò quan trọng trong quá trình quy
hoạch sử dụng đất.Luật đất đai quy định tiến hành quy hoạch sử dụng đất
đai ở 4 cấp:cả nước,tỉnh , huyện ,xã.Lập quy hoạch tiến theo trình tự từ
trên xuống dưới và sau đó bổ sung ,hoàn chỉnh từ dưới lên.Đây là quá
trình có mối liên hệ ngược ,trực tiếp và chặt chẽ giữa tổng thể và cụ
thể,giữa vĩ mô và vi mô,giữa trung ương và địa phương trong hệ thống
chỉnh thể.
6

Quy hoạch sử dụng đất cấp xã giải quyết được những tồn tại về ranh
giới hành chính,ranh giới sử dụng đất từ đó tiến hành lập quy hoạch sử
dụng đất cấp huyện và cấp cao hơn ,làm cơ sở vững chắc để lập quy
hoạch phân bổ đất đai cho các nghành ,quy hoạch phân bổ đất đai theo
lãnh thổ.Mặt khác quy hoạch sử dụng đất cấp xã còn là cơ sở để chỉnh lý
quy hoạch sử dụng đất cấp cao hơn.
Nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất cấp xã:
- Phản ánh cân đối trong viêc phân bố đất đai để
tất cả các nghành sử dụng đất làm căn cứ xây dựng và phát triển nghành
vừa phù hợp với nhiệm vụ chung,vừa không chồng chéo ảnh hưởng đến
quy hoạch của nhau ,nhằm sử dụng tối đầy đủ,hợp lý và có hiệu quả cao
nhất nguồn tài nguyên đất đai ,bảo vệ, ,mở rộng diện tích,nâng cao chất
lượng đất sản xuất nông lâm nghiệp.
-Giúp chính phủ và UBND các cấp thực hiện
đươc viêc thống nhất quản lý đối với đất đai.
- Quy hoạch sử dụng đất cấp xã cần đáp ứng nhu
cầu về phân bố sử dụng đất đai hiện tại và trong tương lai của các nghành
trên địa bàn lãnh thổ một cách tiết kiệm,hơp lý có hiệu quả.Nó được coi là
cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm,là căn cứ để xây dựng
các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,môi trường,bảo đảm việc
thống nhất quản lý nhà nước đối với đât đai .
b.quy hoạch sử dụng đất cấp huyện:
Quy hoạch của cấp trên là cơ sở,là chỗ dựa cho quy hoạch sử dụng
đất cấp dưới,quy hoạch sử dụng đất cấp dưới là sự chi tiết hoá cụ thể hoá
quy hoạch cấp trên.Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện làm cơ sở để quyết
định lựa chọn cho việc đầu tư.Như vậy,đất đai thực sự sẽ được khai thác
7
sử dụng vào mục đích cụ thể theo hướng ổn định, vững chắc của quy
hoạch phân bổ sử dụng đất cấp tỉnh.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện dưới sự chỉ đạo của UBND huyện

căn cứ vào đặc tính của nguồn tài nguyên đất và mục tiêu dài hạn phát
triển kinh tế xã hội để giải quyết các vấn đề như:
- Xác định phương hướng ,mục tiêu,nhiệm vụ và giải pháp cơ
bản sử dụng đất của huyện.
- Xác định quy mô, cơ cấu và phân bố sử dụng đất của các
nghành.
- Xác định cơ cấu, phạm vi và phân bố đất cho các công trình
hạ tầng chủ yếu,xí nghiệp công nghiệp, du lịch và nhu cầu đất đai cho
các nhiệm vụ đặc biệt như bảo vệ- bảo tồn,khu vực an ninh quốc
phòng.Đề xuất chỉ tiêu có tính khống chế sử dụng các loại đất theo từng
khu vực các xã trong huyện.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện ở nước ta là một cấp cơ bản trong
hệ thống quy hoạch sử dụng đất ,là cơ sở để cụ thể hóa quy hoạch sử dụng
đất cấp tỉnh và cả nước.Có tác dụng chỉ đạo và khống chế quy hoạch sử
dụng đất của nội bộ các nghành ,xí nghiệp, kế thừa quy hoạch cấp trên và
gợi ý cho quy hoạch cấp dưới.Do đó,phải được tổ chức dưới sự lãnh đạo
chủ chốt của cấp huyện, có sự tham gia của nhiều nghành,nhiều nhà khoa
học,thực hiện một cách thiết thực,làm cho quy hoạch có tính khoa
học,tính tiên tiến,tính thực tế,tính khả thi cao.
c.Quy hoạch sử dụng đât cấp tỉnh
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh có vị trí ,vai trò đặc biệt quan trọng
và cần thiết trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất,nhằm đưa công tác
quản lý đất đai có nề nếp, mang lại tính hiệu quả trên nhiều mặt cho đât
nước và xã hội.
8
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh do UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo
công tác xây dựng và được Chính phủ trực tiếp phê duyệt.Trong hệ thống
4 cấp lập quy hoạch sử dụng đất,thì cấp tỉnh có vị trí trung tâm và là
khung sườn trung gian giữa vĩ mô và vi mô,giữa tồng thể và cụ thể,giữa
TW và địa phương.

Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh tác độnh trực tiếp đến việc sử dụng
đất của các bộ nghành,các vùng trọng điểm,các huyện và một số dự án
quy hoạch phân bổ sử dụng đất cấp xã mang tính đặc thù,vừa cụ thể hóa
thêm ,vừa bổ sung hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất cả nước để tăng
thêm sự ổn định của hệ thống quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh còn là một công cụ quan trọng để
nhà nước quản lý thốnh nhất toàn bộ đất đai của tỉnh,thông qua tổ chức
pháp quyền cấp tỉnh.Mặt khác,quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh sẽ tạo ra
những cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tiếp nhận những cơ hội
của các đối tượng đầu tư từ bên ngoài vào phát triển kinh tế xã hội trên
địa bàn tỉnh.
Quy hoạch tổng thể sử dụng đất cấp tỉnh coi quy hoạch sử dụng đất
của toàn quốc ,của vùng làm căn cứ.Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là sự
cụ thể hóa quy hoạch toàn quổc trong phạm vi của tỉnh mình.Các vấn đề
cần giải quyết gồm:
- Xác định phương hướng,nhiệm vị và mục tiêu sử dụng đất
cho toàn tỉnh
- Điều hoà nhu cầu sử dụng đất của các nghành,xử lý mối
quan hệ giữa khai thác sử dụng ,cải tạo và bảo vệ
- Đề xuất cơ cấu ,bố cục,phương thức sử dụng đất của tỉnh và
các chỉ tiêu sử dụng đất và các biện pháp để thực hiện quy hoạch.
9
2.1.4: Mối quan hệ của quy hoạch sử dụng đất với quản lý Nhà nước
về đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất có vai trò rất quan trọng đối với QLNN về
đất đai,quy hoạch đất tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân bổ đất đai cho
người dân,cho các xí nghiệp,công ty tổ chức thương mại…Việc phân bổ
đất đai theo quy hoạch sẽ phát huy tối đa lợi ích từ đất,phù hợp với tài
nguyên đất của địa phương,tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội cho địa
phương.

Quy hoạch sử dụng đất giúp công tác quản lý nhà nước về đất đai
tiện lợi hơn trong việc quản việc sử dụng nguồn tài nguyên đất của địa
phương.Quy hoạch sử dụng đất giúp các nhà quản lý hoạch định được các
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương hiện tại và trong
tương lai.
2.1.5.Mối quan hệ của quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác.
a.Quan hệ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là một trong những tài
liệu tiền kế hoạch cung cấp các căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội,trong đó có đề cập đến dự kiến sử dụng đất
ở mức phương hướng với một số nhiệm vụ chủ yếu.Trong khi đó quy
hoạch sử dụng đất tác động vào đối tượng là đất đai nhằm đưa lại hiệu
quả kinh tế xã hội cao nhất cho xã hội.Như vậy ta thấy quy hoạch sử dụng
đất đã cụ thể hoá linh vực đất đai trong quy hoạch tổng thể và đóng vai
trò qua trọng trong viêc phát triển kinh tế xã hội.
b.Quan hệ với quy hoạch phát triển nông nghiệp.
Quy hoạch sử dụng đất tuy dựa trên quy hoạch và dự báo về yêu cầu
sử dụng đất của nghành nông nghiệp nhưng chỉ có tác dụng chỉ đạo vĩ
mô,khống chế điều hòa quy hoạch phát triển nông nghiệp.Hai loại hình
10
quy hoạch này có quan hệ mật thiết với nhau nhưng không thể thay thế
nhau.
c.Quan hệ với quy hoạch đô thị.,
Quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị có mối quan hệ cục bộ
và toàn bộ.Sự bố cục ,quy mô sử dụng đất,các chỉ tiêu chiếm đất xây
dựng trong quy hoạch đô thị sẽ được điều hòa với quy hoạch sử dụng
đất.Quy hoạch sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và phát triển
đô thị
d.Quan hệ với quy hoạch các nghành
Quan hệ giữa quy hoạc sử dụng đất với quy hoạch phát triển các

nghành có quan hệ tương hộ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau.Quy
hoạch các nghànhlà cơ sở và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng
đất nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống chế của quy hoạch sử dụng
đất.Quan hệ giữa chúng là quan hệ cá thể và tổng thể,cục bộ và toàn
bộ,không có sự sai khác về không gian và thời gianở cùng một khu vực cụ
thể.
2.2.Cơ sở pháp lý quy hoạch sử dụng đất
Bất kỳ một quốc gia nào tài nguyên đất luôn là tài nguyên quan
trọng nhất, nó là
tiền đề cho mọi sự phát triển.Đất nước ta cũng không nằm ngoài ngoại lệ
đó,là một đất nước đang trở mình với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại
hóa, vai trò của đất đai đóng vai trò rất quan trọng và quyết định đên sự
còn hay mất của nên kinh tế vốn xem nông nghiệp là chủ đạo.Chính vì
vậy Đảng và nhà nước ta luôn coi quy hoạch và sử dụng đất đai hợp lý là
một trong những vấn đề được quan tâm hàn đầu
“ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất
quản lý,Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và
11
pháp luật,đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả “(Hiến
pháp 1992-CHXHCNVN) .Điều đó khẵng định tính pháp chế cao của nhà
nước ta trong việc quy hoạch và sử dụng đất đai.
Luật đất đai 2003 cũng đã quy định rõ về nội dung của quy hoạch sử
dụng đất đai và bắt buộc cả 4 cấp hành chính trong cả nước đều phải có
kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất theo từng kỳ phù hợp với chiến lược
phát triển kinh tế của địa phương và cả nước.
Ngoài luật đất đai năm 2003 còn có các nghị định , thông tư,quyết
đinh hướng dẫn về quy hoạch sử dụng đất các cấp .ví du như:
- Nghị định 181/2004/ND-cp ngày 29/02/2004 cảu thủ tướng
chính phủ về thi hành luật đất đai.
-Thông tư số 20/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của bộ

trưởng tài nguyên và môi trường về hướng dẫn và thành lập quy hoạch sử
dụng đất.
- Quyết định số 25/2004/QĐ- bộ tài nguyên và môi trường về
việc triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Với chức năng và vai trò của mình quy hoạch sử dụng đất đã được
thừa nhận trong các văn bản pháp lý của nhà nước.
12
PHẦN THỨ 3:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Nội dung của phương án quy hoạch.
3.1.1. Điều tra điều kiện tự nhiên.
Điều tra về vị trí địa lý,địa hình,khí hậu ,thời tiết, thuỷ văn,tài nguyên
thiên nhiên,cảnh quan môi trường.Từ đó đánh giá chung về điều kiện tự nhiên có
ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế,xã hội như thế nào.
3.1.2.Điều kiện về kinh tế -xã hội
-Điều tra về tình hình dân số và lao động,việc làm.
-Thực trạng phát triển khu dân cư.
-Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng như: Giao thông,thủy
lợi,các công trình văn hóa - xã hội,hệ thống điện,thông tin liên lạc.
-Tình hình phát triển giáo dục,y tế.
-Điều tra về tình hình phát triển kinh tế,cơ cấu kinh tế của
xã:giá trị sản xuất nghàn nông nghiệp,công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp thương mại dịch vụ
-Nhận xét chung về thực trạng phát triển kinh tế- xã hội năm 2007
3.1.3.Tình hình quản lý ,sử dụng và biến động đất đai.
- Tình hình quản lý đất đai của xã.
-Hiện trạng sử dụng đất :đất phi nông nghiệp ,đất nông nghiệp
và đất chưa sử dụng.
-Tình hình biến động quỹ đất qua một số năm từ năm 2002đến nay.
- Nhận xét chung về tình hình quản lý và sử dụng đất đai của
xã.Từ đó đánh giá tiềm năng đất đai của xã.

3.1.4 .Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất xã PHÚ NAM AN.
Định hướng phát triển kinh tế xã hội gắn việc sử dụng đất đai
giai đoạn 2007-2015.Phương hướng tổng quát phát triển kinh tế xã
hội,các mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015.
13
Lập phương án quy hoạch sử dụng đất:xác định và hoàn chỉnh
ranh giới,quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp,phi nông nghiệp và kế
hoạch quản lý đất chưa sử dụng.
Lập kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2007 đến 2015.
Kết luận và đề nghị:Đánh giá hiệu quả của đồ án tới việc quản
lý và sử dụng đất,hiệu quả kinh tế,xã hội, môi trường và đưa ra các giải
pháp thực hiện.
3.2. Phương pháp nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đồ an quy hoạch.
3.2. 1.Phương pháp minh họa trên bản đồ
Đây là phương pháp đặc thù của công tác quy hoạch sửe dụng
đất.Mọi thônh tin cần thiết được biểu diễn trên bản đồ có tỷ lệ thích hợp
tạo thành hệ thống các bản đồ có tính chất minh họa giúp chúng ta nắm
bắt được vấn đề nhanh hơn chính xác hơn.
3.2. 2.Phương pháp tính toán theo định mức.
Phương pháp này được áp dụng nhiều trong công tác quy hoạch sử
dụng đất để dự đoán và tạo ra các hình thức tổ chức lãnh thổ mới dựa vào
các định mức tính toán về thời gian,chi phí vật chất ,lao đông…
3.2. 3 .Phương pháp tiếp thu và chon lọc tài liệu
Trong quá trình làm quy hoạch chúng ta phải sử dụng và tham khảo
các loại tài liệu khác nhau vì vậy chúng ta cần phải biết chọn lọc những
tài liệu cần thiết và chính xác.
3.2. 4.Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Từ tài liệu ,số liệu thu thập đươc từ điều tra khảo sát,ta tiến hành
thống kê theo các chỉ tiêu kinh tế.tình hình sử dụng đất của xã qua đó thấy

được mối quan hệ của các chỉ tiêu và sự phụ thuộc giữa các chỉ tiêu đó.
14
PHẦN THỨ 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1.Vị trí địa lý
Phú Nam An là một xã nằm ở phía nam huyện Chương Mỹ, cách thị trấn
Chúc Sơn 16km, với diện tích 3,37km
2
, mật độ dân số trung bình là 1216
người/1km
2
, có vị trí địa lý:
- Phía Bắc và Đông giáp xã Văn Võ
- Phía Đông Nam giáp huyện Thanh Oai qua sông Đáy
- Phía Tây giáp xã Hòa Chính
Là một xã nằm xa trung tâm huyện, đường giao thông chính là Đê Đáy đi lại
còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, rất hạn chế trong việc giao lưu văn hóa, tiếp cận
thông tin và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Phú Nam An là một xã đồng bằng, có địa hình đất đai tương đối bằng
phẳng. Vì vậy, thuận lợi cho các công trình, phân bố khu dân cư và sản xuất nông
nghiệp trồng lúa màu.
Đường Đê Đáy chia xã làm 2 miền: Miền nội Đê Đáy có diện tích đất đai
bằng phẳng, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa. Miền ngoại đê ven sông
Đáy có 1/3 diện tích đất đai phù sa Sông Đáy phân bố tập trung khu dân cư của
xã. Địa hình đất đai của xã nghiêng dần từ Đông sang Tây, khu vực ven Đê Đáy
có địa hình thấp. Vì vậy, khi mùa mưa thường bị ngập úng ảnh hưởng đến sản
xuất nông nghiệp. Từ đặc điểm địa hình đất đai của xã trong những năm tới xã
thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi từ ruộng 2 lúa bấp bênh do ngập

úng sang trồng 1 lúa + 1 vụ cá khu ven Đê Đáy và chuyển từ đất lúa màu sản
xuất khó khăn do thiếu nước sang trồng cây ăn quả đem lại giá trị kinh tế cao khu
ven sông Đáy.
15
4.1.1.3. Khí hậu
Phú Nam An nằm trong vùng tiểu khí hậu của vùng Bấc Bộ, một năm được
chia làm bốn mùa rõ dệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Theo số liệu điều tra của trạm
thủy văn huyện Chương Mỹ thì xã nằm trong vung có tổng nhiệt lượng khá cao,
mùa đông không lạnh lắm, sương muối ít xảy ra.
- Chế độ nhiệt: Nhệt độ trung bình dao động ừ 23,1 đến 223,3
0
C, Mùa lạnh
từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,6
0
C.
Tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa nóng là tháng 4 đến tháng 10,
nhiệt đô trung bình tháng thường trên 23
0
C. Tháng nóng nhất là tháng 7.
- Chế độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình từ 83% đến-85%
- Chế độ gió: Gío theo mùa, mùa đông thường là gió Đông Bắc, mùa hè
thường là Đông Nam
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1500 - 1700mm, tuy nhiên
phân bố không đều theo không gian và thời giàn.
4.1.1.4. Thủy văn
Phú Nam An là một xã nằm trong vùng phân lũ của Trung ương khi cần
thiết để bảo vệ thủ đô Hà Nội.
Xã có hệ thống sông Đáy dài 3km chảy qua miền phía Đông cà phía Nam, rất
thuận lợi cho việc tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của xã.
Hệ thống kênh mương nộ đồng được xã quan tâm chú trọng tu bổ và nâng

cấp, đến náy đã kiên cố hóa được 4 km kênh mương bê tong. Được sự quan tâm
của huyện đầu tư kinh phí xây sựng 3 trạm bơm tưới 4 máy công suất 1000m
3
/h,
xây dựng 2 trạm bơm tiêu úng gồm 5 máy công suất 1800m
3
/h và 01 máy công
suất 2000m
3
/h, đã cơ bản chủ động trong việc tưới tiêu cho đồng ruộng của xã,
đảm bảo sinh trưởng phát triển cây trồng ổn định 23 vụ đạt năng suất cao.
Phú Nam An là một trong xã nằm trong vùng phân lũ của Trung ương khi
cần thiết để bảo vệ thủ đô Hà Nội
16
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a.Tài nguyên đất
Đất đai của xã có 2/3 diện tích đất thịt trung bình,phù hợp cho cây trồng
như lúa, ngô ,rau.Có 1/3 diện tích đất vàn cao phú sa thuộc đất có pha cát nên khả
năng giữ nước kém,phù hợp với cây trồng như dâu tằm ,mía ,ngô ,khoai,đậu và
trồng cây ăn quả.Và một số diện tích đất ao hồ,thùng đào,thùng đấu phù hợp cho
nuôi trồng thuỷ sản.
b.Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của xã tương đối dồi dào.Nguồn nước mặt có thể được
lấy từ sông Đáy.Ngoài ra trên địa bàn xã còn có một số ao hồ phân bố rải rác
cũng là nguồn cung cấp nước quan trọng.Nguồn nước ngầm của xã cũng khá
phong phú,tuy chưa có kết quả khảo sát nước ngầm chi tiết, nhưng các giếng đào
ở các hộ gia đình khoảng 5 – 7 m là có nước,khoan sâu xuống khoảng 20 -30 m
là có đủ nước dùng cho sinh hoạt.Tuy nhiên, nước giếng khoan cần phảI được loc
để xử lý các tạp chất hữu cơ độc hại và kim loại nặng.
c.Tài nguyên nhân văn

Nhân dân trong xã 100% là dân tộc Kinh,có truyền thống lao động cần
cù,có tinh thần yêu thương đùm bọc lẫn nhau,đoàn kết trong mọi hoạt động đời
sống xã hội.Đó là truyền thống quý báu của địa phương.
d. Thực trạng môi trường
Là một xã không có khu công nghiệp,không khí luôn trong lành và mát
mẽ,cây cối xanh tươi mang lại sắc thái tự nhiên,môi trường không bị ô nhiễm
nặng.Song trong nhiều năm trở lại đây do thói quen vứt rác bừa bãi trong các khu
dân cư,khu ven đê sông Đáy,đầu cầu Phú Nam An,xã chưa có quy hoạch nơi
chứa và xử lý rác thải nên đã làm ảnh hưởng phần nào đến cảnh quan môi trường
và sức khoẻ của người dân ở nơi đây.
17
4.1.1.6. Đánh giá chung
Với điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên môi trương đã nêu trên xã Phú An
Nam có những lợi thế và tiềm năng là :
- Đất đai nguôn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện khí hậu, môi trường thuận
lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong những năm tiếp theo.
- Nhân dân trong xã Phú Nam An có truyền thống cần cù, thông minh, chăm
chỉ, đoàn kết… là tiềm năng lớn về nguồn nhân lực cho quá trình phát triển
kinh tế, xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, xã Phú Nam An cũng còn nhiều khó khăn và hạn chế như :
- Có vị trí địa lý xa trung tâm huyện gây khó khăn cho việc giao lưu kinh tế,
văn hoá.Bên cạnh đó mạng lưới giao thông còn kém phát triển
- Nhìn chung xã có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp xuất phát điểm thấp,
trình độ khoa học kỹ thuật còn nghèo nàn lạc hậu. Đó là một khó khăn lớn
cho quá trình đi lên của xã.
- Do sức ép của nền kinh tế thị trường, sức ép của sự gia tăng dân số và tác
động của con người đã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đất đai, nguồn
nứoc và điều kiện môi trường sinh thái, nó khó khăn lớn trong việc xây
dựng các giải pháp để khắc phục môi trương.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Theo kết quả điều tra, thực trạng phát triển kinh tế xã hội, có thể khái quát
như trong bảng 1.
Theo bảng 1 sản xuất của xã trong các năm gần đây có sự tăng trưởng rõ
rệt. Năm 2007 tổng giá trị sản xuất tăng 8,6% so với năm 2005.
18
Bảng 1: Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
TT Các chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007
1 Tổng giá trị sản xuất Triệu đồng 14123.3 14230.4
2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 7.5 8.6
3 Gía trị sản xuất nông nghiệp Triệu đồng 8756.45 7399.81
4 Gía trị sản xuất TTCN-XDCB Triệu đồng 3672.1 3984.51
5 Gía trị sản xuất thương mại dịch vụ Triệu đồng 1694.8 2846.08
6 Gía trị bình quân đầu người Triệu đồng 2.5 3.0
7 Cơ cấu kinh tế % 100 100
Nông nghiệp % 62 52
TTCN-XDCB % 26 28
Thương mại- dịch vụ % 12 20
10 Tổng sản lượng lương thực quy thóc Tấn 2310 2013
11 Bình quân lương thực/Nhân khẩu kg 588 598
4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nền kinh tế của xã đang có sự chuyển dịch chậm nhưng đúng hướng, tỷ
trọng nền nông nghiệp giảm từ 70,2% năm 2005 xuống 52% năm 2007. Ngành
TTCN chiếm tỷ trọng 28%. Thương mại dịch vụ là 20%.
4.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt mức tương đối ổn định trong đó luá
là cây trông chính. Diện tích năng suất, sản lượng và số đầu gia súc những năm
qua thể hiện trong bảng 2:

Theo đó, năng suất lúa cả năm đạt 57 tạ/ha tổng sản lượng lương thực quy
thóc năm 2007 là 2321,8 tấn. Chăn nuôi của xã phát triển ở khu vực gia đình.
Trâu bò có, 243 con, đàn lợn có 2850 con, gia cầm 10200 con
19
Bảng 2: Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã
Cây trồng ĐVT 2006 2007
1.Lúa xuân
Diện tích ha 197.3 197.3
Năng suất tạ/ha 60 61.1
Sản lượng tấn 1183.8 1205.5
2.Lúa mùa
Diện tích ha 197.3 197.3
Năng suất tạ/ha 55.5 58.3
Sản lượng tấn 1095 1150.2
3.Đỗ tương
Diện tích ha 21.6 54
Năng suất tạ/ha 11.1 12.5
Sản lượng tấn 23.98 67.5
4. Cây ngô
Diện tích ha 1.8 1.8
Năng suất tạ/ha 44.7 45.8
Sản lượng tấn 8.01 8.24
5.Cây lạc
Diện tích ha 2.0 1.8
Năng suất tạ/ha 30.4 36.1
Sản lượng tấn 6.4 6.5
Ngành chăn nuôi
1.Đàn trâu con 4 3
2.Đàn bò con 212 240
3.Đàn lợn con 2700 2850

Lợn nái con 130 150
Lợn thịt con 2570 2695
4.Đàn gia cầm con 18210 100200
b.Khu vực kinh tế công nghiệp
Tổng giá trị sản xuất TTCN và xây dựng năm 2007đạt 3984.51 triệu đồng,
tăng 8% so với năm 2005, Sản phẩm của ngành này này là đồ thủ công mỹ nghệ
mây giang đan: mộc, mành trúc cà snả xuất vật liệu xây dựng và giữ vững từng
bước phát triển. Dự kiến xã đã đưa chương trình quy hoạch khu công nghiệp ở
khu Chân đất và khu Đồng quyết trong thời gian tới.

20
c. Khu vực kinh tế dịch vụ
Đây là ngành ngày càng thể hiện ưu thế trong tổng doanh thu của toàn xã.
Nếu như năm 2002 doanh thu của ngành này chỉ chiếm 5.6% tổng doanh thu của
toàn xã. Vậy mà mới chỉ trong vòng vài năm trở lại đây nó đã tăng đến 20%.
Trong đó tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp là 3.2 tỷ đồng, dịch vụ và thương
mại là 3.8 tỷ đồng.
4.1.2.4.Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Bảng 3: Tình hình biến động dân số của xã
Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007
1. Tổng nhân khẩu Người 4072 4100 4130 4133 4150
2. Tỷ lệ phát triển dân số % 0.8 0.7 0.6 0.5 0.43
3.Tổng số hộ Hộ 911 920 926 939 942
4. Tổng số cặp kết hôn Cặp 31 26 27 34 26
5. Tổng số lao động " 2450 2459 2460 2463 2467
Lao động nông nghiệp " 2000 1972 2017 2017 2017
Lao động phi nông nghiệp 450 487 443 446 450
Bảng 4 : Sự phân bố dân số và đất ở của xã năn 2007
Các chỉ tiêu DVT Toàn Xã Các Thôn
Mỗ Xá Phú Khang Tử La Tân Thôn Năm Mẫu

Tổng số nhân khẩu 4156 2259 1002 281 439 175
Tổng số lao động " 2470 1340 599 169 246 98
Tổng số hộ Hộ 954 515 225 68 102 44
Tổng số nóc nhà Nhà 839 458 195 59 95 32
Có đất ở<300m
2
" 276 163 71 8 29 5
Trên 300m
2
" 563 295 124 51 66 27
Số nhà có >=2hộ " 115 57 30 9 7 12
Số phụ nữ độc thân 11 3 3 2 2 1
4.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
a. Giao thông
Các tuyến giao thông chính của xã gồm:
21
- Tuyến Đê Đáy là tuyến liên xã nó rất quan trọng của xã.
- Các tuyến đường trong thôn xóm như đường ngang, đường cõi, đường
thủy, đường xóm, các tuyến đường này đều rải đá cấp phối nên trong
tương lai cần nâng cấp tu sửa
b. Thủy lợi
Xã có hệ thống sông Đáy dài 3km chảy qua phía đông và phía nam, rất
thuận lợi cho việc tưới tiêu nước sản xuất nông nghiệp của xã.
Hệ thống kênh mương nội đồng được xã quan tâm, chú trọng tu bổ và nâng cấp,
đến nay đã kiên cố hóa được 4km kênh mương bê tông. Được sự quan tâm của
huyện đầu tư kinh phí xây dựng 3 trạm bơm tưới, 4 máy công suất 1000 m
3
/h,
xây dựng 2 trạm bơm tiêu úng gồm 5 máy công suất 1800m
3

/h và 1 máy công
suất 2000m
3
/h, đã cơ bản chủ động trong việc tưới tiêu cho đồng ruộng của xã
đảm bảo sinh trưởng phát triển cây trồng ổn đinh 2, 3 vụ đạt năng suất cao.
22
Bảng 5: Hiện trạng các công trình xây dựng cơ bản
Công trình Diện tích, m
2
Địa điểm Chất lượng
I. Công trình xây dựng
1. Trụ sở UBND 3600 Bến tử la Kiên cố
2. Trạm y tế 1451 Chợ mụ Kiên cố
3. Trường cấp 1 2600 Bến tử la Kiên cố
4. Trường cấp 2 5000 Xóm tử la Kiên cố
5. Nhà trẻ 1586.4 Bốn xóm Cấp 4
6.Mẫu giáo 2025 An thái Cấp 4
7. Bưu điện 120 Chợ mụ Kiên cố
8. Sân vận động 6425 Bến tử la
II. Giao thông Chiều dài, km Chiều rộng, m Chất lượng
1. Tuyến Đê Đáy 2.11 6 Cấp phối
2. T.Đường ngang 1.4 4 Cấp phối
3. T.Đường cõi 1.0 5 Cấp phối
4. T. Đường thủy 1.0 4 Cấp phối
5.T.Đườngxómcõi 0.7 4 Cấp phối
III. Thủy lợi
Trạm bơm Công suất, m
3
/h Vị trí Chất lượng
1Trạm bơm tưới 1 3000 Xóm kho Tốt

2.Trạmbơm tưới 2 1000 Tân thôn Tốt
3. Trạm bơm tiêu cống
ngội
5000 Xóm cõi Tốt
4. Trạm tiêuchồng gianh 2500 Xóm Tây bắc Tốt
Kênh mương Chiều dài, m Chiều rộng, m Chất lượng
Mương tưới trạm1 3700 1.2 Bê tông
mương tưới trạm 2 1500 1.0 Bê tông
23
Hệ thống kênh mương gồm: Mương tưới trạm 1 chiếm diện tích 0.44 ha,
mương tưới trạm 2 chiếm 0.15 ha, kênh tưới chiếm 0.59ha. Trong đó, kênh
mương của xã được bê tông hóa phục vụ tốt cho tưới tiêu đồng ruộng nhằm đưa
lại năng suất cao.
Hàng năm xã tổ chức tốt các công tác tu bổ, cũng cố, nạo vét kênh mương
nên hệ thống thủy lợi hoạt động rất hiệu quả.
c. Giáo dục- Đào tạo
Công tác giáo dục ở các cấp học luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng
ủy, HĐND xã nên đã đạt được nhiều thành tích cao, hoàn thành phổ cập THCS.
Cơ sỏ vật chất được cũng cố, đội ngũ giáo viên từng bước được tiêu chuẩn hóa.
Tỷ lệ học sinh lên lớp và thi tốt nghiệp đạt cao.
Trường mầm non đã có 80% các cháu ra lớp, riêng các cháu 5 tuổi đến lớp 100%.
Trường tiểu học, trung học cơ sở tỷ lệ học sinh lên lớp luôn đạt 99%, tỷ lệ tốt
nghiệp hết cấp đạt 100%.
d. Y Tế
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, vệ sinh phòng dịch
luôn luôn được chú trọng. Xã thường xuyên tổ chức tốt công tác tiêm phòng các
bệnh truyền nhiễm cho các cháu, phổ biến kiến thức và bảo vệ sức khỏe cho nhân
dân, làm tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. Các chỉ tiêu về 10 chủân
quốc gia cơ bản đã đạt, xã đang đề nghị công nhận xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Công tác dân số duy trì được tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm đều không quá

1%, tuyên truyền giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, tỷ lệ tăng dân số từ 1.02%
năm 2001xuống 0.81% năm 2002.
Tỷ lệ trẻ em suy sinh dưỡng giảm 5%.
e. Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn của xã
a. Thuận lợi.
24
Xã có địa hình bằng phẳng,nguồn nước dồi dào,hệ thống thuỷ lợi khá phát
triển ,khí hậu ôn hoà rất thích hợp cho nông nghiệp phát triển
Nhân dân trong xã có truyền thống cần cù lao động sáng tạo,có tinh thần yêu
thương đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết trong mọi hoạt động đời sống xã hội.
Kinh tế của xã trong nhưng năm qua đã có những bước khởi sắc đã đưa mức
sông của người dân lên,các cấp chính quyền đã tổ chức lãnh đạo và quản lý các
vấn đề y tế giáo dục,văn hoá nên không chỉ đời sông vật chất mà đời sông tinh
thần cũng không ngừng được nân lên.
b. Khó khăn
Là một xã ở xa trung tâm nên việc giao lưu,buôn bán hàng hóa, tiếp cận thông
tin và phát triển kinh tế xã hội của địa phương còn gặp nhiều khó khăn
Giao thông chính là Đê sông Đáy,các tuyến đường liên thôn liên xóm mới chỉ ở
mức rải đá cấp phối nên việc đi lại còn gặp nhiều khó khăn.
Người dân trong xã đa phần là sử dụng nước giếng khoan tuy nhiên loại nước
này cần phải qua lọc để loại bỏ các tạp chất và một số kim loại gây nguy hiểm
cho con người/
4.2.Tình hình quản lý và sử dụng đất đai và tiềm năng đất đai.
4.2.1 Tình hình quản lý đất đai
Nội dung về quản lý nhà nước về đất đai gồm:
1)Tổ chức thực hiên các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý,sử dụng đất đai.
UBND xã tổ chức rốt việc thực các văn của nhà nước,tỉnh và huyện về
công tác quản lý sử dụng đất như chinh sách giao đất sử dụng ổn định lâu dài,chủ
trương dồn điền đổi thửa,chủ trươn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, khuyến khích phát
triển kinh tế trang trại vv…

2) Xác đinh địa giới hành chính,lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính,lập bản đồ hành chính.
25

×