Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG dân tộc cần được TIẾN HÀNH CHỦ ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.46 KB, 5 trang )

CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CẦN ĐƯỢC TIẾN HÀNH CHỦ
ĐỘNG, SÁNG TẠO VÀ CÓ KHẢ NĂNG GIÀNH THẮNG LỢI TRƯỚC CÁCH
MẠNG VÔ SẢN Ở CHÍNH QUỐC - MỘT TRONG NHỮNG LUẬN ĐIỂM
SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH
Th.S Lê Ái Bình
GV Khoa Xây dựng Đảng
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Trong hệ thống quan điểm đó có
nhiều luận điểm hết sức sáng tạo, thể hiện sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta. Những luận điểm sáng tạo của
Hồ Chí Minh rất phong phú, đa dạng, bao quát nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, đã được
thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh tính đúng đắn và giá trị to lớn. Trong
bài viết này, tôi xin đề cập đến một trong những luận điểm sáng tạo của Hồ Chí
Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, đó là luận điểm: Cách mạng giải phóng
dân tộc cần phải chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách
mạng vô sản ở chính quốc.
Như chúng ta đã biết, Mác - Ăngghen là những người đã sáng lập ra học
thuyết cách mạng và khoa học của giai cấp vô sản. Bằng lý luận triết học, kinh kế
chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học, hai ông đã vạch rõ bản chất bóc lột và
tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản, vạch rõ vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp
vô sản và con đường đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản và quần chúng lao động
chống giai cấp tư sản - con đường cách mạng vô sản để thủ tiêu xã hội cũ, xây
dựng xã hội mới.
Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử quy định, Mác và Ăngghen tập trung nghiên
cứu từ thực tiễn xã hội châu Âu, nên chưa có điều kiện bàn nhiều về cách mạng giải
phóng dân tộc ở thuộc địa, các ông mới chỉ bắt đầu tiếp cận vấn đề dân tộc, thuộc địa ở
một số trường hợp cá biệt (Ba Lan, Airơlen). Nói chung, quan điểm của các ông là:
khi giai cấp vô sản ở chính quốc giành được chính quyền thì đương nhiên các dân tộc
thuộc địa sẽ được giải phóng.
Lênin sinh ra và hoạt động trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển sang
giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp vô sản với giai


cấp tư sản ở các nước tư bản chủ nghĩa, trên thế giới đã xuất hiện và phát triển
ngày càng gay gắt mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ
nghĩa đế quốc thực dân. Vì vậy, nếu như ở giai đoạn trước, Mác - Ăngghen chưa
quan tâm nhiều đến cách mạng giải phóng dân tộc, thì ở giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa, Lênin chú ý nhiều đến vấn đề dân tộc thuộc địa và cách mạng giải phóng
dân tộc.
Lênin nhận ra vai trò to lớn của hệ thống thuộc địa thế giới trong việc nuôi sống
và duy trì chủ nghĩa tư bản, tiềm năng cách mạng của nhân dân các nước thuộc địa, từ
đó đi đến khẳng định: Cách mạng giải phóng dân tộc trở thành một bộ phận của cách
mạng vô sản thế giới, của toàn bộ quá trình cách mạng thế giới nói chung. Tuy nhiên,
khi xác nhận con đường phát triển của cách mạng thuộc địa, cả Lênin và những người
lãnh đạo của Quốc tế cộng sản vẫn nhấn mạnh một chiều đến sự tác động của cách
mạng vô sản ở chính quốc đối với cách mạng thuộc địa, đặt cách mạng thuộc địa phụ
thuộc vào cách mạng vô sản chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc chỉ có thể
giành thắng lợi khi cách mạng vô sản chính quốc thắng lợi. Quan điểm này, chưa nhận
thức hết tính chủ động, sáng tạo của các phong trào cách mạng ở thuộc địa.
Nhờ đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, xuất phát từ nhu
cầu, đặc điểm của các nước thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng để tiếp thu
và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, nên từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã từ phân
tích sự khác biệt giữa châu Á và châu Âu mà đưa ra kiến nghị với Quốc tế cộng
sản : “Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc
học phương Đông” và “đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không
thể có được”. Đối với học thuyết của Lênin về cách mạng thuộc địa, Hồ Chí Minh
cũng đã tiếp thu, bảo vệ và phát triển sáng tạo bằng những luận điểm mới mà ở
thời mình Lênin chưa có điều kiện khám phá. Một trong những luận điểm hết sức
sáng tạo đã góp phần làm phong phú kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đó là
luận điểm: Cách mạng giải phóng dân tộc cần tiến hành chủ động, sáng tạo và có
khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
Khái niệm “cách mạng thuộc địa” và mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng
vô sản ở chính quốc với cách mạng thuộc địa thực sự đã được đề cập tới trong lý

luận của Lênin và trong đường lối của Quốc tế cộng sản. Nhưng Lênin và Quốc tế
cộng sản khi đề cập đến mối quan hệ giữa hai cuộc cách mạng đó thì đặt cách
mạng thuộc địa ở vị trí phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc. Hồ Chí
Minh khi đề cập đến vấn đề này, Người vẫn tiếp tục khẳng định lại quan điểm của
Lênin về mối quan hệ mật thiết với nhau giữa 2 cuộc cách mạng đó. Ngay từ trong
thời kỳ hoạt động trong Đảng cộng sản Pháp, Hồ Chí Minh đã nêu lên tinh thần
đoàn kết chiến đấu giữa giai cấp công nhân ở các nước đế quốc chủ nghĩa và vạch
rõ trách nhiệm của giai cấp công nhân Pháp đối với vận mệnh các dân tộc thuộc
địa trong sự nghiệp chống kẻ thù chung là đế quốc Pháp.
Tại Đại hội lần thứ I của Đảng cộng sản Pháp (năm 1921), Hồ Chí Minh đã
yêu cầu Đại hội nghiên cứu và xây dựng một chính sách đối với các nước thuộc địa
theo đúng tư tưởng cộng sản chủ nghĩa, và đề nghị thành lập Ban nghiên cứu của
Đảng về vấn đề thuộc địa. Đến Đại hội lần thứ II của Đảng cộng sản Pháp (1922),
Ban nghiên cứu về vấn đề thuộc địa của phân bộ Pháp thuộc Quốc tế cộng sản đã
được thành lập, trong đó Hồ Chí Minh được cử ra làm ủy viên và đã tham gia dự
thảo các văn kiện quan trọng. Vấn đề thuộc địa đã được Đại hội này nhất trí thông
qua Nghị quyết, trong đó nêu rõ: những người cộng sản Pháp phải đặt vấn đề thuộc
địa lên hàng đầu và phải ghi vấn đề đó vào chương trình nghị sự của Hội nghị toàn
quốc của Đảng sắp tới.
Năm 1925, trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã
vạch trần bản chất của chủ nghĩa tư bản và từ đó rút ra sự cần thiết phải có sự đoàn
kết chặt chẽ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc
ở thuộc địa để tiêu diệt kẻ thù chung là chủ nghĩa tư bản. Hồ Chí Minh đã chỉ
rõ: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở
chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu
muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt
một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con
vật vẫn tiếp sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”.
Tuy nhiên, vốn là người dân thuộc địa và là người cộng sản lăn lộn trong
phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa, có nhận thức sâu sắc về thuộc địa và

chủ nghĩa thực dân, Hồ Chí Minh đã không dừng lại ở việc khẳng định về mối
quan hệ mật thiết giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô
sản ở chính quốc mà còn tiếp tục phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác -
Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc khi đề ra luận điểm về vai trò và tính chủ
động, tích cực của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Theo Hồ Chí Minh,
cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa không hoàn toàn phụ thuộc vào cách
mạng vô sản ở chính quốc. Nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc có
thể “chủ động đứng lên, đem sức ta mà giải phóng cho ta”, giành thắng lợi trước
cách mạng vô sản ở chính quốc.
Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Hồ Chí Minh đã
viết: “Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công
cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân
anh em”. Đến Đường cách mệnh (1927), Người lại chỉ rõ: “Muốn người ta giúp
cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã” và Người dự báo Việt Nam dân tộc
cách mạng thành công thì tư bản Pháp yếu; tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp
làm giai cấp cách mạng càng dễ. Năm 1945, Nhật đầu hàng đồng minh, thời cơ
cách mạng đã đến, Người kêu gọi: “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta
mà tự giải phóng cho ta”.
Luận điểm sáng tạo nêu trên của Hồ Chí Minh mang tính cách mạng và khoa
học dựa trên những luận cứ đã được Người khảo sát, chứng minh đó là:
Khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, về thuộc địa, Hồ Chí Minh đã phát hiện
ra rằng: “tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy ở các xứ thuộc địa.
Đó là nơi chủ nghĩa tư bản lấy nguyên liệu cho các nhà máy của nó, nơi nó đầu tư,
tiêu thụ hàng, mộ nhân công rẻ mạt cho đạo quân lao động của nó, và nhất là
tuyển những binh lính bản xứ cho các đạo quân phản cách mạng của nó” và “nọc
độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa
hơn là ở chính quốc”. Bởi vậy, theo Hồ Chí Minh, nếu xem thường cách mạng thuộc
địa tức là “muốn đánh chết rắn đằng đuôi”, chủ nghĩa tư bản chỉ tan r· hoàn toàn và
vĩnh viễn khi nào chúng ta phá bỏ được nền móng lâu dài đế quốc chủ nghĩa mà nền
móng lâu dài của nó chính là ở thuộc địa. Người đã thẳng thắn phê bình một số đảng

cộng sản không thấy được vấn đề quan trọng đó, coi nhẹ vấn đề thuộc địa, không quan
tâm đến vấn đề thuộc địa. Tại phiên họp thứ 22 Đại hội V Quốc tế cộng sản (1-7- 1924),
Hồ Chí Minh đã phê phán các Đảng cộng sản ở Pháp, Anh, Hà Lan, Bỉ và các Đảng
cộng sản các nước có thuộc địa chưa thi hành chính sách thật tích cực trong vấn đề thuộc
địa, trong khi giai cấp tư sản các nước đó đã làm tất cả để kìm giữ các dân tộc bị chúng
nô dịch trong vòng áp bức.
Nghiên cứu về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, Hồ Chí
Minh đã nhận thấy rõ tiềm năng cách mạng của các dân tộc bị áp bức là rất to lớn, đó
chính là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc của nhân dân, nó sẽ
bùng lên mạnh mẽ, hình thành một lực lượng khổng lồ khi được giáo dục, giác ngộ, tổ
chức, lãnh đạo; nó không những có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở
chính quốc mà còn có khả năng tác động trở lại, thúc đẩy cách mạng vô sản ở chính
quốc. Ngay từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã có dự báo: “ Ngày mà hàng trăm triệu nhân
dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực
dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu
một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể
giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn
toàn”.
Về Việt Nam và Đông Dương, Hồ Chí Minh nhận định là: ngay dưới ách áp
bức, bóc lột tàn khốc của chủ nghĩa thực dân, “Người Đông Dương không chết,
người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi. Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư
bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng
cách mạng của người Đông Dương Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn
đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công
cuộc giải phóng nữa thôi”. Trong Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng cộng sản
Việt Nam, Người viết: “ Sự áp bức và bóc lột vô nhân đạo của đế quốc Pháp đã
làm cho đồng bào ta hiểu rằng có cách mạng thì sống, không có cách mạng thì
chết. Chính vì vậy mà phong trào cách mạng ngày càng lớn mạnh”.
Như vậy, do nhận thức được bản chất của chủ nghĩa tư bản, nhận thức được
thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống chủ nghĩa đế quốc, đánh giá đúng đắn

sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, sức mạnh của cách mạng
thuộc địa, nên khi tiếp thu và vận dụng các nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác
– Lênin, Hồ Chí Minh đã luận giải đúng đắn về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc
địa với cách mạng vô sản ở chính quốc và đưa ra luận điểm: cách mạng giải phóng
dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi
trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Đây là một trong những sáng tạo lý luận đặc
sắc của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, góp phần làm phong phú
thêm kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin.
Luận điểm này của Hồ Chí Minh đã có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn rất quan
trọng. Đó là cơ sở để Đảng ta tin tưởng và quyết tâm tổ chức lãnh đạo nhân dân
Việt Nam đứng lên làm cách mạng để tự giải phóng khỏi ách đế quốc xâm lược và
khỏi nghèo nàn lạc hậu. Đó cũng chính là cơ sở của tinh thần độc lập tự chủ, tự
lực, tự cường của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng. Nhờ tinh thần đó
mà cách mạng Việt Nam giành được nhiều th¾ng lợi to lớn. Thực tế là sự nghiệp
giải phóng của dân tộc Việt Nam không phải giải quyết ở Pháp hay ở Nhật, ở Mỹ
mà là ở Việt Nam, là do thành quả cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân Việt Nam
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Tất nhiên, trong cuộc đấu tranh để
đi đến thắng lợi của nhân dân Việt Nam không thể không nói tới vai trò của đoàn
kết quốc tế, đặc biệt là đoàn kết với giai cấp vô sản và nhân dân lao động ở chính
những nước có bọn đế quốc, thực dân đi xâm lược, nô dịch, nhưng trong sự đoàn
kết đó, cách mạng Việt Nam vẫn luôn tích cực chủ động, không ỷ lại vào bên ngoài
và đã thực hiện theo đúng phương châm Hồ Chí Minh đã từng đưa ra là “đem sức
ta mà giải phóng cho ta”. Và cách mạng nước ta đã giành thắng lợi trước cách
mạng vô sản ở Pháp, Nhật, Mỹ; đã góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động các nước đó và các nước khác trong cuộc
đấu tranh để đi đến giải phóng hoàn toàn.
Trong thời kỳ hiện nay, khi đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mới vì
chủ nghĩa xã hội, thế giới đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên toàn cầu hóa
thì luận điểm đó của Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, dân tộc Việt Nam khi
tham gia toàn cầu hóa cần phải nêu cao tinh thần chủ động, tích cực, khai thác tốt

những tiềm năng nội lực đồng thời tranh thủ sự đoàn kết, giúp đỡ của quốc tế,
nhưng không bị động và ỷ lại bên ngoài.
a

×