Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

những giải pháp cải thiện chỉ số chi phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 195 trang )


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong báo cáo là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách
nhiệm về công trình này.




Trần Nhật Hiếu
Lớp: 50KTKD1
Khoa: Kinh Tế
Hệ: Đại Học Chính Quy











ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian qua, được sự dạy dỗ tận tình của Qúy thầy cô Trường Đại Học
Nha Trang đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian theo
học tại trường. Do đó, em xin chân thành biết ơn cũng như bày tỏ sự quý trọng đến


Qúy thầy cô Trường Đại Học Nha Trang, đặc biệt là thầy - Tiến sĩ Lê Kim Long -
Trưởng Bộ môn Quản trị kinh doanh - Khoa Kinh Tế đã tận tình hướng dẫn từng
bước cũng như truyền đạt những kinh nghiệm của mình để giúp em vận dụng những
kiến thức đã học vào thực tế, từ đó giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó em cũng xin chân thành tới các thầy cô của khoa Kinh tế trường
Đại học Nha Trang đã hỗ trợ và hướng dẫn em viết đề tài này trong thời gian qua,
đặc biệt là các thầy:
- Thạc sĩ. Lê Chí Công
- Thạc sĩ. Võ Văn Diễn
- Võ Đình Quyết
Em cũng xin chân thành cảm ơn tới các chuyên viên Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Khánh Hòa đã tham gia thảo luận nhằm tìm hiểu những nguyên nhân, cũng như
đề ra giải pháp để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Do trình độ hiểu biết cũng như thời gian thực tập có hạn, việc áp dụng các kiến
thức đã được học vào môi trường thực tế còn nhiều khoảng cách. Vì vậy, bài luận
văn tốt nghiệp này không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em kính mong
được sự đóng góp ý kiến và sự chỉ dẫn của Qúy thầy cô.
Cuối cùng, em xin gửi đến Qúy thầy cô Trường Đại Học Nha Trang lời chúc
sức khỏe và công tác tốt.
Nha Trang, tháng 07 năm 2012
Trần Nhật Hiếu

iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………… …………………… i
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………… ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN…………………………………. iii
MỤC LỤC…………………………………………………………………………. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU……………………………………………… vii

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ……………………………………………… ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………… xii
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………… 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CHỈ SỐ NĂNG
LỰC CẠNH TRANH……………………………………………………………… 7
1.1 Một số khái niệm……………………………………………………………… 7
1.1.1 Năng lực cạnh tranh……………………………………………………… 7
1.1.2 Năng lực cạnh tranh quốc gia……………………………………………… 8
1.1.3 Năng lực cạnh tranh ngành……………………………………………… 13
1.1.4 Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp……………………………………… 14
1.1.4 Năng lực cạnh tranh sản phẩm……………………………………………. 16
1.1.5 Mối quan hệ năng lực cạnh tranh giữa các cấp độ……………………………… 17
1.2 Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh………… 18
1.2.1 Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh…………………………………………… 18
1.2.2 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI…………………………………. 19
1.3 Chỉ số Chi phí không chính thức trong đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh… 38
1.3.1 Khái niệm Chi phí không chính thức…………………………………… 38

v
1.3.2 Vai trò của chỉ số Chi phí không chính thức trong đánh giá năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh…………………………………………………………………… 38
1.3.3 Các chỉ tiêu và cách thức đo lường các chỉ tiêu cấu thành chỉ số Chi phí
không chính thức……………………………………………………………… 41
1.3.4 Những thay đổi của các chỉ tiêu cấu thành chỉ số Chi phí không chính thức
………………………………………………………………………………… 43
1.3.5 Kinh nghiệm của một số địa phương rất thành công về cải thiện Chỉ số chi
phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh……………. 46
TIỂU KẾT CHƯƠNG I………………………………………………………… 53
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC CỦA

TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2005 - 2011……………… ………………. 55
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa 55
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên………………………………………………………… 55
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội…………………………………………………. 61
2.2 Thực trạng xếp hạng chỉ số chi phí không chính thức của tỉnh Khánh Hòa giai
đoạn 2005 - 2011…………………………………………………………… …… 80
2.2.1 Phân tích biến động của chỉ số PCI………………………………………. 80
2.2.2 Phân tích biến động của chỉ số Chi phí không chính thức từ kết quả công bố
của VCCI……………………………………………………………………… 91
TIỂU KẾT CHƯƠNG II……………………………………………………… 132
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH
THỨC NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH KHÁNH
HÒA GIAI ĐOẠN 2011 - 2020…………………………………………………. 133
3.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2020……… 133
3.1.1 Bối cảnh phát triển, cơ hội và thách thức……………………………… 133
3.1.2 Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa giai đoạn
2011 - 2020……………………………………………………………….…… 137

vi
3.2 Các giải pháp cải thiện chỉ số Chi phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012 - 2020………………………… 142
3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh doanh tại địa
phư
ơ
ng………
142
3.2.2 Tăng cường đối thoại chính quyền - doanh nghiệp…………………… 149
3.2.3 Cải cách quy trình mua sắm công……………………………………… 152
3.2.4 Cải cách hệ thống đăng ký kinh doanh………………………………… 157
3.2.5 Cải cách chính sách tiền lương cán bộ công chức………………………. 163

3.3 Các khuyến nghị về chính sách đối với chính quyền tỉnh Khánh Hòa trong giai
đoạn 2012 - 2020………………………………………….……………………… 168
3.3.1 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ hóa, hiện đại hóa……… 168
3.3.2 Đổi mới nhận thức về nền hành chính phục vụ nhân dân……………… 168
3.3.3 Công nghệ hóa hoạt động ứng dụng dịch vụ hành chính công………… 170
TIỂU KẾT CHƯƠNG III………………………………………………………. 173
KẾT
L
UẬN……………………………………………………………………… 174
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………… 176
PHỤ LỤC……………………………………………………………………… 180



vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Trọng số của các chỉ số thành phần cấu thành nên chỉ số PCI………… 32
Bảng 1.2: Tổng hợp các chỉ tiêu cấu thành nên chỉ số Chi phí không chính thức của
ba tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Khánh Hòa năm 2011……………………………… 52
Bảng 2.1: Các điểm nước khoáng nóng tỉnh Khánh Hòa………………………… 61
Bảng 2.2: GDP tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 - 2010………………………… 62
Bảng 2.3: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng GDP tỉnh Khánh Hòa giai đoạn
2006 - 2010……………………………………………………………………… 63
Bảng 2.4: Các thông số kỹ thuật và mang tải các trạm biến áp 110kV………… 71
Bảng 2.5: Các thông số kỹ thuật và mang tải các đường dây 110kV…………… 72
Bảng 2.6: Tình hình thu, chi ngân sách của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 - 2011… 79
Bảng 2.7: Tổng hợp điểm số PCI của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 - 2011…… 81
Bảng 2.8: Các chỉ số thành phần của tỉnh Khánh Hòa giai đọan 2005 - 2011…… 82
Bảng 2.9: Điểm số chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn

2005 - 2011……………………………………………………………………… 91
Bảng 2.10: Điểm số chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2005 - 2011……………………………………………………………………… 104
Bảng 2.11: Điểm số chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Bình Định giai đoạn
2005 - 2011……………………………………………………………………… 113

Biểu đồ 1.1: Kết quả chỉ số Chi phí không chính thức của các tỉnh Trà Vinh, Bến
Tre, Khánh Hòa giai đoạn 2005 - 2011…………………………………………… 50
viii

Biểu đồ 2.1: Thu nhập, chi tiêu, tích lũy bình quân đầu người 1 tháng của tỉnh
Khánh Hòa……………………………………………………………………… 66


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 1.1: Biểu đồ hình sao thể hiện hoạt động của tỉnh Khánh Hòa theo các chỉ số
thành phần năm 2011…………………………………………………………… 30

Sơ đồ 1.1: Mô hình kim cương trong lợi thế cạnh tranh quốc gia……………… 10
Sơ đồ 1.2: Các bước xây dựng chỉ số PCI……………………………………… 33
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa năm 2010……………………………. 63
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu lao động tỉnh Khánh Hòa năm 2010………………………… 65
Sơ đồ 2.3: Điểm số Chi phí không chính thức của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 -
2011……………………………………………………………………………… 93
Sơ đồ 2.4: Chỉ tiêu % DN cho rằng các chi phí không chính thức là cản trở chính
đối với hoạt động kinh doanh của Khánh Hòa và trung vị cả nước……………… 94
Sơ đồ 2.5: Chỉ tiêu % DN cho rằng các DN cùng ngành trả chi phí không chính thức
của Khánh Hòa và trung vị cả nước………………………………………………. 95

Sơ đồ 2.6: Chỉ tiêu % DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không
chính thức của Khánh Hòa và trung vị cả nước………………………………… 96
Sơ đồ 2.7: Chỉ tiêu Cán bộ tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương với mục
đích trục lợi của Khánh Hòa và trung vị cả nước………………………………… 97
Sơ đồ 2.8: Chỉ tiêu Công việc được giải quyết sau khi đã chi trả chi phí không chính
thức của Khánh Hòa và trung vị cả nước…………………………………………. 98
Sơ đồ 2.9: Chỉ tiêu DN trả hoa hồng để có được hợp đồng từ các cơ quan nhà nước
của Khánh Hòa và trung vị cả nước………………………………………………. 99
Sơ đồ 2.10: Chỉ tiêu DN chi trả chi phí không chính thức khi đăng ký kinh doanh
của Khánh Hòa và trung vị cả nước…………………………………………… 100
Sơ đồ 2.11: Điểm số chỉ số CPKCT của Khánh Hòa và trung vị cả nước giai đoạn
2005 - 2011……………………………………………………………………… 101

x
Sơ đồ 2.12: Điểm số chỉ số CPKCT của các tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ
giai đoạn 2009 - 2011……………………………………………………………. 102
Sơ đồ 2.13: Điểm số CPKCT của hai tỉnh Khánh Hòa và Quảng Ninh giai đoạn
2005 - 2011……………………………………………………………………… 105
Sơ đồ 2.14: Chỉ tiêu % DN cho rằng các chi phí không chính thức là cản trở chính
đối với hoạt động kinh doanh của Khánh Hòa và Quảng Ninh……………….… 106
Sơ đồ 2.15: Chỉ tiêu % DN cho rằng các DN cùng ngành trả chi phí không chính
thức của Khánh Hòa và Quảng Ninh……………………………………………. 107
Sơ đồ 2.16: Chỉ tiêu % DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không
chính thức của Khánh Hòa và Quảng Ninh…………………………………… 108
Sơ đồ 2.17: Chỉ tiêu Cán bộ tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương với
mục đích trục lợi của Khánh Hòa và Quảng Ninh………………………….…… 109
Sơ đồ 2.18: Chỉ tiêu Công việc được giải quyết sau khi đã chi trả chi phí không
chính thức của Khánh Hòa và Quảng Ninh…………………………………… 110
Sơ đồ 2.19: Chỉ tiêu DN trả hoa hồng để có được hợp đồng từ các cơ quan nhà nước
của Khánh Hòa và Quảng Ninh…………………………………………………. 111

Sơ đồ 2.20: Chỉ tiêu DN chi trả chi phí không chính thức khi đăng ký kinh doanh
của Khánh Hòa và Quảng Ninh……………………….………………………… 112
Sơ đồ 2.21: Điểm số CPKCT của hai tỉnh Khánh Hòa và Bình Định giai đoạn 2005
- 2011……………………………………………………………………………. 114
Sơ đồ 2.22: Chỉ tiêu DN cho rằng các chi phí không chính thức là cản trở chính đối
với hoạt động kinh doanh của Khánh Hòa và Bình Định……………………… 115
Sơ đồ 2.23: Chỉ tiêu DN cho rằng các DN cùng ngành trả chi phí không chính thức
của Khánh Hòa và Bình Định…………………………………………………… 116
Sơ đồ 2.24: Chỉ tiêu DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không
chính thức của Khánh Hòa và Bình Định……………………………………… 117
Sơ đồ 2.25: Chỉ tiêu Cán bộ tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương với
mục đích trục lợi của Khánh Hòa và Bình Định………………………………… 118

xi
Sơ đồ 2.26: Chỉ tiêu Công việc được giải quyết sau khi đã chi trả chi phí không
chính thức của Khánh Hòa và Bình Định……………………………………… 119
Sơ đồ 2.27: Chỉ tiêu DN trả hoa hồng để có được hợp đồng từ các cơ quan nhà nước
của Khánh Hòa và Bình Định…………………………………………………… 120
Sơ đồ 2.28: Chỉ tiêu DN chi trả chi phí không chính thức khi đăng ký kinh doanh
của Khánh Hòa và Bình Định…………………………………………………… 121
Sơ đồ 2.29: Chỉ tiêu % DN cho rằng các chi phí không chính thức là cản trở chính
đối với hoạt động kinh doanh của Khánh Hòa so với trung vị cả nước, Quảng Ninh
và Bình Định…………………………………………………………………… 122
Sơ đồ 2.30: Chỉ tiêu % DN cho rằng các DN cùng ngành trả chi phí không chính
thức của Khánh Hòa so với trung vị cả nước, Quảng Ninh và Bình Định………. 123
Sơ đồ 2.31: Chỉ tiêu % DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không
chính thức của Khánh Hòa so với trung vị cả nước, Quảng Ninh và Bình Định 124
Sơ đồ 2.32: Chỉ tiêu Cán bộ tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương với
mục đích trục lợi của Khánh Hòa so với trung vị cả nước, Quảng Ninh và Bình
Định……………………………………………………………………………… 125

Sơ đồ 2.33: Chỉ tiêu Công việc được giải quyết sau khi đã chi trả chi phí không
chính thức của Khánh Hòa so với trung vị cả nước, Quảng Ninh và Bình Định 126
Sơ đồ 2.34: Chỉ tiêu DN trả hoa hồng để có được hợp đồng từ các cơ quan nhà nước
của Khánh Hòa so với trung vị cả nước, Quảng Ninh và Bình Định……………. 127
Sơ đồ 2.35: Chỉ tiêu DN chi trả chi phí không chính thức khi đăng ký kinh doanh
của Khánh Hòa so với trung vị cả nước, Quảng Ninh và Bình Định……………. 128
Sơ đồ 2.36: Điểm số chỉ số CPKCT của các tỉnh Khánh Hòa, Quảng Ninh, Bình
Định so với mức trung vị cả nước……………………………………………… 129



xii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- AFTA (Asean Free Trade Area): Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
- ASEAN (Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
- CBCC: Cán bộ công chức
- CD (Compact Disk): Đĩa
- CN: Công nghiệp
- CPKCT: Chi phí không chính thức
- DN: Doanh nghiệp
- DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước
- DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
- ĐKKD: Đăng ký kinh doanh
- e - GP (e - Government Procurement): Hệ thống đấu thầu điện tử
- EVN (Vietnam Electricity): Tập đoàn Điện lực Việt Nam
- GCI (Global Compitiveness Index): Năng lực cạnh tranh toàn cầu
- GDP (Gross Dosmetic Product): Tổng sản phẩm nội địa
- GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- GCNĐT: Giấy chứng nhận đầu tư
- IMD (International Institute for Management Development): Viện Quốc tế về
Quản lý và Phát triển
- ITPC (Investment and Trade Promotion Center): Trung tâm Xúc tiến Thương
mại và Đầu tư
- KCN: Khu công nghiệp
- KH - ĐT: Kế hoạch và đầu tư
- KONEPS (Korea Online Procurement Service):Hệ thống mua sắm Chính phủ
điện tử Hàn Quốc
- KTTN: Kinh tế tư nhân
xiii

- KTTT: Kinh tế thị trường
- NBRS (National Business Registration System): Hệ thống thông tin đăng ký DN
quốc gia
- NSNN: Ngân sách Nhà nước
- PCI (Provincial Competitiveness Index): Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
- PPP (Public Private Partnerships): Mô hình hợp tác Công - Tư
- RCA (Revealed Comparative Advantage): Hệ số lợi thế so sánh hiện hữu
- TEU (Twenty - foot Equivalent Units): Đơn vị tương đương 20 foot (đơn vị đo
hàng hóa tiêu chuẩn của một Container)
- THCS: Trung học cơ sở
- TNHH: Trách Nhiệm Hữu Hạn
- TW: Trung Ương
- UBND: Ủy Ban Nhân Dân
- USAID (United States Agency for International Development): Cơ quan phát
triển quốc tế Hoa Kỳ
- USD (United States Dollar): Mỹ kim
- VCCI (Vietnam Chamber of Commerce and Industry): Phòng Thương Mại và
Công Nghiệp Việt Nam

- VN: Việt Nam
- VNCI (Vietnam Competitiveness Initiatives): Dự án Nâng cao năng lực cạnh
tranh Việt Nam
- VNPT (Vietnam Posts and Telecommunications Group): Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam
- WEF (World Economic Forum): Diễn đàn Kinh tế Thế giới
- WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới
- XHCN: Xã Hội Chủ Nghĩa


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Tại sao một số nhóm xã hội, tổ chức kinh tế và quốc gia lại giàu có và thịnh
vượng? Đó là chủ đề cuốn hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp
(DN) và Chính phủ từ khi các đơn vị kinh tế, chính trị, xã hội hình thành. Trong
những lĩnh vực đa dạng như nhân chủng học, lịch sử, xã hội học, kinh tế và khoa
học chính trị, đã có rất nhiều cố gắng tìm hiểu những lực lượng giải thích cho
những câu hỏi nảy sinh từ sự đi lên của một số thực thể và suy thoái của một số
thực thể khác.
Hầu hết nghiên cứu về chủ đề này trong nhiều năm qua liên quan đến các quốc
gia, nghiên cứu về “năng lực cạnh tranh”. Sự quốc tế hóa đáng kinh ngạc của cạnh
tranh trong những thập kỷ sau Chiến tranh thế giới thứ hai gắn liền với những thay
đổi lớn về số phận kinh tế của các quốc gia và các doanh ngiệp của họ. Các Chính
phủ và các DN không khỏi bị lôi kéo vào cuộc tranh luận nóng bỏng về những việc
cần phải làm. Nổi bật nhất phải nói đến Michael E. Porter - người đã cho ra đời
cuốn “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (1990) nhằm lý giải nguồn gốc của sự thịnh
vượng bền vững trong nền kinh tế toàn cầu hiện đại. Bản thân mỗi quốc gia đều có
những “năng lực” riêng và đều có thể biến chúng thành những “lợi thế” để cạnh

tranh với các quốc gia khác.
Việt Nam (VN) là một trong những nền kinh tế tăng trưởng ấn tượng nhất trên
thế giới trong hai thập kỷ qua. Sau khi thực hiện công cuộc đổi mới vào cuối thập
kỷ 80, GDP bình quân đầu người của VN đã tăng trung bình mỗi năm gần 6% và
giúp đưa hàng triệu người thoát nghèo. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và cuộc
suy thoái kinh tế toàn cầu gần đây không ảnh hưởng quá nhiều tới VN như nhiều
quốc gia khác trên thế giới. Cộng đồng các nhà tài trợ xem VN như một trong
những câu chuyện thành công về hiệu quả của những nỗ lực hỗ trợ phát triển quốc
tế. Các nhà đầu tư cũng nhìn nhận VN như một điểm đến ngày càng hấp dẫn.

2
Một đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng Xã Hội
Chủ Nghĩa (XHCN) ở VN là việc phân cấp quản lý kinh tế. Thông qua việc phân
cấp quản lý kinh tế các cấp chính quyền đã nâng cao vai trò quản lý của chính
quyền cấp tỉnh trong quản lý điều hành phát triển kinh tế - xã hội địa phương, từ
thế thụ động sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên cơ sở chính sách, pháp luật của
Trung Ương (TW) và điều kiện cụ thể của địa phương. Bản thân các chính quyền
địa phương không còn phải “chờ chực” các chỉ tiêu từ TW đưa xuống mà đã tự
mình tìm những hướng đi mới nhằm đưa địa phương mình thoát khỏi “cái bóng”
nghèo nàn trước kia.
Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong những năm qua cũng cho
thấy, chính quyền cấp tỉnh có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội địa phương. Vai trò ấy trở nên quan trọng hơn nhiều khi quá trình
phân cấp ngày càng sâu và thực chất hơn. Chính quyền cấp tỉnh đã và đang nỗ lực
cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN và nhà đầu
tư trên địa bàn của mình. Từ những điều kiện ban đầu được coi là kém hấp dẫn
với các nhà đầu tư như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn lao động ban đầu, quy
mô thị trường, … nhiều địa phương đã thành công trong thu hút đầu tư, phát triển
DN và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần người dân. Những thành công đó đã
thúc đẩy các nhà nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoài nước quan tâm đến vai

trò của cấp tỉnh, mà cụ thể hơn là cạnh tranh cấp tỉnh ở VN
.

Hiện nay, ngoài ba cấp độ cạnh tranh phổ biến trên thế giới thường được đề
cập đến: cạnh tranh giữa các sản phẩm, cạnh tranh giữa các DN và cạnh tranh
giữa các quốc gia thì cạnh tranh cấp tỉnh trở thành đặc thù của Việt Nam. Các cấp
độ cạnh tranh này liên quan và bổ sung nhau, tức là chúng có mối tương quan mật
thiết với nhau. Năng lực cạnh tranh được tạo nên từ tập hợp nhiều yếu tố khác
nhau, tác động đa chiều, đan xen và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau rất phức tạp.
Nâng cao năng lực cạnh tranh một tỉnh không tách rời mục tiêu chiến lược phát
triển chung của vùng và cả nước. Để thực hiện mục tiêu này, quá trình cạnh tranh
giữa các tỉnh không tách rời quan hệ hợp tác, liên kết nhằm phát huy lợi thế so
3

sánh của mỗi địa phương. Với hàm nghĩa ấy, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh cũng nhằm khai thác thế mạnh mối quan hệ liên vùng, liên kết ngành, liên kết
giữa các địa phương trong phạm vi cả nước. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh phải dựa trên sự khác biệt của mỗi tỉnh trong điều kiện tuân thủ
những nguyên tắc chung của chính quyền TW và thông lệ quốc tế.
Khánh Hòa là vùng đất có dân số 1.156.903 người với mật độ trung bình 222
người/km
2
. Đây là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi với bờ biển dài hơn 200 km và
gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp được xem là vùng kinh tế
trọng điểm của khu vực Duyên hải miền Trung. Tuy vậy, kinh tế của tỉnh phát
triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh. Những bất cập về mặt chính
sách quản lý và điều hành kinh tế như một rào cản để đưa kinh tế tỉnh Khánh Hòa
phát triển.
Từ trước đến nay, câu châm ngôn “Phép vua còn thua lệ làng” luôn nằm sâu
trong tâm trí các DN, muốn hoạt động thuận lợi phải luôn có một khoản chi phí

“bôi trơn” để “cỗ máy” DN có thể được vận hành một cách trơn tru. Không có bất
kỳ một DN nào muốn hoạt động của mình bị gián đoạn bởi những lý do mang tính
nhạy cảm. Có cung thì ắt hẳn phải có cầu, mà ở đây chính các DN là bên “cung”
còn các cơ quan công quyền như bên “cầu”. Chính vì sự tồn tại lâu dài của các loại
chi phí “bôi trơn” này đang gây ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của môi trường kinh
doanh - đầu tư tại Việt Nam và Khánh Hòa không phải là ngoại lệ.
Từ năm 2005 đến nay, Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam
(VCCI) và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã tổ chức thực hiện xếp
hạng NLCT thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các tỉnh,
thành phố trực thuộc TW trong phạm vi cả nước. Chỉ số PCI bao gồm 9 chỉ tiêu
thành phần: (1) Chi phí gia nhập thị trường, (2) Tiếp cận đất đai, (3) Tính minh
bạch và tiếp cận thông tin, (4) chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà
nước, (5) Thi phí không chính thức, (6) Tính năng động và tiên phong của lãnh
đạo tỉnh, (7) Dịch vụ hỗ trợ DN, (8) Đào tạo lao động, (9) Thiết chế pháp lý.
Trong đó, tôi đặc biệt quan tâm đến chỉ số “Chi phí không chính thức”.

4
Theo kết quả đánh giá xếp hạng chỉ số Chi phí không chính thức của VCCI
cũng cho thấy Khánh Hòa chưa phải là địa phương có điểm số và thứ hạng cao.
Năm 2005, tỉnh Khánh Hòa đạt 6.43 điểm xếp hạng 20 trong số 43 tỉnh/thành và
xếp thứ 2 tại khu vực Duyên hải miền Trung. Đến năm 2009, Khánh Hòa đạt 5.69
điểm, đứng thứ 38 trong số 63 tỉnh/thành (do tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội
vào 0h ngày 01/8/2008) và đứng thứ 4 tại khu vực Duyên hải miền Trung. Đến
năm 2011 tăng 0.64 điểm và đạt 6.33 điểm và chỉ đứng ở vị trí 43 trong số 63
tỉnh/thành và đứng thứ 6 tại khu vực Duyên hải miền Trung. Qua các năm, điểm
số chỉ số Chi phí không chính thức của Khánh Hòa đang có chiều hướng giảm và
kéo theo đó là vị trí trên bảng xếp hạng cũng tụt dần. Điều này cho thấy, Khánh
Hòa vẫn chưa cải thiện được chỉ số Chi phí không chính thức.
Xuất phát từ những lý do ấy đã đặt ra vấn đề cấp thiết nghiên cứu sâu hơn
về


t
hực
trạng chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Khánh Hòa, chỉ rõ những mặt
còn hạn chế để có giải pháp nhằm cải thiện chỉ số Chi phí không chính thức của
tỉnh Khánh Hòa và cũng trên cơ sở đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của
tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới, tôi quyết định chọn đề tài “Những giải pháp
cải thiện chỉ số Chi phí không chính thức nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của tỉnh Khánh Hòa” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh do VCCI đang thực hiện, từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện
chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới. Đồng
thời, đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh
Khánh Hòa hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên
c
ứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là chỉ số PCI của tỉnh Khánh Hòa và một
số địa phương giai đoạn 2005 - 2011.
5

3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu chỉ số chi phí không chính thức cấp tỉnh phạm
vi của tỉnh Khánh Hòa, trong đó có mối liên hệ với một số tỉnh ở VN và các tỉnh
trong khu vực khu vực Duyên hải miền Trung. Ở đây, bản chất, ý nghĩa nội hàm
của cạnh tranh cấp tỉnh là sự “ganh đua” trên cơ sở hợp tác, liên kết cùng có lợi
giữa các chủ thể cạnh tranh (cấp tỉnh) trong việc khai thác lợi thế của mỗi tỉnh

nhằm tạo điều kiện, môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn, thu hút đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Luận văn chọn thời gian nghiên cứu từ tháng
02/2012 đến 06/2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận, nghiên cứu này dự kiến sẽ áp dụng một số
phương pháp cụ thể như:
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết (hệ thống lại các lý thuyết liên quan đến
năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh; các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, (đi vào 01 chỉ số cụ
thể), các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
 Phương pháp thu thập thông tin (nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập các thông
tin thứ cấp từ các cơ quan quản lý ngành, từ VCCI, từ websites PCI.
Mỗi phương pháp nghiên cứu có mức độ ưu, nhược điểm khác nhau, khi
sử dụng các phương pháp trên sẽ có tác dụng bổ khuyết cho nhau, giúp việc
nghiên cứu khoa học, toàn diện và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến đề tài.
5. Ý nghĩa của đề tài
 Ý nghĩa khoa học: Hiện nay cơ sở lý thuyết về xếp hạng năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh vẫn chưa được làm rõ tuy nhiên đề tài vận dụng những lý
thuyết về cạnh tranh để làm rõ vấn đề từ đó áp dụng nó vào thực tế.
 Ý nghĩa thực tế: Từ kết quả đánh giá chỉ số Chi phí không chính thức của
tỉnh Khánh Hòa so sánh với một số địa phương khác đề tài đã khẳng định

6
được những nỗ lực và chỉ ra những bất cập của chính quyền tỉnh Khánh
Hòa trong cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời xác định rõ trọng
tâm đổi mới hoạt động của chính quyền tỉnh trong thời gian tới. Đồng thời
đề tài này có thể làm tài liệu tham khảo và mở ra các hướng nghiên cứu
mới cho những đề tài nghiên cứu sau này.
6. Nội dung của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục thì luận văn
được chia làm 3 chương :
Chương 1 - Lý luận chung về năng lực cạnh tranh và chỉ số năng lực cạnh tranh.
Chương 2 - Thực trạng chỉ số Chi phí không chính thức của tỉnh Khánh Hòa
giai đoạn 2005 - 2011.
Chương 3 - Một số giải pháp cải thiện chỉ số Chi phí không chính thức nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2020.













7

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CẤP VÀ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Năng lực cạnh tranh
Hiện nay có rất nhiều thuật ngữ khác nhau liên quan đến quá trình cạnh tranh
giữa các chủ thể được sử dụng song hành cùng với thuật ngữ “Năng lực cạnh tranh”
(Competitiveness) như: “Sức cạnh tranh” (Competitive Edge), “Khả năng cạnh
tranh” (Competitive Capacity), “Lợi thế cạnh tranh” (Competitive Advantage) và

“Tính cạnh tranh” (Competitivity). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có sự thống
nhất trong việc sử dụng những thuật ngữ này. Và trong thực tế, các thuật ngữ “Năng
lực cạnh tranh”, “Sức cạnh tranh” và “Khả năng cạnh tranh” đều được dùng là
“Competitiveness”.
Theo định nghĩa của Đại từ điển tiếng Việt thì “Năng lực” là: (1) Những điều kiện
đủ hoặc vốn có để làm một việc gì; (2) Khả năng đủ để thực hiện tốt một công việc.
Theo quan điểm của Karl Marx, “Cạnh tranh” là: sự ganh đua đấu tranh gay
gắt giữa các nhà Tư Bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất
và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Theo Từ điển kinh doanh
Anh (1992) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là: sự ganh đua,
kinh địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại
tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình. Theo Từ điển
Bách khoa Việt nam (tập 1): Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua
giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh
trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện
sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất.


8
Dựa vào hai khái niệm trên, ta có thể khẳng định, năng lực cạnh tranh là khả
năng giành thắng lợi hay lợi thế của chủ thể cạnh tranh (cá nhân hay tổ chức, DN
hay quốc gia) trong việc thực hiện cùng mục tiêu nào đó, mục tiêu ấy được khái
quát nhất, hiệu quả cao và phát triển bền vững. Kế thừa những quan niệm đã trình
bày, tác giả đưa ra khái niệm về năng lực cạnh tranh như sau: Năng lực cạnh tranh
là khả năng tạo lập được những thuận lợi hay lợi thế của chủ thể cạnh tranh thông
qua quá trình đổi mới và sáng tạo liên tục nhằm đạt được mục tiêu với hiệu quả cao
và bền vững.
Nói đến năng lực cạnh tranh, tùy theo yêu cầu ghiên cứu mà có thể đề cập đến
năng lực cạnh tranh ở những cấp độ khác nhau như: cấp độ quốc gia, cấp độ ngành
và cấp độ hẹp hơn là năng lực cạnh tranh của DN và của từng loại sản phẩm/dịch

vụ. Dẫu đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp
độ, song chưa có một lý thuyết nào hoàn toàn được thừa nhận về vấn đề này, do đó
chưa có lý thuyết “chuẩn” về năng lực cạnh tranh. Chỉ xét riêng năng lực cạnh
tranh cấp độ quốc gia thì trên thế giới cũng đã có hai hệ thống lý thuyết với hai
phương pháp đánh giá được các nước và các thiết chế kinh tế quốc tế sử dụng phổ
biến là: 1 - Phương pháp do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thiết lập trong bản
Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu; 2 - Phương pháp do Viện Quốc tế về Quản lý và Phát
triển (IMD) đề xuất trong Niên giám Cạnh tranh thế giới. Cả hai phương pháp trên
đều do một số Giáo sư đại học Harvard như Michael Porter, Jeffrey Sachs và
chuyên gia của WEF như Peter Cornelius, Macha Levinson tham gia xây dựng.
1.1.2 Năng lực cạnh tranh quốc gia
Năng lực cạnh tranh của quốc gia được hiểu theo nhiều cách tiếp cận khác
nhau. Theo Lương Gia Cường (2003, Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nhà
xuất bản Giao thông vận tải): Năng lực cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là năng
lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm
bảo ổn định được kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của người dân.
9

Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) định nghĩa: Năng lực cạnh
tranh quốc gia là khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền
vững về mức sống, nghĩa là đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao xác định sự thay
đổi tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người theo thời gian.
Ở cấp độ quốc gia, khái niệm năng lực cạnh tranh có ý nghĩa là năng suất sản
xuất quốc gia. Năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào năng suất sử dụng nguồn lực con
người, tài nguyên và vốn của một quốc gia, bởi chính năng suất xác định mức sống
bền vững thể hiện qua mức lương, tỷ suất lợi nhuận từ vốn bỏ ra, tỷ suất lợi nhuận
thu được từ tài nguyên thiên nhiên. Năng lực cạnh tranh không phải là việc một
quốc gia cạnh tranh trong lĩnh vực gì để thịnh vượng mà là quốc gia đó cạnh tranh
hiệu quả như thế nào trong các lĩnh vực. Năng suất của nền kinh tế quốc dân có
được nhờ sự kết hợp của các DN trong và ngoài nước.

Theo đánh giá năng lực cạnh tranh của WEF, năng lực cạnh tranh của một quốc
gia là khả năng đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao, là tăng năng lực sản xuất
bằng việc đổi mới, sử dụng các công nghệ cao hơn, đào tạo kỹ năng liên tục, quan tâm
đến công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở quan điểm này, WEF cũng
đưa ra một khung khổ các yếu tố xác định năng lực cạnh tranh tổng thể của một quốc
gia và phân chia các yếu tố này thành 8 nhóm chính, với hơn 200 chỉ tiêu khác nhau.
Từ năm 2000, WEF phân nhóm lại, từ 8 nhóm gộp lại và điều chỉnh thành 3 nhóm lớn,
tuy vẫn dựa trên 200 chỉ số cơ bản nhưng trọng số của mỗi chỉ số và mỗi nhóm được
điều chỉnh lại cho phù hợp hơn với vai trò, tầm quan trọng của mỗi yếu tố đối với việc
nâng cao năng lực cạnh tranh, chẳng hạn chỉ số công nghệ từ hệ số 1/9 lên 1/3. Nhóm
1 - Môi trường kinh tế vĩ mô. Nhóm 2 - Thể chế công. Nhóm 3 - Công nghệ (còn gọi
là nhóm sáng tạo kinh tế, khoa học, công nghệ).
Năm 1990, M. Porter cho ra đời cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”
nhằm lý giải nguồn gốc của sự thịnh vượng bền vững trong nền kinh tế toàn cầu
hiện đại. Trong khi cuốn sách đề cập đến cấp độ quốc gia, điều tương tự có thể và
đã được áp dụng vào cấp độ khu vực, thành phố. Điểm nổi bật nhất trong “Lợi thế
10
cạnh tranh quốc gia” là M. Porter đã vận dụng Mô hình kim cương vào việc lý giải
năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo đó, mô hình kim cương bao gồm 6 nhân tố:









Sơ đồ 1.1: Mô hình kim cương trong lợi thế cạnh tranh quốc gia.
(1) Điều kiện về nhân tố sản xuất: vị trí của quốc gia trong các nhân tố sản

xuất cần thiết để cạnh tranh trong ngành nghề đó. Ví dụ: lao động có tay nghề hay
cơ sở hạ tầng. Sự trộn lẫn các nhân tố (được biết như là những tỷ lệ thành phần các
nhân tố) khác nhau nhiều giữa các quốc gia. Các DN đạt được lợi thế cạnh tranh
nếu họ bảo đảm những nhân tố chất lượng cao hay chi phí thấp nào đó quan trọng
đối với việc cạnh tranh trong một ngành nghề nào đó.
(2) Điều kiện về nhu cầu thị trường: tính chất của nhu cầu trong nước về sản
phẩm hay dịch vụ của ngành nghề đó. Ảnh hưởng quan trọng nhất của nhu cầu nội
địa lên những lợi thế cạnh tranh là thông qua đặc điểm và tổng hợp nhu cầu khách
hàng trong nước. Các yếu tố nhu cầu nội địa giúp các DN nắm bắt, hiểu, và đáp ứng
nhu cầu của người mua. Trong các ngành nghề và phân đoạn ngành nghề, các nước
đạt được lợi thế cạnh tranh là những nước có nhu cầu nội địa cung cấp cho các DN
Chiến lược, cấu
trúc và cạnh
tranh DN
Các ngành hỗ
trợ và liên quan
Điều kiện nhu
cầu thị trường
Điều kiện các
nhân tố sản xuất
Chính phủ
Cơ hội
11

địa phương một phác họa rõ ràng và nhanh chóng hơn về nhu cầu của người mua so
với những gì các đối thủ nước ngoài có thể thấy được. Áp lực của người mua nội
địa thúc đẩy các DN địa phương đổi mới nhanh chóng hơn, tạo được lợi thế cạnh
tranh cao hơn so với các đối thủ nước ngoài. Sự khác nhau giữa các quốc gia về tính
chất nhu cầu nội địa nằm sau những lợi thế này.
(3) Các ngành nghề hỗ trợ và có liên quan: sự có mặt hay thiếu vắng tại quốc

gia đó những ngành nghề cung ứng và ngành nghề có liên quan có khả năng cạnh
tranh quốc tế. Sự hiện diện trong một nước của các ngành cạnh tranh có liên quan
nhau thường dẫn đến những ngành cạnh tranh mới. Các ngành có liên quan nhau là
những ngành trong đó các DN có thể hợp tác hoặc chia sẻ các hoạt động trong dây
chuyền giá trị khi cạnh tranh hoặc những ngành có liên quan về các sản phẩm bổ
sung nhau.
(4) Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của DN: điều kiện tại quốc gia đó quyết
định việc thành lập, tổ chức, quản lý DN như thế nào, và bản chất của sự cạnh tranh
trong nước. Yếu tố quyết định thứ tư của lợi thế cạnh tranh quốc gia trong một
ngành nghề là bối cảnh mà DN được tạo dựng, tổ chức và quản lý cũng như tính
chất của đối thủ cạnh tranh trong nước. Mục tiêu, chiến lược, và cách thức tổ chức
DN trong các ngành nghề biến đổi đa dạng giữa các quốc gia. Lợi thế quốc gia có
được là nhờ họ biết lựa chọn các yếu tố trên và kết hợp với nguồn lợi thế cạnh tranh
trong một ngành nghề đặc thù nào đó. Mô hình cấu trúc của đối thủ địa phương
cũng có một vai trò to lớn trong tiến trình cải cách và triển vọng cuối cùng cho sự
thành công mang tính quốc tế. Cách thức DN được quản lý và cách thức họ chọn để
cạnh tranh bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh quốc gia.
(5) Cơ hội: là những sự kiện phát triển ngoài tầm kiểm soát của DN (và cũng
thường là bên ngoài sự quản lý của Nhà nước của quốc gia đang xét). Ví dụ như
những phát minh thuần tuý, những đột phá về kỹ thuật căn bản, chiến tranh, những
biến chuyển chính trị bên ngoài và thay đổi về nhu cầu thị trường nước ngoài. Yếu
tố cơ hội có thể tạo ra sự gián đoạn, làm thức tỉnh hoặc tái cấu trúc ngành nghề và

×