Cổ phiếu FPT Page
1
Tiểu luận: Phân tích tài chính
Đề tài: Phân tích và đánh giá cổ phiếu FPT
MỤC LỤC
PHẦN I: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN FPT 2
1.1. Giới thiệu chung: 2
1.2. Lĩnh vực hoạt động chính của FPT 2
PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FPT 3
2.1. Phân tích định tính 3
2.1.1. Ngành nghề kinh doanh 3
2.1.2. Lợi thế so sánh 4
2.1.3. Tăng trưởng ngành công nghệ thông tin 4
2.1.4. Quy định của Nhà nước 5
2.2. Phân tích định lượng 6
2.2.1. Phân tích tỷ số: 6
2.2.2. Phân tích Dupont 10
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ ĐƯA RA KHUYẾN NGHỊ
ĐẦU TƯ 11
3.1. Đánh giá tình hình tài chính của FPT 11
3.2. Khuyến nghị đầu tư 11
Cổ phiếu FPT Page
2
PHẦN I: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN FPT
1.1. Giới thiệu chung:
Tên công ty: Công ty cổ phần FPT
Tên viết tắt: FPT Corporation
Trụ sở chính: Tòa nhà FPT, lô B2 Phố Duy Tân,Đường Phạm Hùng, quận Cầu
Giấy, Hà Nội
Website: www.fpt.com.vn
Thành lập ngày 13/09/1988. Trong cơ cấu cổ đông, Tổng công ty Đầu tư và Kinh
doanh vốn nhà nước SCIC nắm giữ khoảng 6% và các cổ đông là tổ chức nước ngoài
khác như Red River Holding, Amersham Industries Limited, Vietnam Enterprise
Investments Limited, Vietnam Equity Holding, Dragon capital Vietnam Mother
Fund, Wareham Group Limited, Norges Bank… nắm giữ tổng cộng khoảng 48%.
1.2. Lĩnh vực hoạt động chính của FPT
Xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị, kinh doanh bất động sản
Tích hợp hệ thống.
Xuất khẩu phần mềm.
Giải pháp phần mềm.
Tư vấn dịch vụ ERP.
Phân phối các sản phẩm Công nghệ thông tin.
Cung cấp các giải pháp,
Giáo dục đại học: Với 2 chuyên ngành chính là CNTT và Quản trị Kinh doanh.
Ngoài ra Đại học FPT còn đào tạo nhiều chương trình ngắn hạn khác.
Lắp ráp máy vi tính.
Cung cấp dịch vụ viễn thông
Lưu trữ trực tuyến Fshare
Giải trí Play HD
Phân phối điện thoại di động.
Bảo hành, bảo trì các thiết bị viễn thông và tin học.
Cổ phiếu FPT Page
3
PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FPT
2.1. Phân tích định tính
2.1.1. Ngành nghề kinh doanh
FPT có bốn mảng hoạt động kinh doanh chính gồm Công nghệ thông tin (CNTT),
Viễn thông, Giáo dục, và Bán lẻ, phân phối và sản xuất sản phẩm CNTT.
Mảng hoạt động CNTT đóng góp bình quân 22% vào tổng doanh thu của FPT
trong 4 năm liên tiếp vừa qua. Mảng hoạt động này bao gồm ba mảng kinh doanh
chính là sản xuất phần mềm (FPT Soft), tích hợp hệ thống (FPT IS) và dịch vụ tin
học.
Phát triển phần mềm, bao gồm gia công phần mềm và phát triển phần mềm nội
địa, liên tục tăng trưởng mạnh (trên 20%) trong các năm vừa qua và đóng góp
khoảng 9% vào tổng doanh thu và 20% vào tổng lợi nhuận trước thuế của FPT.
Trong đó, chủ yếu là đóng góp của hoạt động gia công phần mềm (FPT Software),
vốn đang có tiềm năng tăng trưởng mạnh tại các thị trường Nhật Bản, Mỹ, APAC và
EU.
Tích hợp hệ thống (FPT IS), hiện vẫn là đơn vị dẫn đầu cả nước trong mảng hoạt
động này với sản phẩm nổi bật là core banking Smartbank, phần mềm tính cước, hệ
thống quản lý dữ liệu và hệ thống ERP. Các khách hàng chính của Công ty bao gồm
Chính Phủ, các ngân hàng trong nước và các tập đoàn – công ty lớn như Tập đoàn
dầu khí Việt Nam, VMS Mobilephone, Vinamilk, Chợ Rẫy, Agribank Tuy nhiên,
do ảnh hưởng của biến động kinh tế vĩ mô, hoạt động kinh doanh của mảng này
không ổn định trong những năm gần đây. Tỷ trọng đóng góp của FPT IS vào tổng
doanh thu và lợi nhuận cũng liên tục giảm, từ mức 16% trong năm 2009 còn khoảng
12% trong năm 2012 và tỷ trọng đóng góp trong 8T2013 là 9%.
Dịch vụ tin học có đóng góp khiêm tốn vào tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế
của FPT, song tỷ trọng này đang có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2012 và 8T2013.
Tám tháng đầu năm 2013, đóng góp vào tổng doanh thu của mảng này là 3% và đóng
góp vào LNTT là 5%.
Viễn thông (FPT Telecom) là mảng có đóng góp lớn thứ ba vào tổng doanh thu của
FPT (16%), song lại là nguồn mang lại lợi nhuận lớn nhất, khoảng trên dưới 40%
Cổ phiếu FPT Page
4
tổng lợi nhuận trước thuế. FPT Telecom hoạt động trên hai mảng chính là Dịch vụ
viễn thông (dịch vụ internet băng thông rộng và kênh thuê riêng) và Nội dung số (trò
chơi trực tuyến, truyền hình Internet và quảng cáo trực tuyến) với các trang tin tức và
giải trí như VNExpress, ngoisao.net, sohoa, iOne, sendo.vn Trong giai đoạn 2009 –
2012, FPT Telecom là công ty có tăng trưởng mạnh nhất trong Tập đoàn.
Giáo dục là mảng có đóng góp khiêm tốn vào doanh thu và lợi nhuận của FPT, lần
lượt khoảng 2% và 6%. Tuy vậy, đây là đơn vị sẽ cung cấp nguồn nhân lực cần thiết
cho FPT nên có vai trò quan trọng trong sự phát triển của FPT trong tương lai. Hiện
tại, Công ty giáo dục FPT có các hệ đào tạo là Đại học FPT đào tạo chuyên ngành
CNTT, quản trị kinh doanh và các nhóm ngành khác có liên quan, Viện Đào tạo quốc
tế FPT gồm bốn trung tâm đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện và sáu trung tâm đào tạo
lập trình viên quốc tế, và Hệ cao đẳng thực hành FPT với bốn chuyên ngành là Quản
trị cơ sở dữ liệu, Thiết kế web, Ứng dụng phần mềm và Kế toán. Đến cuối năm 2012,
FPT có 15.000 sinh viên, trong đó hệ Cao đẳng nghề có tăng trưởng mạnh nhất về số
lượng sinh viên (+48%).
Thương mại và bán lẻ của FPT giữ vị thế lớn nhất trong ngành phân phối và bán lẻ
sản phẩm
CNTT. Công ty thương mại FPT là đơn vị mang lại doanh thu lớn nhất cho
FPT khoảng trên dưới 60%. Tuy nhiên, do mảng phân phối có tỷ suất lợi nhuận
tương đối thấp, đóng góp vào LNTT của đơn vị khá thấp, bình quân trong 2010 –
2012 là 15%.
2.1.2. Lợi thế so sánh
Công ty cổ phần FPT luôn là công ty Công nghệ thông tin và Viễn thông hàng đầu
tại Việt Nam với doanh thu hơn 1,2 tỷ USD (Báo cáo tài chính 2012), tạo ra gần
15.000 việc làm và giá trị vốn hóa thị trường năm 2012 đạt gần 10.000 tỷ đồng
(tương đương gần 480 triệu USD), nằm trong số các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất
tại Việt Nam (theo báo cáo của Vietnam Report 500).
2.1.3. Tăng trưởng ngành công nghệ thông tin
Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghệ thông tin trung bình khoảng 20-
25%/năm, trong đó, phần mềm tăng 30 - 35%, dịch vụ nội dung số tăng 60 - 70%.
Ngoài ra, ngành công nghệ viễn thông ít bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế giai đoạn
2008 – 2009. Các nhân tố làm nên sự tăng trưởng của ngành vẫn bền vững: chi phí
Cổ phiếu FPT Page
5
gia công phần mềm thấp, ngành công nghệ được ưu tiên phát triển thông qua đề án
phát triển công nghệ viễn thông đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hiện nay, các công ty viễn thông lớn như FPT đang có xu hướng đầu tư ra nước
ngoài (như Lào, Campuchia, Singapo, Mỹ…) doanh thu từ Intemet sẽ tăng trưởng
mạnh, công nghệ 3G đem đến nhu cầu về dịch vụ số và dữ liệu, ngành gia công phần
mềm đang được phục hồi nhờ tăng trưởng chi tiêu cho công nghệ trên toàn thế giới,
đặc biệt là tại Nhật Bản.
Như vậy, ngành công nghệ thông tin - viễn thông là một ngành có tốc độ phát triển
cao và bền vững. 0Đây là một lợi thế rất lớn tạo nên thế mạnh của FPT nói riêng và
ngành công nghệ thông tin – viễn thông nói chung.
2.1.4. Quy định của Nhà nước
Ngày 22 tháng 9 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số
1755/QĐ-TTg về Phê duyệt đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công
nghệ thông tin và truyền thông”. Trong mục tiêu của quyết định có nêu rõ:
“- Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng
công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, nội dung số và
dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP
và xuất khẩu; thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước; ứng dụng
hiệu quả công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh.
- Công nghệ thông tin và truyền thông là động lực quan trọng góp phần bảo đảm
sự tăng trưởng và phát triển bền vững của đất nước, nâng cao tính minh bạch trong
các hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp và người dân.
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm đạt từ 2 - 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP
trở lên. Đến năm 2020, tỷ trọng công nghệ thông tin và truyền thông đóng góp vào
GDP đạt từ 8 - 10%.”
Chính phủ dặt sự quan tâm đặc biệt đến phát triển ngành này với định hướng quyết
tâm đưa nước Việt Nam thành một nước mạnh về công nghê thông tin vào năm 2020.
Đây cũng là một điều kiện vô cùng thuận lợi đối với sự phát triển của ngành công
Cổ phiếu FPT Page
6
nghệ thông tin đặc biệt là công ty cổ phẩn FPT – Công ty Công nghệ thông tin và
Viễn thông hàng đầu Việt Nam.
2.2. Phân tích định lượng
2.2.1. Phân tích tỷ số:
Phân tích tỷ số tài chính là xác định và sử dụng các tỷ số tài chính được tính toán
từ số liệu tài chính trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
2.2.1.1. Tỷ số về tốc độ tăng trưởng
Bảng chỉ số thể hiện tốc độc tăng trưởng tăng cao trong năm 2011 và giảm nhẹ
trong năm 2012 trừ chỉ tiêu về vốn chủ sở hữu nguyên nhân một phần do tình trạng
chung của nên kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Riêng vốn chủ sở hữu vẫn
liên tục tăng qua các năm nhưng năm 2012 không tăng mạnh như năm 2010 và 2011.
Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2012 do chính sách thắt chặt chi
tiêu. của Chính phủ cũng như các doanh nghiệp kinh doanh. Là doanh nghiệp dẫn
đầu về thị phần trong hầu hết các mảng kinh doanh CNTT và viễn thông, FPT cũng
là doanh nghiệp chịu tác động nặng nề nhất khi kinh tế rơi vào khó khăn khiến các
đối tượng khách hàng chính, chủ yếu là cơ quan Chính phủ, doanh nghiệp và tập
đoàn lớn, các ngân hàng… thắt chặt chi tiêu gây ảnh hưởng đến một số lĩnh vực hoạt
động vốn có đóng góp lớn trong doanh thu của FPT.
Ngoài ra, sức cầu của nền kinh
tế yếu kém và quy định kiểm soát thị trường trò chơi trực tuyến cũng ảnh hưởng
mạnh đến các mảng hoạt động trò chơi trực tuyến, quảng cáo trực tuyến và
phân phối
sản phẩm CNTT.
2.2.1.2. Tỷ số về khả năng thanh khoản
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Doanh thu 9% 27% -3%
Lợi nhuận gộp 8% 24% -5%
Lợi nhuận trước thuế 19% 24% -4%
Lợi nhuận sau thuế 20% 23% -5%
Tổng tài sản 18% 21% -5%
Vốn chủ sở hữu 33% 39% 12%
Cổ phiếu FPT Page
7
Tỷ số thanh khoản là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty
bao gồm tỷ số thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh.
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Tỷ số thanh toán hiện thời 1.6 1.3 1.5
Tỷ số thanh toán nhanh 1.2 1.0 1.1
Như vậy, ta thấy tỷ số thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh của doanh
nghiệp đều lớn hơn 1 chứng tỏ FPT vẫn luôn đảm bảo khả năng thanh khoản. Năm
2011, tỷ số thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh có giảm so với năm 2011
chứng tỏ khả năng thanh toán của FPT có sụt giảm nhưng vẫn năm trong mức cho
phép và đang dần tăng trở lại trong năm 2012.
2.2.1.3. Tỷ số về hiệu quả hoạt động
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Vòng quay các khoản phải thu bình quân 8.5 9.4 7.9
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 43 39 46
Vòng quay các khoản phải trả bình quân 16.7 21.0 16.4
Kỳ thanh toán bình quân (ngày) 22 17 22
Vòng quay hàng tồn kho 6.55 7.13 6.66
Thời gian tồn kho bình quân (ngày) 56 51 55
Hệ số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu
thành tiền mặt, nó phản ánh lượng vốn mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng
vốn. Hệ số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của
doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tại FPT vòng
quay các khoản phải trả hiện đang lớn hơn vòng quay các khoản phải thu chứng tỏ
lượng vốn mà FPT bị chiếm dụng đang nhiều hơn lượng vốn FPT chiếm dụng của
nhà cung cấp. Điều này càng được thể hiện rõ nét qua số ngày của kỳ thu tiền bình
quân lớn hơn số ngày của kỳ thanh toán bình quân rất nhiều.
Cổ phiếu FPT Page
8
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh
nghiệp. Hệ số này năm 2011 tăng so với năm 2010 nhưng sang năm 2012 lại có xu
hướng giảm. Tuy nhiên ta thấy hệ số vòng quay hàng tồn kho cũng như thời gian tồn
kho của doanh nghiệp đang ở mức tương đối cao. Đây sẽ là rủi ro cho doanh nghiệp
nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm.
Thực tế FPT kinh doanh chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông,
công nghệ thông tin luôn biến đổi và cập nhật từng ngày nên giá cả các sản phẩm
công nghệ cũng giảm rất nhanh. Do đó, nếu hàng tồn kho của doanh nghiệp ứ đọng
quá nhiều thì sẽ là một bất lợi lớn đối với doanh nghiệp.
2.2.1.4. Tỷ số về đòn bẩy tài chính
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Tỷ số nợ phải trả/tổng tài sản 0.59 0.58 0.50
Tỷ số nợ phải trả/vốn CSH 1.82 1.58 1.15
Tỷ số tổng TS/Vốn CSH 3.09 2.71 2.30
Khả năng thanh toán lãi vay (EBIT/lãi vay) 9.50 11.03 11.52
Qua bảng số liệu về đòn bẩy tài chính ta thấy tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu
và nợ phải trả trên tổng tài sản đang ở mức tương đối cao. Nợ phải trả đang chiếm
khoảng 50-60% tổng tài sản. Điều này tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp trong khả
năng trả nợ đặc biệt trong trường hợp công ty không sử dụng hiệu quả nguồn vốn
vay. Tuy nhiên chỉ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cũng đã giảm dần từ năm 2010
đến năm 2012.
Chỉ số tổng tài sản trên vốn chủ sợ hữu cũng ở mức tương đối cao năm 2010 là
3.09. Nhưng cũng đang có xu hướng giảm dần năm 2012 chỉ còn 2.3. Đòn bẩy tài
chính vừa tiềm ẩn rủi ro về khả năng trả nợ cho doanh nghiệp nhưng cũng là một
công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn chủ sở hữu.
Khả năng thanh toán lãi vay thể hiện mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi
của doanh nghiệp. Hiện nay lợi nhuận trước thuế và lãi vay của FPT đang gấp hơn
11 lần so với chi phí lãi vay trong năm 2012. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng qua các
năm thể hiện xu hướng cơ cấu vốn an toàn của doanh nghiệp.
2.2.1.5. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Cổ phiếu FPT Page
9
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Hệ số biên lợi nhuận gộp 20% 20% 19%
Hệ số biên lợi nhuận ròng 8% 8% 8%
ROE (Lợi nhuận ST/Vốn chủ sở hữu) 42% 38% 32%
ROA (Lợi nhuận ST/Tổng tài sản) 14% 14% 14%
Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của doanh nghiệp như hệ số biên lợi nhuận gộp,
hệ số biên lợi nhuận ròng, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA ở mức tương đối
ổn định qua các năm từ 2010 đến 2012. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời của FPT
thể hiện sức khỏe tài chính và tỷ suất sinh lời của FPT tương đối hấp dẫn với nhà đầu
tư. Riêng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE có giảm từ 2010 đến 2012 đặc
biệt giảm mạnh trong năm 2012, chủ yếu do Công ty giảm nợ vay ngắn hạn. So với
năm 2011, nợ vay ngắn hạn năm 2012 đã giảm hơn 1.800 tỷ đồng, chủ yếu do Công
ty hoàn trả nợ vay đến hạn. Tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn còn khoảng 2.880 tỷ
đồng, chiếm 20% tổng nguồn vốn. Ngoài ra, nguồn vốn chủ sở hữu tăng trong khi lợi
nhuận giảm cũng là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm của chỉ số ROE.
2.2.1.6. Nhóm chỉ số cổ phiếu
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Thu nhập trên 1 cổ phiếu - EPS (đồng/cổ phần) 6,584 7,861 5,665
Chỉ số giá thị trường trên thu nhập P/E 9.80 6.32 6.21
Giá trị sổ sách của cổ phiếu (BVPS) 20,637 25,557 22,580
Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (P/B) 3.13 1.94 1.56
Các chỉ số liên quan tới cổ phiếu đo lường mối tương quan giữa chi phí nhà đầu tư
phải bỏ ra với lợi nhuận mà nhà đầu tư có thể thu về được từ danh mục đầu tư.
Chỉ số EPS đo lường thu nhập của nhà đầu tư trên mỗi cổ phiếu. Chỉ số này càng
cao càng thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Hệ số giá thị trường
trên thu nhập của cổ phiếu P/E là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong
quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa
giá thị trường và thu nhập của mỗi cổ phiếu. Tính đến cuối năm 2012 giá cổ phiếu
Cổ phiếu FPT Page
10
đang cao hơn so với thu nhập từ cổ phiếu FPT hơn 6 lần. Điều này thể hiện FPT là
một cổ phiếu hấp dẫn các nhà đầu tư.
2.2.2. Phân tích Dupont
Để phân tich rõ hơn khả năng sinh lời của FPT ta sử dụng phân tích Dupont theo
công thức:
ROE =
ợậế
ốủởữ
=
ợậế
x
ổàả
x
ổàả
ốủởữ
ROE = Lợi nhuận ròng biên x Vòng quay tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu
0.08
0.08
0.08
Doanh thu/Tổng tài sản 1.63
1.70
1.73
Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu 3.09
2.71
2.30
ROE 0.42
0.38
0.32
Như vậy, qua khai triển chỉ số ROE ta có thể thấy chỉ tiêu ROE được cấu thành
bởi 3 yếu tố là lợi nhuận ròng biên, vòng quay tổng tài sản và đòn bẩy tài chính.
Trong đó, lợi nhuận ròng biên không thay đổi qua các năm, Vòng quay tổng tài sản
có tăng nhưng không nhiều và ta có thể thấy rất rõ nét ảnh hưởng nhiều nhất đến chỉ
số ROE chính là chỉ số đòn bẩy tài chính. ROE của FPT cao là do doanh nghiệp đã
sử dụng đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, do chỉ số đòn bẩy tài chính liện tục giảm qua
các năm gần đây nên chỉ số ROE cũng giảm theo các năm từ 2010 đến 2012. ROE
giảm chủ yếu là do giảm nợ vay ngắn hạn và vốn chủ sợ hữu tăng trong khi lợi nhuận
giảm. Điều này thể hiện chiến lược đầu tư an toàn của doanh nghiệp trong điều kiện
nền kinh tế đang khủng hoảng, nợ xấu gia tăng như hiện nay. Mặc dù có ROE có
giảm nhưng vẫn đang ở mức lợi suất hấp dẫn nhà đầu tư.
Cổ phiếu FPT Page
11
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ ĐƯA RA KHUYẾN
NGHỊ ĐẦU TƯ
3.1. Đánh giá tình hình tài chính của FPT
Thông qua các chỉ tiêu tài chính đã phân tích ta có thể thấy tình hình tài chính của
FPT là tốt, có tiềm năng phát triển trong tương lai. Bên cạnh đó, viễn thông và công
nghệ thông tin là ngành có tiềm năng tăng trưởng rất lớn do Việt Nam vẫn là quốc
gia trong giai đoạn sơ khai ở hai lĩnh vực này, dân số trẻ, được Chính phủ quan tâm
và tạo điều kiện phát triển với mục tiêu cụ thể được đặt ra là tăng trưởng trung bình
đến năm 2015 bằng ba lần tốc độ tăng trưởng của GDP. Tuy nhiên, hiện nay kinh tế
khó khăn, Chính phủ thắt chặt chi tiêu ảnh hưởng lớn đến hoạt động và phát triển của
toàn bộ các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và FPT nói riêng.
3.2. Khuyến nghị đầu tư
Xuất phát từ tiềm năng phát triển của ngành viễn thông và công nghệ thông tin nói
chung và là hoạt động cốt lõi của FPT, chúng tôi kỳ vọng vào sự tăng trưởng bền
vững về doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất sinh lời và thu nhập trên mỗi cổ phiếu của FPT.
Cộng thêm vị thế, giá trị nội tại, thương hiệu doanh nghiệp, và tiềm năng phát triển
trong tương lai của FPT - công ty Công nghệ thông tin và Viễn thông hàng đầu tại
Việt Nam, khuyến nghị nên tham gia đầu tư dài hạn vào cổ phiếu FPT.
Cổ phiếu FPT Page
12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Slide bài giảng môn Phân tích tài chính, TS. Phan Trần Trung Dũng
2. Website Công ty cổ phần FPT:
3. Báo cáo tài chính các năm 2009,2010,2011,2012 của Công ty cổ phần FPT
4. Website Kênh thông tin Kinh tế - Tài chính Việt Nam:
5. Website Công ty chứng khoán cổ phiếu 68:
6. Website Tin nhanh và dữ liệu Chứng khoán tài chính Việt Nam:
7. Website Giải pháp tài chính thông minh:
8. Các website khác