Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

hệ thống quản lý chất lượng của công ty pepsico .gvhd đinh phượng vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.9 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
• Huỳnh Thị Mai Lan
• Phạm Vũ Thanh Bình
• Phạm Thị Phương Thu
• Nguyễn Thụy Ngọc Hân
• Phan Công Vinh Danh
1
MỞ ĐẦU
Ngày nay, mỗi công ty khi thực hiện kinh doanh sản xuất đều đặt ra cho mình mục
tiêu chất lượng cũng như những chính sách chất lượng nằm đảm bảo quá trình chất
lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ từ khâu đầu vào cho đến đầu ra. Các quy trình
đảm bảo chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng còn được gọi là hệ
thống quản lý chất lượng. Hệ thống quản lý chất lượng đã cho phép các doanh
nghiệp kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đảm bảo kế hoạch được triển khai
nhất quán, cho phép tổ chức xác định các hành động khắc phục phòng ngừa cần
thiết. Hệ thống quản lý chất lượng là công cụ cải tiến năng suất và chất lượng, vì thế
khi triển khai nó sẽ mang lại lợi ích cho toàn tổ chức. Lợi ích có thể mở rộng ra
chuỗi cung ứng nếu được áp dụng thong suốt hệ thống, cải tiến chất lượng sản phẩm
và mối quan hệ giữa nhà cung ứng, khách hàng, và người tiêu dùng cuối cùng. Tuy
nhiên, hệ thống quản lý chất lượng không phải là một hoạt động đơn lẻ, chỉ được
thực hiện bởi một nhóm người trong tổ chức. Nó được mong đợi là một hệ thống có
hiệu lực, phù hợp với hệ thống quản lý chung và là một phần trong cách thức quản
lý kinh doanh. Thông thường, tổ chức mong muốn tích hợp HTQT chất lượng với
hệ thống quản lý môi trường. Cần một thời gian dài và xây dựng để đảm bảo hai hệ
thống này được triển khai cùng nhau. Nhiều yêu cầu và thủ tục trùng nhau, và hiệu
quả hơn có thể được nhận thấy khi triển khai, đánh giá và cải tiến cùng nhau.
Qua quá trình tìm hiểu sơ bộ, chúng tôi nhận thấy Pepsico là một tổ chức đã áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng tốt, đem lại nhiều giá trị cho chính doanh nghiệp
của họ, đồng thời họ cũng đã đáp ứng được các yêu cầu về quản lý chất lượng mà


chúng tôi vừa nêu trên. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn công ty Pepsico để
nghiên cứu về đề tài hệ thống quản lý chất lượng tại chính công ty này.
2
Mục lục
MỞ ĐẦU 2
1 Giới thiệu chung 4
1.1 Sơ lược về công ty Pepsico Việt Nam 4
1.2 Quá trình hình thành phát triển 4
1.3 Các sản phẩm của công ty Pepsi 5
1.4 Nhà máy sản xuất 5
1.5 Quy trình sản xuất 9
2 Hệ thống quản lý chất lượng 13
Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm xây dựng chính sách chất lượng, hoạch định cơ cấu, trách nhiệm và
quy trình chất lượng của tổ chức. Nó cũng bao gồm việc kiểm tra thực hiện các quy trình này và tập trung
vào sự cải tiến liên tục hệ thống. TIP Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng
được nhận biết rộng rãi khắp thế giới 13
2.1 Phạm vi 14
2.1.1 Thiết kế 14
2.1.2 Sản xuất 14
2.1.3 Phân phối 14
2.2 Quan điểm 14
2.3 Chính sách chất lượng : 15
2.4 Mục tiêu chất lượng 18
2.5 Mối liên hệ giữa mục tiêu và chính sách chất lượng 18
2.5.1 ISO 22000: 2005 19
Các yêu cầu cơ bản của ISO 22000? 19
2.5.2 HACCP 20
2.5.3 ISO 14001: 2004 21
2.5.4 OHSAS 18001: 2007 22
3

1 Giới thiệu chung
1.1 Sơ lược về công ty Pepsico Việt Nam
- Công ty Nước Giải khát Quốc tế PEPSICO Việt Nam được thành lập theo
quyết địnhsố 291/GP ngày 24/12 năm 1991 của Ủy Ban Nhà Nước về hợp
tác và đầu tư. Tiền thân là một công ty liên doanh giữa SP.Co và Công ty
Macondray - Singapore.
- PepsiCo Vietnam sau khi vượt qua nhiều thị trường khác trên toàn thế giới
với các chỉ số thực hiện rất đáng tự hào với nước giải khát có ga và trở thành
công ty nước giải khát đứng đầu về thị phần tại Việt Nam với tổng số lợi
nhuận tăng nhanh vượt kế hoạch, đã hãnh diện được chọn vào danh sách
chung kết cùng với 21 thị trường khác trên toàn thế giới – là 1 trong 3 thị
trường được xếp đầu trong nhóm thị trường nước giải khát nhỏ đang phát
triển.
- Công ty nước giải khát và thực phẩm hàng đầu thế giới
- Công ty hoạt động trên gần 200 quốc gia với hơn 185,000 nhân viên trên
toàn cầu
- Công ty có doanh số hàng năm 39 tỷ đô la
- Công ty nước giải khát và thực phẩm phát triển nhanh nhất thế giới
- Công ty bao gồm PepsiCo Americas Foods (PAF), PepsiCo Americas
Beverages (PAB) và PepsiCo International (PI).
- Trụ sở chính: 88 Đồng Khởi, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh
1.2 Quá trình hình thành phát triển
- 24/12/1991 – Công ty Nước giải khát Quốc tế (IBC) được thành lập do liên
doanh giữa SP.Co và Marcondray-Singapore với tỷ lệ vốn góp 50% - 50%.
- 1994 – Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam.
- PCI được thành lập với 2 nhãn hiệu: Pepsi và 7Up.
- 1998 – PI mua 97% cổ phần, SPCo 3%, tăng vốn đầu tư lên 110 triệu đôla.
4
- 2003 – PepsiCola Global Investment mua 3% còn lại, đổi tên thành Công ty
Nước giải khát Quốc tế PepsiCo Việt Nam. Có thêm các nhãn hiệu:

Aquafina, Sting, Twister, Lipton Ice Tea.
- 2005 – Chính thức trở thành công ty có thị phần về nước giải khát lớn nhất
Việt Nam.
- 2006 – Tung ra sản phẩm Foods đầu tiên (Snack Poca)
- 2007 – Phát triển thêm ngành hàng sữa đậu nành.
- 2008 – Khánh thành nhà máy sản xuất thực phẩm đóng gói tại Bình Dương.
Tung sản phẩm Snack Poca Khoai Tây Cao Cấp, được chế biến cắt lát từ
những củ khoai tây tươi nguyên chất được trồng tại Lâm Đồng
1.3 Các sản phẩm của công ty Pepsi
- Nước giải khát Pepsi
- Nước giải khát Mirinda
- Nước giải khát 7up
- Nước soda Everness
- Bánh snack Poca
- Nước tăng lực Sting
- Nước uống thể thao Revive
- Nước tinh khiết Aquafina
- Nước cam ép Twister
-
1.4 Nhà máy sản xuất
- Pepsico có 5 nhà máy tại Việt Nam : Hóc Môn,Cần Thơ,Bắc Ninh,Bình
Dương, Điện Bàn
- Một số hình ảnh về Pepsico Vietnam.

5
Toàn cảnh Nhà máy Pepsi 512 tại Khu Công Nghiệp Việt Nam – Singapore,tỉnh
Bắc Ninh

Bên trong Nhà máy
Văn phòng làm việc trẻ trung, sống động


6
Góc làm việc tại Pepsi

Một góc của Hệ thống M&E trong Nhà máy

Hệ thống tủ điện trung, hạ thế và busway với tổng công suất 10.000 kVA

7
Hệ thống Chiller
Hệ thống PCCC
Mảng xanh trong Nhà máy

8
1.5 Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất nước ngọt hoa quả
Hình 1.2. Quy trình sản xuất nước ngọt hoa quả
- Thuyết minh Quy trình công nghê
Nước giếng khoan sau khi qua hệ thống xử lý nước đạt tiêu chuẩn nước cấp sinh
hoạt tiếp tục bơm qua hệ xử lý nước tinh lọc. Nước sau khi qua hệ xử lý nước tinh
lọc đạt tiêu chuẩn nước cấp cho sản xuất của nhà máy sẽ phối trộn định lượng với
syro (được pha giữa hương liệu và nước quả với liều lượng và nồng độ thích hợp).
9
Xử lý nước
Chiết chai/lon
Đóng nắp
Nước quả, hương liệu
Xử lý nước tinh lọc
Pha Syrô
Thành phẩm

Trộn định lượng
Sau khi trộn định lượng giữa nước và syrô tạo thành nước ngọt hoa quả sẽ qua hệ
chiết chai/lon và đóng nắp tạo thành phẩm.

10
Quy trình sản xuất nước ngọt có ga
Hình 1.3. Quy trình sản xuất nước ngọt có ga
- Thuyết minh Quy trình công nghê
Nước giếng khoan sau khi qua hệ thống xử lý nước đạt tiêu chuẩn nước cấp sinh
hoạt tiếp tục bơm qua hệ xử lý nước tinh lọc. Nước sau khi qua hệ xử lý nước tinh
lọc đạt tiêu chuẩn nước cấp cho sản xuất của nhà máy sẽ phối trộn định lượng với
syrô (được pha giữa hương liệu và nước quả với liều lượng và nồng độ thích hợp).
Sau khi trộn định lượng giữa nước và syrô tạo thành nước hoa quả sẽ qua hệ thống
bão hòa CO2 để tạo thành nước ngọt có ga rồi qua hệ thống chiết chai/lon và đóng
nắp tạo thành phẩm.
11
Xử lý nước
Chiết chai/lon
Đóng nắp
Nước quả, hương liệu
Xử lý nước tinh lọc
Pha Syrô
Thành phẩm
Trộn định lượng
Bảo hòa CO
2
Quy trình sản xuất nước tinh khiết
Hình 1.4. Quy trình sản xuất nước tinh khiết
- Thuyết minh Quy trình công nghê
Nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất của nhà máy sẽ được bơm qua hệ thống xử lý

nước để khử độ màu, độ đục, kim loại nặng …có trong trong nước. Sau đó nước
được đưa sang hệ thống khử trùng để loại bỏ vi sinh vật gây bênh. Sau khi qua hệ
thống khử trùng nước tiếp tục được đưa sang hệ thống siêu lọc nhằm đảm bảo các
tiêu chuẩn chất lượng sản phẫm nước uống tinh khiết của nhà máy trước khi qua hệ
chiết chai, đóng nắp tạo thành phẩm.
12
Chiết chai
Đóng nắp
Thành phẩm
Xử lý nước
Khử trùng, siêu lọc
Nước
Quy trình sản xuất nước trà
Hình 1.5. Quy trình sản xuất nước trà
Thuyết minh Quy trình công nghê
Nước được đưa qua hệ xử lý nước, hệ xử lý nước tinh lọc để đảm bảo các
tiêu chuẩn về chất lượng nước cung cấp cho sản xuất nước trà. Bột trà, đường với tỉ
lệ thích hợp đươc pha thành syrô, sau đó syrô được phối trôn định lượng với nước
sau khi qua hệ xử lý tạo thành dung dịch nước nước trà và được chiết chai, đóng
nắp tạo thành phẩm.
2 Hệ thống quản lý chất lượng
Hệ thống quản lý chất lượng (QMS) được tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa là
"Hệ thống quản lý để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng"
Đây là hệ thống giúp các tổ chức/doanh nghiệp đáp ứng một cách ổn định các yêu
cầu của khách hàng và cao hơn nữa là vượt quá mong đợi của khách hàng về chất
lượng sản phẩm và dịch vụ.
Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm xây dựng chính sách chất lượng, hoạch
định cơ cấu, trách nhiệm và quy trình chất lượng của tổ chức. Nó cũng bao
gồm việc kiểm tra thực hiện các quy trình này và tập trung vào sự cải tiến liên
tục hệ thống.

TIP Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng
được nhận biết rộng rãi khắp thế giới
13
Xử lý nước
Chiết chai/lon
Đóng nắp
Bột trà, Đường
Xử lý nước tinh lọc
Pha Syrô
Thành phẩm
Trộn định lượng
2.1 Phạm vi
Toàn bộ hệ thống công ty Pepsico
2.1.1 Thiết kế
Theo tiêu chuẩn Tiêu chuẩn mới ISO 2000:2005
2.1.2 Sản xuất
Dây chuyền sản xuất tại công ty PepsiCo luôn được kiểm soát đầy đủ xuyên suốt
trong toàn chuỗi dây chuyền. Điều đó để tránh những trường hợp hư hỏng có thể
xảy ra. Ngoài ra việc thường xuyên kiểm tra giúp cho công việc sản xuất được
thuận lợi hơn và chất lượng ngày càng tốt không phải gặp những sản phẩm hư hỏng.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra , kiểm soát dây chuyền xản xuất không chỉ ở khâu làm
việc mà còn ở các nguyên liệu đầu vào.Công ty luôn có khâu kiểm tra nguyên liệu
đầu vào một cách chặt chẽ. Trong quá trình sản xuất luôn có sự giám sát của các tổ
để xử lí cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩm. Ngoài ra những nhân công lao
động cũng được đào tạo kĩ lưỡng để đảm bảo chất lưỡng của sản phẩm đầu
ra.Không những vậy hệ thống máy móc sản xuất tại công ty PepsiCo là những máy
móc có chất lượng cao. Có thể nói ở công ty PepsiCo việc kiểm soát dây chuyền sản
xuất luôn được chú trọng hàng đầu.
2.1.3 Phân phối
Hệ thống phân phối và sản xuất, đóng gói bao bì tại công ty PepsiCo được đánh giá

theo tiêu chuẩn Tiêu chuẩn mới ISO 2000:2005
2.2 Quan điểm
Nhà máy luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu do danh tiếng của Công ty
cũng như do những yêu cầu khắt khe về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo
tiêu chuẩn HACCP. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được tiến hành trong suốt
quá trình sản xuất, từ khâu nguyên vật liệu đến thành phẩm.
Tất cả các sản phẩm của Nhà máy đều có đăng ký chất lượng sản phẩm với Nhà
nước. Nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, về phía Công ty đã xây dựng hệ thống
quản lý bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP.
Công ty có những thuận lợi về mặt tổ chức quản lý sản xuất do có lực lượng cán bộ
lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, đã tích lũy được
nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, bảo đảm được các yêu cầu cao về chất
lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm
14
Pepsi tuân theo một tiêu chuẩn chất lượng trên toàn cầu: tất cả các chai và
lon Pepsi-Cola luôn luôn có mùi vị tuỵệt vời và sảng khoái. Các thành phần của
sản phẩm từ nước, hương vị, đường, CO2,… đươc pha chế với quy trình công
nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, việc chuẩn hoá quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm
và hệ thống phân phối của từng địa phương cũng được sắp xếp một cách hoàn
chỉnh để đảm bảo việc dùng một chai/lon Pepsi ở nhà cũng khiến người uống cảm
thấy mát mẻ, sảng khoải, thích thú giống như uống ngay sau khi mua.
2.3 Chính sách chất lượng :
-
- PepsiCo có một thành tích tuyệt vời trong việc cung cấp các sản phẩm an
toàn,công việc này được hướng dẫn bởi Chính sách an toàn thực phẩm
của PepsiCo. Công ty tập trung vào việc xây dựng một chương trình an
toàn thực phẩm bền vững và cung cấp khuôn khổ để phát triển và duy trì
an toàn thực phẩm của các nhãn hàng. Các chương trình và thủ tục áp
dụng cho tất cả các bộ phận hiện tại và tương lai trong PepsiCo.
- Chương trình và thủ tục của PepsiCo an toàn thực phẩm và chất lượng

giải quyết các lĩnh vực chính sau đây:
- Văn bản - Trách nhiệm tổ chức đối với an toàn thực phẩm của tất cả các
cá nhân cấp của tổ chức được trình bày bằng tài liệu để đảm bảo các
quyền hạn và trách nhiệm của tất cả và quyết định chất lượng an toàn
thực phẩm cũng được hiểu rõ.
- Các yếu tố quan trọng an toàn thực phẩm - thực phẩm toàn diện
chương trình an toàn của đảm bảo tuân thủ các yếu tố an toàn thực phẩm
quan trọng sau đây: phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
(HACCP), axit sản xuất, quản lý chất gây dị ứng, quản lý khủng hoảng,
thực hành sản xuất tốt (GMP) và quản lý dịch hại.
- Quy định - PepsiCo đảm bảo tất cả các sản phẩm và quy trình phù hợp
với yêu cầu luật pháp. Bao gồm các lĩnh vực như thành phần, vật biến đổi
gen (GMO), ghi nhãn, khối lượng tịnh, thuốc trừ sâu và hoá chất tồn dư,
15
nước trái cây HACCP, quy định hương vị và bất kỳ yêu cầu của địa
phương hoặc quốc gia cụ thể.
- An ninh lương thực - Đây là trách nhiệm của mỗi hoạt động PepsiCo kế
hoạch, thiết kế, thực hiện và duy trì một kế hoạch cơ sở an ninh toàn diện
để đảm bảo sản phẩm của là an toàn cho người tiêu dùng. Một kế hoạch
cơ sở an ninh được thực hiện bởi mỗi trung tâm nhà máy, cơ sở và phân
phối, phù hợp với các tiêu chuẩn cơ sở và khuôn khổ được thiết lập bởi
Tổ chức An ninh PepsiCo. Nó bao gồm một đánh giá hàng năm về hiệu
quả và được cập nhật khi cần thiết.
- Thiết kế sản phẩm - Tất cả các sản phẩm PepsiCo, thiết bị chế biến và
các cơ sở được thiết kế, phát triển và thương mại hóa một cách cho phép
các trang web sản xuất để sản xuất sản phẩm đó là an toàn, hợp pháp và
phù hợp cho người tiêu dùng. Nghiên cứu và Phát triển và thương mại
hóa các đội bóng chịu trách nhiệm để đảm bảo quy trình và các sản phẩm
đáp ứng tất cả các yêu cầu quy định và được thiết kế để được an toàn cho
người tiêu dùng. Trang thiết bị và mua sắm thiết kế phải đáp ứng tất cả

các tiêu chuẩn cho việc tuân thủ GMP và thiết kế vệ sinh.
- Sản xuất - PepsiCo cam kết sản xuất các sản phẩm an toàn và phù hợp
cho người tiêu dùng.Để đạt được điều này bằng cách đảm bảo quá trình
được kiểm soát, nguyên liệu được quản lý một cách thích hợp và hoàn
thành sản phẩm được xử lý một cách chính xác. Sản xuất bao gồm các
điều khiển thiết bị xử lý như sau: phù hợp với đặc điểm kỹ thuật, thiết bị
bảo dưỡng phòng ngừa, hiệu chuẩn, xác minh thiết bị, khởi động và hoạt
động thay đổi giao. Các chương trình sau đây quản lý nguyên liệu, vật
liệu và hàng hóa trong quá trình hoàn thành: thủ tục truy xuất nguồn gốc
sản phẩm, kiểm tra và thử nghiệm, đến nguyên liệu và điều khiển đóng
gói, chất lượng nước, chất lượng bao bì, kiểm soát sản phẩm không phù
16
hợp, sửa chữa sản phẩm và xem xét phê duyệt và sữa sai. Kho được
thường xuyên đánh giá, phê duyệt và giám sát.
- Tài liệu - PepsiCo đảm bảo tất cả các tài liệu và hồ sơ thực hiện theo quy
định của chính phủ và an toàn thực phẩm . Điều này bao gồm một danh
sách tổng thể được xác định các tài liệu và trách nhiệm được giao cho
quản lý tài liệu. Hồ sơ được duy trì để chứng minh sự tuân thủ với các chi
tiết kỹ thuật sản xuất và chính sách.
- Cung cấp chất lượng - Tất cả các thành phần mua được mua sắm dựa
trên đặc điểm kỹ thuật đã được phê duyệt trước. Nhà cung cấp phải thông
qua một quá trình phê duyệt nghiêm ngặt. Cơ sở sản xuất chỉ nhận được
các thành phần thô từ các nhà cung cấp đã được phê duyệt. Nhà cung cấp
hiệu suất được thường xuyên theo dõi, ghi lại và đánh giá lại.
- Kiểm soát và tự đánh giá - PepsiCo có một khuôn khổ được thành lập,
trong đó nó thực hiện kiểm toán hàng năm an toàn thực phẩm của sản
xuất và nhà cung cấp. Những kiểm soát cung cấp các đánh giá của các cơ
sở sản xuất cho hiệu quả, tuân thủ và cải thiện phù hợp với chính sách an
toàn thực phẩm và thủ tục của PepsiCo
- Hành động khắc phục và phòng ngừa được bắt đầu trong từng khâu sản

xuất tránh xảy ra những sự cốcó thể xảy ra liên quan đến thông số kỹ
thuật sản phẩm, quá trình hoặc gói Chương trình hành động khắc phục
bao gồm xử lý hiệu quả và kịp thời các khiếu nại của người tiêu dùng /
khách hàng, phân tích nguyên nhân gốc, kiểm soát cho hiệu quả của
chương trình và theo dõi điều tra.
- Đào tạo - Mỗi bộ phận chức năng xác định nhu cầu đào tạo và cung cấp
đào tạo cho tất cả các liên kết, bao gồm cả toàn thời gian, bán thời gian,
17
tạm thời và các nhà thầu. Điều này đảm bảo họ có mức độ thích hợp của
kinh nghiệm, giáo dục và đào tạo cần thiết để có hiệu quả thực hiện các
hoạt động yêu cầu quy định trong Chính sách an toàn thực phẩm của
PepsiCo. Một kế hoạch đào tạo kinh doanh phải được thiết lập để giải
quyết đào tạo an toàn thực phẩm HACCP, quản lý chất gây dị ứng, sản
xuất acid thấp, GMP, kiểm soát sản phẩm không phù hợp, an toàn liên
kết, an ninh lương thực và các ứng dụng công việc cụ thể.
- Người tiêu dùng và khách hàng hài lòng - PepsiCo đảm bảo các thủ tục
để giám sát người tiêu dùng và sự hài lòng của khách hàng. Các thủ tục
phải cung cấp các phản ứng kịp thời và chính xác các khiếu nại của khách
hàng và phấn đấu cải tiến liên tục.
PepsiCo có các chuyên gia chất lượng đánh giá sản phẩm tuân thủ Chính sách chất
lượng của PepsiCo giám sát các lĩnh vực sau:
- An toàn thực phẩm
- Đổi mới (R & D)
- Sản xuất chất lượng
- Nhà cung cấp chất lượng
- Nhà máy Chất lượng
2.4 Mục tiêu chất lượng
PepsiCo sản xuất đồ uống an toàn nhất, chất lượng cao nhất và hương vị tốt nhất và
các loại thực phẩm trên thế giới. Phát triển và duy trì các chương trình an toàn thực
phẩm mạnh mẽ là làm thế nào đảm bảo an toàn cho mỗi sản phẩm, mỗi ngày ở mọi

thị trường.
2.5 Mối liên hệ giữa mục tiêu và chính sách chất lượng
Giữa mục tiêu chất lượng và chính sách chất lượng có mối quan hệ mật thiết với
nhau chẳng hạn: công ty đặt vấn đề an toàn thực phẩm lên hàng đầu và bên cạnh đó
ở mỗi khía cạnh đưa ra đều liên quan đến an toàn thực phẩm như : an ninh lương
18
thực, cung cấp chất lượng, sản xuất…ở chính sách chất lượng công ty đã đưa ra là:
“ Công ty tập trung vào việc xây dựng một chương trình an toàn thực phẩm bền
vững và cung cấp khuôn khổ để phát triển và duy trì an toàn thực phẩm của các
nhãn hàng” thì ở mục tiêu chất lượng công ty có đề cập đến đó là :” PepsiCo sản
xuất đồ uống an toàn nhất, chất lượng cao nhất và hương vị tốt nhất và các loại thực
phẩm trên thế giới”. Điều đó cho thấy chính sách chất lượng của công ty luôn đáp
ứng được mục tiêu đã đề ra ban đầu. Điều này khiến chất lượng sản phẩm ngày
càng tốt hơn vì đã được lên kế hoạch từ trước.
2.5.1 ISO 22000: 2005
Là hệ thống quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, có cấu trúc tương tự như
ISO 9001:2000 và được dựa trên nền tảng của 7 nguyên tắc HACCP & các yêu cầu
chung của hệ thống quản lý chất lượng, rất thuận tiện cho việc tích hợp với hệ thống
ISO 9001:2000
Bao gồm 8 điều khoản
1. Pham vi
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩ
4. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
5. Trách nhiệm lãnh đạo
6. Quản lý nguồn nhân lực
7. Hoạch định và tạo sản phẩm an toàn
8. Thẩm định,thẩm tra và cải tiến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Các yêu cầu cơ bản của ISO 22000?
Các chương trình tiên quyết: GMP, SSOP

· Kiểm soát nguyên liệu đầu vào
· Nhà xưởng và thiết bị
· Kiểm soát hoạt động sản xuất
· Hệ thống làm sạch
· Vệ sinh cá nhân
· Kiểm soát vận chuyển, lưu kho và phân phối
· Thông tin về sản phẩm
· Đào tạo nhân viên
Chương trình HACCP
· Nhận dạng các mối nguy
19
· Xác định các điểm kiểm soát quan trọng (CCP)
· Thiết lập các giá trị tới hạn cho mỗi CCP
· Thiết lập hệ thống giám sát cho mỗi CCP
· Thiết lập các hành động khắc phục
· Thiết lập các thủ tục thẩm định
· Thiết lập hệ thống tài liệu và lưu hồ sơ

2.5.2 HACCP
- HACCP là từ viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point
trong tiếng Anh và có nghĩa là "hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát
điểm tới hạn", hay "hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các
mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm".
- HACCP là hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân tích các mối
nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu. Đó là công cụ phân tích nhằm bảo
đảm an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm. HACCP bao gồm những
đánh giá có hệ thống đối với tất cả các bước có liên quan trong quy trình
chế biến thực phẩm, đồng thời xác định những bước trọng yếu đối với an
toàn chất lượng thực phẩm. Công cụ này cho phép tập trung nguồn lực kỹ
thuật, chuyên môn vào những bước chế biến có ảnh hưởng quyết định

đến an toàn chất lượng thực phẩm.
- Giá trị của HACCP có thể áp dụng trong quá trình sản xuất,từ người sản
xuất tới người tiêu dùng cuối cùng.Bên cạnh đó HACCP còn tạo điều
kiện cho các hoạt động kiểm tra và chứng nhận của cơ quan có thẩm
quyền
HACCP bao gồm 6 nguyên tắc cơ bản sau :
1. Phân tích mối nguyên hại
2. Xác định các điểm kiểm soát tới hạn
3. Thiết lập hệ thống giám sát các điểm kiểm soát tới hạn
4. Xác định các hoạt động khắc phục
5. Xác lập các thủ tục thẩm định
6. Thiết lập hệ thống hồ sơ tài liệu
20
2.5.3 ISO 14001: 2004
SO 14001 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường (EMS) nó đưa ra các yêu
cầu về quản lý môi trường cần đáp ứng cho của tổ chức. Mục đích của bộ tiêu chuẩn
này là giúp các tổ chức sản xuất / dịch vụ bảo vệ môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và
cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường của mình
1. Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý môi trường phù hợp với các yêu cầu của
tiêu chuẩn
2. Thiết lập một chính sách môi trường
3. Xác định các khía cạnh môi trường của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ
của mình
4. Xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ
5. Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu môi trường và kế hoạch để đạt được các mục tiêu
và chỉ tiêu này
6. Xác định, lập thành văn bản và thông báo về vai trò, trách nhiệm và quyền
hạn
7. Xác định nhu cầu & thực hiện đào tạo
8. Thiết lập và duy trì các thủ tục trao đổi thông tin nội bộ và bên ngoài

9. Thiết lập và phổ biến các tài liệu của hệ thống quản lý môi trường
10.Kiểm soát các tài liệu được áp dụng
11.Đảm bảo rằng các thủ tục liên quan đến các khía cạnh môi trường có ý nghĩa
được thực hiện / kiểm soát
12.Thiết lập và thử nghiệm sự chuẩn bị và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp
13.Giám sát và đo lường các hoạt động của mình có thể gây tác động đáng kể
đến môi trường
14.Đánh giá sự tuân thủ (vớI các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác và tổ
chức đề ra)
15.Thiết lập và duy trì các thủ tục xác định trách nhiệm và quyền hạn trong việc
xử lý và điều tra sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động
phòng ngừa
16.Thiết lập và duy trì thủ tục kiểm soát hồ sơ môi trường
17.Lập chương trình & thực hiện đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường
để xác định sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001
18.Thiết lập quá trình xem xét lại hệ thống quản lý môi trường nhằm đảm bảo
tính thích hợp, đầy đủ và hiệu quả liên tục của hệ thống
21
2.5.4 OHSAS 18001: 2007
- OHSAS 18001:2007 được ban hành vào ngày 1 tháng 7 năm 2007 là tiêu
chuẩn hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất cả các tổ chức mong muốn loại bỏ
hoặc giảm thiểu rủi ro cho nhân viên hoặc những nhà đầu tư khác mà có
thể rơi vào rủi ro an tòan sức khỏe nghề nghiệp với các hoạt động của họ.
- Các tổ chức áp dụng hệ thống OHSAS 18001 có trách nhiệm và quyền
hạn được xác định rõ ràng, có các mục tiêu để cải tiến, với kết quả đo
lường đựợc và phương pháp được xây dựng để đánh giá rủi ro. Điều này
bao gồm theo dõi việc thiếu khả năng quản lý an toàn sức khỏe, đánh giá
hoạt động và xem xét chính sách và mục tiêu.
• Nhận diện mối nguy, kiểm soát việc xác định và đánh giá rủi ro

• Yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác
• Các chương trình OHS và Mục tiêu
• Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm, giải trình và quyền hạn.
• Năng lực, đào tạo và nhận thức
• Giao tiếp, tham gia và tư vấn.
• Kiểm soát thực hiện
• Chuẩn bị và ứng phó với các trường hợp khẩn cấp.
• Đo lường, giám sát và cải tiến việc thực hiện
Tài liệu tham khảo
www.pepsicocareer.com.vn
www.pepsico.com
www.iso.com.vn
Giáo trình Quản trị chất lượng,Trường Đại học Kinh tế TPHCM
22
23

×