Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vai trò và ứng dụng của Pháp luật tư sản -2 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.83 KB, 5 trang )


6

Khi đ• giành được chính quyền trở thành giai cấp thống trị, giai cấp tư sản
đương nhiên phải đứng ra gánh vác việc cai quản x• hội, điều hành công việc, thực
thi quyền lực đối với toàn x• hội. Hiến pháp được dùng để thể chế hoá quyền
thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức các quy định hiến pháp về tự do, dân
chủ, bình đẳng và cơ chế tổ chức quyền lực nhà nước theo lối phân quyền.
Hiến pháp còn ghi nhận các quyền tự do, dân chủ mà trước hết là quyền tự do về
kinh tế là phù hợp với quan hệ sản xuất tư sản chủ nghĩa. Trong quan hệ kinh
doanh, hợp đồng cần phải có sự bình đẳng, ngang quyền về mặt lợi ích và được
đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật, tự do ý chí được thể hiện thành các quyền
tự do dân chủ.
5.2.2. Chế định về quyền và nghĩa vụ của công dân

Phải nói rằng hiến pháp tư sản ra đời đ• đem lại rất nhiều những quyền lợi cho
dân chúng mà trước đây họ chưa từng được có.
Địa vị pháp lí của công dân trong pháp luật tư sản được xác định bằng các
quyền tự do dân chủ rộng r•i gấp nhiều lần so với địa vị pháp lí của người nông
dân dưới chế độ phong kiến.Trong quá khứ cũng như hiện tại, chế định này bao
giờ cũng được coi là thành tựu lớn mà giai cấp tư sản đ• mang lại cho nền văn
minh của nhân loại.
Trong chế định về quyền và nghĩa vụ công dân: Hiến pháp nêu lên quyền cơ
bản của công dân, quyền tư hữu, là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm,
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp…

7

Hiến pháp Mỹ bổ sung thêm một số quyền của công dân: quyền bất khả xâm
phạm về chỗ ở, thư tín, quyền khước từ việc công khai trước toà làm tổn hại cho
họ.


5.2.3. Về chế độ bầu cử
So với chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, việc áp dụng phương pháp
bầu cử để lập ra các cơ quan nhà nước của chế độ tư bản là một phương pháp dân
chủ, là một bước tiến bộ lớn lao. Nó loại trừ quan niệm là quyền lực nhà nước xuất
pháp do trời định sẵn: vua là thiên tử, quan lại là con dòng cháu giống trong hoàng
tộc, họ sinh ra để cai trị, buộc những người dân phải phục tùng và tuân theo. Tuy
nhiên những yêu cầu trong chế định này quy định những cử tri phải là người có số
tài sản lớn nhất định, có trình độ văn hoá nhất định, điều kiện về tuổi tác, …
6. Các chế định trong dân luật
Những nguyên tắc cơ bản trong dân luật tư sản là quyền bình đẳng của các
công dân trong những quan hệ dân luật.
6.1. Chế định về quyền tư hữu tư sản
Quyền tư hữu được coi là quyền tự nhiên của con người, đó là quyền thiêng
liêng bất khả xâm phạm. Tất cả những vấn đề liên quan tới cơ sở xác định quyền
sở hữu, việc chuyển giao quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu được quy định cụ
thể.
Để bảo vệ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm đó, một mặt pháp luật tư sản
quy định các biện pháp trừng trị kiên quyết các hành vi xâm phạm chế độ tư hữu,
mặt khác cũng hạn chế những chế tài có khả năng làm tổn hại đến nó.

8

Quyền tư hữu gồm có ba quyền: Quyền định đoạt, quyền chiếm hữu, và quyền
sử dụng.Các quyền này được bảo vệ đặc biệt, luật tránh mọi quy định làm phương
hại đến quyền tư hữu.
Bộ luật được chia vật sở hữu thành hai loại: động sản và bất động sản.
Chế định quyền sở hữu trong pháp luật tư sản có độ hoàn thiện cao. ở chừng
mực nhất định, sự hoàn thiện này tạo ra được sự an toàn, ổn định cho những người
có tài sản về phương diện pháp lý. Nhà nước tư sản đặc biệt quan tâm đến việc bảo
vệ quyền sở hữu bởi trước tiên điều này liên quan tới các nhà tư sản, những người

chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong dân cư nhưng lại nắm giữ tỉ lệ rất lớn của cải trong x• hội.
6.2. Chế định hợp đồng và trái vụ tư sản
Chế định hợp đồng trong pháp luật tư sản được coi là một chế định hoàn thiện
và ít mang dấu ấn chính trị. Chính vì lí do đó nên chế định hợp đồng trong pháp
luật các nước tư sản có mức tương đồng cao, có thể nói đó là chế định pháp luật có
tính nhất thể hoá cao trong pháp luật tư sản.
Loại hợp đồng này là hình thức trao đổi chủ yếu của chủ nghĩa tư bản. Dân luật
xác định quyền tự do và bình đẳng biểu hiện ý chí của các bên tham gia hợp đồng.
Các bộ luật dân sự đều quy định rõ những điều kiện đảm bảo thực hiện hợp đồng.
Pháp luật chỉ cho phép huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp có sự đồng ý của tất
cả các bên đ• tham gia kí kết hợp đồng.
Những thiên tai hay chiến tranh chỉ là lí do để trì ho•n việc thực hiện hợp đồng
chứ không phải là căn cứ để huỷ bỏ hợp đồng.

9

ở giai đoạn đầu, giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh nguyên tắc tự do hợp đồng
được tuân thủ triệt để, được nhà nước, pháp luật tư sản bảo vệ triệt để.
6.3. Chế định về hôn nhân và gia đình
So với pháp luật phong kiến, ở chế định này có những tiến bộ đáng kể. Trong
pháp luật tư sản quy định những người kết hôn phải đạt một độ tuổi nhất định, họ
tự nguyện lấy nhau chứ không bị ép gả như trong x• hội phong kiến.
Dân luật tư sản củng cố quan hệ không bình đẳng trong gia đình, pháp luật bảo
vệ gia đình hợp pháp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con cái trong giá thú.
7. Chế định của luật hình sự
Luật hình sự tư sản có những tiến bộ lớn về hình thức pháp lí so với luật hình
phong kiến. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không có quy định về
tội chống tôn giáo và các nguyên tắc về hình luật mà bản tuyên ngôn về nhân
quyền và dân quyền của nước Pháp đ• đề ra.
Các hình phạt trong nhà nước tư sản cũng bớt d• man hơn, thể hiện tính nhân

đạo của giai cấp nắm quyền.Các hình phạt man rợ bị b•i bỏ và giảm nhẹ hình phạt
cho những tội không nặng.
8. chế định tố tụng và tổ chức tư pháp
Một sự tiến bộ có thể nói tới trong pháp luật tư sản đó là quyền tư pháp đ• tách
khỏi quyền hành pháp. Quan chức hành pháp không được nắm quyền xét xử mà
quyền này được trao một cơ quan chuyên trách là toà án, tố tụng được tách thành
tố tụng hình sự và tố tụng dân sự.

10

Tố tụng tư sản là cơ sở pháp lý để bảo vệ cho hệ thống tư pháp thực hiện chức
năng của nó, ở các nước khác nhau tổ chức tư pháp cũng khác nhau. Chẳng hạn ở
Pháp, việc xét xử của phong kiến trước kia đ• được thay thế bằng hệ thống toà án
tư sản, gồm có toà phúc thẩm, toà sơ thẩm và toà hoà giải.




Kết luận

Pháp luật tư sản đ• trở thành một phương tiện quan trọng nhất của nhà nước tư sản
để quản lí x• hội. Nó mang lại cho nền văn minh nhân loại nhiều tiến bộ lớn, tuy
nhiên do dựa trên những quan hệ sản xuất của chế độ tư hữu và bóc lột mà pháp
luật tư sản không tránh khỏi chính những hạn chế lịch sử của nhà nước tư sản. Xét
ở góc độ tích cực, chúng ta phải khẳng định rằng cùng với sự thay đổi của nhà
nước tư sản, pháp luật tư sản đã dần trở thành một công cụ điều tiết có hiệu quả
của toàn xã hội. Ngoài ra, nó còn bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân mà chúng ta đều nhận thấy.
Sự ổn định của xã hội tư sản hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào chức năng xã hội và
tính hiệu quả của pháp luật. Nó góp phần thúc đẩy cho một xã hội không ngừng

phát triển và một thành tựu khác đó là giá trị toàn cầu hoá của nó.

×