Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Đề tài "chính sách phát triển lâu bền, nâng cao dần chất lượng của người lao động " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.38 KB, 24 trang )

Đề tài
"Chính sách phát triển lâu bền,
nâng cao dần chất lượng của người
lao động "
1
1
MỤC LỤC
2
2
LỜIMỞĐẦU
Trong thời đại ngày nay, thời đại mà khoa học đã thực sự trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp, với sự phát triển mạnh mẽ của
nhiều ngành khoa họcvà công nghệ hiện đại, với hàm lượng chất xám
ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong mỗi sản phẩm làm ra, con người càng
tỏ rõ vai trò quyết định của nó trong tiến trình phát triển của xã hội,
của lịch sử nhân loại. Biện chứng của sự phát triển trong trời đại ngày
nay đang đòi hỏi con người phải bộc lộđầy đủ hơn nữa “ sức mạnh bản
chất người ” của mình một cách hiện thực và sinh động hơn, phong
phú vàđa dạng hơn, văn hoá và trí tuệ hơn với những cá tính độc đáo
và những phẩm chất năng động, sáng tạo của con người hiện đại. Do
vậy, trong thời đại ngày nay, khi nói con người là nguồn lực quan
trọng nhất của sự phát triển xã hội,đặc biệt là sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoáđất nước.Với tư cách ấy, con người đãđược đặt ở vị
trí cao nhất của sự phát triển xã hội, tiến bộ lịch sử, thế giới tinh thần
của con người được coi là tinh hoa của lịch sử văn minh,văn hoá, là
giá trị của mọi giá trị, là cội nguồn của mọi sự phát triển.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới hơn lúc nào hết chúng ta cần
phải hiểu sâu sắc những giá trị lớn lao vàý nghĩa quyết định của nhân
tố con người. Do vậy để tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện
đại hoá thì một nước đang ở trình độ thấp, kém phát triển như nước ta
không thể không xây dựng một chính sách phát triển lâu bền, nâng cao


dần chất lượng của người lao động, phát huy được nhân tố con người
để phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất
nước.
3
3
I-Lý luận về con người.
1-Các quan niệm khác nhau về con người.
Chúng ta đều biết, với học thuyết duy vật về lịch sử của mình,
các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã khẳng định tiến trình phát triển lịch
sử của xã hội loài người là quá trình lịch sử-tự nhiên, là sự thay thế lẫn
nhau của các hình thái kinh tế-xã hội, hình thái kinh tế-xã hội cũđược
thay thế bởi hình thái kinh tế-xã hội mới cao hơn. Bằng hoàt động cải
tạo thế giới, hoạt động thực tiễn của mình, con người không chỉ phát
triển và hoàn thiện chính bản thân mình, mà còn sáng tạo ra lịch sử
của chính mình-lịch sử xã hội loài người.
Từ thời cổđại đến nay, vấn đề con người luôn luôn giữ vị trí
quan trọng trong các học thuyết triết học.Triết học cổđại coi conngười
là tiểu vũ trụ, bản chất con người là bản chất của vũ trụ.
Con người là vật cao quý nhất trong trời đất, là hoa của đất, là chúa tể
của muôn loài, chỉđứng sau có thần linh. Con người được chia ra
thành phần hồn và phần xác.
Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cho rằng phần hồn là do thượng
đế sinh ra và qui định , chi phối phần xác, linh hồn con người là bất tử.
Các học thuyết triết học duy tâm tuyệt đối hoá hoạt động của đời sống
tinh thần, coi toàn bộ thế giới tinh thần bao gồm tư tưởng, tình cảm,
khát vọng của con người như một thực thể bị chia cắt khỏi quá trình
tâm sinh học.Các quan niệm duy tâm về bản chất của con người tìm
thấy sự hoàn thiện của mình trong hệ thống triết học duy tâm của Hê-
4
4

ghen. Đặc biệt, Hê-ghen đãđưa ra nhiều kiến giải có giá trị về vấn đề
con người mặc dù hệ thống triết học là hiện thân của ý niệm tuyệt đối,
đời sống con người chỉđược xem xét về mặt tinh thần. Song He-ghen
cũng là người đầu tiên thông qua việc xem xét cơ chế hoạt động của
đời sống tinh thần mà phát hiện ra quy luật về sự phát triển của đời
sống cá nhân. Phơ-bách sau khi đoạn tuyệt với chủ nghĩa duy tâm Hê-
ghen đã phê phán tính siêu tự nhiên, phi thể xác trong quan niệm con
người của triết học He-ghen. Phơ-bách quan niệm con người là sản
phẩm tự nhiên, có bản tính tự nhiên, là con người sinh học trực quan,
bị phụ thuộc vào hoàn cảnh. Phơ-bách chứng minh mối liên hệ không
chia cắt được của tư duy với những quá trình vật chất diễn ra trong cơ
thể con người.
Nhìn chung , các quan điểm triết học nói trên đều xem xét con
người một cách trừu tượng do đóđãđi đến những cách lý giải cực
đoan, phiến diện.
Chủ nghĩa Mác đã kế thừa và khắc phục những mặt hạn chế,
đồng thời phát triển những quan niệm về con người đã có trong các
học thuyết triết học trước đây đểđi tới quan niệm về con người hiện
thực, con người hoạt động thực tiễn cải tạo tự nhiên và xã hội. Với tư
cách là con người hiện thực, con người vừa là sản phẩm của tự nhiên
và xã hội, đồng thời vừa là chủ thể cảo tạo tự nhiên và xã hội. Hay nói
cách khác, chủ nghĩa Mác xem xét con người như một thực thể sinh
học-xã hội.
5
5
2-Con người là một thực thể sinh học-xã hội.
Con người là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả của sự tiến hoá
lâu dàI của giới hữu sinh. Con người tự nhiên là con người sinh học
mang bản tính sinh vật. Cái sinh học trong con người quy định sự hình
thành những hiện tượng và quá trình tâm lý trong con người làđiều

kiện quyết định sự tồn tại của con người. Song con người không phải
làđộng vật thuần tuý như các động vật khác mà là một động vật cótính
chất xã hội với tất cả nội dung văn hoá lịch sử của nó. Con người là
sản phẩm của xã hội, là con người xã hội, mang bản tính xã hội. Con
người chỉ có thể tồn tại được mộtkhi con người tiến hành lao động sản
xuất ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu sinh học của mình. Lao động
sản xuất là yếu tố quyết định hình thành con người vàý thức.
Chính lao động đã quy định bản chất xã hội của con người, quy
định cáI xã hội của con người và xã hội lại quy định sự hình thành cá
nhân và nhân cách. Vì con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội
cùng các quy luật biến đổi của chúng.
Với tư cách là con người xã hội, con người sản xuất ra của cải
vật chất, tác động vào tự nhiên để cải tạo tự nhiên, con người là chủ
thể cải tạo tự nhiên. Con người là sản phẩm của tự nhiên, con người
chỉ có thể thống trị tự nhiên nếu biết tuân theo và nắm bắt các quy luật
của bản thân giới tự nhiên.
Con người không những là sản phẩm của xã hội mà còn là chủ
thể cải tạo xã hội. Bằng hoạt động lao động sản xuất, con người sáng
tạo toàn bộ nền văn hoá vật chất và tinh thần. Mặc dù tự nhiên và xã
hội đều vận động theo những quy luật khách quan, nhưng trong quá
trình hành động, con người luôn luôn xuất phát từ nhu cầu, động cơ và
6
6
hứng thú, theo đuổi những mục đích nhất định và do đóđã tìm cách
hạn chế hay mở rộng phạm vi tác dụng của quy luật cho phù hợp với
nhu cầu và mục đích của mình.
Như vậy, con người vừa là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, vừa
là chủ thể cải tạo tự nhiên và xã hội.
3-Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà
những quan hệ xã hội.

Xuất phát từ con người hiện thực, thực tiễn, Mác đã nhận thấy
lao động đóng vai trò quyết định trong việc phân định ranh giới giữa
con người vàđộng vật.
Vì lao động là hoạt động xã hội nên mọi sự khác biệt giữa con
người vàđộng vật đều là kết quả cuả cuộc sống con người trong xã hội.
Cá nhân là thực thể xã hội và bản chất con người có tính lịch sử cụ
thể. Điều đó quy định sự khác nhau của con người trong các thời đại
khác nhau, sự khác nhau này tuỳ thuộc vào sự phát triển của xã hội, sự
thay đổi các quan hệ xã hội và giao tiếp. Vì vậy, bản chất con người là
tổng hoà các quan hệ xã hội trong hiện tại mà cả trong quá khứ.
Vậy, từđó rút ra ba kết luận :
-Bản chất chung nhất, sâu sắc nhất của con người là tổng
hoà các mối quan hệ giữa người và người trong xã hội diễn ra trong
hiện tại và cả trong quá khứ.
-Bản chất của con người không phải là cốđịnh, bất biến mà
có tính lịch sử cụ thể.
7
7
-Không thể hiểu bản chất con người bên ngoài mối quan hệ
giữa cá nhân và xã hội.
Nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại
hoáđất nước.
II-Nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoáđất nước.
1-Vai trò của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong sự vận động và
phát triển của đời sống xã hội.
Từ xưa và cho đến tận bây giờ, Việt Nam vẫn là một nước nông
nghiệp lạc hậu và chậm phát triển. Để mau chóng thoát khỏi tình trạng
đó chúng ta không có con đường nào khác ngoài con đường công
nghiệp hoá hiện đại hoá. Công nghiệp hoá hiện đại hoá xã hội theo

định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, văn minh ”, mà còn là “ một cuộc cách mạng toàn diện
và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vựcvủa đời sống xã hội ”. Phát triển
con người Việt Nam hiện đại đó chính làđộng lực là mục tiêu nhân
văn là cơ sở lâu bền tạo đà cho bước phát triển tiếp theo của sự nghiệp
công nghiệp hoá hiện đại hoá, mà chúng ta đang thực hiện. Cái yếu
tốđó mọi người dễ dàng nhận biết song để bảo đảm thực hiện cho có
hiệu quả và không mắc phải sai lầm thì lại không dễ dàng bởi vì từ chỗ
thấy được tính tất yéu không cẩn thận dễ xảy ra duy ý chí nhưđã từng
xảy ra trước đây hoặc trái lại nếu chỉ thấy khó khăn bất lợi thiếu điều
kiện mà không quyết tâm thực hiện sẽ tụt hậu xa so với thế hiới hoặc
bằng mọi cách mọi biện pháp giải quyết khó khăn đó bấ kể lợi hay hại
sẽ dẫn đến hậu quả khó lường trước được. Chính vì vậy cần nắm vững
những quan điểm cơ bản về công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
8
8
Đối với nước ta đang trong trời kỳ quáđộ lên chủ nghĩa xã hội thì việc
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại là một
nhiệm vụ to lớn và một yêu cầu khách quan bởi vì cơ sỏ vật chất kỹ
thuật của nền sản xuất hiện đại đòi hỏi phải dựa trên trình độ kỹ thuật
công nghệ ngày càng cao hơn, hiện đại hơn, điều đó không chỉ dừng
lại ở chỗ những yếu tố của cơ sở sản xuất được cơ khí hoá mà trình độ
công nghệ phải tiên tiến và thường xuyên được đổi mới. Công nghiệp
hoá và hiện đại hoá chính là con đường và bước đi tất yếu để tạo ra cơ
sở vật chất kỹ thuật trong nền sản xuất hiện đại.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm thay đổi căn bản kỹ thuật
công nghệ sản xuất tăng năng suất lao động. Công nghiệp hoá chính là
thực hiện xã hội hoá về mặt kinh tế-kỹ thuật tăng trưởng và phát triển
kinh tế với tốc độ cao, góp phần ổn định ngày càng nâng cao đời sống
vật chất và văn hoá của mọi thành vuên trong cộng đồng xã hội.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển mối quan hệ kinh tế
giữa các ngành vùng trong phạm vi một nước và giữa các nước với
nhau, nó nâng cao trình độ quản lý kinh tế của Nhà nước, nâng cao
khả năng tích luỹ mở rộng sản xuất làm xuất hiện thêm ngành nghề
mới để từng bước giải quyết những nhu cầu việc làm cho người lao
động.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá không ngừng nâng cao vai trò của
nhân tố con người trong nền sản xuất đặc biệt trong nền sản xuất lớn
hiện đại kỹ thuật cao. Chỉ trên cơ sở thực hiện tốt công nghiệp hoá,
hiện đại hoá mới có khả năng thực hiện và quan tâm đầy đủđến sự
phát triển tự do và toàn diện nhân tố con người làm cho con người trở
nên hiện đại nắm bắt được những tiến bộ mới.
9
9
Như vậy thực chất của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là
tạo ra một nền sản xuất lớn hiện đại với mục tiêu cuối cùng là phát
triển con người toàn diện và con người ởđây không chỉđược hiểu với
tư cách là người lao động sản xuất mà còn với tư cách là công dân
trong xã hội, một cá nhân trong tập thể một cộng đồng. Đó không chỉ
làđội ngũ những người lao động có trình độ…mà còn là những công
dân yêu nước ý thức được nguy cơ tụt hậu để cùng nhau cố gắng vì sự
nghiệp chung.
Như vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá xuất phát từ yếu tố con
người và cũng do con người tạo nên. Thật vậy, trong cơ chế quản lý,
cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp của xã hội thời kỳ
trước đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất đồng thời tạo ra
những mối quan hệ sản xuất không phù hợp dẫn đến tình trạng trì trệ,
kém phát triển, kinh tếđời sống của người lao động không đảm bảo
trong khi nhu cầu của con người ngày càng phát triển do đóđòi hỏi
phải có một cơ chế quản lý mơí, một môi trường xã hội mới đểđáp

ứng nhu cầu, lợi ích và các mối quan hệ xã hội ngày càng phát triển
của con người và công nghiệp hoá, hiện đại hoá là bước đi tất nhiên và
mang tính khách quan để tạo ra một nền sản xuất hiện đại vì một cộng
đồng ngày mai.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ xuất phát từ yếu tố con
người mà do con người tạo nên và chỉ khi nào có nguồn nhân lực mới
thành công bởi nhưđã phấn tích ở trên con người là chủ thể của mọi
hoạt động sản xuất vật chất hiện đại, trang bị kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến cho ngành kinh tế quốc dân chỉ có thể thực hiện được trên cơ
10
10
sởđội ngũ người lao động, các cán bộđầu ngành, chính sách phát triển
của Đảng và Nhà nước.
Tóm lại, việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là bước đi
tất yếu trong đó phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự
phát triển nhanh bền vững của nền kinh tếđất nước đồng thời gắn tăng
trưởng kinh tế với việc cải thiện đời sống nhân dân.
2-Vai trò của việc phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước.
Đối với đất nước ta khi chiến lược phát triển đất được xác định là “đẩy
mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoáđất nước” theo định hướng xã hội
chủ nghĩa nhằm mục tiêu “dân giàu nước mạnh xã hội công bằng
minh”, thì vấn đề xác định dúng và huy động có hiệu quả những
nguồn lực vốn có và có thể tạo ra trong tiến trình phát triển càng trở
nên quan trọng.
Khi xác định chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn hiện
nay, Đảng ta đã chỉ rõ những nguồn lực làm cơ sở cho việc thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoáđất nước là :
nguồn lực con người Việt Nam, nguồn lực tự nhiên (tài nguyên thiện
nhiên , vị tríđịa lý), cơ sở vật chất tiềm lực khoa học-kĩ thuật vốn có

các nguồn lực ngoài nước và kinh nghiệm quản lý.
Lịch sử phát triển chân chính của xã hội loài người là lịch sử phát
triển của con người, do con người ,vì con người. Con người làm ra
lịch sử của chính mình và làđộng lực của lịch sửđó. Khi khẳng định
chân lý vĩnh hằng đó, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-LêNin đãđồng
thời chỉ rõ, xu hướng chung của tiến trình phát triển lịch sửđược quy
11
11
định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất do con người và những
công cụ sản xuất, bao gồm con người và những công cụ sản xuất do
con người tạo ra.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ phát triển
của xã hội qua việc con người khai thác và sử dụng nguồn lực tự
nhiên để xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho hoạt động sinh tồn,
phát triển của chính con người và quyết định quan hệ của con người
với con người trong sản xuất.
Vai trò và tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với phát triển
và tăng trưởng ngày càng được khẳng định, trong tất cả các quốc gia
trên thế giới vàđặc biệt làở Việt Nam. ở nước ta, nguồn nhân lực còn
được nhấn mạnh là yếu tố nội lực quan trọng nhất để xây dựng đất
nước. Tuy nhiên, sức mạnh của nguồn nội lực này lại bị chi phối bởi
rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó giáo dục đào tạo đóng vai trò
quyết định hàng đầu.
3-Thực trạng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay.
Dân số nước ta thuộc loại dân số trẻ và tốc độ tăng nguồn dân
sốđến độ tuổi lao động là rất cao, trong khi nền kinh tế chưa phát triển
lại mất cân đối ngiêm trọng làm nảy sinh hai vấn đề: tăng năng suất
lao độngvà giải quyết việc làm cho những người lao động trở nên hết
sức bức thiết. Trong khi đó, khả năng giải quyết việc làm của ta còn
rất hạn chế. Vì vậy, mâu thuẫn cung cầu về số lượng nguồn nhân lực

rất lớn, gây sức ép ngày càng nặng nề về lao động việc làm. Đây là
một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng di cư, gây nhiều xáo
trộn về xã hội, môi trường, tác động nhiều đến cơ cấu vùng của nguồn
12
12
nhân lực. Kết hợp vào đó là sự thiếu quản lý, thiếu kiến thức nên
người di dân là lực lượng phá rừng, gây ô nhiễm môi trường ở cả vùng
họ rời đi và nhiều vùng họđến. Tình trạng thiếu hụt kĩ năng của người
lao động rất rõ rệt. Lao động có tay nghề cao, công nhân kỹ thuật thiếu
do đầu tư cho giáo dục đào tạo chưa đủ, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý,
thiếu cơ sởđịnh hướng, không xuất phát từ nhu cầu thị trường lao
động. Chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung đãđược cảI thiện nhiều
nhưng cung về chất lượng vẫn không thểđáp ứng được cầu về mặt thể
lực, trí lực và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động,
nguồn nhân lực của Việt Nam.
Chất lượng thì như vậy, lại kết hợp thêm việc phân bổ, sử dụng
nguồn nhân lực bất cập, thiếu đồng bộ càng làm tăng thêm mâu thuẫn
về cung cầu nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. ở các vùng
miền núi, vùng sâu vùng xa thừa lao động giản đơn nhưng lại thiếu
nghiêm trọng lao động có trình độ, gây rất nhiều khó khăn cho việc
phát triển về nhiều mặt ở các vùng này. Những nơi cần thì không có,
còn những nơi đã có nhiều rồi nhưở các thành phố lớn thì lại ngày
càng nhiều thêm gây ra một sự lãng phí rất lớn cho xã hội.
Điểm mạnh của nước ta là số người biết chữ cao so với nhiều nước
trong khu vực hay các nước đang phát triển khác. Nguồn nhân lực
nước ta cóđộng lực hạc tập tốt, thông minh, tự tin cao, khéo léo, có
thể thành giỏi nếu được giáo dục đào tạo tốt. Điểm yếu của nước ta về
nguồn nhân lực chủ yếu là tri thức, nghiệp vụ kinh doanh, tiếp thị,
buôn bán, quản lý và tri thức khoa học kỹ thuật cập nhật. Những hạn
chếđó của nguồn nhân lực nước ta trong cơ chế thị trường và xu thế

13
13
hội nhập phát triển rất cần được khắc phục càng sớm càng tốt bằng
mọi biện pháp, khả năng vốn có của nước ta.
Đó là thực trạng về nguồn nhân lực của nước ta hiện nay.
3-Giáo dục đào tạo nguồn nhân lực con người trong sự nghiệp
công nghiệp hoá hiện đại hoáở nước ta.
Do một trong ba mặt thể hiện vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần
chúng nhân dân là: hoạtđộng sản xuất ra của cải vật chất vật chất của
quần chúng nhân dân, trực tiếp là nhân dân lao động, là cơ sở tồn tại
và phát triển của xã hội. Do nội dung cơ bản của công nghiệp hoá và
hiện đại hoá là:
Trang bị kỹ thuật và công nghệ theo hướng hiện đại trong các
ngành của nền kinh tế quốc dân. Nội dung này được thể hiện qua hai
cách:
Tiến hành cách mạng khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật để tự trang bị.
Việc trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại được thực hiện
thông qua nhân chuyển giao công nghệ mới từ các nước tiên tiến .
Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và phân công lại lao động xã
hội.
Muốn rõ thực trạng về nguồn nhân lực của nước ta để phát huy
những đIểm mạnh, khắc phục và hạn chế những điểm yếu vàđưa ra
được những yêu cầu đối với giáo dục vàđào tạo nguoòn nhân lực.
Một mặt phải trực tiếp giải quyết vấn đề chất lượng nguồn nhân lực,
về trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn kỹ thuật vàđồng thời phải
14
14
giải quyết vấn đề nâng cao thể lực người lao động và số lượng nguồn
nhân lực. Trong trình tự giải quyết vừa phải đi tuần tự từ tiếp tục xoá

mù chữ, phổ cập tiểu học, trang bị những kiến thức cơ bản, đào tạo
nghề từ sơ cấp đến các bậc cao hơn nhưng phải kết hợp tạo ra một bộ
phận người lao động có chất lượng cao, số lượng không lớn nhưng
phải đạt các tiêu chuẩn của lao động kỹ thuật khu vực và thế giới, đáp
ứng những ngành công nghiệp mới, các khu công nghiệp và các khu
kinh tế mở.
Trước tiên, việc mở rộng quy mô giáo dục đào tạo là rất cần thiết.
Những cố gắng mở rộng quy mô giáo dục đào tạo của nước ta vẫn
không theo kịp được tốc độ gia tăng dân số.
Quy mô mọi ngành học, bậc học hiện nay đều chưa đáp ứng
được yêu cầu theo học của mọi lứa tuổi. Nhìn chung, số học sinh và
số trường, lớp ở mọi ngành học từ mẫu giáo, các cấp phổ thông, trung
học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học đều tăng. Riêng đối với hệ
thống đào tạo nghề thì quy mô vủa hệ thống trung tâm xúc tiến việc
làm và dạy nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và gần
1000 cơ sở dạy nghề bán công, dân lập, tư thục…Quy môđào tạo có
chuyển biến nhờ tăng cường hình thức đào tạo ngắn hạn.
Phải khắc phục sự mất cân đối trong cơ cấu ngành học, bậc học
của giáo dục đào tạo. Giáo dục mầm non có tầm quan trọng đặc biệt
đứng từ góc độ chuẩn bị nền tảng cả về thể lực và trí lực cho nguồn
nhân lực. Giáo dục phổ thông, đặc biệt là giáo dục học, theo kinh
nghiệm của các nước đang phát triển, là một trong những yếu tố quan
trọng nhất quyết định các cơ hội và tăng trưởng kinh tế. Giáo dục đào
tạo chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật ngoài ý nghĩa với tăng trưởng
15
15
kinh tế còn đặc biệt quan trọng trong việc phát triển đón bắt, giảm
nguy cơ tụt hậu. Tuy nhiên, những bất cập giữa các loại ngành đào
tạo, giữa các bậc học đã gây khó khăn không ít cho sự phát triển. Một
số ngành thìđược học sinh, sinh viên theo học. Nếu không có sựđIều

chỉnh kịp thời, Việt Nam sẽ nhanh chóng gặp phải khó khăn vềđội
ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật nhưở nhiều nước Asean, nhất là của
Thái Lan.
Giáo dục đào tạo ở thành phố, đồng bằng cóđiều kiện phát triển
hơn ở nông thôn, vùng sâu kiện phát triển hơn ở nông thôn, vùng núi,
vùng sâu vùng xa.Vì vậy, vấn đề khoảng cách phát triển giữa các
vùng, miền, giữa thành thị và nông thôn, vấn đề thực hiện công bằng
xã hội cũng trở nên phức tạp hơn. Muốn nâng cao trình độ của nguồn
nhân lực ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, chính
sách cấp học bổng, giảm học phí, ưu tiên các học sinh nghèo vượt
khó làđiều kiện cơ bản đầu tiên tạo cơ hội được giáo dục đào tạo
nguồn nhân lực.
Yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng nguồn nhân lực
cóđáp ứng được yêu cầu phát triển hay không đó làđổi mới mục tiêu,
nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục đào tạo. Việc hội
nhập và cạnh tranh kinh tếđòi hỏi hàng hoá phải đạt tiêu chuẩn quốc
tếđể tăng thêm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, từđó nảy
sinh yêu cầu về trình độ công nghệ và trình độ sử dụng các công
nghệđó cũng ngày càng phải được nâng cao. Ngoài giáo dục đào tạo
văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ về mặt lý thuyết, cần chúýđén khâu
thực hành, ứng dụng, giáo dục kỹ thuật, tác phong lao động công
nghiệp, rèn luyện kỹ năng thích ứng của người lao động với những
16
16
đặc đIểm của nền kinh tế thị trường. Kết hợp với các cấn đề giáo dục
đó là giáo dục liên quan đến dân số, sức khoẻ, giới tính để nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, giảm sức ép đối với quy mô và chất
lượng giáo dục.
Trong điều kiện của Việt Nam ta hiện nay, yêu cầu đa dạng hoá
các loại hình giáo dục đào tạo rất cần thiết để vừa bổ xung, cải thiện

hiện trạng nguồn nhân lực, khắc phục những bất hợp lý về phân bổ
nguồn nhân lực, những khó khăn về nguồn lực, nhất là về tài chính,
nâng cao hiệu quả của đầu tư cho giáo dục đào tạo đồng thời phục
vụđược yêu cầu phát triển, đón bắt, đuổi kịp. Đối với giáo dục hướng
nghiệp vẫn được kết hợp với một quy hoạch, kế hoạch phát triển toàn
diện và một chính sách sử dụng sau đào tạo hợp lý, có sức thuyết
phục để giảm lãng phí giáo dục đào tạo của xã hội và của gia đình.
Người lao động đào tạo ra được làm việc đúng ngành, đúng nghề,
đúng khả năng và sở trường của mình. Ngoài ra, giáo dục hướng
nghiệp cũng đòi hỏi phải có công tác dự báo nghềđể làm giảm nguy
cơ tụt hậu. Giáo dục đào tạo chính quy, dài hạn là cơ sởđể hình thành
một bộ phận người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, có
kỹ năng tiếp cận với khoa học, công nghệ mới, hiện đại. Ngoài ra, cần
mở rộng các loại hình đào tạo ngắn hạn để cải thiện hiện trạng nguồn
nhân lực hiện nay và nhanh chóng nâng cao số lao động đã qua đào
tạo của ta lên. Giáo dục đào tạo tại chức và từ xa cần chúý hơn nữa
đến chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Việc sử dụng tốt hơn, phân bổ hợp lý hơn nguồn lực đã có, đa
dạng háo và khai thác mọi nguồn lực khác cho giáo dục đào tạo rất
17
17
cấp thiết. Nguồn tài chính hạn hẹp hiện được coi là thách thức lớn đối
với hệ thống đào tạo nghề.
Tóm lại, giáo dục đào tạo là xu hướng vàđòi hỏi ngày càng cấp
bách không chỉở nước ta màở các nước đang phát triển cũng vậy.
Trong thời đại ngày nay, khi thông tin, khoa học, kỹ thuật trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp vàđã nảy sinh nhiều ngành nghề mới
cũng như làm nhiều ngành nghề cũ bị co hẹp hoặc thậm chí biến mất.
Một hướng giải quyết khả thi là Nhà nước nên có chính sách quy định
các doanh nghiệp phải có trách nhiệm đào tạo lại không chỉ số người

còn làm việc mà cả với đố người sẽ bị sa thải do không còn phù hợp
với công việc ở doanh nghiệp, để số người này vẫn còn cơ hội tìm
việc làm mới.
5- Những thành tích đãđạt được của việc giáo dục đào tạo nguồn
nhân lực
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay đã tác động và
làm biến đổi mạnh mẽ lao động xã hội theo hướng tăng tỷ trọng của
lao động trí tuệ, giảm bớt các hoạt động chân tay, làm cho lao động
trí tuệ trở thành hoạt động cơ bản của con người. Việc ứng dụng ngày
càng rộng rãi tri thức vào sản xuất và tổ chức lao động đã làm cho tri
thức nhanh chóng trở thành yếu tố sản xuất quan trọng nhất, thành
nguồn lực kinh tế cơ bản và chủ yếu. Vai trò của các yếu tố sản xuất
truyền thống nhưđất đai, tài nguyên thiên nhiên, vốn…dẫu không mất
đi song đã trở thành thứ yếu. Các nghiên cứu trắc lượng gần đây cho
thấy chỉ một phần nhỏ của sự tăng trưởng có thể giải thích bởi đầu tư
18
18
vào vốn, còn phần quan trọng của tăng trưởng gắn liền với chất lượng
lao động.
Trong những năm chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới, người
dân được tự do kinh doanh những lĩnh vực pháp luật không cấm; trong
sinh hoạt tư tưởng, người dân cũng được tự do thảo luận hơn rất nhiều
nhiều so với trước; dân chủở cơ sởđược thể chế hoáđã có tác dụng tích
cực; sự thảo luận vàđối thoại trong Quốc hội thẳng thắn, công khai; sự
khiếu kiện của dân được giải quyết kịp thời hơn; nhân dân được tham
gia trực tiếp vào những vấn đề trọng đại của đất nước. Điều này chứng
tỏ nguồn nhân lực của nước ta có trình độ ngày càng được khẳng định
vàđược trọng dụng.
Những thành tích của giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục
đào tạo nguồn nhân lực nói riêng là to lớn nhờđó mà mặc dù một số

chỉ tiêu khác như thu nhập bình quân đầu người chưa cao nhưng Việt
Nam vẫn có chỉ số HDI tương đối cao, được xếp vào các nước có
trình độ phát triển trung bình. Tuy nhiên, so với những yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội thì giáo dục đào tạo của nước ta hiện nay còn
chưa đáp ứng được. Những phân tích trên đây cho thấy giáo dục đào
tạo cần và có thể giúp cho việc giải quyết những mâu thuẫn giữa cung
và cầu không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng nguồn nhân lực
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta hiện nay.
6-Xây dựng môi trường xã hội tạo điều kiện để phát huy yếu tố con người.
Con người là chủ thểđồng thời là sản phẩm của sự vận động xã
hội. Vì vậy muốn phát huy được yếu tố con người cần phải có môi
trường thuận lợi. Việc giải phóng lực lượng sản xuất được thực hiện
19
19
trước tiên và chủ yếu là xoá bỏ những cơ chếđã vàđang kìm hãm tính
tích cực chủđộng sáng tạo của người lao động đồng thời phải xây
dựng một cơ chế mới bảo đảm thực hiện giải phóng người lao động về
mọi mặt.
Cần xây dựng chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực
đặc biệt là người tài. Đây làđiều kiện quan trọng, trước hết nguồn nhân
lực đào tạo tốt có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với nguyên tắc
phân phôí theo lao động đảm bảo công bằng trong kinh tế.
20
20
III-Kết luận
Trong điều kiện nước ta hiện nay, để chiến lược phát triển treo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoáđi đến thắng lợi, chúng ta phải
lấy nguồn lực con người Việt Nam - “ nguồn lực quan trọng nhất ”
trong các nguồn lực, nguồn lực nội sinh - làm động lực cho sự phát
triển lâu bền. Để bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người Việt

Nam với tư cách đó, chúng ta cần phải tạo ra mối quan hệ hài hoà
giữa tăng trưởng kinh tế nhanh với tiến bộ xã hội, đảm bảo công vụ
và quyền lợi công dân, cải thiện và nâng chất lẫn tinh thần; giải quyết
hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt, lợi ích
quốc gia, dân tộc và lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân; không ngừng
nâng cao trình độ học vấn, văn hoá cho họ trên cơ sở xây dựng và
phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
21
21
22
22
Các tài liệu tham khảo:
-Triết học Mác-Lê nin-Nhà xuất bản chính trị quốc gia
-Địa lý kinh tế Việt Nam
-Kinh tế chính trị
-Tạp trí những vấn đề kinh tế thế giới, số 1/1999
-Tạp chí cộng sản, số 21,15
-Triết học số 3(115)
23
23
Lời mởđầu
I-Lý luận về con người
1- Các quan niệm khác nhau về con người
2-Con người là một thực thể sinh học-xã hội
3- Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những
quan hệ xã hội
II-Nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoáđất nước
1-Vai trò của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong sự vận động và phát
triển của đời sống xã hội

2-Vai trò của nguồn nhân lực
3-Thực trạng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay
4-Giáo dục đào tạo nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoáở nước ta
5-Những thành tích đãđạt được của việc giáo dục đào tạo nguồn nhân lực
6-Xây dựng môi trường xã hội tạo điều kiện để phát huy yếu tố con
người
III-Kết luận
24
24

×