Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đề tài " NHỮNG RỦI RO TỪ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.58 KB, 12 trang )

Đề tài
" NHỮNG RỦI RO TỪ TÁC
ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG "
1 1
MỤC LỤC
2 2
PHẦNMỞĐẦU
Trong xu hướng quốc tế nền kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ, các
doanh nghiệp của các quốc gia sẽ phải đối mặt với nhiều tác động từ mọi
phía hay nói cách khác doanh nghiệp có thể bị rủi ro nhiều hơn trong
kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp đầu tư dựán tại nước ngoài, họ sẽ
phải đánh giá rất nhiều rủi ro trong đó có rủi ro từ tác động của môi
trường đầu tư tác. Trong bài viết này, chúng ta cùng đi xem xét những
rủi ro do môi trường tác động vào hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp và liên hệ với việc quản trị những rủi ro đối với hoạt động của
Công ty sản xuất xe máy Honda Việt nam.
3 3
NHỮNGRỦIROTỪTÁCĐỘNGCỦAMÔITRƯỜNG
Các doanh nghiệp khi đầu tư dựán đều phải tính đến các tác động
của môi trường đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay
đổi của môi trường có thể sẽ gây nên rủi ro cho doanh nghiệp. Dưới đây
là một số loại rủi ro do môi trường tác động vào môi trường kinh doanh
của doanh nghiệp.
1/ Rủi ro kinh tế:
* Rủi ro kinh tế thường thể hiện trên các yếu tố sau:
- Suy thoái kinh tế sẽ làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm
đi.
- Thâm hụt ngân sách chính phủ rất dễ gây nên sự mất ổn định
kinh tế vĩ mô.
- Kiểm soát giá cả, trần lãi suất, giới hạn thương mại.
- Mất khả năng thanh toán do tỷ lệ nợ ngắn hạn quá lớn do với dự


trữ ngoại tệ.
- Tỷ lệ nợ nước ngoài quá lớn so với GDP.
- Tỷ lệ thâm hụt cán cân thanh toán tài sản vãng lai quá lớn so với
GDP.
- Trách nhiệm của chính phủđối với việc duy trì và nâng cao mức
sống trong nước thông qua các chỉ tiêu lợi ích công cộng và các chính
sách.
* Liên hệ với Công ty Honda Việt nam:
Để có thể tránh được các rủi ro này, nhà quản trị dựán cần phải
xây dựng chiến lược marketing và chiến lược sản xuất tại Việt nam:
- Chiến lược marketing:
4 4
+ Lựa chọn thị trường: Công ty Honda cần phân đoạn thị
trường thành: thị trường có thu nhập cao, tập chung vào các khách hang
sinh sống ở các thành phố lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải
phòng, và thị trường có thu nhập thấp là các vùng nông thôn. Như vậy,
Công ty có thể tránh được các rủi ro do thu nhập cá nhân gây nên.
+ Chiến lược sản phẩm: Từ việc phân đoạn thị trường ở trên,
Công ty cần phải có cơ cấu sản phẩm phù hợp với các khu vực thị
trường này. Đối với khu vực thành thị nên sản xuất các sản phẩm mang
tính chất thời trang để thu hút người tiêu dùng, còn ở vùng nông thôn
Công ty có thểđưa ra các mẫu xe vừa có thể là phương tiện giao thông
nhưng cũng phát huy được vấn đề chuyên chở hàng hoá.
+ Chiến lược giá: Công ty cần xây dựng được chiến lược giá
phù hợp để có thể duy trì sự thị phần khi cạnh tranh với các sản phẩm
cùng loại nhưng giá rẻ, đặc biệt là các sản phẩm nhập từ Trung quốc.
Việc xây dựng chiến lược giá chủ yếu tính đến các loại xe máy có giá rẻ.
+ Chiến lược khuyến mãi: Cũng là vấn đề cạnh tranh để duy
trì thi trường, Công ty nâng cao các chương trình khuyến mãi như giảm
giá bảo dưỡng, tham gia các chương trình quay số, thông qua các đại

lý của mình trên toàn quốc.
- Chiến lược sản xuất:
Nhưđã nói ở trên để có thể xây dựng được chiến lược giá nhằm
duy trì thị phần, Công ty phải làm một số việc sau:
- Đa dạng hoá các sản phẩm tức là vừa có loại xe đắt tiền, vừa có
loại xe rẻ tiền.
- Đa dạng hoá nguồn nhập nguyên vật liệu: Công ty cần chủđộng
nhập linh kiện từ nước ngoài đểđối phó với chính sách giảm giá tiền
tệđồng thời cũng nhanh chóng nội địa hoá sản phẩm để giảm giá thành.
5 5
2. Rủi ro chính trị:
- Rủi ro chính trịđược định nghĩa như là chính sách của chính
phủáp dụng mà giới hạn cơ hội kinh doanh của các nhàđầu tư. Cụ thể
hơn là những khả năng mà các cơ quan của chính phủ có thể tạo nên sự
thay đổi trong môi trường kinh doanh của quốc gia mà tác động đến lợi
nhuận và các mục tiêu khác của công ty kinh doanh.
- Các loại rủi ro chính trị thường gặp:
+ Thuế: Đó là sự thay đổi chính sách thuế làm thay đổi khoản thu
nhập cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Hạn ngạch, thuế quan hoặc các giới hạn thương mại khác.
+ Chính sách tuyển dụng lao động: sự thay đổi và những qui định
về quản lý và tuyển dụng lao động như: thay đổi qui định mức lương tối
thiểu, lao động nữ, hạn chế lao động nước ngoài.
+ Kiểm soát ngoại hối/tiền tệ không có khả năng chuyển đổi.
+ Lãi suất: Chính phủ có thểđưa ra nhiều biện pháp sử dụng lãi
suất để quản lý và kiểm soát lạm phát.
+ Giấy phép/Độc quyền: Sự tài trợ hoặc bảo trợ cho một ngành
nào đó quyền phát triển,
+ Môi trường/sức khoẻ và an toàn: Những qui định liên quan đến
kiểm soát chất thải, qui trình sản xuất để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

+ Quốc hữu hoá và sung công
* Liên hệ với Công ty Honda Việt nam:
Công ty Honda Việt nam kinh doanh trong môi trường Việt nam
có thể bị tác động bởi rất nhiều chính sách dễ bị thay đổi nhưđã từng
diễn ra thời gian qua: chính sách về thuế thu nhập, thuế nhập khẩu linh
6 6
kiện, chính sách nội địa hoá hay việc hạn chế phát triển xe máy ở khu
vực có mật độ dân số cao khi cơ sở hạ tầng giao thông còn hạn chế,
v.v Để hạn chếđược những rủi ro này Công ty đã cùng với các doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài yêu cầu chính phủ Việt nam cải thiện môi
trường đầu tưđồng thời cũng tư vấn với các nhà làm luật Việt nam, ngoài
ra trong chiến lược marketing của mình Công ty đãđa dạng hoá sản
phẩm đểđối phó với những thay đổi liên tục trong chính sách, chẳng hạn
Công ty đãđưa ra sản phẩm xe Wave α với giá rất phù hợp, có thể cạnh
tranh với sản phẩm ngoại nhập và phù hợp với thu nhập của khu vực có
thu nhập thấp. Cũng một biện pháp nữa để tránh rủi ro tại Việt nam là
Công ty đã lập nên một số Công ty cung cấp phụ tùng, linh kiện có sự
góp vốn của các nhàđầu tư Việt nam, như vậy công ty có thể hạn chế
việc bị sung công tài sản.
3. Rủi ro pháp lý.
- Rủi ro liên quan đến pháp lý thường đưa đến tranh tục kéo dài có
thểảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro pháp
lý thường có nguồn gốc:
+ Do luật pháp về kinh doanh của nước chủ nhà thay đổi: qui định
về môi trường, về lao động, về nhãn hiệu
+ Gây ra do thiếu kiến thức về pháp lý nói chung hay về ký kết
hợp đồng kinh tế.
* Liên hệ với Công ty Honda Việt nam:
Đối với Công ty Honda Việt nam vấn đề tránh rủi ro về mặt pháp
lý tập chung vào việc giữ vững nhãn hiệu hàng hoá bởi vì hiện nay

7 7
Honda Việt nam đang phải tranh chấp về mặt kiểu dáng một số loại xe
máy do các doanh nghiệp ngoài nước, đặc biệt là xe máy do Trung quốc
sản xuất. Để phòng ngừa rủi ro này, Công ty phải tranh thủ sự bảo vệcủa
các cơ quan của chính phủ như Cục sở hữu công nghiệp, cơ quan an
ninh, để tránh việc làm nhái mẫu mã.
4. Rủi ro cạnh tranh.
Rủi ro cạnh tranh có thể xuất hiện do sự thay đổi nhu cầu của
người tiêu dùng hay sự gia tăng số lượng cũng như qui mô của các
doanh nghiệp sản xuất trong cùng một ngành sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh
trong nội bộ ngành. Mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành càng cao thì
khả năng để một doanh nghiệp bị thôn tính trên thị trường cũng tăng rất
cao. Rủi ro cạnh tranh có thể xảy ra khi doanh nghiệp bị mắc vào một số
lỗi sau:
+ Thiếu thông tin về sản phẩm và công nghệ của đối thủ kinh
doanh.
+ Doanh nghiệp không đưa ra được chiến lược nâng cao khả năng
cạnh tranh trên thị trường.
+ Do doanh nghiệp không lường trước sự cạnh tranh không lành
mạnh từ phía đối thủ hay của hàng giả, hàng nhái
Có thể nói rủi ro cạnh tranh có khả năng xảy ra rất cao đối với các
doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
* Liên hệ với Công ty Honda Việt nam:
Để tránh được những rủi ro do cạnh tranh gây ra, Ban Giám đốc
Công ty Honda Việt nam biết rằng để tồn tại trên thương trường , Công
ty phải không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến kỹ thuật, đưa ra nhiều
8 8
kiểu dáng xe máy mới, các biện pháp nghiên cứu để cóđược các động cơ
tiêu hao ít nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, để làm được
điều này thì Honda Việt nam chỉ có thể nhận được từ sự hỗ trợ của các

Công ty khác của Hãng trên thế giới. Điều quan trọng để giảm rủi ro do
cạnh tranh chính là việc hạ giá thành, Công ty đã xây dựng được chiến
lược giảm giá thông qua việc nội địa hoá sản phẩm. Hiện nay, trên thị
trường Việt nam thương hiệu Honda đang được người tiêu dùng Việt
nam ưa chuộng, tuy nhiên để duy trì khả năng cạnh tranh thì Công ty
phải tập trung hoàn thiện hệ thống các cửa hàng đại lý của họ trên toàn
quốc với nhiều dịch vụ có lợi cho khách hàng.
5. Rủi ro thông tin.
Ngày nay, sự bùng nổ trong thông tin diễn ra vô cùng mạnh mẽ
song nó có thểđưa tới cho doanh nghiệp nhiều rủi ro bởi vì hệ thống xử
lý thông tin của họ không chặt chẽ. Người ta cho rằng rủi ro do thiếu
thông tin thể hiện dưới một sốđiểm dưới đây:
+ Thiếu thông tin về phía đối tác có thểđưa tới những tranh chấp
hoặc bị mất trắng do đối tác không thanh toán hay không thực hiện theo
đúng các điều khoản trong hợp đồng.
+ Thiếu thông tin về những biến đổi trên thị trường như: giá cả,
sản phẩm,
+ Thiếu thông tin về công nghệ sản xuất
+ Thiếu thông tin về các chính sách của nhà nước
+ Thiếu thông tin về khách hàng tiềm năng
Để phòng ngừa rủi ro do thông tin cũng như rủi ro do cạnh tranh
thì doanh nghiệp cần phân tích những rủi ro ở trong ngành trên một số
9 9
chỉ tiêu cơ bản là: Giá cả hiện tại của sản phẩm, tăng trưởng của ngành;
Qui mô thị trường, các yếu tố quyết định nhu cầu, xu hướng toàn cầu
hoá, vòng đời sản phẩm; Phân đoạn thị trường, phạm vi địa lý của sản
phẩm; Các rào cản về thuế, bảo hộ, giấy phép và các qui định khác của
nhà nước; Xem xét các thành viên tham gia vào ngành; Các kết quả của
ngành về xuất khẩu, vốn đầu tư, lợi nhuận; Triển vọng của ngành gồm
doanh thu, khách hàng tiềm năng, khả năng sinh lợi;v.v

Qua phân tích ngành các doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp dự
báo được các rủi ro nhờđối phóđược với đối thủ cạnh tranh.
* Liên hệ với Công ty Honda Việt nam:
Có thể nói Công ty Honda Việt nam có thể hạn chếđược rất nhiều
rủi ro trên khía cạnh này bởi vì sự hỗ trợ của Công ty mẹ về thông tin
cũng như việc giúp trợ giúp về phương pháp xử lý thông tin. Như vậy,
rủi ro thông tin trên thị trường Việt nam là không đáng kể với Công ty.
6. Rủi ro về văn hoá:
Thông thường sự khác nhau về văn hoá sẽ làm tăng sự hiểu lầm
trong nhiều khía cạnh. Trong kinh doanh rủi ro về văn hoá có thể gây ra
bởi một số nguyên nhân sau:
+ Không tìm hiểu kỹ về văn hoá của nơi định đầu tư: Phong tục
tập quán, ngôn ngữ, do đó có thể gây ra sự hiểu lầm nhau trong đàm
phán cũng như trong việc quảng cáo.
+ Không am hiểu các tập quán kinh doanh của nước chủ nhà
+ Không am hiểu phong cách thực hành quản lý của các doanh
nghiệp của từng nước.
* Liên hệ với Công ty Honda Việt nam:
10 10
Để tránh được vấn đề rủi ro này Công cần phải hiểu rõ văn hoá
của người Việt nam nó sẽ giúp Công ty tránh được những hiểu lầm do
quảng cáo gây nên. Tuy nhiên, công nhân Việt nam làm tại Công ty
cũng cần phải hiểu rõ phong cách quản lý của người Nhật là: Định
hướng chiến lược dài hạn do đó các cam kết về lao động là dài hạn, làm
việc theo tập thể, lãnh đạo theo kinh nghiệm thâm niên, Nói chung
vềkhía cạnh rủi ro văn hoá thì Công ty cũng sẽ không gặp phải rắc rối
lớn do hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng về mặt văn hoá, Việt nam
cũng không phải là một nước theo một thứđạo giáo nào phức tạp.
Với riêng Công ty Honda Việt nam nhưđã trình bày ở phần trên
cho thấy phần lớn các rủi ro do môi trường tác động vào hoạt động kinh

doanh của Công ty Honda Việt nam trên thị trường Việt nam đều có thể
hạn chế chủ yếu thông qua chiến lược marketing của Công ty tại thị
trường này. Vì vậy, để có thể thích ứng được với những thay đổi của
môi trường đòi hỏi công tác dựđoán thị trường của Công ty cần phải
quan tâm nhất đến sự thay đổi trong các chính sách của Chính phủ Việt
nam về thuế, hạn chế tốc độ tăng lượng xe máy cho phù hợp với điều
kiện cơ sở hạ tầng giao thông.
11 11
PHẦNKẾTLUẬN
Có thể nói vấn đề phát hiện ra các loại rủi ro vàđưa ra các phương
pháp để quản trị rủi ro là một bài toán phức tạp cho các doanh nghiệp.
Để có thể hạn chế rủi ro đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư trong rất
nhiều lĩnh vực như các chính sách về marketing, phát triển công nghệ,
con người, Bài viết trên mới chỉđề cập tới một số khía cạnh tác động
của một vài loại rủi ro do môi trường tác động vào doanh nghiệp và liên
hệ nó với hoạt động kinh doanh của Công ty Honda Việt nam tại thị
trường Việt nam. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng với kinh nghiệm kinh
doanh đã tích luỹđược trong việc hạn chế rủi ro thì Công ty Honda Việt
nam sẽ hoạt động thành công trên thị trường Việt nam.
12 12

×