Tải bản đầy đủ (.ppt) (53 trang)

13. Nguyen The Nham QN HL2 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.22 KB, 53 trang )


1001 Cách làm giàu
Nguyễn Thế Nhâm
Mã SV: CA.100187

Những nội dung chính

Dẫn nhập

Chương 1: Hãy chuẩn bị trước khi làm giàu
1. ước vọng
2. Niềm tin
3. Tu luyện nhân cách
4. Học lực và kiến thức
5. Nâng cao trí lực
6. Nghề nghiệp
7.Gia đình, người thân và bạn đồng hành
8. Kỹ năng giao tế

Chương 2: Quá trình hình thành và triển
khai doanh nghiệp
1. Lấy ngắn nuôi dài.
2. Nghiên cứu thị trường.
3. Mở rộng quan hệ.
4. Chiêu hiền nạp sỹ.
5. Điều hành công việc kinh doanh.
6. Bí mật nghề nghiệp.
7.Sử dụng mưu lược trên con đường làm giàu.
8. Đầu tư sản xuất.
9. Bắt tiền làm việc cho mình.
10. Làm giàu còn lại.



Dẫn nhập

Đồng tiền không làm nên tất cả nhưng đồng tiền là
điều kiện cần thiết cho cuộc sống.

Đa số khi đủ khả năng để ăn no, mặc ấm con người lại
muốn ăn ngon, mặc đẹp, đây là một bản năng của con
người luôn có ham muốn cầu tiến, đồng thời đây cũng
là động lực để phát triển xã hội, giúp xã hội luôn đổi
mới và ngày càng hoàn thiện, tốt đẹp hơn.

Có ý thức làm giàu chân chính là có lòng tự trọng, một
người biết làm giàu, trước hết là một người không ăn
bám xã hội, không phải là một gánh nặng cho gia
đình; đôi khi chính những người đó tạo ra công việc
cho nhiều người khác và tạo ra sản phẩm cho xã hội.


Thanh niên bước vào đời với khát
khao làm giàu chân chính, có
quyết tâm và biết học hỏi chắc
chắn sẽ có một tương lai xán lạn
và trước sau sẽ trở thành một
người giàu có.

Những người ham muốn làm ra
tiền bằng cách này hay cách
khác mà không làm tổn thương
đến người khác, không vi phạm

pháp luật , không chà đạp lên
đạo lý làm người đều đáng được
tuyên dương và phát huy rộng
rãi.


Người xưa cho rằng: “Vi phú bất nhân”.
Nhưng để làm giàu một cách chân
chính, hợp đạo lý, đúng pháp luật mới
là những gì chúng ta hướng tới.

Vậy làm giàu dễ hay khó?

Chương 1: Hãy chuẩn bị trước
khi làm giàu

“Vạn sự khởi đầu nan”

“Cẩn tắc vô ưu”

Muốn làm giàu chúng ta phải quan tâm
tói bước khởi đầu: rèn luyện ý chí, trau
dồi nhân cách, học hỏi kinh nghiệm.

Để bước vào con đường làm giàu ta
cần phải chuẩn bị các yếu tố sau:

1. ước vọng

Có thể nào thay đổi số phận nghèo nàn của mình

không?

Mình có thể trở thành một đại gia giàu có hay không?

Các triệu phú họ làm như thế nào để hái ra tiền?
=> Có ham muốn, có ước mơ làm giàu thì mới có suy
nghĩ, tìm hiểu cách làm giàu.
=> Có tìm hiểu cách làm giàu thì mới có những bước đi
vững chắc trên con đường làm giàu.
=> Có bước đi trên con đường làm giàu thì mới nói đến
chuyện đi đến cuối con đường, tức là đã làm giàu.
Phải có một ước mơ thiết thực , không phù phiếm để
theo đuổi thực hiện.


Ông Kim Woo Choong - Chủ
tịch tập đoàn Daewoo, một
đại công ty có tiếng tăm ở
Hàn Quốc cũng như trên
thưuơng trường thế giới.

Thuở nhỏ sống trong hoàn
cảnh rất thiếu thốn, lúc nào
trong tâm trí ông cũng mong
muốn làm những chuyện lớn

Khi trưởng thành, ngay
những bước đầu tiên ông đã
có một ươc vọng làm giàu
mãnh liệt.

Kim woo choong

Robert Kyosaki

Cha nuôi của ông thường cấm
ông không được nói “ Tôi không
thể nào mua nổi vật đó” mà phải
nói rằng: “ Bằng mọi cách tôi
phải làm sao mua được vật đó”.

Ông cũng thường hay nói: “Tôi
chẳng muốn phải lao động cật
lực suốt ngày để kiếm từng bữa
ăn. Tôi không thích phải làm một
công thức suốt đời” hay “ Tôi
muốn thảnh thơi đi du lịch vòng
quanh thế giới”…

Quả nhiên Robert đã trở thành
một người giàu có, thành đạt
trên thương trường thế giới.

2. Niềm tin

Có hoài bão, ước mơ thì phải có niềm tin vào ước mơ đó.

Không đặt được niềm tin vững chắc vào ước mơ, hoài bão của mình có
nghĩa là đã chấp nhận thất bại trước khi hành động.

Kinh doanh không như một canh bạc, nó đòi hỏi sự tính toán, cân

nhắc, chứ không trông chờ vào may rủi.

Niềm tin là động lực của ý chí.

Phải đặt niềm tin đúng chỗ, đúng đối tượng, chó giao phó niềm tin của
mình một cách bừa bãi vào những ảo vọng, ước mơ hão huyền hay
vào những người chưa được suy nghĩ cặn kẽ.

Niềm tin trước hết hãy trao cho chính mình, tự tin là vũ khí có tính
chiến lược để vượt qua khó khăn trở ngại.

Tuy nhiên không nên tự tin quá đôi lúc sẽ có hại: nhận định phiến diện
sai lầm; tự phụ, cao ngạo.

Marsall Field

Tòa nhà chọc trời của Marsall Field ở Chicago-
Mỹ, là một minh chứng hùng hồn cho sự
thành công trong kinh doanh nhờ vào niềm
tin.

Cuối thế kỷ 19, một trận hỏa hoạn khủng
khiếp đã thiêu rụi gần như tất cả khu phố
thương mại State Street.

Trong khi các thương gia khác quyết định rời
bỏ thành phố, riêng ông một mực ở lại” Tôi
sẽ gây dựng lại một trung tâm thương mại
mới”.


Nhờ vào niềm tin tuyệt đối, với hai bàn tay
trắng Marsall đã gây dựng lại được khu phố
thương mại sầm uất hơn xưa.

3. Tu luyện nhân cách

3.1. Đức tính kiên nhẫn.

3.2. Đức tính điềm đạm.

3.3. Đức tính giản dị.

3.4. Đức tính đam mê làm việc.

3.5. Đức tính giữ chữ tín.

3.6. Đức tính tự tin.

3.1. Đức tính kiên nhẫn

Kiên nhẫn là một vẻ đẹp tuyệt vời của ý chí, là đôi
cánh thần của mọi hi vọng.

Kiên nhẫn là một đức tính không phải dễ tập, bởi vì
nó đòi hỏi một phần nào đó sự gò ép, kỷ luật nên
hạn chê sự tự do tùy hứng mà bản năng con người
vốn thích.

“Có công mài sắt có ngày nên kim”; “Nước chảy đá
mòn”…


Chritophe Colomb một người Ý ở Genova nhờ vào
lòng kiên trì nhẫn nại mà tìm ra Nam Mỹ, đặt nền
móng cho những phát kiến tân lục địa. Một trong
những yếu tố đem lại kết quả mỹ mãn này là nhờ
dức tính kiên nhẫn.

3.2. Đức tính điềm đạm

Người có tính điềm đạm sẽ đạt đươc sự điêu luyện trong giao tiếp và
ứng xử.

Người có tính điềm đạm luôn biết tự kiềm chế bản thân cho nên mọi
cách giải quyết của họ thường đi theo đúng hướng nhờ những quyết
định của họ luôn luôn được kiểm soát bằng lý trí, do vậy ít khi họ
phạm sai lầm, nông nổi.

Trong kinh doanh, người có tính điềm đạm rất dễ đạt được kết quả
tốt đẹp.

Vì vậy muốn làm giàu phải luyện cho mình đức tính điềm đạm.

Nhờ tính điềm đạm, ông Jung Joo Young tổng giám đốc, người sáng
lập ra tập đoàn HuynDai đã được sự chấp thuận của Ngân hàng
Barkeley và Cục Bảo hiểm tín dụng Anh Quốc cho vay tiền tạo tiền đề
cho thời kỳ phát triển ngoạn mục trong lĩnh vực kỹ nghệ chế tạo tàu
biển ở Hàn Quốc.

3.3. Đức tính giản dị


Giản dị không đơn thuần là ăn mặc, cư xử… mà phải là tính cách
giản dị, giản dị từ trong bản chất con người.

Người chủ doanh nghiệp có đức tính giản dị, luôn chân thành
trong khi giao tiếp với nhân viên, không câu nệ, ít để ý đến
chuyện nhỏ nhặt, dễ thông cảm với các sai trái vô tình của nhân
viên luôn được họ trọng nể.

Chân thành và giản dị là cách cư xử, giao tiếp khôn khéo nhất, dễ
thu phục được nhân tâm đối phương, chiếm được cảm tình của họ
để thực hiện mục đích của mình.

Ông Matsushita, chủ tịch tập đoàn Matsushita, nhờ tính chân
thành, giản dị của mình mà công ty của ông từ một xưởng sản
xuất bóng đèn nhỏ, sản phẩm còn nhiều khiếm khuyết đã thuyết
phục được các đại lý chấp nhận phân phối và tạo điều kiện để
Matsushita được tồn tại và có điều kiện thay đổi, nâng cao chất
lượng sản phẩm.

3.4. Đức tính đam mê làm
việc.

Sống thì phải làm viejc, sự thành công không bao giờ chung sống
với những kẻ biếng nhác.

Những doanh nhân thành công trên thế giới đều có sức làm việc rất
phi thường: Leonarrdo Del Vechio (Italia) làm việc trung bình 20 giời
mỗi ngày, Richard Branson (Anh), Konosuke Matsushita (Nhật)…

Làm việc có 3 lợi ích lớn: xóa bỏ ưu tư phiền muộn; tránh được thói

hư tật xấu của việc “nhàn cư vi bất thiện”; sinh lợi nhuận giúp ta
đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Sự đam mê làm việc lâu ngày sẽ hình thành trong chúng ta ý thức
hành động. Chính ý thức hành động giúp chúng ta khai phá trên con
đường làm giàu.

Bên cạnh đó cần học tập thói quen làm việc có phương pháp.

3.5. Đức tính giữ chữ tín.

Một lần không giữ chữ tín thì vạn lần sau không ai
tin.

Uy tín của một thương hiệu là nguồn vốn vô hình của
một doanh nghiệp.

Trong kinh doanh thì phải có quảng cáo và tiếp thị,
đừng bao giờ đánh mất uy tín của doanh nghiệp vì
hai công việc này.

Cần phải giữ uy tín thương hiệu ngay cả khi bán
được sản phẩm, đã thu hồi vốn, lấy được lời, đó là
sự chu đáo trong vấn đề hậu mãi.

Ông Henry Ford đã cứu lấy hãng xe hơi Ford nhờ vào
chữ tín đối với nhân viên và khách hàng.

3.6. Đức tính tự tin.


Trong kinh doanh nếu không tự tin vào những nhận
định, phán đoán của mình thì sẽ không có được
những quyết định nhanh nhạy, kịp thời; Ra quyết
định mà thiếu tự tin thì sẽ không triển khai được
hoạt động cụ thể.

Trong đàm phán thương mại, người có lòng tự tin sẽ
thể hiện rõ bản lĩnh, dễ dàng giành lấy lợi thế để
xoay chuyển cục diện theo ý mình.

Không có đức tính tự tin thì chắc chắn không có lòng
can đảm. Chủ của một doanh nghiệp thể hiện sự tự
tin trong điều hành sẽ khiến thuộc cấp phô trương
hết tài năng trong công việc.

4. Học lực và kiến thức

Trong các loại đầu tư, đầu tư kiến thức là khôn ngoan nhất. Không
phải trình độ học vấn, bằng cấp, chứng chỉ mà phải có ý thức học
hỏi thật sự để bổ sung liên tục vào vốn kiến thức và kinh nghiệm
của chúng ta, bởi bằng cấp, học vị là cần thiết nhưng chưa đủ.

Trên thế giới có rất nhiều doanh nhân thành đạt mà không có lấy
một tấm bằng: Huân tước Winston Churchill (Anh); Thomas Edison;
Kunitoshi Tezuka (Nhật)…

Hãy học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, chịu khó nhìn
nhận sai lầm của bản thân và rút kinh nghiệm.

Rèn luyện thói quen đọc sách, “Ngọc ẩn trong thư”.


Nếu không có tri thưc về những thành tựu mới của khoa học kỹ
thuật thì rất dễ rơi vào tình trạng thầy bói mù xem voi.

5.Nâng cao trí lực.

5.1. Trí phán đoán.

5.2. Tính mạo hiểm.

5.3. Lòng can đảm.

5.4. Sự tiên liệu.

5.5. Sự tiên liệu.

5.6. Óc sáng tạo.

5.7. Ý thức tự chủ.

5.1. Trí phán đoán

Trí phán đoán là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho công cuộc kinh
doanh.

Trên thương trường nếu mọi doanh nhân đều nhìn thấy phần nổi
của thị trường thì mọi người chẳng khác nhau là mấy, người biết
làm giàu là người biết khai thác những khía cạnh ẩn của thị trường,
là người biết nhìn thấy nhanh nhất, chính xác nhất những lợi hại
trên thị trường sắp xảy ra mà những doanh nhân khác không nhìn

thấy.

Người biết phán đoán cũng là người biết thay đổi suy nghĩa, nhận
định, quan niệm đẻ luôn phù hợp với bối cảnh và mọi người xung
quanh.

Nhờ có sự phán đoán cộng thêm óc sáng tạo mà ông Kunitoshi
Tezuka (xuất thân trong một gia đình nghèo khổ, thất học) đã trở
thành một doanh nhân giàu có, nổi tiếng ở Nhật Bản từ những đống
rác phê thải hôi thối.

5.2. Tính mạo hiểm

Muốn làm giàu bắt buộc phải mạo hiểm, có mạo hiểm mới
khai phá được những thị trường mới lạ, có mạo hiểm mới
nhìn thấy những hướng mới dẫn đến kho tàng lợi nhuận.

Mạo hiểm không phải là liều mạng mà phải dựa trên sự
phân tích, nhận định và tiên liệu thấu đáo.

Olav Thon, nhà tư bản nổi tiếng ở Bắc Âu là một minh
chứng về vấn đề mạo hiểm trong kinh doanh. Vào những
năm 1947, 1948 ở Na Uy hình thành coa trào gửi tiền tiết
kiệm Ngân hàng riêng Qlav nhìn thấy thị trường bất động
sản bỏ ngỏ nên đã dốc hết toàn bộ vốn liếng mua các ngôi
nhà đang rất rẻ. Mua đi bán lại khoảng 1 năm ông trở
thành chủ của tren dưới 100 căn nhà tại Thủ đô Na Uy,
dần hình thành công ty bất động sản Thon Eiendomsslkap
Á/S.


5.3. Lòng can đảm

Người có óc mạo hiểm dễ sinh ra lòng can đảm.

Ham muốn làm giàu, phán đoán nhậ định sự việc tốt, dám mạo hiểm
mà không có làng can đảm hành động, không dám bắt tay vào việc
thì sẽ không thể triển khai có kết quả được.

Trên thương trường xảy ra rất nhiều trường hợp như: thị trường biến
chuyển, kinh tế khủng hoảng, đối phương tấn công, nội bộ rạn
nứt khi đó chỉ có tinh thần can đảm mới tạo ra nghị lực vượt qua trở
ngại, khó khăn.

Ông Jung Joo Young, người sáng lập tập đoàn Huyn Dai, sau nhiều
khó khăn đã giành được 1 hợp đồng lớn tại Irắc nhưng trong thời gia
thi công đã xảy ra cuộc chiến tranh giữa Irắc và Iran. Các công ty
nước ngoài ở Irắc đều trở về chính quốc, nhưng Jung Joo Young
quyết định ở lại để lấy được niềm tin ở chính quyền Irắc và thị trường
này mãi thuộc về Huyn Dai và ông đã thành công.

5.4. Sự tiên liệu

Một người làm việc hay giải quyết một vấn đề nào đó
mà có đầu óc tiên liệu thường ít khi gặp khó khăn,
vướng mắc, hoặc dễ dàng vượt qua trở ngại khi gặp
khó khăn.

“Lợi bất cập hại”.

“Sai một ly, đi một dặm”.


“Biết mình, biết người thì trăm trận trăm thắng”.

Nếu biết nhậ định đúng thực lực của mình (khả
năng, vốn liếng, nhân lực…), biết nghiên cứu trước
tình hình thị trường, không lao theo những dự án
quá sức mình thì con đường làm giàu phần nào được
bảo đảm.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×