Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Luận văn : KHẢO NGHIỆM ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA 15 GIỐNG LÚA QUỐC GIA A2 TẠI TRẠI GIỐNG BÌNH ĐỨC - AN GIANG VỤ ĐÔNG XUÂN 2004 -2005 part 5 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.98 KB, 10 trang )

Đây là đặc tính tốt của giống rất được các nhà chọn giống ưa thích.
Từ đó, ta thấy hầu hết các giống lúa đều có góc lá cờ phù hợp với xu hướng
chọn giống hiện nay.
Bảng 6: Sự phân bố góc lá cờ của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình
Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005
Nhóm Cấp Tên giống
Rất thẳng
1
OM3241, MTL352.
Hơi thẳng 3 OM3539, OM2280, OM3566, OM2495, MTL364,
MTL389, MTL385, TX93, OM2008, OM3837, IR64.
Hơi xòe 5 OM2492, OM2490.
4.2.1.4. Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng là do yếu tố di truyền của giống quyết định.
Tuy nhiên, thời tiết, kỹ thuật canh tác.v.v cũng làm thay đổi thời gian sinh
trưởng của giống.
Theo Kaxano và Tanca (1968) được trích dẫn bởi Nguyễn Đức Mẫn
(1991) thì các giống lúa có thời gian sinh trưởng quá ngắn không thể tạo ra
được năng suất cao vì thời gian sinh trưởng dinh dưỡng bị hạn chế và các
giống có thời gian sinh trưởng quá dài cũng không cho năng suất cao vì thời
gian sinh trưởng dinh dưỡng quá thừa gây lốp đổ.
Thời gian sinh trưởng của 15 giống lúa biến thiên từ 103 đến 109
ngày thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng trung bình, phù hợp với kiểu hình
cây lúa lý tưởng. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng, chúng tôi nhận thấy đa số
các giống lúa đều có thể áp dụng cho những vùng sản xuất thâm canh cao 2
cho đến 3 vụ/năm.
4
Bảng 7: Thời gian sinh trưởng, chiều dài bông của 15 giống lúa thí nghiệm
tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 -2005
TT Giống TG sinh trưởng (ngày) Chiều dài bông (cm)
OM2492


105
21,7 fg
OM2490
107
23,5 cde
OM3539
107
24,0 bcd
OM2280
105
24,9 abc
OM3566
105
21,8 efg
OM2495
107
24,2 bcd
OM3241
108
24,1 bcd
TX93
105
22,5 d-g
OM2008
103
20,8 g
OM3837
103
23,1 def
MTL385

105
24,1 bcd
MTL389
103
24,1 bcd
MTL364
109
25,5 ab
MTL352
108
26,4 a
IR64
108
22,8 ef
Chú thích: Trong cùng một cột, các số theo sau cùng ký tự không khác biệt ở mức ý
nghĩa 5% trong phép thử Duncan.
4.2.1.5. Đặc tính cổ bông
Bông lúa trổ hoàn toàn, nghĩa là bông lúa thoát ra khỏi bẹ lá cờ một
cách hoàn toàn. Nếu cổ bông kín thì một phần nhánh gié bên dưới của bông
bị nghẹn lại trong bẹ lá cờ và một số hạt trên nhánh này bị lép hay bị nấm
bệnh tấn công làm ảnh hưởng phần nào đến năng suất. Nếu như cổ bông hở
quá dài thì bông lúa dễ bị gãy do tác động của các yếu tố như gió bão, côn
trùng v.v…
Trong 15 giống thí nghiệm, hầu hết các giống có đặc tính cổ bông tốt
với 12 giống có độ hở cổ bông trung bình từ 0 – 5 cm gồm các giống
OM2492, OM2490, OM3539, OM2280, OM3566, TX93, OM2008,
OM3837, MTL385, MTL389, MTL364, IR64, chỉ có 3 giống OM2495,
OM3241, MTL352 thuộc nhóm có cổ bông hở lớn hơn 5cm.
Bảng 8: Đặc tính nông học của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống Bình
Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 - 2005

4
Tên Giống
Độ hở cổ
bông
Góc lá cờ
(cấp)
Độ tàn lá
(cấp)
Đổ ngã
(cấp)
Độ rụng hạt
(cấp)
OM2492 Trung bình 5 5 1 5
OM2490 Trung bình 5 5 1 5
OM3539 Trung bình 3 5 3 5
OM2280 Trung bình 3 5 3 5
OM3566 Trung bình 3 5 1 5
OM2495 Hở 3 5 3 5
OM3241 Hở 1 5 1 9
TX93 Trung bình 3 5 1 3
OM2008 Trung bình 3 9 5 3
OM3837 Trung bình 3 9 3 3
MTL385 Trung bình 3 9 5 3
MTL389 Trung bình 3 9 7 5
MTL364 Trung bình 3 5 3 5
MTL352 Hở 1 9 3 5
IR64 Trung bình 3 5 1 3
4.2.1.6. Chiều dài bông
Qua bảng 7 cho thấy chiều dài bông của 15 giống lúa biến động từ
20.8 đến 26.5cm. Nhìn chung, các giống lúa có chiều dài bông trên 20cm.

Theo kết quả tích thống kê thì 15 giống khác biệt rất có ý nghĩa.
Chiều dài bông thường có liên quan đến số hạt trên bông.
Từ thực tế thí nghiệm có thể chia chiều dài bông của 15 giống thành
các nhóm.
Nhóm từ 20 – 24cm gồm các giống: OM2492, OM2490, OM3539,
OM3566, TX93, OM2008, OM3837, IR64.
Nhóm có chiều dài trên 24cm gồm các giống: OM2280, OM2495,
OM3241, MTL385, MTL389, MTL364, MTL352.
4.2.1.7. Độ tàn lá
Sự rụi lá chậm sau trổ là đặc tính tốt của giống lúa cho năng suất cao.
Theo Matsushima (1976) được Nguyễn Đức Mẫn (1991) trích dẫn thì cho
rằng: 2/3 lượng tinh bột do cây lúa tổng hợp tạo thành năng suất là do sự
đồng hóa carbon sau khi trổ. Do đó trong quá trình canh tác chăm sóc cho các
lá trên cùng còn xanh đến thu hoạch là biện pháp rất cần thiết.
Một số tác giã cho rằng, những giống lúa cao sản thì phần lớn năng
suất hạt là do sự quang hợp của lá tạo ra. Qua thực tế thí nghiệm nhận thấy
4
các giống có độ tàn lá sớm và nhanh cho năng suất không cao bằng hầu hết
những giống có độ tàn lá trung bình.
Kết quả ghi nhận thấy rằng các giống lúa thí nghiệm có độ tàn lá từ
trung bình đến sớm và có thể chia bộ 15 giống thành 2 nhóm.
+ Nhóm trung bình gồm có 10 giống đó là: OM2492, OM2490,
OM3539, OM2280, MTL364, IR64, OM3241, OM3566, TX93, OM2495.
+ Nhóm sớm và nhanh có 5 giông: OM2008, OM3837, MTL385,
MTL389, MTL352.
4.2.1.8. Đặc tính đổ ngã
Lúa bị đổ ngã phần lớn là do đặc tính của giống, nhưng một phần
cũng do các yếu tố bên ngoài như kỹ thuật canh tác, điều kiện môi trường
v.v…
Bảng 9: Phân cấp mức độ đổ ngã của 15 giống lúa thí nghiệm tại trại giống

Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005.
Cấp Mức độ Giống
1 Không ngã
TX93, OM2280, OM3566, OM3241, IR64,
OM2492.
3 Hầu hết không ngã OM3539, MTL364, OM2495, OM3837,
MTL352, OM2490.
5
Hơi ngã
MTL385, OM2008.
7 - 9
Hầu hết đến tất cả đều ngã
MTL389.
Thí nghiệm được thực hiện trong vụ đông xuân, ít mưa bão, nên các giống ít
bị đổ ngã. Chỉ có 1 giống MTL389 hầu hết các cây đều ngã và 2 giống
MTL389, OM2008 hơi ngã nhưng nhìn chung các giống này chỉ bị đổ ngã ở
giai đoạn hạt vào chắc nên chỉ có khó khăn ở khâu thu hoạch, ít ảnh hưởng
đến năng suất. Tất cả các giống còn lại hầu hết không ngã. Đây cũng là một
đặc tính tốt của giống được nhiều người ưa thích.
Vì vậy trong quá trình chăm sóc cần chú ý các biện pháp kỹ thuật để
cây lúa không bị đổ ngã là điều rất cần thiết.
4
4.2.1.9. Độ rụng hạt
Độ rụng hạt là đặc tính di truyền của giống. Độ rụng hạt còn là một
yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thu hoạch và phương pháp thu hoạch. Các
giống lúa thí nghiệm có độ rụng hạt từ cấp 1 đến cấp 9. Qua thí nghiệm
chúng tôi nhận thấy hầu hết các giống đều khó rụng cho đến trung bình chỉ có
giống OM3241 là dễ rụng hạt.
Qua khảo sát thực tế các giông lúa có độ rụng hạt từ dễ rụng cho đến
khó rụng và có thể chia thành các nhóm.

Nhóm khó rụng gồm các giống: TX93, OM2008, MTL385, IR64,
OM3837, OM2492.
Nhóm rụng trung bình gồm các giống: OM2280, MTL364, OM3539,
OM3566, OM2495, MTL389, OM2490, MTL352.
Nhóm dễ rụng chỉ có 1 giống là OM3241.
4.2.2. Sâu bệnh
Trong suốt thời gian thí nghiệm, nhận thấy có sâu cuốn lá, bệnh đạo
ôn là hai yếu tố chính xuất hiện trong ruộng làm ảnh hưởng đến năng suất
lúa. Ngoài ra các loại côn trùng và bệnh khác (chuột, ốc bươu vàng, bệnh
đốm nâu…) cũng có xuất hiện nhưng không gây hại nhiều. Trong quá trình
thí nghiệm có sử dụng thuốc hóa học nhưng rất hạn chế nhằm xác định tính
kháng sâu bệnh của các giống.
* Sâu cuốn lá
Trong thời gian thí nghiệm, nhận thấy tất cả các giống đều bị sâu
cuốn lá tấn công, giai đoạn xuất hiện nhiều nhất vào lúc 60 NSC, mức độ gây
hại từ cấp 3 đến cấp 9 làm cho quá trình quang hợp bị giảm, ảnh hưởng phần
nào đến sự tích lũy chất khô của cây lúa.
Qua ghi nhận, thiệt hại do sâu cuốn lá gây ra cho bộ giống thí nghiệm
có thể phân thành 3 nhóm.
+ Nhóm giống bị thiệt hại cấp 3: giống IR64, OM2492, OM3539,
OM2280, OM3566, OM2008.
4
+ Nhóm giống bị thiệt hại cấp 7: MTL385, OM3241, OMOM2495,
MTL364, TX93.
+ Nhóm giống bị thiệt hại cấp 9: giống MTL352, OM2490, OM3837,
MTL398.
Sâu cuốn lá gây hại cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm
năng suất của các giống lúa. Khi lá bị sâu tấn công làm cho diện tích lá quang
hợp giảm đi từ đó các hợp chất do lá hấp thu được cũng giảm một phần, cuối
cùng năng suất đạt được cũng không cao lắm.

Thực tế thí nghiệm cho thấy các giống MTL352, OM2490, OM3837,
MTL398 do bị sâu cuốn lá tấn công mạnh (cấp 9) nên năng suất của các
giống này cũng không cao bằng hầu hết các giống còn lại.
* Sâu đục thân
Sâu đục thân tấn công cũng là một trong những nguyên nhân làm
giảm phần trăm chồi hữu hiệu đối với các giống lúa, lúa bị sâu đục thân tấn
công một phần là do đặc tính giống mềm rạ, hoặc do tán lá có màu xanh dễ
thu hút sâu đục thân tấn công.
Qua ghi nhận, hầu hết các giống lúa thí nghiệm không bị sâu đục thân
tấn công, chỉ có 3 giống bị thiệt hại cấp 1 đó là OM3539, OM2280, OM3566.
* Bệnh cháy lá
Qua kết quả ghi nhận cho thấy bệnh cháy lá có xuất hiện vào giai
đoạn 50 NSC đối với các giống OM2495, OM3837, MTL364, MTL352,
IR64 nhưng ở mức độ thấp (cấp 1) chỉ có giống IR64 bị nhiễm hơi nặng (cấp
5). Kết quả thử nghiệm bệnh cháy lá và rầy nâu ở bảng 10 thì hầu hết các
giống có phản ứng với cháy lá từ nhiễm trung bình đến rất nhiễm, đối với rầy
nâu nhiễm trung bình đến nhiễm, không có giống hơi kháng hoặc kháng.
Kết quả thử nghiệm bệnh cháy lá và rầy nâu
Bệnh cháy lá được thí nghiệm trên nương mạ cháy lá, rầy nâu tiến
hành thí nghiệm trong nhà lưới và có kết quả trong bảng 8.
Bảng 10: Kết quả thử nghiệm bệnh cháy lá và rầy nâu của 15 giống lúa thí
nghiệm tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 – 2005.
4
4.2.3.Thành phần năng suất và năng suất thực tế
4.2.3.1. Số bông/m
2
Số bông/m
2
phụ thuộc nhiều vào khả năng đẻ nhánh và mật độ gieo
trồng. Khả năng đẻ nhánh có ảnh hưởng đến quá trình hình thành bông,

những chồi ra sau thường là những chồi vô hiệu không cho năng suất. Do đó,
số bông/m
2
được quyết định trong giai đoạn ban đầu nhưng chủ yếu là giai
đoạn sau khi cấy 10 đến 15 ngày, trước khi đạt số chồi tối đa.
Số bông/m
2
là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất để cấu thành
năng suất lúa. Theo Đào Thế Tuấn (1970) được Nguyễn Đức Mẫn (1991)
trích dẫn thì để năng suất vượt xa 5 tấn/ha thì cây lúa phải có kiểu hình có
khả năng cho từ 400 đến 500 bông/m
2
. Như vậy, trong quá trình chăm sóc cần
chú ý các biện pháp kỹ thuật làm tăng số chồi là rất cần thiết.
Qua kết quả thí nghiệm, đa số các giống lúa có số bông/m
2
trung
bình, biến động từ 343 bông đến 451 bông trong đó thấp nhất là giống
OM2495 với 343 bông và cao nhất là giống MTL389 với 451 bông. Và có thể
chia các giống thí nghiệm thành 2 nhóm.
4
Tên giống
Bệnh cháy lá (cấp) Rầy nâu (cấp)
OM2492 7 5
OM2490 7 5
OM3539 5 5
OM2280 7 5
OM3566 5 5
OM2495 7 5
OM3241 7 5

TX93 5 7
OM2008 5 7
OM3837 7 5
MTL385 9 5
MTL389 9 7
MTL364 5 5
MTL352 5 5
IR64 9 7
Nhóm lớn hơn 400 bông: gồm các giống OM2490, OM3566,
OM3241, OM2008, OM3837, MTL389, MTL364.
Nhóm nhỏ hơn 400 bông: gồm các giống OM2492, OM2495,
OM2280, TX93, MTL385, MTL352, OM3539, IR64.
4.2.3.2. Hạt chắc / bông
Hạt chắc / bông được qui định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước
khi trổ nhưng quan trọng là thời kỳ giảm nhiễm. Ngoài ra, số hạt chắc / bông
còn tùy thuộc vào số hoa bị phân hóa và số hoa bị thoái hóa, 2 yếu tố này lại
tùy thuộc vào giống, điều kiện môi trường và kỹ thuật canh tác.
Trong bộ giống thí nghiệm, các giống lúa có số hạt chắc/bông biến
thiên từ 66 hạt đến 108 hạt chắc/bông. Trong đó, cao nhất là giống OM2495
với 108 hạt và thấp nhất là giống TX93 với 66 hạt.
Hạt chắc/bông cũng là một yếu tố quan trọng góp phần làm tăng năng
suất. Qua thí nghiệm thấy rằng giống OM2280 mặt dù có số bông/m2 không
cao nhưng do có số hạt chắc/bông và tỉ lệ hạt chắc khá cao nên cuối cùng
năng suất đạt được cao nhất trong bộ giống.
4.2.3.3. Tỉ lệ hạt chắc
Phần trăm hạt chắc của 15 giống biến động từ 63% đến 91%. Trong
đó, cao nhất là giống OM3566 với 91% và thấp nhất là giống MTL352 với
63%.
Qua bảng 11 ta thấy hầu hết các giống có tỉ lệ hạt chắc khá cao trên
70% phù hợp với kiểu hình cây lúa cho năng suất cao, chỉ có một giống có tỉ

lệ hạt chắc dưới 70%, đó là giống MTL352. Có thể chia tỉ lệ hạt chắc của 15
giống thành các nhóm như sau:
Nhóm lớn hơn 80% gồm các giống: OM2492, OM2490, OM2280,
OM3566, TX93, OM3837, MTL364, IR64.
Nhóm từ 70 – 80% gồm các giống: OM3539, OM2495, OM3241,
OM2008, MTL385, MTL389.
Nhóm nhỏ hơn 70% chỉ có 1 giống MTL352.
4
4.2.3.4. Trọng lượng 1000 hạt
Trọng lượng 1000 hạt là do đặc tính của giống qui định. Nhưng trọng
lượng 1000 hạt của giống cũng vẫn chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường,
kỹ thuật canh tác ….
Qua kết quả phân tích thống kê cho thấy trọng lượng 1000 hạt của
các giống khác biệt nhau rất có ý nghĩa. Giống có trọng lượng 1000 hạt nhỏ
nhất là OM2492 (21,3g) và giống có trọng lượng 1000 hạt lớn nhất là TX93
(29,5g).
Đây cũng là một yếu tố quan trọng góp phần làm tăng năng suất lúa.
Thực tế thí nghiệm cho thấy những giống có trọng lượng 1000 hạt thấp
thường có năng suất không cao lắm, điển hình là giống OM2490 có số bông
trên m
2
và hạt chắc trên bông khá cao (412 bông và 107 hạt) nhưng do có
trọng lượng 1000 hạt thấp (21,9g) dẫn tới năng suất sau cùng cũng không cao
(5,73 tấn/ha). Do vậy, trong quá trình chăm sóc cần chú ý tới các biện pháp
kỹ thuật làm tăng trọng lượng 1000 hạt như: bón phân nuôi đồng và bón phân
nuôi hạt, giữ nước đầy đủ, bảo vệ lúa không bị đổ ngã hoặc sâu bệnh phá
hoại…
4.2.3.5. Năng suất thực tế
Năng suất thực tế là yếu tố sau cùng để phân loại và đánh giá giống
có năng suất cao hay thấp để tiếp tục so sánh ở vụ kế tiếp. Năng suất lúa là do

4 thành phần năng suất ở phần trên định hình, các phần này có liên quan chặt
chẽ với nhau. Nếu 1 trong 4 thành phần này dao động quá mức sẽ ảnh hưởng
đến các thành phần khác và làm cho năng suất tăng hoặc giảm.
Qua phân tích thống kê cho thấy năng suất các giống lúa khác biệt có
ý nghĩa và bình quân năng suất đạt được từ 5,1 – 7,6 tấn/ha.
Từ kết quả thu được có thể chia năng suất các giống thành 3 nhóm
+ Nhóm trên 7 tấn/ha có 2 giống OM2280 và TX93.
+ Nhóm từ 6 – 7 tấn/ha gồm các giống: OM3539, OM3566,
MTL364, OM3241, OM2492, MTL364, MTL385, MTL389, MTL352, IR64,
OM2495
+ Nhóm dưới 6 tấn/ha có 2 giống đó là OM2008, OM2490.
4
Bảng 11: Thành phần năng suất và năng suất thực tế của 15 giống thí nghiệm
tại trại giống Bình Đức – An Giang vụ Đông Xuân 2004 - 2005
Tên
Giống
Số
bông/m2
(bông)
Hạt
chắc/bông
(hạt)
Phần
trăm hạt
chắc (%)
Trọng lượng
1000 hạt (g)
Năng
suất thực
tế (tấn/ha)

OM2492 384 bcd 107 a 86,0 abc 21,3 g 6,23 cd
OM2490 412 abc 107 a 84,3 a-d 21,9 g 5,73 de
OM3539 388 a-d 98 ab 76,7 def 24,9 de 6,83 abc
OM2280 374 cd 98 ab 85,3 abc 25,5 d 7,57 a
OM3566 420 abc 85 bcd 90,7 a 25,0 de 6,50 bcd
OM2495 343 d 108 a 78,3 cde 25,1 de 6,27 bcd
OM3241 419 abc 71 cd 70,3 f 26,6 bc 6,43 bcd
TX93 396 a-d 66 d 82,0 bcd 29,5 a 7,23 ab
OM2008 409 abc 81 bcd 72,7 ef 23,3 f 5,10 e
OM3837 446 ab 82 bcd 87,3 ab 23,4 f 6,07 cd
MTL385 391 a-d 86 a-d 79,3 cde 24,3 ef 6,20 cd
MTL389 451 a 90 abc 79,0 cde 21,5 g 6,03 cd
MTL364 420 abc 84 bcd 81,0 bcd 27,2 b 6,63 a-d
MTL352 388 a-d 78 bcd 63,3 g 24,1 ef 6,13 cd
IR64 377 cd 82 bcd 88,7 ab 25,8 cd 6,90 abc
Cv (%) 8,2 13 5,2 2,4 8
F * ** ** ** **
Chú thích: Trong cùng một cột, các số theo sau cùng ký tự không khác biệt ở mức ý
nghĩa 5% trong phép thử Duncan; * = khác biệt có ý nghĩa 5 %; ** = khác biệt ý
nghĩa 1 %.
4.2.4. Phẩm chất gạo
4.2.4.1. Kích thước và hình dạng hạt
Kết quả ghi nhận cho thấy bộ 15 giống lúa thí nghiệm trong đó 13
giống có kích thước hạt từ dài đến rất dài: 6,6mm – 7,4mm, hai giống
OM2492, MTL385 có kích thước hạt trung bình.
Dạng hạt dài và rất dài là một đặc tính tốt thường đựơc ưa chuộng
hơn qua thị hiếu của nguời tiêu dùng và thị trường suất khẩu.
Tỉ lệ hạt dài/rộng của các giống lúa biến động từ dạng hạt rất dài đến
dài, không có giống nào có dạng hạt tròn. Nhìn chung, đặc tính hạt của 15
giống lúa có đặc tính tốt phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và nhu cầu

xuất khẩu.
5

×