Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

phân tích và hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của hệ thống g7 mark

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.24 KB, 35 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA SAU ĐẠI HỌC
  
TIỂU LUẬN:
PHÂN TÍCH VÀ HỒN THIỆN QUẢN
TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA HỆ
THỐNG G7 MARK
GVHD: TS. HỒ TIẾN DŨNG
THỰC HIỆN: Bùi Thị Phương Linh.
L ỚP: K17-QTKD- ĐÊM 1
THÁNG 3 NĂM 2009
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
1.1/Chuỗi cung ứng là gì? 6
1.2/Mô hình của chuỗi cung ứng 7
1.3/Quản trị chuỗi cung ứng 7
1.4/Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng đối với hoạt động kinh doanh 7
1.5/Phân biệt chuỗi cung ứng và kênh phân phối 9
1.6/Tính năng động của chuỗi cung ứng 10
1.7/Sự phối hợp trong chuỗi cung ứng 10
1.7.1/Giữa các tổ chức 10
1.7.2/Giữa các bộ phận trong công ty 11
1.8/Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng 11
1.8.1/Giao hàng 12
1.8.2/Chất lượng 12
1.8.3/Thời gian 12
1.8.4/Chi phí 13
1.9/Các nguyên tắc cần tuân thủ để đảm bảo việc vận hành chuỗi cung ứng được


thành công 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHUỖI CUNG ỨNG G7 MART18
2.1/Giới thiệu về công ty 18
2.1.1/Lịch sử hình thành G7 Mart 18
2.1.2/Tư tưởng G7 Mart 18
2.1.3/Tầm nhìn-sứ mạng G7 Mart 18
2.1.4/Triết lý kinh doanh G7 Mart 19
2.1.5/Sản phẩm phân phối: gồm 5 ngành hàng 19
2.1.6/Chiến lược kinh doanh của Công ty G7 19
2.1.7/Kế hoạch phát triển của G7 20
2.2/Chuỗi cung ứng trong công ty G7 21
2.3/Các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng 22
2
2.3.1/Nhà cung cấp 22
2.3.2Công ty G7 22
2.3.3/.Trung tâm phân phối 23
2.3.4/Cửa hàng tiện lợi 23
2.3.4.1/Đặc điểm của chuỗi cửa hàng tiện lợi theo chuẩn G7 24
2.3.4.1.1/.Thân 24
2.3.4.1.2/Thiện 24
2.3.4.1.3/Tiện 25
2.3.4.1.4/Lợi 25
2.3.5/Cửa hàng thành viên 25
2.3.6/Khách hàng 25
2.4/Các hình thức tài trợ, hỗ trợ, bảo trợ của công ty G7 26
2.4.1/Tài trợ 26
2.4.2/Hỗ trợ 26
2.4.3/Bảo trợ 27
2.5/Qui định cách trưng bày hàng hố 27
2.5.1/ Mục tiêu 27

2.5.2/ Lợi ích 27
2.5.3/Nguyên tắc trưng bày cơ bản 28
2.5.4/Trưng bày theo ngành hàng, nhóm hàng, tiểu hàng 28
2.5.5/Cách sắp xếp 29
2.6/ Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng của G7 29
2.6.1/Giao hàng 29
2.6.2/Chất lượng 29
2.6.3/Thời gian 30
2.6.4/Chi phí 30
2.7/Các mặt đạt được của chuỗi cung ứng công ty G7 30
2.8/Các mặt còn hạn chế của chuỗi cung ứng công ty G7 31
3
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG
ỨNG CÔNG TY G7 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
LỜI MỞ ĐẦU
Trong mô hình hiện đại ngày nay, chuyên môn hóa sản xuất đã chia cắt quá
trình sản xuất sản phẩm hồn chỉnh thành những công đoạn độc lập với nhau, trong
đó mỗi công đoạn tập trung thực hiện một hoặc một số bước trong tồn bộ quy trình
sản xuất ra sản phẩm hồn chỉnh cho người tiêu dùng. Điều này làm cho năng suất
lao động tăng cao, nhưng lại phá vỡ tính khép kín của quá trình sản xuất ra sản
phẩm cuối cùng. Khi quan hệ hiệp tác không được tổ chức tốt, tính cân đối của tồn
bộ quá trình sản xuất sẽ bị phá vỡ.
Chính vì thế, cùng với sự phân công chuyên môn hóa, các nhà quản lý luôn
tìm cách tổ chức các quan hệ hiệp tác giữa các đơn vị chuyên môn hóa. Ở Việt Nam,
vấn đề này đã được đề cập trên góc độ vĩ mô, từ phía trách nhiệm của nhà nước.
Một khía cạnh khác cần được quan tâm giải quyết triệt để hơn là trong phạm vi một
doanh nghiệp, cần tổ chức quản lý như thế nào và quản lý chuỗi cung ứng chính là
một cách tiếp cận, một phương pháp quản lý cho phép giải quyết vấn đề trên một
4

cách có hiệu quả. Do đó sau khi tìm hiểu và nghiên cứu, tôi đã chọn chủ đề là“Phân
tích và hồn thiện quản trị chuỗi cung ứng của hệ thống G7 Mart”
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1/Chuỗi cung ứng là gì?
Chuỗi cung ứng là một tổng thể gữa hàng loạt các nhà cung ứng và khách
hàng được kết nối với nhau, trong đó, mỗi khách hàng, đến lược mình lại là nhà
cung ứng cho tổ chức tiếp theo cho đến khi thành phẩm tới tay người tiêu dùng.
Chuỗi này được bắt đầu từ việc khai thác các nguyên liệu nguyên thủy, và người
tiêu dùng là mắt xích cuối cùng của chuỗi.
5
Nói cách khác, chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh
cung cấp một sản phẩm hay một dịch vụ cho khác hàng từ khâu sản xuất và phân
phối đến người tiêu dùng cuối cùng
1.2/Mô hình của chuỗi cung ứng
1.3/Quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng là hoạch định, thiết kế và kiểm sốt luồng thông tin
và nguyên vật liệu theo chuỗi cung ứng nhằm đạt được các yêu cầu của khách hàng
một cách có hiệu quả ở thời điểm hiện tại và tương lai.
Quản trị chuỗi cung ứng ở đây có khác biệt với chuỗi cung ứng. Quản trị
chuỗi cung ứng đòi hỏi sự chú ý đến cả luồng thông tin và nguyên vật liệu. Sự phản
hồi của thông tin thì quan trọng đối với việc quản trị chuỗi cung ứng. Sự trì hỗn về
thông tin có thể dẫn đến sự thay đổi bất thường của các đơn vị đặt hàng và sự vận
chuyển không hiệu quả của nguyên vật liệu.
1.4/Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng đối với hoạt động kinh doanh:
Quản trị chuỗi cung ứng có vai trò rất lớn đối với công ty, bởi quản trị chuỗi
cung ứng giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách có hiệu quả.
Các
nhà
cung
cấp

Các nhà
máy
Các
nhà
kho
Nhà
bán
lẻ
Khách
hàng
6
Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hố quá trình luân
chuyển nguyên vật liệu, hàng hố, dịch vụ mà quản trị chuỗi cung ứng có thể giúp
tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Ngồi ra, quản trị chuỗi cung ứng còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị,
đặc biệt là tiếp thị hỗn hợp (4P: Product, Price, Promotion, Place). Chính quản trị
chuỗi cung ứng đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần
đến và vào đúng thời điểm thích hợp. Mục tiêu lớn nhất của quản trị chuỗi cung ứng
là cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất.
Điểm đáng lưu ý là các chuyên gia kinh tế đã nhìn nhận rằng hệ thống quản
trị chuỗi cung ứng hứa hẹn từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của
công ty và tạo điều kiện cho chiến lược thương mại điện tử phát triển. Đây chính là
chìa khố thành công cho B2B. Tuy nhiên, như không ít các nhà phân tích kinh
doanh đã cảnh báo, chiếc chìa khố này chỉ thực sự phục vụ cho việc nhận biết các
chiến lược dựa trên hệ thống sản xuất, khi chúng tạo ra một trong những mối liên
kết trọng yếu nhất trong dây chuyền cung ứng.
Trong một công ty sản xuất luôn tồn tại ba yếu tố chính của dây chuyền cung
ứng: thứ nhất là các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hướng tới
những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ; thứ hai là bản thân
chức năng sản xuất, tập trung vào những phương tiện, thiết bị, nhân lực, nguyên vật

liệu và chính quá trình sản xuất; thứ ba là tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân
phối và một lần nữa hướng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu
của họ.
Trong dây chuyên cung ứng ba nhân tố này, quản trị chuỗi cung ứng sẽ điều
phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất - những
công việc đòi hỏi tính dữ liệu chính xác về hoạt động tại các nhà máy, nhằm làm
cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Khu vực nhà máy sản xuất trong công
ty của bạn phải là một môi trường năng động, trong đó sự vật được chuyển hố liên
tục, đồng thời thông tin cần được cập nhật và phổ biến tới tất cả các cấp quản lý
công ty để cùng đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Quản trị chuỗi cung
7
ứng cung cấp khả năng trực quan hố đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và
khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hố sản xuất đúng lúc
bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch. Nó cũng mang lại hiệu quả tối đa cho
việc dự trù số lượng nguyên vật liệu, quản lý nguồn tài nguyên, lập kế hoạch đầu tư
và sắp xếp hoạt động sản xuất của công ty.
Một tác dụng khác của việc ứng dụng giải pháp chuỗi cung ứng là phân tích
dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp. Hoạt động này nhằm phục
vụ cho những mục đích liên quan đến hoạt động sản xuất (như dữ liệu về thông tin
sản phẩm, dữ liệu về nhu cầu thị trường…) để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng. Có
thể nói, Quản trị chuỗi cung ứng là nền tảng của một chương trình cải tiến và quản
lý chất lượng.
1.5/Phân biệt chuỗi cung ứng và kênh phân phối
Kênh phân phối là quá trình từ nhà sản xuất đến khách hàng thông qua nhà
phân phối. Kênh phân phối là một thuật ngữ thường được sử dụng trong marketing,
nó chỉ là một bộ phận của chuỗi cung ứng. Nó là một phần của chuỗi cung ứng từ
nhà sản xuất đến khách hàng. Như vậy nói đến kênh phân phối là nói đến các hệ
thống bán hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng.
1.6/Tính năng động của chuỗi cung ứng:
Có 3 điểm chính về tính năng động của chuỗi cung ứng:

1. Chuỗi cung ứng là một hệ thống có tính tương tác rất cao. Các quyết định của
mỗi bộ phận của chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến các ảnh hưởng đến các bộ
phận khác.
2. Chuỗi cung ứng có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi của nhu cầu. Kho và
nhà máy phải đảm bảo để đáp ứng đầy đủ đối với các đơn hàng lớn. Thậm
chí nếu các thông tin hồn hảo tại tất cả các kênh, sẽ có một phản ứng nhanh
trong chuỗi cung ứng từ thời gian bổ sung.
8
3. Cách tốt nhất để cải thiện chuỗi cung ứng là rút ngắn thời gian bổ sung và
cung cấp thông tin về nhu cầu thực tế đến tất cả các kênh phân phối. Thời
gian trong chuỗi cung ứng chỉ dùng để cải tạo ra sự thay đổi trong các đơn
đặt hàng và hàng tồn kho. Dự đốn sự thay đổi nhu cầu cũng có thể làm giảm
ảnh hưởng của những thay đổi thực tế, và quản trị nhu cầu có thể làm ổn thỏa
những thay đổi của nhu cầu.
1.7/Sự phối hợp trong chuỗi cung ứng
Một trong những cách tốt nhất để đạt được những thay đổi cần thiết trong
chuỗi cung ứng một cách có hiệu quả là tăng sự phối hợp trong bộ phận và giữa các
tổ chức.
1.7.1/Giữa các tổ chức:
Các nhà bán lẻ, các nhà bán sỉ và các nhà sản xuất hình thành các hiệp hội để
hỗ trợ nhau trong việc cung ứng hàng hóa khi có sự tăng lên hoặc giảm đột ngột của
nhu cầu. Và việc hình thành này nhằm tập trung vào việc quản lý cả nhu cầu và
chuỗi cung ứng.
1.7.2/Giữa các bộ phận trong công ty:
Các công ty có thể tổ chức nhiều nhóm chức năng, những nhóm chức năng
này sẽ quản lý những mảng khác nhau trong chuỗi cung ứng như phòng mua hàng
sẽ chăm sóc các nhà cung cấp và quản lý tồn kho nguyên vật liệu; phòng điều hành
sản xuất sẽ chịu trách nhiệm về sản xuất hàng hóa và lượng hàng đang sản xuất;
phòng marketing quản lý nhu cầu và lượng hàng thành phẩm. Mặc dù mỗi phòng có
chức năng khác nhau nhưng điều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên nếu thiếu sự

phối hợp thì sẽ gây ra một kết quả tồi tệ trong chuỗi cung ứng.
Có một vài cách để tăng cường sự phối hợp, bao gồm lập các đội nhóm giữa
các đơn vị chức năng, tạo mối quan hệ hợp tác với khách hàng và nhà cung cấp, cải
9
tiến hệ thống thông tin tốt hơn… Một điều cần lưu ý nữa trong chuỗi cung ứng là
các nhà lãnh đạo của các tổ chức trong chuỗi cung ứng phải phối hợp với nhau.

1.8/Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng
Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng là công việc rất cần thiết nhằm hướng đến
việc cải tiến và đạt mục tiêu cho việc cải tiến chuỗi cung ứng.
Có 4 tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng đó là:
-Giao hàng
-Chất lượng
-Thời gian
-Chi phí
1.8.1/Giao hàng:
Tiêu chuẩn này đề cập đến giao hàng đúng hạn được biểu hiện bằng tỉ lệ
phần trăm của các đơn hàng được giao đầy đủ về số lượng và đúng ngày khách hàng
yêu cầu trong tổng số đơn hàng. Chú ý rằng đơn hàng không được tính là giao hàng
đúng hạn khi chỉ có một phần đơn hàng được thực hiện và khi khách hàng không có
hàng đúng thời gian yêu cầu.
1.8.2/Chất lượng:
Chất lượng được đánh giá ở mức hài lòng của khách hàng hay là sự thỏa mãn
của khách hàng về sản phẩm. Để đo lường sự thỏa mãn của khách hàng mong đợi về
sản phẩm ta thiết kế bảng câu hỏi trong đó biến độc lập là sự hài lòng của khách
hàng
Một tiêu chuẩn đánh giá liên quan mật thiết với chất lượng là lòng trung
thành của khách hàng, tiêu chuẩn này có thể đo lường bằng tỷ lệ phần trăm khách
hàng vẫn mua hàng sau khi đã mua ít nhất một lần.
1.8.3/Thời gian:

10
Thời gian bổ sung hàng có thể được tính trực tiếp từ mức độ tồn kho. Một
trong những chỉ tiêu quan trọng nữa là thời gian thu hồi nợ vì nó đảm bảo cho công
ty có lượng tiền để mua sản phẩm và bán sản phẩm tạo ra vòng luân chuyển hàng
hóa.
1.8.4/Chi phí:
Có 2 cách để đo lường chi phí:
1. Công ty đo lường tổng chi phí bao gồm: chi phí sản xuất, phân phối, chi phí
tồn kho, và chi phí công nợ, thường những chi phí riêng biệt này thuộc trách
nhiệm của những nhà quản lý khác nhau và vì vậy không giảm được tối đa
tổng chi phí.
2. Tính chi phí cho cả hệ thống chuỗi cung ứng để đánh giá hiệu quả giá trị gia
tăng và năng suất sản xuất. Phương pháp đo lượng hiệu quả như sau:
HIỆU QUẢ=(DOANH SỐ – CP NGUYÊN VẬT LIỆU)/(CP LAO ĐỘNG +
CP QLÝ)
Chuỗi cung ứng gồm: nhà cung cấp-công ty-khách hàng nên nếu công ty tiến
hành cải tiến chuỗi cung ứng thì phải gặp nhà cung cấp và khách hàng vì khi cải
tiến là cần phải cải tiến cả chuỗi. Tương tự như vậy, cải tiến trong một bộ phận
của công ty trong chuỗi cung ứng có thể làm phương hại đến đơn vị khác và cần
phải hợp tác vì lợi ích chung của tập thể.
1.9/Các nguyên tắc cần tuân thủ để đảm bảo việc vận hành chuỗi cung ứng được
thành công
11
Nguyên tắc 1: Phân khúc khách hàng dựa trên nhu cầu của họ thành những
nhóm riêng biệt và áp dụng quản lý chuỗi cung ứng để phục vụ từng phân
khúc này một cách hiệu quả
Phân khúc khách hàng truyền thống là phân nhóm khách hàng theo ngành,
sản phẩm, hay kênh thương mại và sau đó dùng cách tiếp cận một-cho-tất-cả để
phục vụ họ, bình quân hóa chi phí và lợi nhuận trong và ngồi các phân khúc ấy.
Việc phân khúc khách hàng theo nhu cầu riêng biệt của họ cần doanh nghiệp phải

phát triển danh mục dịch vụ chuyên biệt hóa theo nhiều phân khúc khác nhau. Các
khảo sát, phỏng vấn và nghiên cứu trong ngành đã trở thành công cụ truyền thống
để xác định các tiêu chí phân khúc cốt lõi.
Ngày nay, các công ty thành công đang chuyển sang các kỹ thuật phân tích
tiên tiến như phân tích cụm và liên hợp để đánh giá chi phí cơ hội và dự đốn mức lợi
nhuận biên của các phân khúc. Một công ty chuyên về sản phẩm xây dựng và thiết
kế nhà thì dựa vào các phân khúc về doanh số bán và nhu cầu mua hàng và các yêu
cầu đối với đơn hàng. Số khác thì dựa vào các tiêu chí như là các hoạt động lập kế
hoạch cho từng khách hàng và hỗ trợ kỹ thuật để phân khúc.
Nguyên tắc 2: Cá biệt hóa mạng lưới logistics đối với từng yêu cầu về dịch vụ
và mức độ sinh lợi của từng phân khúc khách hàng.
Các doanh nghiệp có truyền thống áp dụng cách tiếp cận cứng nhắc đối với
việc thiết kế mạng lưới logistics trong việc tổ chức hàng tồn kho, kho bãi, và các
hoạt động vận tải để đáp ứng những tiêu chuẩn đơn nhất. Đối với một số doanh
nghiệp, mạng lưới logistics được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu dịch vụ chung của
các khách hàng; còn một số khác, thì để đáp ứng các yêu cầu phức tạp nhất của một
phân khúc khách hàng.
Không có cách tiếp cận nào trên đây có thể đạt được sự tận dụng tối ưu tài
sản cũng như phân bổ các yêu cầu về logistics cho từng phân khúc cụ thể để đi đến
quản lý chuỗi cung ứng hồn hảo. Trong nhiều lĩnh vực, việc cá biệt hóa nguồn lực
phân phối để đáp ứng những yêu cầu về logistics riêng biệt là nguồn gốc tạo ra sự
12
khác biệt cho chính các doanh nghiệp ấy chứ không phải sản phẩm, do sản phẩm
đều đồng nhất.
Nguyên tắc 3: Lắng nghe những dấu hiệu của thị trường và khớp với việc lên
kế họach nhu cầu tương ứng trong tồn bộ chuỗi cung ứng, bảo đảm những dự
đốn nhất quán và phân bổ nguồn lực tối ưu
Việc dự báo được thực hiện trên phương diện tính lịch sử, với sự tham gia
của nhiều phòng độc lập tạo ra những dự báo cho cùng một sản phẩm - tất cả đều sử
dụng giả định, thước đo và mức độ chi tiết riêng. Rất nhiều người sử dụng những số

liệu thị trường không chính thức, hay một số ít dựa vào những nhà cung cấp chính
để thực hiện dự báo. Chính những định hướng theo chức năng này của nhiều công ty
đã làm cho mọi thứ đi chệch hướng. Những kiểu dự đốn độc lập và phân tán như
vậy sẽ không phù hợp với quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả.
Nguyên tắc 4: Khác biệt hóa sản phẩm đến gần với khách hàng hơn và đẩy
nhanh sự thay đổi tương ứng trong chuỗi cung ứng
Các nhà sản xuất có truyền thống dựa vào mục tiêu sản xuất để sự báo lượng
cầu của sản phẩm cuối cùng và trữ một lượng tồn kho nhất định bù đắp những thiếu
sót trong dự báo. Những nhà sản xuất này có xu hướng nhìn nhận thời gian chính
trong hệ thống là cố định, với một mức biên độ giao động thời gian hạn chế để
chuyển nguyên liệu thành thành phẩm mà có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Điểm cốt lõi của việc khác biệt hóa một sản phẩm đúng-thời-hạn là thiết lập
các điểm kích hoạt trong quy trình sản xuất nơi mà sản phẩm được thiết kế cố định
cho một yêu cầu duy nhất và để đánh giá các lựa chọn, như là độ trễ, thiết kế được
module hóa, hay chỉnh sửa trong quy trình sản xuất, mà có thể gia tăng sự linh hoạt.
Hơn nữa, nhà sản xuất phải đối mặt với những thời gian có tính chu kỳ: liệu điểm
kích hoạt có thể được đẩy tới gần hơn nhu cầu thực tế để tối đa hóa sự linh hoạt của
nhà sản xuất trong việc đáp ứng nhu cầu phát sinh của khách hàng?
13
Nguyên tắc 5: Quản lý nguồn cung cấp một cách chiến lược để giảm tổng chi
phí nguyên liệu và dịch vụ.
Khi mà doanh nghiệp đặt một đơn hàng lớn với nhà cung cấp, họ cũng cần
nhận ra rằng đối tác của mình phải cùng chia sẻ mục tiêu cắt giảm chi phí trong
chuỗi cung ứng để giảm giá bán ra của thành phẩm và gia tăng lợi nhuận. Sự mở
rộng một cách logic của cách tiếp cận này là thỏa thuận cùng chia sẻ lợi ích để đảm
bảo mọi người cùng đóng góp vào khả năng sinh lợi nhuận lớn hơn.
Một số doanh nghiệp đã không sẵn sàng với những quan điểm tiến bộ này bởi
vì họ thiếu những yêu cầu tiên quyết nền tảng. Nghĩa là, kiến thức sâu về chi phí
hàng hóa, không chỉ là nguyên liệu đầu vào trực tiếp mà còn cả việc bảo trì, sửa
chữa và nguồn cung cấp cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như chi phí cho phúc

lợi, du lịch, và nhiều thứ chi phí ảo khác. Kiến thức rất thực tế này là những yếu tố
nền tảng quan trọng cho việc quyết định cách tốt nhất khi mua các nguyên liệu và
dịch vụ cho doanh nghiệp.
Nguyên tắc 6: Phát triển chiến lược ứng dụng công nghệ trong tồn bộ chuỗi
cung ứng mà có thể hỗ trợ nhiều cấp độ trong việc ra quyết định và giúp đưa ra
cái nhìn rõ hơn về dòng chảy sản phẩm, dịch vụ và thông tin.
Để duy trì quy trình kinh doanh được tái lập, nhiều doanh nghiệp thành công
đã thay thế các hệ thống cứng nhắc, hoạt động kém bằng một hệ thống hiện đại bao
trùm tồn bộ công ty.
Nguyên tắc 7: Xây dựng hệ thống thước đo mở rộng trong nhiều kênh để đánh
giá thành công tổng hợp hướng tới người tiêu dùng cuối cùng một cách hiệu
quả và hiệu năng
Trước hết, nhà quản lý đánh giá dịch vụ trên tiêu chí của một đơn hàng hồn
hảo- đơn hàng này sẵn sàng khi có yêu cầu, hồn thiện, được định giá và lên hóa đơn
đúng, và không bị lỗi. Thứ hai, nhà quản lý chuỗi cung ứng hồn hảo xác định khả
14
năng sinh lợi thực sự của dịch vụ bằng việc tìm ra chi phí và doanh thu thực tế của
các hoạt động có liên quan tới một khách hàng đặc biệt là khách hàng quan trọng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHUỖI
CUNG ỨNG G7 MART
2.1/Giới thiệu về công ty
2.1.1/Lịch sử hình thành G7 Mart
-Thành lập tháng 6/2004, xuất thân từ công ty Trung Nguyên
-Tổng trị giá dự án: 395 triệu USD
-Thương hiệu G7 được bảo hộ độc quyền ở Việt Nam và trên Thế Giới
-Ngày 5/8/2006: Công ty TNHH G7 Mart đã đổi tên thành CTCP Thương
mại & Dịch vụ G7 Mart.
2.1.2/Tư tưởng G7 Mart
-Giữa vững hệ thống phân phối hàng hóa tiêu dùng tại thị trường Việt Nam
và xây dựng công bằng phân phối.

15
-Hỗ trợ chiến lược phát triển thương hiệu Việt.
-Trở thành đối trọng với các hệ thống phân phối của tập đồn nước ngồi.
-Hợp sức các nhà sản xuất trong nước tạo nên Nhà Việt Nam để cùng nhau
vươn ra thị trường nước ngồi.
2.1.3/Tầm nhìn-sứ mạng G7 Mart:
-Xây dựng mạng lưới số 1 Việt Nam
-Chủ động liên kết đưa hàng hóa trong nước đến với thị trường Thế Giới.
-Góp phần vào sự trỗi dậy của nền kinh tế nước nhà.
2.1.4/Triết lý kinh doanh G7 Mart:
G7 Mart tập hợp các cửa hàng bán lẻ, nhà phân phối, nhà cung cấp rời rạc
thành sức mạnh tổng hợp của hệ thống.
*Nguyên tắc vận hành:
-Phát huy sức mạnh số đông.
-Xây dựng liên kết chặt chẽ và gắn bó trên cơ sở cùng chung lợi ích.
-Tôn trọng nghuyên lý vận hành của thị trường.
2.1.5/Sản phẩm phân phối: gồm 5 ngành hàng
-Ngành thực phẩm ngọt: 343 chủng loại sản phẩm
-Ngành hàng thực phẩm mặn: 216 chủng loại sản phẩm
-Ngành hàng rượu bia và nước giải khát: 160 chủng loại
-Ngành hàng hóa mỹ phẩm: 185 chủng loại
-Ngành hàng phi thực phẩm đặc biệt: 360 chủng loại.
2.1.6/Chiến lược kinh doanh của Công ty G7:
16
-Tập hợp các nhà sản xuất Việt Nam để hình thành nên một hệ thống phân
phối vững mạnh đủ sức cạnh tranh với các tập đồn phân phối nước ngồi. Sức mạnh
của G7 Mart là sự liên kết, lấy mục tiêu phát triển thương hiệu Việt làm đầu.
-G7 Mart được hình thành trên cơ sở tập hợp các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ với
mục tiêu: trang bị, nâng cấp, thay đổi phương thức quản lý, cung cách phục vụ để
hướng các cửa hàng này thành chuỗi cửa hàng kinh doanh tiện lợi theo mô hình

phân phối hiện đại.
-Thông qua những biện pháp cụ thể như cung cấp hệ thống nhận diện; huấn
luyện phương thức bán bán hàng hiện đại; cung cấp giải pháp chuẩn hóa trong trưng
bày hàng; hệ thống quản lý bán lẻ; hệ thống bảng hiệu quảng cáo, đàu tư tài chính,
huấn luyện kỹ năng và cung cấp các giải pháp bán hàng chuyên nghiệp; áp dụng các
phần mềm, giải pháp IT trong quản lý hàng hóa… G7 sẽ giúp tăng thên sức mạnh
cũng như hiện đại hóa dần dần một phần hệ thống bán lẻ truyền thống.
-Hợp sức hóa với nhà sản xuất nhằm thống nhất giá bán tại tất cả các cửa
hàng G7 Mart trên cả nước.
-Xây dựng các trung tâm thương mại Việt Nam tại nước ngồi mang tên
VIETTOWN để đem sản phẩm Việt Nam ra thị trường Thế Giới.
2.1.7/Kế hoạch phát triển của G7:
Gồm 3 giai đoạn:
-Giai đoạn 1: phát triển hệ thống phân phối bằng cách tập hợp liên kết với
các cửa hiệu và đại lý. Công ty sẽ nâng cấp dự án thành một hệ thống hiện đại và
chuyên nghiệp cao thông qua mô hình từ cửa hàng tạp hóa thành cửa hàng tiện lợi;
đại lý, nhà phân phối trở thành trung tâm phân phối mua hàng hiệu quả với số lượng
lớn từ đó liên kết tập hợp các nhà sản xuất lại một cách bền vững.
G7 hoạt động từ tháng 4/2006 với 500 điểm bán lẻ tiện lợi và 5000 của hiệu
thành viên mang tên G7 trên cả nước, cung cấp các mặt hàng tiêu dùng. Sau 5 năm
G7 Mart sẽ phát triển lên 10.000 cửa hiệu các loại, 18 kho bán sỉ và 7 trung tâm
thương mại.
17
-Giai đoạn 2: xây dựng các trung tâm thương mại tổng hợp, các siêu thị và
đại siêu thị, thực hiện bằng các hình thức đầu tư 100%, liên doanh, hợp tác kinh
doanh, nhượng quyền cấp phép.
-Giai đoạn 3: Xây dựng VIETTOWN-các trung tâm thương mại Việt Nam ở
nước ngồi để đưa ra Thế Giới thương hiệu Việt, hàng hóa Việt và văn hóa Việt; là
liên minh mạnh mẽ của các nhà sản xuất và phân phối Việt với hậu phương vững
chắc là Chính Phủ, người tiêu dùng Việt Nam và Việt Kiều.

2.2/Chuỗi cung ứng trong công ty G7
*Quy trình vận hành của chuỗi cung ứng G7 Mart:
Công ty G7 sẽ nhận hàng hóa từ các nhà cung cấp sau đó sẽ chuyển đến trung
tâm phân phối, từ trung tâm phân phối hàng sẽ được chuyển đến các cửa hàng tiện
lợi (theo chuẩn G7) và cửa hàng thành viên sau đó hàng hóa sẽ được phân phối đến
tay người tiêu dùng thông qua hệ thống các cửa hàng này.
2.3/Các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng
2.3.1/Nhà cung cấp:
18
Là các nhà sản xuất các sản phẩm thuộc ngành thực phẩm ngọt; ngành hàng
thực phẩm mặn; ngành hàng rượu bia và nước giải khát; ngành hàng hóa mỹ phẩm;
ngành hàng phi thực phẩm đặc biệt… Các nhà cung cấp là các nhà sản xuất cung
cấp các sản phẩm cho công ty G7 phân phối đến người tiêu dùng.
2.3.2Công ty G7:
Hệ thống mạng luới phân phối G7 Mart sẽ bắt đầu hoạt động từ cuối năm
2006 với 500 điểm bán lẻ tiện lợi và 5.000 cửa hiệu hành viên mang tên G7 trên cả
nước, cung cấp các mặt hàng tiêu dùng. Dự định Sau 5 năm, G7 Mart sẽ phát triển
lên 10 nghìn cửa hiệu các loại, 18 kho bán sỉ và 7 trung tâm thương mại Tổng
vốn đầu tư giai đoạn đầu cho hệ thống này lên đến 395 triệu USD.•Cách thức đầu tư
tạo ra hệ thống phân phối:
+Thành lập các kho bán sĩ, trung chuyển và cung cấp hàng hóa
+Thành lập các cửa hàng tiện lợi do G7 bỏ vốn 100%
+Sử dụng hình thức nhựng quyền thương hiệu, ký kết hợp đồng với các nhà
bán lẻ ( các tạp hóa, của hàng trong cả nước) theo một số yêu cầu và tiêu chí như: vị
trí, doanh thu hàng tháng. Với phương châm hợp tác cùng có lợi, G7 cung cấp các
phuơng tiện, cách thức quản lý, bán hàng hiện đại, cung cấp hàng hóa nhanh chóng
và đầy đủ, các dich vụ cộng thêm của G7 cho các cửa hàng. Các cưa hàng có được
tên tuổi của G7 và tuân thủ theo những qui định chỉ bán hàng riêng cho G7.
+ G7 cũng sẽ xây dựng những siêu thị và đại siêu thị tại nước ngồi mang tên
"Việt Town". ( điều này chưa thực hiện được)

Công ty G7 Mart được ra đời với mục tiêu kết hợp và tối ưu hóa phân phối
với hệ thống bán lẻ có lưu lượng hàng hóa luân chuyển từ nhà sản xuất đến người
tiêu dùng cuối cùng lớn nhất Việt Nam hiện nay, hệ thống các cửa hàng tạp hóa. G7
như là một cầu nối phân phối giữa nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
2.3.3/.Trung tâm phân phối:
19
Các nhà phân phối, nhà bán buôn trong hệ thống phân phối truyền thống
được đầu tư, hợp tác, nâng cấp lên thành trung tâm phân phối chuyên nghiệp, thuận
tiện và hiện đại.
Trung tâm phân phối G7 Mart được đảm bảo đầu vào hiệu quả bới các giải
pháp cung vận, IT hiện đại, có đầu ra rộng và chắc là tồn bộ các cửa hàng tiện ích
G7 Mart và số lượng lớn khách hàng thành viên là các cửa hàng tạp hóa, các nhà
hàng, các tổ chức khác đến mua buôn bởi hàng hóa đa dạng và giá cả cạnh tranh.
Các khách hàng thành viên có mong muốn được nâng cấp trở thành cửa hàng
tiện ích G7 sẽ được tham gia chương trình cửa hàng thành viên ưu đãi nhằm rút
ngắn thời gian và công sức chuẩn hóa mô hình hiện đại.
Ngồi việc tổ chức trung tâm phân phối, G7 cho biết họ cũng đầu tư thêm một
số kho hàng với quy mô từ năm trăm đến vài ngàn mét vuông.
2.3.4/Cửa hàng tiện lợi:
Hệ thống các cửa hàng tiện lợi G7 Mart được xây dựng trên nền cơ sở đã có
(cửa hàng hiện hữu), nhân sự tại chỗ (chủ và gia đình chủ cửa hàng), nhưng được
thiết kế , trang trí lại, tổ chức lại cách trưng bày hàng hóa, chuẩn hóa dịch vụ thông
qua việc huấn luyện kỹ năng bán hàng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý,
sử dụng phần mềm có khả năng điều phối quản lý trong cả hệ thống. Suất đầu tư mà
G7 đưa ra, bao gồm thiết kế lại cửa hàng, cung cấp quầy kệ… vào khoảng 100-150
triệu đồng/cửa hàng. Hầu hết những cửa hàng tạp hóa mà công ty G7 nhắm vào hệ
thống G7 Mart đều là những cửa hàng vốn kinh doanh thuận lợi. Đây là những cửa
hàng có vị trí tốt, diện tích mặt bằng phù hợp và doanh thu vài trăm triệu đồng/
tháng trở lên.
Còn các cửa hiệu nhỏ lẻ, phát triển tự phát và được quản lý một cách không

chuyên nghiệp sẽ được tập hợp vào hệ thống G7 Mart và chủ nhân các cửa hiệu này
sẽ được chuyển giao công nghệ quản lý, tiếp thị, quảng cáo, đào tạo và trên hết là
hoạt động chuyên nghiệp bảo đảm cho sự phát triển bền vững trong tương lai.\
20
2.3.4.1/Đặc điểm của chuỗi cửa hàng tiện lợi theo chuẩn G7:
2.3.4.1.1/.Thân
- Thân quen, thân thuộc
- Là nơi mua hàng quen, thân thuộc với tất cả mọi người, với cộng đồng dân
cư trong khu vực và các khách vãng lai
- Khách hàng luôn có cảm giác thoải mái như đang ở nhà mình
- Là nơi để khách hàng thư giãn, chia xẻ và khám phá,
2.3.4.1.2/Thiện
- Thiện cảm, thiện chí
- Luôn chào đón khách hàng với thái độ ân cần , niềm nở, thân thiện, như
một người thân được kính trọng, yêu mến nhất trong gia đình.
2.3.4.1.3/Tiện
- Địa điểm thuận tiện, khu vực đông dân cư, thuận lợi giao thông đi lại, dễ
tìm thấy.
- Sản phẩm bày bán đa dạng
- Trưng bày dễ thấy, dễ lấy. dễ kiểm tra
- Cách thức phục vụ: tự phục vụ với sự tư vấn hỗ trợ của nhân viên cửa hàng.
Tự do thoải mái và chủ động xem, lựa chọn hàng hóa, thanh tốn.
2.3.4.1.4/Lợi
- Tiện ích gia tăng thanh tóan bằng thẻ tín dụng, thanh tốn các khoản chi tiêu
khác thông qua thiết bị POS đặt tại cửa hàng G7mart.
- Thời gian phục vụ thường kéo dài hơn so với các cửa hiệu bán lẻ truyền
thống, trong tương lai sẽ phục vụ 24/24.
2.3.5/Cửa hàng thành viên:
21
Là các cửa hàng trong giai đoạn chuẩn bị để có thể nhanh chóng chuyển đổi

thành một cửa hàng G7 Mart chuẩn.
2.3.6/Khách hàng
Người tiêu dùng cuối cùng, đặc biệt tập trung vào đối tượng các bà nội trợ và
những người có thói quen mua gần nhà cho tiện. Một trong những mục tiêu mà G7
Mart hướng tới là đem lại hiệu quả cho người bán lẻ và tiện ích người tiêu dùng.
G7 Mart cũng đẩy mạnh tính hiệu quả về các dịch vụ tiện ích như việc sử
dụng sản phẩm thẻ thành viên được liên kết giữa BIDV – G7 Mart. Thẻ liên kết
BIDV – G7 Mart mang đầy đủ các tính năng và lợi ích của một thẻ ghi nợ như vấn
tin, rút tiền, chuyển khoản với hạn mức lên tới 20 triệu đồng/ngày và được chấp
nhận sử dụng tại mạng lưới hơn 400 ATM và 1.000 POS của BIDV trên tồn quốc.
Ngồi ra chủ thẻ còn được hưởng lợi ích từ các chương trình tích điểm, thưởng điểm,
khuyến mại… vô cùng phong phú do G7 Mart cung cấp.
Ngồi ra khách hàng mua sắm tại hệ thống Pilot G7 Mart được hưởng giá ưu
đãi (thấp hơn giá niêm yết), Ngồi ra G7 còn phát hành phiếu mua hàng một lần và
thẻ chiết khấu 20%.
2.4/Các hình thức tài trợ, hỗ trợ, bảo trợ của công ty G7:
2.4.1/Tài trợ:
-Đầu tư miễn phí hồn tòan: thiết kế các cửa hiệu, bảng hiệu, quầy kệ các cửa
hiệu, vật phẩm quảng bá và quảng cáo trong và ngồi cửa hàng tiện lợi. Đầu tư miễn
phí đào tạo và huấn luyện định kỳ và thường xuyên công nghệ bàn lẻ hiện đại
-Miễn phí đóng nhượng quyền 100% cho 500 cửa hiệu tiện lợi G7 Mart đầu
tiên trong suốt thời gian 5 năm đầu hoạt động
2.4.2/Hỗ trợ:
-Một phần hoặc tìm nguồn cung cấp trang thiết bị phục vụ cửa hiệu tiện lợi
(máy tính tiền, vi tính, hệ thống chống trộm…). Khai thác quảng cáo và quảng bá tại
22
các cửa hiệu đối với nhà cung cấp, nhà sản xuất. Lợi nhuận thu được sẽ được chia
xẻ theo tỉ lệ 50:50
-Thực hiện các chương trình khuyến mãi nâng cao lợi nhận cho cửa hàng
-Thực hiện các chương trình quảng cáo, truyền thông đại chúng quy mô lớn

nhằm thu hút khách hàng, nâng cao uy tín, hình ảnh cửa hiệu trong hệ thống G7Mart
2.4.3/Bảo trợ:
-Cung cấp hàng hóa chất lượng và giá cạnh tranh tất cả 05 ngành hàng.
-Triển khai các chương trình thưởng, khuyến mãi doanh số tháng/quý/năm
cho các cửa hiệu tiện lợ nhằm gia tăng lợi nhận kinh doanh.
-Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho hệ thống cửa hiệu tiện lợi G7Mart khi có
những vấn đề phát sinh từ chất lượng, giá cả và các chương trình hậu mãi khác
-Tìm kiếm thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới tăng thêm lợi nhuận cửa hiệu.
2.5/Qui định cách trưng bày hàng hố:
2.5.1/ Mục tiêu
Quy định trưng bày hàng hóa của tất cà các cửa hàng G7 mart trên tồn quốc,
nhằm đạt được mục tiêu trưng bàu tồn bộ cửa hàng tiện lợi G7mart và đảm bảo tính
thẩm mỹ cho mọi cửa hàng trưng bày

2.5.2/ Lợi ích
- Tăng doanh số cho cửa hàng Pilot
- Tăng tầng xuất số lần khách đến mua hàng
- Tăng sự hài hòa cho cửa hàng Pilot
- Thu hút khách hàng đến thường xuyên, tạo sự chú ý khách hàng
- Khách hàng dể dàng nhận thấy và tìm được sản phẩm họ muốn. Khách hàng
không mất thời gian khi mua hàng
- Trưng bày làm nổi bật sự phong phú của hàng hóa, phù hợp với cửa hàng
Pilot
23
- Làm tăng sự phục vụ khách hàng của cửa hàng
- Tăng thêm lợi nhuận cho cửa hàng Pilot
2.5.3/Nguyên tắc trưng bày cơ bản
- Trưng bày theo ngành hàng, nhóm hàng, tiểu nhóm.
- Hàng to nặng, kích thước cồng kềnh để ở các tầng kệ cuối.
- Tất cả các nhãn hàng được xếp tối thiểu 1 facing

- Hàng nằm trong danh sách ưu tiên để ở các vị trí ngang tầm mắt dễ thấy
(tầng 1,2) và để nhiều hơn 1 facing nếu dư diện tích.
- Đối với tiểu nhóm: sắp xếp theo chủng loại bao bì, nhãn hàng và công dụng
- Dàn hàng theo nguyên tắc “trái phải-phân nửa”, ưu tiên nhãn hàng bán chạy
theo thứ tự từ trái qua phải.

2.5.4/Trưng bày theo ngành hàng, nhóm hàng, tiểu hàng
- Trưng bày thành từng khu theo thứ tự ưu tiên
- Ngành hàng: TP ngọt, TP mặn, NGKhát, Hóa Mỹ Phẩm.
- Nhóm hàng: Sữa, bánh kẹo, thức uống hòa tan…
- Tiểu nhóm: Sữa bột dành cho trẻ em, Sữa bột dành cho người lớn, Sữa đặc,
Sữa tươi
2.5.5/Cách sắp xếp
- Theo chủng loại bao bì (hộp,lon, chai,bì giấy…)
- Theo nhãn hiệu (dầu gội, sữa tắm X-men có thể xếp theo nhãn hiệu theo
chiều dọc )
- Theo công dụng (Các loại sữa dành cho trẻ em xếp gần nhau theo chiều
ngang )
(*) Cách sắp xếp có thể theo chiều dọc,ngang  đem lại tính thẩm mỹ cao nhất.
2.6/ Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng của G7:
24
Đo lường hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng dựa trên 4 tiêu chí sau: giao
hàng, chất lượng, thời gian, chi phí.
2.6.1/Giao hàng:
Thời gian giao hàng của công ty G7 chưa giao hàng đúng hẹn bởi vì hàng
hóa không đủ cung ứng cho các cửa hàng trong chuỗi cung ứng nên việc đảm bảo
thời gian giao hàng cũng rất khó. Trong chuỗi cung ứng của công ty, việc giao hàng
cũng có sự khác biệt, tùy vào qui mô, cấp độ đơn hàng mà có những phương thức
phân phối khác nhau và ưu tiên khác nhau. Đối với những cửa hàng G7Mart thì có
xe tải chở hàng đến tận nơi. Còn đối với những cửa hàng thành viên thì sử dụng xe

gắn máy để giao hàng.
2.6.2/Chất lượng:
Chất lượng của chuỗi cung ứng được thể hiện qua mức phục vụ khách hàng.
Trong chuỗi cung ứng G7 ta thấy mức phục vụ khách hàng chưa cao do chưa đáp
ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng, điển hình là một số cửa hàng G7 phải
nhập hàng từ những nguồn cung cấp khác. Mức thị trường công ty đang phục vụ là
thị trường đang phát triển nên cung và cầu đều có khả năng tăng bằng cách đa dạng
hố sản phẩm và tăng mức phục vụ khách hàng nhưng G7 Mart thì chưa làm được
điều này.
2.6.3/Thời gian:
Thời gian thu hồi nợ của G7 khá tốt nên đảm bảo cho công ty có lượng tiền
để mua sản phẩm và bán sản phẩm tạo ra vòng luân chuyển hàng hóa tốt.
2.6.4/Chi phí:
Tỷ suất lợi nhuận của công ty trên doanh thu chưa cao vì doanh thu chưa cao
do không đủ sự phong phú của các loại mặt hàng cung cấp. Tuy nhiên vòng quay
tiền mặt khá tốt vì không cho các cửa hàng nợ gối đầu.
25

×