Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

Chương 4: Những nhân tố ảnh hưởng đến giáo dục - bất bình đẳng giáo dục và xã hội potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.78 KB, 17 trang )

Chương 4: Những nhân tố ảnh hưởng đến
giáo dục – Bất bình đẳng giáo dục và xã hội
I. Một số nhân tố ảnh hưởng đến giáo dục
1. Nhân tố tăng trưởng và suy thoái kinh tế
2. Nhân tố xã hội - giai cấp
3. Tác động của quá trình bùng nổ dân số và dân
số học đường
4. Giới tính
II. Bất bình đẳng giáo dục và xã hội
1. Quan điểm về người tài năng
2. Bất bình đẳng cơ hội giáo dục theo giai cấp và
giới tính
I. Một số nhân tố ảnh hưởng đến giáo dục
1. Nhân tố tăng trưởng và suy thoái kinh tế
-
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền
kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường
là một năm).
+ Tăng trưởng kinh tế một mặt, vừa nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo điều kiện cho
các gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con cái, mặt khác, cũng tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển giáo dục, tăng công ăn việc
làm và giải quyết đầu ra cho các loại hình giáo dục -
đào tạo…
1. Nhân tố tăng trưởng và suy thoái kinh tế
(tiếp)
+ Tăng trưởng kinh tế cũng đồng thời đặt ra cho sự phát
triển giáo dục những yêu cầu mới:
-> Phải gắn hoạt động của giáo dục với nhu cầu thị
trường lao động của các cơ sở kinh tế nhà nước, tập


thể và tư nhân (đào tạo có địa chỉ hoặc theo nhu cầu
trực tiếp của xã hội). Hiện nay ở VN, nhiều trường
đào tạo không phải trên cơ sở nhu cầu xã hội mà là
trên cơ sở nhu cầu và tâm lý người học, phần nhiều
trong đó là chạy theo những ngành "mốt".
-> Giáo dục phải đón đầu được khuynh hướng phát triển
kinh tế để đào tạo các ngành nghề mới phù hợp với
xu hướng phát triển của công nghệ và đời sống xã
hội.
28/07/14 4
Tốc độ tăng trưởng GDP 23 năm đổi mới (6,8%)
4,4%
8,2%
6,9%
7,5%
1. Nhân tố tăng trưởng và suy thoái kinh tế
(tiếp)
- Khi nền kinh tế bị suy thoái, thu nhập của dân cư
giảm sút, điều kiện sinh hoạt xuống cấp, việc làm và
các yếu tố thiết yếu khác của người dân gặp khó khăn
thì giáo dục cũng bị ảnh hưởng tiêu cực, hậu quả có
thể là số lượng học sinh và quy mô cũng như các loại
hình trường lớp cũng bị thu hẹp, số người bỏ học và
mù chữ tăng lên… chính điều đó lại ảnh hưởng tiêu
cực trở lại đối với tăng trưởng kinh tế.
2. Nhân tố xã hội – giai cấp
-
Các nhà xã hội học đã chỉ ra rằng,
ngay cả khi sự thông minh của những
người thuộc lao động tương đồng với

giai cấp trung lưu thì những bất lực
về giáo dục của họ vẫn tồn tại dai
dẳng. Mức độ bất bình đẳng giữa con
em công nhân và các tầng lớp khác
trong giáo dục còn nghiêm trọng hơn
khi di chuyển lên bậc thang giáo dục
cao hơn.
Nguyên nhân của sự bất bình
đẳng này?
2. Nhân tố xã hội – giai cấp (tiếp)
- Hoàn cảnh vật chất của gia
đình lao động có ảnh hưởng
tới con đường giáo dục của
con cái họ (điều kiện học tập,
chế độ dinh dưỡng, chăm sóc
sức khỏe…)
- Những giá trị văn hóa gia đình
và bố mẹ truyền lại cho con
cái (truyền thống gia đình, tư
tưởng, quan niệm,…).
3. Tác động của quá trình bùng nổ dân số và
dân số học đường
-
Sự bùng nổ dân số gây
khó khăn cho việc phát
triển giáo dục, như dân
số học đường tăng quá
nhanh, cơ sở trường lớp,
đội ngũ giáo viên không
theo kịp… ngược lại

trình độ dân trí thấp…
cũng chi phối tới sự gia
tăng dân số.
- Sự phát triển của dân số nói
chung và học đường nói riêng
tạo nên sức ép mạnh trong quá
trình phát triển của hệ thống giáo
dục trên các mặt sau:
+ Xã hội không đào tạo đủ giáo
viên, không có đủ cơ sở vật chất
để thu nhận trẻ em đến tuổi đi
học, điều đó khiến cho số lượng
người mù chữ ngày càng tăng
cao.
+ Số lượng học sinh đông nên
mỗi lớp có tới 50 đến 60 học
sinh, nhiều nơi phải học một
ngày ba ca nên đã gây trở ngại
cho việc bảo đảm chất lượng
giáo dục…
4. Giới tính
- Giới tính ảnh hưởng tới giáo dục vì con trai và con gái
nhận những hướng giáo dục khác nhau, dồn về những
nghề nghiệp khác nhau…
-
Ngoài ra, quan niệm về giới tính của truyền thống dân
tộc cũng có ảnh hưởng đến quá trình giáo dục (ví dụ
như tư tưởng trọng nam khinh nữ;…).
-
Nếu tính trung bình cho tất cả các quốc gia đang phát

triển, tỷ lệ phụ nữ biết chữ thấp hơn 29% so với nam
giới, số năm đến trường trung bình thấp hơn 45% so với
nam giới và tỷlệ nhập học tiểu học, trung học cơ sở và
trung học phổ thông của nữ thấp hơntương ứng là 9%,
28% và 49% so với nam. (Bình đẳng giới trong lĩnh
vực giáo dục )
II. Bất bình đẳng giáo dục và xã hội
1. Quan điểm về người tài năng
-
Tăng cường sự bình đẳng về cơ hội trong giáo
dục là chìa khóa để sinh ra một xã hội mới đó là
xã hội có người nhiều tài năng.
-
Trong xã hội tài năng con người có thể tự do di
động lên xuống trong bậc thang nghề nghiệp tùy
theo tài năng của mình, ở đây hệ thống giáo dục
tác động rất mạnh và không thiên vị để đưa cá
nhân vào vị trí thích hợp với khả năng của họ, còn
việc họ sinh ra ở giai cấp nào, gia đình nào…
hoàn toàn không cản trở sự thành công của họ.
1. Quan điểm về người tài năng (tiếp)
-
Đặc trưng của xã hội này:
+ Lợi thế về thu nhập của cá nhân là phụ thuộc
vào tài năng của mỗi người và không dính dáng
gì đến nguồn gốc xuất thân của họ (giai cấp, dân
tộc, giới tính…).
+ Kết quả giáo dục phải tùy thuộc vào tài năng và
phải có sự bình đẳng về cơ hội giáo dục để các cơ
may thành công trong nhà trường đều như nhau

đối với tất cả mọi người.
1. Quan điểm về người tài năng (tiếp)
- Muốn làm được điều đó cần quan tâm đến hai
vấn đề sau:
+ Trong xã hội này sự bất bình đẳng ít nhiều được
coi là kết quả không tránh khỏi của nhiều khác
biệt cá nhân như trí tuệ, tài năng…
+ Một xã hội nhiều tài năng là một xã hội có
mang sẵn sự bất bình đẳng xã hội, cái mà xã hội
đó hứa hẹn đó là sự bình đẳng về cơ hội giáo
dục cho mọi người và trên cơ sở bình đẳng đó
mọi người sẽ cạnh tranh nhau học tập, làm ăn… ở
đây giáo dục chỉ cung cấp vị trí thích hợp cho
việc tuyển chọn con người vào vị trí phù hợp.
2. Bất bình đẳng cơ hội giáo dục theo giai cấp
và giới tính

Bất bình đẳng về giai cấp
(giai cấp của những người
giàu có và giai cấp của
những người lao động) tạo
ra bất bình đẳng về cơ hội
giáo dục, nhất là khi chuyển
lên bậc thang giáo dục cao
hơn.
2. Bất bình đẳng cơ hội giáo dục theo giai cấp
và giới tính (tiếp)
- Khác biệt giới: Tạo ra sự bất
bình đẳng về cơ hội giáo dục giữa
trẻ em trai và trẻ em gái. Qua thực

tế cho thấy nam giới thường nhận
được mức độ giáo dục cao hơn
nhiều nữ giới, đặc biệt nó thường
xảy ra ở những nước đang phát
triển. Mặc dù xã hội đã tạo ra
những sự bình đẳng trong giáo
dục nhưng con trai và con gái
vẫn được giáo dục theo hướng
khác nhau về nghề nghiệp.
Theo số liệu thống kê, ở nước ta, số nam
giới làm cán bộ quản lý (CBQL) cao hơn 5 lần
so với nữ giới. Ngay cả trong những ngành có
đông cán bộ nữ như ngành giáo dục chiếm đến
70% là nữ nhưng nam giới thường vẫn đứng đầu
các cơ sở giáo dục, số lượng, tỷ lệ nữ tham gia
quản lý rất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng
của họ. (Bình đẳng giới trong giáo dục –
Nhân dân)
Báo cáo xu hướng việc làm Việt Nam năm 2010 của Tổ chức
Lao động quốc tế ILO đã nêu bật sự mất cân bằng ngày càng
tăng đối với phụ nữ Việt Nam trong việc tiếp cận các cơ hội
trên thị trường lao động. Năm 2009, tỷ lệ tham gia lực lượng
lao động của phụ nữ là 72,3%, thấp hơn nam giới 8,7%. Tỷ lệ
tham gia lực lượng lao động của nam giới không chỉ cao hơn
mà còn tăng nhanh hơn, ví dụ mức tăng đối với nam giới từ
2007-2009 là 2,6%, còn với phụ nữ là 1,8%. Năm 2009, tỷ lệ
việc làm bấp bênh trong tổng số phụ nữ có việc làm là 69,1%,
cao hơn nam giới 14,7%. Gần 87% phụ nữ Việt Nam làm
công việc tự kinh doanh hoặc làm việc gia đình (không được
trả lương), chứng tỏ họ hoàn toàn không được nhận bảo trợ xã

hội hay trả lương công bằng như nam giới… (Bình đẳng cơ hội
về giáo dục, đào tạo - con đường dẫn tới công việc bền vững cho
phụ nữ )

×