Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Viêm mỏm ruột thừa ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.57 KB, 8 trang )

Viêm mỏm ruột thừa

Một BN nam, 56 tuổi, nhập viện vì đau hố chậu phải kèm sốt. BN đã được mổ nội
soi cắt thừa cách đó hai năm. Công thức máu cho thấy bạch cầu tăng số lượng
(17.000) và chuyển trái. Chẩn đoán lâm sàng của BN là bệnh viêm ruột, nhưng sau
khi có kết quả CT, BN được chẩn đoán viêm mỏm ruột thừa và được chỉ định mổ
khẩn.

Trên hình ảnh CT cắt ngang với thuốc cản quang tĩnh mạch và trong lòng ống tiêu
hóa, cạnh manh tràng có cấu trúc hình ống đường kính 13 mm với thành dày và có
tăng quang kèm phản ứng viêm khá mạnh ở mô mỡ chung quanh. Có hình ảnh của
một clip ở đầu tận của cấu trúc hình ống này. Thành manh tràng ở đáy cũng dày.
Đoạn cuối hồi tràng cho hình ảnh bình thường.



Sau khi vào khoang bụng, manh tràng được di động và phẫu thuật viên tìm thấy
mỏm ruột thừa viêm cấp. Mỏm ruột thừa được cắt bỏ và kết quả giải phẫu bệnh
cho thấy ruột thừa viêm đã thủng và tạo thành ổ áp-xe quanh ruột thừa.

Viêm ruột thừa là bệnh lý ngoại khoa cấp cứu phổ biến nhất và phẫu thuật cắt ruột
thừa, vì thế, cũng là loại phẫu thuật được thực hiện nhiều nhất. Cơ chế gây viêm
mỏm ruột thừa cũng tương tự như cơ chế viêm ruột thừa bình thường, nghĩa là bắt
đầu bằng sự tắc nghẽn lòng ruột thừa, tăng áp lực trong lòng, dịch trong lòng ruột
thừa hóa mũ, gây viêm và cuối cùng hoại tử thủng thành ruột thừa. Trong nhiều
trường hợp, người ta tìm thấy nguyên nhân gây tắc nghẽn lòng ruột thừa là cục sạn
phân.

Nhiều phẫu thuật viên cho rằng cắt ruột thừa qua nội soi có tỉ lệ để lại mỏm ruột
thừa cao hơn mổ mở. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Liang
(1)


, chỉ có 34% bệnh
nhân bị viêm mỏm ruột thừa được cắt ruột thừa nội soi trước đó.

Việc bỏ sót mỏm ruột thừa thường xảy ra sau những ca cắt ruột thừa khó, thí dụ
như đã có sự hình thành khối viêm tấy quanh ruột thừa hay viêm ruột thừa sau
manh tràng.

Nhiều phẫu thuật viên đã đề ra những nguyên tắc để hạn chế bớt việc bỏ sót mỏm
ruột thừa. Những nguyên tắc ấy là:
1-Lần theo dãi cơ dọc của manh tràng cho đến khi nó kết thúc ở gốc ruột thừa
2-Lần theo ruột thừa cho đến khi nó dãn lớn. Giới hạn với chỗ dãn lớn là gốc ruột
thừa
3-Tìm và thắt nhánh động mạch quặc ngược ruột thừa. Nhánh này là chỉ điểm vị
trí gốc ruột thừa.

Triệu chứng của viêm mỏm ruột thừa không khác gì triệu chứng của viêm ruột
thừa. Tuy nhiên do các bác sĩ không nghĩ đến khả năng này, tỉ lệ vỡ mũ của viêm
mỏm ruột thừa cao hơn nhiều (có thể lên đến 70%
(1)
).

Điều quan trọng trong chẩn đoán viêm mỏm ruột thừa trước tiên là bác sĩ cần nghĩ
đến khả năng viêm mỏm ruột thừa trước những bệnh nhân có tiền căn cắt ruột thừa
nhưng nhập viện vì những triệu chứng và dấu hiệu giống như viêm ruột thừa.

Để chẩn đoán xác định viêm mỏm ruột thừa, có thể chỉ định x-quang bụng không
sửa soạn, siêu âm hay CT bụng.

X-quang bụng không sửa soạn ít có giá trị trong chẩn đoán viêm mỏm ruột thừa.
Trong 14% các trường hợp

(2)
có hình ảnh sỏi phân cản quang ở hố chậu phải.



Siêu âm được chỉ định đối với những phụ nữ có thai hay trẻ em. Trên siêu âm,
viêm mỏm ruột thừa thể hiện bằng một cấu trúc hình ống một đầu tận có đường
kính từ thành ngoài đến thành ngoài trên 6 mm.

CT là phương tiện được lựa chọn để chẩn đoán viêm mỏm ruột thừa đối với nam
giới và nữ không mang thai. Những hình ảnh của viêm ruột thừa (cũng như viêm
mỏm ruột thừa) trên CT là:
1-Đường kính ruột thừa trên 6mm
2-Thành ruột thừa dày và tăng quang
3-Phản ứng viêm mô mỡ quanh ruột thừa
4-Tụ dịch hay áp-xe quanh ruột thừa.

Nói tóm lại, các nhà lâm sàng và x-quang nên nghĩ đến khả năng viêm mỏm ruột
thừa trên những bệnh nhân có bệnh cảnh giống ruột thừa mặc dù đã được phẫu
thuật cắt ruột thừa. Nếu không có chống chỉ định, CT với thuốc cản quang trong
lòng mạch và trong lòng ống tiêu hóa vẫn là lựa chọn đầu tiên để có thể đưa đến
chẩn đoán xác định. Nghĩ đến khả năng viêm mỏm ruột thừa đồng thời chỉ định
các phương tiện chẩn đoán hình ảnh thích hợp để có thể đưa ra chỉ định phẫu thuật
kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng do chẩn đoán
muộn gây ra.

Bs Lê Hùng
(Giảng viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch)
(theo Medscape article of stump appendicitis)


Tài liệu tham khảo:
1-Liang MK, Lo HG, Marks JL. Stump appendicitis: A comprehensive review of
literature. The Amer Surg. 2006; 72:162–166.
2-Brant WE, Helms CA. Fundamentals of Diagnostic Radiology, 3rd ed.
Philadelphia, Pa: Lippincott Williams and Wilkins;2007:861

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×