55
SÁNG KIẾN TRONG VIỆC TỰ LÀM THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ KHAI THÁC
SỬ DỤNG THIẾT BỊ HIỆN CÓ NHẰM PHỤC VỤ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Nguyễn Xuân Trung
Trung tâm GDTX Lương Sơn - Hoà Bình
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môn vật lý là một bộ môn khoa học mang đậm tính thực nghiệm. Học viên
THPT nói chung và học viên bổ túc THPT nói riêng khi học bộ môn vật lý có nhiều
ưu điểm về tư duy, suy luận lý thuyết nhưng kỹ năng thực hành, kỹ năng làm việc liên
kết, hợp tác nhóm còn nhiều hạn chế.
Để khắc phục những nhược điểm trên, cần phải phát huy tốt nhất những thiết bị
thí nghiệm và đổi mới phương pháp thực hành. Đây là một trong những giải pháp
quan trọng nhằm nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy của bộ môn, đáp ứng yêu
cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN
Qua thực tế trực tiếp giảng dạy, tôi đã phát hiện và tiến hành một số công việc về
thiết bị thí nghiệm và bước đầu đã thu được một số kết quả cụ thể góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy của bộ môn tại Trung tâm GDTX huyện Lương Sơn - tỉnh Hoà Bình.
1/Chủ động chế tạo thiết bị Thí Nghiệm.
Trong điều kiện có thể, nhằm khắc phục điều kiện thiết bị còn thiếu, qua đó
giáo dục tính thực tiễn cho Học viên đồng thời có thể phục vụ các môn học khác .
Ví dụ 1: Chế tạo bảng TEST Trắc nghiệm 4 đáp án:
Dùng cho tất cả các môn học.
Dùng cho tất cả các cấp học.
56
Ví dụ 2: Chế tạo bảng chỉnh lưu dòng điện xoay chiều 1/2 chu kỳ và hai nửa chu kỳ.
57
2/ Nghiên cứu các Thí nghiệm được trang bị tìm tòi các phương án thí nghiệm
khác để đơn giản hoá, tối ưu hoá, khắc phục nhược điểm hay mắc phải và phổ biến
kinh nghiệm cho các đồng nghiệp.
a/Ví dụ 3:
Đồng hồ đếm thời gian do công ty thiết bị HỒNG ANH EEC chế tạo có nhiều
ưu điểm song còn nhược điểm là Rơ le hút vật sắt rất yếu nhiều khi không hút. Tìm
hiểu tôi thấy :
Bộ nguồn có ổn áp IC 7805 ổn áp 5vôn cấp nguồn cho IC điều khiển.
Bộ IC điều khiển- nhớ- đếm thời gian:
AT 89C51-24PC và một IC SN74 LS247N.
Biến áp nguồn 220v 15v loại 1A không chống nhiễu.
Sau khi xem xét tôi thấy cần thay thế biến áp nguồn công suất lớn hơn và cần
được chống nhiễu màn che kim loại.
Cần thay bằng biến áp loại: 3A điện áp 220 v 15v.Vỏ bọc kim loại.
b/Ví dụ 4:
Biến áp nguồn 3 6 9 12. AC DC Do công ty HỒNG ANH EEC chế tạo: Có
nhiều ưu điểm song cần được cải tiến lắp thêm mạch lọc tích cực đơn giản dùng
TRADITO:
58
c/Ví dụ 5:
59
Thí nghiệm đo gia tốc g cả các vật rơi tự do: Để kiểm tra nhanh cổng quang điện
khi lắp thử ta dùng ngón tay chắn giữa khe cổng nếu đồng hồ dừng lại là được. Sau đó
tiến hành tiếp thí nghiệm, lưu ý phương dây rọi.
d/ Ví dụ 6:
Riêng ý kiến cá nhân không nhất trí phương án thí nghiệm dùng máy phát âm tần
để xác định L,C, Của mạch xoay chiều nối tiếp bởi 2 lý do:
+ Máy gây nhiễu nên điện ãp xoay chiều không ổn định.
+ Phải có dao động ký kiểm tra tần số, dạng tín hiệu (rất phức tạp). Nên theo
phương án SGK chương trình chuẩn đó là dùng nguồn xoay chiều 50Hz.
e/ Ví dụ 7:
Sử dụng thí nghiệm ảo thay cho một số thí nghiệm thực khó tiến hành,vì thí
nghiệm ảo khắc phục được nhược điểm của thí nghiệm thật.
3/ Mạnh dạn giao việc chuẩn bị thí nghiệm, xây dựng phương án thí nghiệm
cho các nhóm HV tự chuẩn bị với sự gợi ý, hướng dẫn của giáo viên.(chú ý tới sự liên
kết nhóm và hợp tác giữa HV.)
Chẳng hạn cho HV tự lắp ráp mạch điện chưa đóng nguồn.
Chẳng hạn cho HV tự tìm phương án khác
4/Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả thí nghiệm thực hành:
a/Mục tiêu phải lượng hoá .
b/Công việc chuẩn bị, tổ chức, phải cụ thể,rõ ràng khi giao cho Học sinh.
c/ Việc ghi báo cáo thí nghiệm cần thêm 3 mục sau:
+ Phần Học viên tự thu hoạch qua từng bài.
60
+ Phần công việc cá nhân khai làm được, phần công việc nhóm giúp đỡ.
+ Xác nhận của nhóm trưởng.
Mục đích để có thêm cơ sở chấm điểm cho công bằng.
5/ Xây dựng phòng học thực hành bộ môn vật lý: Trang bị tối thiểu.
+ 1 Bộ máy vi tính, đèn chiếu; 1 đầu video, 1 màn hình.
+ Kê bàn theo nhóm tổ.
+ Hệ thống cá ổ điện đi kèm an toàn ,thuận tiện.
+ Một số phần mềm, thiết bị tạo thí nghiệm ảo.
N
S
A X
B
Y
C
Z
61
III. KIẾN NGHỊ
Bản thân xin có kiến nghị với Bộ GD&ĐT một số vấn đề sau:
+ Tăng số con điểm thực hành.
+ Tăng số tiết thực hành.
+ Thống nhất mẫu bài kiểm tra thực hành.
+ Tạo điều kiện kinh phí để các trường có phòng thực hành bộ môn.
+ Động viên đãi ngộ cho các Giáo Viên tự làm đồ dùng Thí nghiệm có hiệu quả cao
và cải tiến các thiết bị,phương án thí nghiệm đem lại kết quả tốt hơn.
+ Đề nghị Bộ chỉ đạo các trường Sư phạm chú trọng đào tạo thực hành, nâng cao
năng lực thực hành cho học viên nhất là những môn học thực nghiệm.
+ Tổ chức các Hội nghị chuyên đề thực hành bộ môn hàng năm để GV các tỉnh
học tập lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị thí nghiệm.
Lương sơn, ngày 15 tháng 9 năm 2009