Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Đnh hướng phát triển thương hiệu đối với các công ty phân phối máy tính tại Hà Nội pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.06 KB, 29 trang )

Đề án môn học
Định hướng phát triển thương hiệu
đối với các công ty phân phối máy
tính tại Hà Nội
1
1
Đề án môn học
MỤC LỤC
MỤC LỤC
MỤC LỤC :
LỜI GIỚI THIỆU :

I.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU
a.Khái niệm thương hiệu
b.vai trò của thương hiệu
c.Giá trị thương hiệu
II. THỰC TRẠNG VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
CỦA CÁC CÔNG TY MÁY TÍNH TẠI HÀ NỘI
1.Các quan điểm của doanh nghiệp
2.Công tác xây dựng thương hiệu:
2
2
Đề án môn học
III.MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU
A.Đối với nhà nước:

B.Đối với doanh nghiệp:


KẾT LUẬN


3
3
Đề án môn học
LỜI GIỚI THIỆU:
Bên cạnh việc sở hữu một chiếc máy di động, nhu cầu về sử
dụng các thiết bị công nghệ cao như:máy nghe nhạc
MP3,MP4,IPOD,máy chiếu,máy photo,máy vi tính…. ngày càng
tăng mạnh.Thị trường máy tính là một thị trường được chú ý
nhiều nhất,hứa hẹn đem lại nguồn lợi nhuận cao.Tại Hà Nội, có
một số công ty phân phối máy tính lớn như: Trần Anh, Hà Nội
compurter,Phúc Anh Compurter,… Đây là một số công ty đã
dành được vị thế nhất định trên thị trường,có được uy tín trong
giới tiêu dùng.Nhìn chung,vấn đề xây dựng và phát triển thương
hiệu vẫn chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức.
Đề tài này nhằm phân tích thực trạng,đưa ra một số giải
pháp cho vấn đề xây dựng,phát triển thương hiệu của các công ty
phân phối máy tính tại Hà Nội.Đề án thực hiện dù đã cố gắng hết
sức nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót mong được sự
góp ý của các thầy cô và các bạn. Một lần nữa xin cảm ơn sự giúp
4
4
Đề án môn học
đỡ của Th.S Trần Thị Thạch Liên cùng các thầy cô bộ môn và
các bạn để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này
.
Đề tài: Một số định hướng phát triển thương hiệu đối với các công ty phân
phối máy tính tại Hà Nội
5
5
Đề án môn học

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU
1.Một số khái niệm liên quan:
a.thương hiệu(brand)
*Hiện nay trên thế giới và cả Việt Nam còn có nhiều cách hiểu khác nhau
về thương hiệu hàng hoá.
 Nhiều người cho rằng thương hiệu hàng hoá chính là nhãn hiệu của
hàng hoá đó.
 Quan niệm khác cho rằng:chỉ những nhãn hiệu đã được đăng kí bảo
hộ,có tính thương mại,có thể trao đổi ,mua bán mới được coi là thương
hiệu.
 Có người cho rằng :thương hiệu là dấu hiệu để nhận biết sản phẩm
hoặc dịch vụ.
Một khái niệm đựơc nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận nhất là quan niệm
của Hiệp hội Marketing của Mỹ :
”Thương hiệu là một cái tên,một từ ngữ,một dấu hiệu,một biểu tượng,một
hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên,nhằm xác định các sản phẩm
hay dịch vụ của một(hay một nhóm)người bán và phân biệt với các sản
phẩm(dịch vụ) đó với đối thủ cạnh tranh”.
b.Tên thương mại:
Khái niệm:”là phần đọc lên được của thương hiệu”,như
Disneyland,Trung Nguyên,Trần Anh compurter,Hà Nội compurter…
-Tên thương mại là dấu hiệu để phân biệt các doanh nghiệp,bao gồm từ
ngữ,chữ số đọc được.
c.Phân biệt Nhãn hiệu hàng hoá và Nhãn hàng hoá
Đặc điểm Nhãn hiệu hàng hoá Nhãn hàng hoá
Khái niệm -Dấu hiệu để phân biệt -Tập hợp các ngôn từ,số
6
6
Đề án môn học
hàng hoá ,dịch vụ cùng

loại của các doanh
nghiệp khác nhau
-Dấu hiệu bằng từ
ngữ ,hình ảnh hoặc kết
hợp từ ngữ và hình
ảnh,được thể hiện bằng
nhiều màu sắc
liệu,kí hiệu ,hình ảnh
được in trên hàng hóa
hoặc trên bao bì để thể
hiện các thông tin cơ
bản cần thiết về hàng
hoá đó
Nội dung -Từ ngữ,con số cách
điệu
-Hình ảnh đặc thù
-Kết hợp từ ngữ ,số
,chữ được trình bày
cách điệu
-các chỉ dẫn cụ thể
về :Tên hàng hoá ,các
thông số kĩ thuật cơ bản
,tên,địa chỉ của nhà sản
xuất,địa chỉ nơi sản
xuất,hạn sử dụng,hướng
dẫn sử dụng…
-Thường bao gồm cả
nhãn hiệu hàng hoá
Sử dụng -trên bao bì ,sản
phẩm,biển hiệu

-Quảng cáo
-Trên bao bì sản phẩm
2.Vai trò của thương hiệu:

a.Đối với doanh nghiệp:
-Thiết lập chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường:
Điều này thể hiện ở chiến lược định vị của công ty.Mỗi sản phẩm tuỳ
theo nhãn hiệu được thiết kế,cách thức quảng cáo,khuyếch trương,chất lượng
sản phẩm,chất lượng phục vụ,….sẽ dành được chỗ đứng nhất định trong tâm
trí khách hàng

Chiến lược định vị thương hiệu có vai trò rất quan trọng .Thành
công của việc định vị là việc định hướng cách tiếp cận thị trường,tạo ra nét
độc đáo ,khác lạ đối với các sản phẩm khác.Khách hàng dễ dàng nhận ra sản
phẩm của doanh nghiệp chỉ thông qua dấu hiệu rất đơn giản
như:logo,slogan,nhạc hiệu…
-Là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp:
Trên cơ sở những thương hiệu đã được đang kí bản quyền với
Cục sở hữu trí tuệ,pháp lụât bảo vệ quyền về thương mại,tránh hiện tượng
nhái thương hiệu,nhái sản phẩm
-Tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng và mở
rộng thị trường một cách dễ dàng hơn:
7
7
Đề án môn học
Điều đó thể hiện ở việc một thương hiệu đã dành được uy tín trong tâm trí
người tiêu dùng ,thì thương hiệu đó dễ được mọi người chấp nhận hơn.Do
tâm lí khách hàng là thích sử dụng những sản phẩm đã có thương hiệu rõ
ràng,cho dù sản giá cả có đắt hơn nhiều.
b.Đối với khách hàng:

-Tạo tâm lí tin cậy:

Một sản phẩm khi đã được định vị tốt trong ý thức người tiêu
dùng, thì chỉ cần nhìn thấy bao bì hoặc nghe đến tên thương mại của sản
phẩm,họ cũng đã có thể hình dung được chất lượng sản phẩm cũng như
phong cách phục vụ.
Vì vậy khi mua những sản phẩm đó,người tiêu dùng có thể hoàn toàn
yên tâm về chất lượng,mà không phải đắn đo suy nghĩ nhiều về việc nên mua
sản phẩm nào?chất lượng ra sao?giá cả có đắt không?.Từ đó người tiêu dùng
tiết kiệm tối đa thời gian mua sắm.Hiện nay,với xu thế thu nhập ngày càng
cao,bận rộn công việc,người tiêu dùng có xu hướng dùng những sản phẩm
đã có thương hiệu rõ ràng,với mức giá mà họ hoàn toàn có thể chấp nhận
được.
-Tạo cơ hội đòi hỏi trách nhiệm của doanh nghiệp với khách hàng:
Khi doanh nghiệp đã đăng kí thương hiệu với cơ quan nhà nước,thì
đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về chất lượng,bao
bí đóng gói,dán tem để chống hàng giả.Tất cả những điều này đã được quy
định rõ ràng trong luật đăng kí thương hiệu.Vì vậy,khi có bất kì một vi pham
nào trong lĩnh vực này ,người tiêu dùng có thể kiến nghị lên cơ quan có trách
nhiệm để đảm bảo quyền lợi.
Lấy một ví dụ thực tế:
Nước tương Chinsu,khi dư luận phản ánh một số chai Chinsu có chứa
chất MPB3 có thể gây bệnh ung thư.Công ty Chinsu đã phải nhanh chóng
cho kiểm tra lại chất lượng lô hàng không đảm bảo chất lượng và có quyết
định thu hồi những sản phẩm đó.
-Giảm chi phí tìm kiếm sản phẩm vừa ý:
Để mua được một sản phẩm vừa ý,người tiêu dùng phải bỏ phí ra.Chi
phí đó bao gồm:tiền ,thời gian tìm kiếm sản phẩm,suy nghĩ,so sánh về chất
lượng,giá cả…Người tiêu dùng luôn muốn tối thiểu hoá những chi phí
8

8
Đề án môn học
đó,làm cách nào để đưa ra quyết định mua nhanh nhất, hài lòng nhất.Giải
pháp đưa ra là lựa chọn những sản phẩm của công ty uy tín trên thị trường.
Hiện nay,đã có hệ thống siêu thị hiện đại,chất lượng sản phẩm được
đảm bảo,giá cả hợp lí,giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm,tiết
kiệm tối thiểu thời gian mua sắm.Ngoài ra người tiêu dùng có thể mua hàng
qua mạng,qua điện thoại,qua truyền hình cáp….
3.Xây dựng thương hiệu
a.Nguyên tắc xây dựng thương hiệu:
+Nguyên tắc 1: Có ý nghĩa
Thương hiệu cần có khả năng gây ấn tượng và tác động vào khách
hàng.Khi nhãn hiệuk được thiết kế càng độc đáo,với những ý tưởng mới
lạ,hoặc tạo cảm giác gần gũi,thì sẽ dễ dàng được khách hàng đón nhận.Đồng
thời biểu tượng của thương hiệu cũng nên thể hiện được mục tiêu của công
ty,tầm nhìn chiến lược.Điều đó được thể hiện trong sự thiết kế độc đáo,vừa
có ý nghĩa,vừa đảm bảo tính thẩm mỹ.
+Nguyên tắc 2: Dễ nhớ
Tên gọi,Kiểu dáng,biểu tượng(logo),cần phải làm cho khách hàng dễ
nhớ,nhận biết thương hiệu một cách thuận lợi nhất
* Tên gọi cần dễ phiên âm,dễ đọc,không qua dài.Tên gọi(tên thương
mại) gồm nhãn hiệu là tên người(Sơn Bạch Tuyết,May Hồng
Ngọc,Honda,Ford,boeing),tên địa danh(Bia Hà Nội,Bia Sài Gòn,kẹo dừa
Bến Tre,Xi Măng Bỉm Sơn),tên sự vật(Bánh Kinh Đô,Diêm Thống
Nhất,Gạch Đồng Tâm),tên tự đặt(Sony,Omo,Mircrosoft),hay tên
ghép(Vinataba,Vinamilk,Miliket,Lioa,
Halida)
* Kiểu dáng thiết kế nhãn hiệu không nên quá cách điệu,không nên
dùng quá nhiều màu sắc,nên có màu chủ đạo.Màu sắc,nhạc hiệu là hai yếu
tố được coi là quan trọng nhất để giúp khách hàng dễ nhớ,dễ nhận biết về sản

phẩm.Ví dụ màu đen là đặc trưng của xe hơi Ford…
+Nguyên tắc 3: Dễ bảo hộ
Thương hiệu phải đảm bảo khả năng phân biệt rõ ràng với các thương
hiệu hàng hoá khác.Mỗi nhãn hiệu ra đời đều phải đảm bảo không trùng tên
9
9
Đề án môn học
hoặc không gây nhầm lẫn với các thương hiệu khác.Điều đó không chỉ giúp
khách hàng đỡ nhầm lẫn,mà còn giúp cho các cơ quan nhà nước dễ dàng
quản lí,đăng kí thương hiệu,có cơ sở xác định những trường hợp xâm phạm
thương hiệu.Khi tiến hành đăng kí thương hiệu,nhất thiết phải kiểm tra,đối
chiếu với các nhãn hiệu và tên thương mại đã có,tránh những xung đột trong
sở hữu thương hiệu.
Thực tế ,có một số tên công ty gây nhầm lẫn nghiêm trọng cho khách
hàng như:
+Công ty cổ phần xuất nhập khẩu HƯNG THỊNH
+Công ty TNHH vận tải HƯNG THỊNH
+Công ty cổ phần đầu tư thương mại và sản xuất HƯNG
THỊNH
+Công ty cổ phần thương mại và khai thác mỏ TÂN HƯNG
THỊNH
Cùng một cái tên HƯNG THỊNH nhưng đã có nhiều công ty mang tên
đó,và các công ty này đều được Cục Sở Hữu Trí Tuệ cho phép đăng kí.Điều
này gây tổn thất rất lớn đối với doanh nghiệp phải đổi tên bởi họ đã phải đầu
tư không ít công sức ,tiền bạc để mọi người biết đến cái tên của mình.
b.Các bước xây dựng và phát triển thương hiệu
Thiết kế nhãn hiệu hàng hóa
Quảng cáo giới thiệu sản phẩm
Thiết kế và sản xuất sản phẩm
Định vị thương hiệu

Đăng kí và bảo hộ nhãn hiệu
Xây dựng chiến lược thương hiệu
Sơ đồ :quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu
* Chiến lược thương hiệu:bao gồm
+Định vị thương hiệu
+Xây dựng ý tưởng sản phẩm:đó là vấn
đề thiết kế và sản xuất sản phẩm
+Thiết kế nhãn hiệu hàng hoá:Xây dựng
ý tưởng bao bì sản phẩm,và kiểm tra phản ứng của người tiêu dùng về bao bì
sản phẩm,cách thức quảng cáo trước khảo triển khai chính thức .
Các doanh nghiệp có thể sử dụng các cách khác nhau để thể hiện thương
hiệu.Thông thường có 2 cách chủ yếu sau:
10
Bảo vệ,khuyếch chương thương hiệu
10
Đề án môn học
-Cách thứ nhất:Một nhãn hiệu chung cho tất cả các loại sản
phẩm /dịch vụ.Ví dụ: Nhãn hiệu “LIOA” được sử dụng chung cho tất cả các
loại sản phẩm (ổn áp,cáp điện) của công ty TNHH NHẬT LINH
-Cách thứ hai: Sử dụng chính sách đa nhãn hiệu.Việc sử dụng
chính sách đa nhãn hiệu có tác dụng tạo cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa
chọn.
Trên cơ sở đó có các chiến lược thương hiệu sau:
+ Chiến lược thương hiệu-sản phẩm:Mỗi sản phẩm được gắn với một
thương hiệu riêng ,phù hợp với đặc tính sản phẩm và chiến lược thị
trường(Các loại dầu gội khác nhau của Pocter& Gamble như Pantene,Head&
Shouders)
+ Chiến lược thương hiệu nguồn(thương hiệu mẹ): Sử dụng chung một
thương hiệu nhưng mỗi loại sản phẩm lại kèm theo một tên riêng(Như
Mazda 6,Mazda Premacy)

+ Chiến lược thương hiệu chuẩn : Sử dụng một thương hiệu chung cho
tất cả các loại sản phẩm( Viglacera, Hoà Phát)
** Việc lựa chọn đúng đắn chiến lược thương hiệu ,doanh nghiệp cần
dựa vào các yếu tố sau:
-Đặc tính sản phẩm/dịch vụ
-Thị yếu tiêu dùng và đặc điểm thị trường
-Vị thế cạnh tranh trên thị trường
-Năng lực quản lí tài chính và quản lí thương hiệu.
*Định vị thương hiệu:

-Khái niệm”Định vị thương hiệu là việc xác lập vị trí cho thương hiệu
của doanh nghiệp trong nhận thức của người tiêu dùng”
Thực chất là việc tạo sự khác biệt dựa trên đặc tính của sản phẩm/dịch
vụ,nét nổi trội của sản phẩm dịch vụ nhằm gây ấn tượng .Quá trình địng vị
thương hiệu bắt đầu từ việc thiết kế,đặt tên cho sản phẩm/dịch vụ,khuyếch
trương bằng hoạt động quảng cáo,giới thiệu sản phẩm.
Doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lược thương hiệu định vị khác
nhau:
+ Định vị dựa trên cơ sở đặc điểm cấu tạo nổi bật của sản
phẩm:ví dụ:xe máy Suzuki động cơ 4 thì 110 phân khối,an toàn ,tiết kiệm
nhiên liệu.
+ Định vị dựa trên cơ sở nêu bật công dụng ,hiệu quả của sản
phẩm/dịch vụ đem lại cho khách hàng.
+ Định vị trên cơ sở tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu
+Định vị dựa trên cơ sở so sánh với các sản phẩm khác.
11
11
Đề án môn học
+Định vị dựa trên cơ sở hoàn thiện tối ưu hoá sản phẩm
+Định vị dựa trên sự nổi bật của dịch vụ cung cấp cho khách

hàng
4.Giá trị thương hiệu:

Giá trị hiện tại của doanh nghiệp gồm hai bộ phận:
+Giá trị tài sản hữu hình (máy móc ,nhà xưởng ,công nghệ…)
+Giá trị tài sản vô hình(uy tín doanh nghiệp,văn hoá doanh nghiệp,giá trị
thương hiệu…).Trong đó bộ phận giá trị thương hiệu cần được quan tâm
đúng mức

Hiện nay,việc đánh giá thương hiệu là một việc làm không hề đơn
giản.Các phương pháp chỉ cho kết quả là một con số tương đối.Có các
phương pháp xác định giá trị thương hiệu như:
+ Phương pháp phần thưởng giá cả:dựa trên
sự chênh lệch giá của sản phẩm cùng loại với sản phẩm của doanh
nghiệp.phương pháp này đơn giản nhưng việc lựa chọn sản phẩm tương
đương để so sánh là việc rất khó
+ Phương pháp chi phí thay thế:Dựa vào chi
phí bỏ ra để xây dựng và quảng bá thương hiệu trong giai đoạn nhất định
+ Phương pháp thu nhập:Dựa vào mức dự
báo lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu được từ việc xây dựng và quảng
bá thương hiệu
+Phương pháp dòng tiền chiết khấu:Dựa vào
khả năng thu lợi nhuận của công ty.Phần lợi nhuận tăng thêm khi có thêm
thương hiệu.Trong trường hợp doanh nghiệp tiến hành chuyển nhượng
thương hiệu.
***Việc xác định giá trị thương hiệu có ý nghĩa lớn trong quyết định có tiếp
tục đầu tư phát triển thương hiệu nữa không?phát triển theo hướng nào?đặc
biệt trong việc quyết định chuyển nhượng thương hiệu.
III. THỰC TRẠNG VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG
HIỆU CỦA CÁC CÔNG TY PHÂN PHỐI MÁY TÍNH TẠI HÀ NỘI

***Giới thiệu về công ty phân phối máy tính:Tại Việt Nam chưa có nhà máy
có khả năng sản xuất ra linh kiện máy tính.Điều đó đòi hỏi phải có công
nghệ rất hiện đại.Tại Hà Nội,tồn tại hai hình thức kinh doanh :phân phối và
lắp ráp máy tính.
A.Nhận thức của doanh nghiệp về thương hiệu:
12
12
Đề án môn học
STT Thương hiệu được
hiểu là:
Số doang nghiệp Tỉ lệ(%)
1 Nhãn hiệu hàng
hoá
47 93%
2 Tên thương mại 32 63.7%
3 Tên gọi,xuất
xứ,chỉ dẫn
9 18.9%
4 Bất kì dấu
hiệu,biểu
tượng,hình vẽ của
một hoặc một
nhóm sản phẩm
50 100%
5 Tổng hợp yếu tố
tạo nên uy tín
16 32%
6 Là nhãn hiệu hàng
hoá ,tên thương
mại,và chỉ dẫn địa

lí đã được người
tiêu dùng thừa
nhận
20 40%
1.Khái niệm về thương hiệu
Tuy thương hiệu không còn là vấn đề mới mẻ với các doanh
nghiệp.Nhưng việc hiểu biết của doanh nghiệp thuật ngữ này còn rất khác
nhau.Dưới đây là kết quả nghiên cứu với mẫu 306 doanh nghiệp:
Qua bảng số liệu trên có thể thấy một số điểm như sau:
+Đa số các doanh nghiệp phân phối máy tính đều cho rằng thương
hiệu là nhãn hiệu(47 doanh nghiệp,chiếm 93%)
+63.7% cho rằng thương hiệu là tên thương mại(32 doanh nghiệp)
+100% doanh nghiệp coi thương hiệu là bất kì dấu hiệu,logo,biểu
tượng hình vẽ hay bất kì yếu tố nào để nhận biết một hoặc một nhóm sản
phẩm.
+ Đặc biệt số doanh nghiệp hiểu thương hiệu là cả ba đối tượng nhãn
hiệu hàng hoá ,tên thương mại,chỉ dẫn địa lí được người tiêu dùng thừa nhận
chỉ chiếm 41%(20 doanh nghiệp)

Như vậy,có thể thấy chỉ với một thuật ngữ thương hiệu mà có nhiều
cách hiểu khác nhau.Trong đó số doanh nghiệp hiểu thương hiệu hàng hoá là
nhãn hiệu hàng hoá có đăng kí chiếm tỉ lệ cao nhất .Cách hiểu như vậy cũng
có mặt tích cực trong việc khuyến khích các doanh nghiệp chú ý đăng kí ,bảo
hộ nhãn hiệu của mình.Tuy nhiên thương hiệu không nhất thiết phải là nhãn
13
13
Đề án môn học
hiệu đã đăng kí .Xây dựng thương hiệu phải từ phải là quá trình từ khi thiết
kế ra thương hiệu đến lúc đăng kí và phát triển thương hiệu đó.Như vậy bao
gồm cả giai đoạn trước khi nhãn hiệu được đăng kí.Tuy nhiên nếu hiểu

thương hiệu là nhãn hiệu hàng hoá mà bỏ qua tên thương mại của doanh
nghiệp thì cũng là một thiếu xót lớn.Bởi như vậy,vô tình doanh nghiệp bỏ
qua cơ hội tận dụng cái tên đã nổi tiếng của mình ,sự nhận biết của công
chúng về một tên tuổi cũng giúp cho công ty tiết kiệm đáng kể khi công ty
đưa ra một sản phẩm mới hay thâm nhập vào thị trường mới.
Với cách hiểu về thuật ngữ thương hiệu chưa toàn diện như vậy ,các
doanh nghiệp sẽ khó có thể xác định trọng tâm khi đầu tư xây dựng và phát
triển thương hiệu ,sẽ đầu tư không đồng đều hoặc đầu tư dàn trải.Cả hai
trường hợp này đều dẫn đến vịêc đầu tư không đạt hiệu quả như mong
muốn,thậm chí còn có hiện tượng đầu tư sai vào những lĩnh vực không cần
thiết trong khi đó lại bỏ qua những lĩnh vực quan trọng.Vì thế,việc thống
nhất cách hiểu thương hiệu là một vấn đề cấp thiết hiện nay để giúp doanh
nghiệp trong việc lên kế hoạch phát triển thương hiệu của mình.
2.Mức độ quan tâm của doanh nghiệp phân phối về thương hiệu
Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau về thương hiệu nhưng đa số các doanh
nghiệp phân phối máy tính đã chú trọng đến hoạt động xây dựng và phát
triển thương hiệu của mình .Theo cuộc điều tra do Báo Sài Gòn Tiếp Thị
tiến hành ,với mẫu là 200 doanh nghiệp hiện đang kinh doanh và phân phối
máy tính trên địa bàn Hà Nội,vấn đề quan tâm đến thương hiệu đã có sự
chuyển biến đáng kể.Trước đây,năm 2003,việc xây dựng thương hiệu chỉ là
quan tâm thứ hai sau việc đẩy mạnh tiêu thụ.Nhưng đến năm 2005,hầu hết
các doanh nghiệp được hỏi đều trả lời vấn đề thương hiệu đã trở thành mối
quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp.Đặc biệt đối với các công ty phân phối
máy tình lớn như FPT,TRẦN ANH COMPUTER,vấn đề quan tâm phát triển
thương hiệu luôn được chú ý.
Sau đây là bản số liệu điều tra:
Stt
Mối quan tâm
của doanh nghiệp
Số doanh nghiệp Tỉ lệ(%)

1 Xây dựng và
củng cố thương
hiệu
174 87
2 Nâng cao chất
lượng sản phẩm
164 82
3 Phát triển thị
trường mới
64 32
14
14
Đề án môn học
4 Chưa cần đầu tư
phát triển thương
hiệu
82 41
5 26 13
Hình 2:Mức độ quan tâm của doanh nghiệp về thương hiệu
Từ bảng biểu cho thấy:
+Số doanh nghiệp quan tâm đến việc xây dựng và củng cố thương
hiệu chiếm tỉ lệ khá cao(87% chiếm 174 Doanh nghiệp),trên cả việc nâng
cao chất lương hàng hoá (82%)
+Nhưng bên cạch đó,vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa ý thức được
vai trò của của thương hiệu đối với doanh nghiệp nên chưa có mối quan tâm
thích đáng (13% chiếm 26 doanh nghiệp),chưa coi thương hiệu là vấn đề
quan tâm hàng đầu nên chưa có chiến lược xây dựng và phát triển thương
hiệu của mình
3.Đầu tư của doanh nghiệp cho thương hiệu
a.Nhận thức về vấn đề tại sao phải đầu tư cho thương hiệu?

Theo kết quả điều tra :
+) Có đến 190 doanh nghiệp trên tổng số 200 doanh nghiệp
(chiếm 95%),được hỏi coi thương hiệu là tài sản vô hình quý giá của
doanh nghiệp
+) 92% đồng ý doanh nghiệp còn giúp tăng doanh thu ,lợi
nhuận.
+) Ngoài ra có đến 97.5% doanh nghiệp cho rằng tác dụng của
thương hiệu còn là xây dựng và củng cố uy tín,hình ảnh của
doanh nghiệp.
+) 88% doanh nghiệp thừa nhận thương hiệu sẽ chống “hàng
nhái”,bắt trước hoặc làm giả của đối thủ cạnh tranh.Đây là dấu
hiệu tốt cho thấy có sự thay đổi lớn trong nhận thức của doanh
nghiệp.
+) Nhưng số doanh nghiệp chưa thực sự hiểu được giá trị của
thương hiệu vẫn còn chiếm đến 25%,vì số doanh nghiệp này
đồng tình với quan điểm coi thương hiệu chỉ là tên gọi để phân
biệt hàng hoá trên thị trường.
15
15
Đề án môn học
b.Đầu tư của doanh nghiệp cho thương hiệu:
Tuy ý thức được vai trò của thương hiệu ,nhưng chưa thấu hiểu gía trị
đích thực của thương hiệu nên việc đầu tư cho thương hiệu có sự hạn chế.
16
16
Đề án môn học
Từ biểu đồ ta thấy một số điểm sau:
+74 doanh nghiệp đầu tư dưới 5% doanh số cho việc xây dựng và phát
triển thương hiệu,trong đó có đến 41% đầu tư từ 0-1% doanh thu cho
thương hiệu ,tỉ lệ doanh nghiệp đầu tư 1-5% cho thương hiệu chỉ

chiếm 26%,và có tới 20% doanh nghiệp không hể chi cho việc xây
dựng thương hiệu.
Như vậy đa số các doanh nghiệp phân phối máy tính chỉ đầu tư dưới 5% cho
thương hiệu.Mức đầu tư cho thương hiệu còn quá thấp(<5%),trong khi đó tỉ
lệ này ở nước ngoài là từ 15% trở lên.Điều này giải thích tại sao có những
công ty phân phối máy tính với chất lượng sản phẩm tương đối tốt,nhưng lại
chưa được người tiêu dùng máy tính biết đến nhiều.Việc đầu tư cho thương
hiệu quá thấp như vậy làm cho doanh nghiệp khó có thể xây dựng cho mình
một chiến lược phù hợp để phát triển,quảng bá,khuyếch trương thương hiệu.
Riêng công ty phân phối TRẦN ANH với mức đầu tư là7%doanh
thu ,FPT đầu tư 9% cho hoạt động xây dựng và quảng cáo.Các công ty khác
như:Hanoi compurter đầu tư thấp chỉ 4%,công ty máy CMS đầu tư 3% Chỉ
có những doanh nghiệp lớn với khả năng tài chính đủ lớn và có tầm nhìn
chiến lược lâu dài mới chú trọng đến đầu tư cho thương hiệu.Trên đây mới
đề cập đến một vấn đề đơn giản về bỏ chi phí đầu tư,còn việc đầu tư như thế
nào cho hiệu quả là một vấn đề đang làm đau đầu nhiều nhà lãnh đạo.
Tuy nhiên,nếu nhìn vào mức đầu tư thì chưa thể phản ánh tất cả,quan
trọng là hiệu quả của việc đầu tư.Chi phí đầu tư có thể phân bổ cho nhiều
khâu:từ nghiên cứu thị trường,phát triển ý tưởng sản phẩm,quảng bá thương
hiệu.Trong lĩnh vực quảng cáo,vấn đề quảng cáo như thế nào?lựa chọn
phương tiện quảng cáo nào:truyền hình,báo ,đài ? là vấn đề cần được quan
tâm.Bởi người ta phải bỏ chi phí hàng nghìn đôla cho quảng cáo trên truyền
hình(30.000$ cho 30s quảng cáo trên truyền hình).Có bắt buộc phải lựa chọn
quảng cáo trên truyền hình hay không khi mà sản phẩm của bạn hoàn toàn có
thể thể hiện rõ toàn bộ thông tin sản phẩm,thông điệp trên mặt báo.Một vấn
đề nữa là hiệu quả quảng cáo được đo bằng thông số sau:
-về mặt định lượng:% tăng doanh thu trước và sau khi quảng
cáo
-về mặt định tính:quan trọng là khách hàng có cảm nhận gì về
thông điệp đưa ra chứ không phải nộ dung thông điệp được truyền tải.

Vì vậy nên căn cứ vào hiệu quả việc đầu tư cho thương hiệu mà
tiến hành giải ngân quỹ.Sau khi tiến hành,nên có sự đánh giá về hiệu
quả đạt được chứ không chỉ đơn thuần là liệt kê thực trạng hiện nay.
17
17
Đề án môn học
c.Đầu tư về nhân lực cho thương hiệu
Hình3:Biểu đồ đầu tư về nhân sự cho thương hiệu
Nguồn: thời báo kinh tế ngày 25/6/2007
Theo kết quả điều tra cho thấy :
-chỉ có 26% doanh nghiệp được hỏi có bộ phận chuyên trách về
thương hiệu,còn lại trực thuộc các phòng ban khác.Và có tới 13% không có
bộ phận phụ trách về thương hiệu.

- Việc bố trí nhân sự chưa thực sự hợp lí ,chưa mang tính chuyên
nghiệp như vậy,doanh nghiệp khó có thể khai thác hết năng lực cũng như sự
sáng tạo của các nhân viên làm thương hiệu.
-Nguyên nhân của tình trạng trên là do 90% doanh nghiệp là những
doanh nghiệp vừa và nhỏ,tiềm lực tài chính còn hạn chế.Chỉ riêng công ty
phân phối máy tính FPT có một bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường và
phát triển thương hiệu.Còn lại một số công ty kinh doanh máy tính khác trên
địa bàn quan tâm chưa triệt để đến việc phát triển thương hiệu.họ không có
bộ phận chuyên trách mà chủ yếu đi thuê các công ty chuyên về quảng
cáo,xây dựng chiến lược thương hiệu cho mình.
2.Công tác xây dựng và phát triển thương hiệu
18
18
Đề án môn học
2.1 Xây dựng chiến lược thương hiệu tổng thể
Tuy nhận thức của các doanh nghiệp về tầm quan trọng cũng như giá

trị mà thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp ngày càng cao,nhưng số
doanh nghiệp xây dựng cho mình một chiến lược tổng thể về thương hiệu lại
rất khiêm tốn.Chiến lược thương hiệu bao gồm:kế hoạch cụ thể về nhân
sự,tài chính cho việc xây dựng hình ảnh ,quảng bá thương hiệu,lựa chọn
chiến lược thương hiệu,ngăn chặn chống làm hàng giả….nhưng quan trọng
hơn cả là việc triển khai những nội dung trên.Đó là việc trả lời câu hỏi các
doanh nghiệp phải làm gì ?Thì hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn
trong vấn đề thực hiện.

-Việc lựa chọn mô hình thương hiệu cho doanh nghiệp cũng chưa
được quan tâm đúng mức.Là các công ty chuyên phân phối và lắp đặt máy
tính,thì thương hiệu của máy tính vẫn mang thương hiệu của nhà sản xuất.Có
hai loại máy tính :
-Máy tính xách tay (notebook)
-Máy tính để bàn.

+Đối với máy tính xách tay

Các công ty máy tính hiên nay chưa nhập được linh kiện,nên chủ yếu
là nhập nguyên chiếc.Do vậy đa số máy tính xách tay chủ yếu mang thương
hiệu của nhà sản xuất.Như máy tính Compaq,HP,Acer,ABM,Sony,Apple…
Mà thuế nhập khẩu đối với máy tính nguyên chiếc khá cao.Chính vi vậy giá
cả cũng khó cạnh tranh.Tuy nhiên,Việt Nam mới chỉ có duy nhất một công ty
máy tính thương hiệu Việt.Đó là công ty máy tính CMS.Đây là công ty máy
tính chuyên phân phối và lắp đặt cả máy tính xách tay và máy bàn với giá cả
hoàn toàn cạnh tranh.

+Đối với máy để bàn:

Các công ty hoàn toàn có thể lắp linh kiện theo yêu cầu của khách

hàng.Khách hàng chỉ lựa chọn linh kiện máy tính:RAM,CHIP,Bộ vi xử lí với
tốc độ như ý và phù hợp với túi tiền của mình.Khoảng 1 tiếng sau,công ty đã
lắp đặt hoàn thiện chiếc máy vi tính,miễn chi phí lắp đặt.Các máy tính này
được gắn tem của công ty chịu trách nhiệm phân phối mà không mang một
thương hiệu nào cụ thể.

Tuy nhiên,mỗi công ty lại có một dòng sản phẩm riêng mang một tên
khác.Các sản phẩm này mang tính chất độc quỳên.Công ty máy tính Phúc
19
19
Đề án môn học
Anh có thương hiệu máy tính SUNPAC.Đây là máy tính thương hiệu Việt
được thiết kế và lắp đặt bởi các kĩ sư máy tính của công ty Trần Anh.Là máy
tính trọn bộ,nên trước khi đến tay người tiêu dùng đều được vận hành và
chạy thử theo những quy trình kĩ thuật khắt khe nhất.

Công ty máy tính Trần Anh với dòng máy tínhTIGER
Compurter.Công ty Hànội Compurter với sản phẩm SUNPOWER.Đây là
những máy tính thương hiệu Việt được lắp đặt bởi các công ty phân phối
khác nhau.Riêng công ty máy tính FPT đã có thương hiệu máy tính của
người Việt với Công ty máy tính thành viên là FPT Edead.
Ngày 5 tháng 3 năm 2007, FPT Elead, nhà cung cấp giải pháp máy
tính hàng đầu của Việt Nam đã công bố được nhận chứng chỉ Đối tác Định
danh do tập đoàn CNTT hàng đầu thế giới Microsoft cấp và trở thành một
trong những đối tác OEM trực tiếp tại Việt Nam được cấp chứng chỉ này.Với
chứng chỉ này, FPT Elead sẽ được hưởng những lợi ích và ưu tiên dành cho
những ‘Đối tác Định danh’ trên toàn cầu - bao gồm quảng bá thương hiệu
đẳng cấp thế giới cho các nhãn hiệu máy tính của mình, sự hỗ trợ của đội
ngũ chuyên môn cao cấp, thoả thuận chiến lược và chuyên sâu với
Microsoft.

Có một dấu hiệu đáng mừng là:Công ty intel là một đại gia trong việc sản
suất chipset đã xây dựng nhà máy tại Viêt Nam.Điều này hứa hẹn giá linh
kiện máy tính tiếp tục giảm.Từ đó nâng cao tính cạnh tranh của máy tính
mang thương hiệu Việt.Công ty máy tính FPT Elead đã nhanh chóng kí được
hợp đồng phân phối các sản phẩm này. Như vậy ,có thể nhận thấy hầu hết
các doanh nghiệp máy tính mới chỉ xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
mà chưa chú trọng xây dựng hàng hoá riêng biệt
2.2thiết kế,xây dựng các yếu tố về thương hiệu,quảng bá thương hiệu

a. Thiết kế và xây dựng các yếu tố về thương hiệu
Yếu tố về thương hiệu bao gồm:bảng báo gía, logo công ty, trang
wed,chất lượng sản phẩm,dịch vụ bảo hành,thái độ phục vụ của nhân viên…
Tất cả những yếu tố đó làm nên một phần thành công của thương hiệu.
-Vấn đề bảng báo giá của các công ty cũng thể hiện những phong cách khác
nhau.
+Công ty cổ phần thế giới số Trần Anh với biểu tượng @ và một
vòng tròn mũi tên bao quanh,gợi cho người tiêu dùng về thời kì công nghệ
thông tin với sự phát triển về công nghệ rất nhanh.Biểu tượng đó cũng cho
thấy một điều là tốc độ phát triển cũng như mức độ hài lòng của khách hàng
cũng phát triển nhanh như tốc độ của công nghề số.Ngoài bìa của bảng báo
20
20
Đề án môn học
giá in hình con sư tử rất dũng mãnh,với những bước chạy khoẻ khoắn,đặc
biệt có in hình bộ máy tính nguyên chiếc Tiger Compurter.Một sản phẩm đặc
trưng của công ty.Một thiết kế với ý tưởng khá độc đáo,có điểm nhấn vào
sản phẩm chính của công ty mà vẫn thể hiện được tầm nhìn của doanh
nghiệp
Công ty PHUC ANH với thiết kế logo rất đơn giản.Chữ Phúc
anh được viết tắt bởi 2 chữ cái đầu và được cách điệu.Trên tờ bìa của bảng

báo giá của công ty chụp hình ảnh rất thật về cửa hàng.Ta có thể thấy rõ mặt
bằng rất rộng với nhiều dòng máy tính được bày bán,và có chèn thêm
phương trâm kinh doanh của công ty như:”Hàng chính hiệu”,”Giá cả tốt
nhất”,”Bảo hành chuyên nghiệp”,”Lợi ích của khách hàng là điều chúng tôi
quan tâm”.Cách quảng cáo này mang tính truyền thống,không có nhiều sáng
tạo,và cũng không gây được sự chú ý của khách hàng.
Công ty máy tính Việt Nam với thiết kể logo đơn giản nhưng rất rõ ràng.Trên
nền màu xanh thể hiện sự bền vững của máy tính Việt Nam.
** Chất lượng sản phẩm:
Hiện nay chưa có một hệ thống kiểm tra chất lượng thống nhất.Chưa có
sự tiêu chuẩn hóa.Tuy nhiên không vì thế mà chất lượng các sản phẩm máy
tính bị thả nổi.Trước khi nhập các linh kiện máy tính về,mỗt công ty đều có
một hệ thống kiểm tra sản phẩm,và loại bỏ các sản phẩm lỗi.Chất lượng sản
phẩm cũng được chính các công ty sản xuất máy tính đảm bảo.
Cũng chính vì chưa có một quy định thống nhất về hệ thống chất
lượng,nên hiện tượng các linh kiện nhập lậu,kém chất lượng khá phổ biến.Để
tránh hiện tượng này,khách hàng khi mua máy tính thường lựa chọn những
công ty phân phối có uy tín.
21
21
Đề án môn học
Để giảm mức độ rủi ro cho khách hàng khi mua sản phẩm của công
ty.Mỗi công ty máy tính đều có dịch vụ bảo hành sản phẩm.Nói chung các
công ty phân phối máy tính đều có những quy định bảo hành giống
nhau:Một đổi một trong vòng 6 tháng sau khi mua sản phẩm,trừ các sản
phẩm các máy xách ty, máy photocopy.Trong qua trình sử dụng có bất kì sự
cố nào về máy tính:bị virus,thiết bị không hoạt động….đều được các công ty
bảo hành miễn phí.Riêng công ty máy tính Hà Nội có thêm chính sách hỗ trợ
khách hàng về vận chuyển sản phẩm:giao máy tận nơi trong nội thành Hà
Nội( Bán kính 15 Km).Công ty Trần Anh bảo hành cả đối với những sản

phẩm cháy nổ IC,Cháy nguồn.
** Về chất lượng phục vụ:
Mỗi công ty có một cách tổ chức khác nhau.Ở công ty Trần Anh,
khách hàng tới không chỉ được tư vấn một cách chu đáo về các sản phẩm,
mà còn được uống café,nước ngọt miễn phí.Đó cũng là những nỗ lực của
công ty nhằm đem đến cho khách hàng sự thoải mái nhất, cậy nhất.Trên cửa
hàng của công ty có một bàn tư vấn riêng.Với cách bố trí rất chuyên nghiệp
như thế, Trần Anh được đánh giá là công ty có chất lượng phục vụ tốt hơn
cả.Khác hẳn với công ty Trần Anh là phong cách mà công ty HàNội
Compurter sử dụng.Đó là khách hàng tự phục vụ.Khách hàng tự do trong suy
nghĩ và lựa chọn theo ý mình.
b. Quảng bá thương hiệu:
Hầu hết các công ty phân phối máy tính đều chọn phương thức quảng
cáo trên internet.Chi phí cũng quá đắt, hơn nữa với hình ảnh rõ nét,hình động
cùng những thông tin chi tiết trên wedside (bảng báo gía các sản phẩm) ,đây
là công cụ quảng cáo phát huy hiệu quả cao nhất đối với việc quảng cáo sản
phẩm máy tính.Khách hàng dễ dàng quan sát hình ảnh sản phẩm, thông số kĩ
thuật,và đặc biệt đối với trang wed của công ty Trần Anh,Phúc Anh,khách
hàng có thể đăng kí mua hàng qua mạng.Đây là một điểm khá sáng tạo,đem
lại nhiều tiện ích đối với các khách hàng ở xa không có điều kiện trực tiếp
đến công ty.
Hiện nay,Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc tiến thương mại tổ
chức giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2005” để tôn vinh thương
hiệu máy tính Việt. Và công ty FPT Edead vinh dự nhận giải thưởng
này.Điều này khẳng định sự tin tưởng của người tiêu dùng vào sản phẩm
FPT.29/6/2005 tại Hà Nội công ty CMS đón nhận danh hiệu chiếc máy tính
100.000 . với sản phẩm Máy tính Thánh Gióng CMS T700 Pentium 4, sản
phẩm thuộc dòng máy tính bán chạy nhất của CMS hiện nay, đã trở thành PC
thứ 100.000 của CMS.Công ty CMS là công ty chiến thị phần lớn 1/10 lượng
máy tính tiêu thụ tại Hà Nội.Đó là hai ví dụ điển hình về việc tôn vinh những

22
22
Đề án môn học
sản phẩm chất lượng tốt.Đạt được những giải thưởng này sẽ giúp doanh
nghiệp quảng bá thương hiệu nhanh nhất.
III. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU
A.Đối với doanh nghiệp:

a - Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về thương hiệu

Nhìn chung các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp phân phối máy
tính vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về thương hiệu.Để có thể cạnh tranh hiệu
quả, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường,việc đầu tiên mà các doanh
nghiệp phải làm là thay đổi nâng cao nhận thức của chính mình về xây dựng
thương hiệu.

Trước hết doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ ,triệt để tầm quan trọng
của thương hiệu,để từ đó yên tâm tăng cường đầu tư cho thương hiệu .Xây
dựng thương hiệu là một quá trình đầu tư lâu dài, được xây dựng và một
cách nhất quán theo một chiến lược phù hơp. Đầu tư cho thương hiệu không
phải là đầu tư đem lại kết quả một sớm một chiều.Vì thế,chỉ khi doanh
nghiệp nhận thức đúng đắn về vai trò tác dụng của thương hiệu thì doanh
nghiệp phân phối máy tính mới có thể đầu tư nhiều hơn cho thương
hiệu,trách hiện tượng đầu tư nhỏ lẻ như hiện nay (<5% doanh thu cho
thương hiệu).
Thứ hai,các doanh nghiệp phải nghiên cứu, tìm hiểu cách thức đăng kí
nhãn hiệu hàng hoá trong và ngoài nước.Việc đăng kí nhãn hiệu hàng hoá ở
Việt Nam theo nguyên tắc “first to file” – dành ưu tiên cho người đăng kí
trước chứ không phải “first to use” – dành ưu tiên cho người sử dụng trước

như như ở Hoa Kì.
Thứ ba, doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức cho toàn bộ cán bộ công
nhân viên về thương hiệu. Mỗi doanh nghiệp cần phải có một bộ phận
chuyên trách về xây dựng và phát triển thương hiệu với kĩ năng nhất
định.Tuỳ theo điều kiện tài chính và quy mô của doanh nghiệp cũng như sự
đa dạng hoá về hàng hoá và thương hiệu mà doanh nghiệp đội ngũ quản trị
thương hiệu theo những mô hình khác nhau.
b. Lựa chọn mô hình thương hiệu hợp lí:
23
23
Đề án môn học
Để xây dựng thương hiệu,trước hết các doanh nghiệp cần phải lựa chọn
cho mình một mô hình thương hiệu hợp lí.Việc lựa chọn mô hình và xây
dựng chiến lược thương hiệu cần dựa trên những căn cứ sau:
-Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, chủng loại sản phẩm mà
doanh nghiệp kinh doanh.
-Nguồn nhân lực và tài chính của doanh nghiệp.
-Chiến lược phát triển thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp
Lựa chọn mô hình và chiến lược thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng
vào sự thành công của doanh nghiệp trong xây dựng thương hiệu.Lựa chọn
mô hình không hợp lí với chiến lược xa vời thực tiễn có thể dẫn đến thất bại
cho doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của chiến lược thương hiệu là làm
cho thương hiệu đến với người tiêu dùng và được người tiêu dùng chấp
nhận, yêu mến thương hiệu.
Đối với các công ty phân phối máy tính với quy mô vừa và nhỏ thì mô
hình thương hiệu gia đình tỏ coi là rất phù hợp.Khi đó các doanh nghiệp chỉ
cần xây dựng một thương hiệu duy nhất cho tất cả các chủng loại hàng
hoá.Nên tập trung khai thác các phương tiện quảng bá với chi phí thấp như
quảng cáo trên báo,tạp chí,hoặc trên mạng INTERNET.
c.Thiết kế các yếu tố thương hiệu phù hơp

*Tên thương hiệu:
Đặt tên cho thương hiệu là một khâu quan trọng ban đầu.Khi đặt tên
thương hiệu phải thể hiện cái nhìn hướng về tương lai.Tư duy quốc tế đòi hỏi
tên thương hiệu phải dễ phát âm, không có một ý nghĩa bất lợi mà có thể
đăng kí mà không gặp trở ngại.
Việc đặt tên cho thương hiệu tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra
khá phức tạp.Trên thực tế, các doanh nghiệp phân phối máy tính ít quan tâm
đến vấn đề này.Doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đến nâng cao chất lượng sản
phẩm/dịch vụ,lợi nhuậ trước mắt.
*Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ
Đối với các công ty máy tính,chủ yếu là nâng cao quá trình kiểm tra
chất lượng linh kiện trước khi nhập về.Đảm bảo không có sản phẩm lỗi.Nhân
viên công ty tỏ thái độ tích cực trong vấn đề tư vấn,giải quyết các vấn đề trục
trặc cho khách hàng.Một vấn đề cần được lưu tâm nữa là vấn đề bảo
hành.Giải quyết nhanh chóng các sự cố máy tính mà khách hàng gặp phải
với thái độ tân tình.Từ đó tạo được nét đặc trưng riêng trong chất lượng phục
vụ của công ty.
24
24
Đề án môn học
*Tăng cường tuyên truyền và quảng bá cho hình ảnh thương hiệu
Một thương hiệu không thể phát triển nếu nó không được quảng
bá.Thông qua tuyên truyền, quảng bá cho thương hiệu, người tiêu dùng có cơ
hội nhận biết thương hiệu và từ đó đi đến chấp nhận thương hiệuvà yêu mến
thương hiệu.
Bên cạnh phương tiện quảng cáo bằng INTERNET, có thể quảng cáo
ngoài trời trên các pano,áp phích, quảng cáo bẳng tờ rơi cũng được khai thác
triệt để.Tờ rơi quảng cáo để đưa ra sản phẩm mới với giá ưu đãi.Việc một số
công ty áp dụng chinh sách”Giảm gía giờ vàng”đã thu hút được nhiều khách
hàng quan tâm,chủ yếu là sinh viên.giá có thể giảm tới 50%.Đó cũng là một

phương thức rất hữu dụng.Một phương thức mà các công ty áp dụng khá
thành công lá khuyến mại.Quà tặng cho mỗi bộ máy tính trị có thể lên tới
500.000 đ.Hình thức bốc thăm trúng thưởng….
B.Đối với nhà nước:

++hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuyên truyền ,quảng bá,xúc
tiến thương mại
Đa số các doanh nghiệp phân phối máy tính có quy mô vừa và
nhỏ, lại chưa có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện thông tin mạng toàn
cầu. Vì thế Nhà nước cần trợ giúp doanh nghiệp trong hoạt động quảng bá
thương hiệu,giúp doanh nghiệp hội nhập thành công vào nền kinh tế thế
giới.
Các doanh nghiệp phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại tổ
chức hội trợ, giới thiệu sản phẩm mới.Tại đó các sản phẩm mới với nhiều
tính năng ưu việt dễ dàng đến với người tiêu dùng.Tuy nhiên nên tổ chức với
quy mô rộng khắp.Thông thường các doanh nghiệp tham gia đều được hỗ trợ
50% chi phí, nhưng số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra rất cao.Nên một số
doanh nghiệp không đủ tiềm lực tài chình để tham gia.Vì thế nên có một quỹ
hỗ trợ xúc tiến thương mại.
Vần đề hiện nay là làm sao thực hiện những chương trình này một
cách thành công nhất, hỗ trợ doanh nghiệp tạo dựng chỗ đứng thương hiệu
máy tính Việt ngay trên chính sân nhà.Nhà nước cần có những biện pháp
khuyến khích người Việt dùng hàng Việt.
Bên cạnh đó,Nhà nước nên tổ chức những buổi hội thảo quốc tế, để
quảng bá doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài.Từ đó
25
25

×