Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.41 KB, 5 trang )

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG

1)Định nghĩa
Đĩa đệm là một cấu trúc giải phẫu có chức năng đệm nằm ở vị trí gian đốt sống.Do
sức nặng của cơ thể, áp lực của sự vận động, mang, vác, chấn thương và cả quá
trình lão hóa những đĩa đệm ở những vị trí phải chịu nhiều áp lực của cơ thể như
đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng dễ bị thoát vị. Được gọi là thoát vị khi đĩa đệm bị
xẹp xuống thái quá, bao xơ bị rách và lớp nhân nhầy thoát ra ngoài.

2)Nhắc lại giải phẫu
Cột sống gồm 33 đốt sống được liên kết với nhau bởi những đĩa đệm, Đĩa đệm có
cấu tạo đặc biệt gồm một nhân nhày, bao quanh la bao xơ dày,chắc và các dây
chằng.Đĩa đệm có tính chất đàn hồi nhằm tạo ra sự uyển chuyển cho cột sống
trong các động tác xoay, nghiêng, cúi ngửa…đồng thời nó còn là yếu tố giúp cột
sống phân tán trọng lực và lực đè ép từ bên trên do khiêng vác vật nặng và chống
rung lắc của cơ thể.

3)Nguyên nhân
-Chấn thương
-Tư thế xấu trong lao động
-Diển tiến của thoái hóa, lão hóa
Cơ chế chính: ở những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại,
nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Nếu
có một lực mạnh tác động vào cột sống, nhân nhày có thể qua chổ rách của đĩa
đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống.
4)Triệu chứng
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm là kết quả của do đĩa đệm thoát vị chèn ép các cơ
quan đặc biệt là chèn ép dây thần kinh.

- Đau lưng: cảm giác đau giảm khi nằm nghiêng và tăng khi ho hoặc đại tiện.
- Đau khi gõ hoặc ấn vào khoảng liên đốt.


- Đau tự nhiên vùng xung quanh gai sau. Nếu bệnh nặng có thể cảm giác đau lan
xuống vùng mông và đùi.
- Hạn chế cử động cột sống: không còn khả năng ưỡn của thắt lưng.
- Không cúi được sâu: khoảng cách giữa ngón tay và mặt đất khi cúi người thả
lỏng tay lớn hơn 50 cm.
- Giảm vận động chân và giảm cảm giác vùng da chân. Trường hợp nặng có thể bị
liệt.
5)Chẩn đoán
Rất khó chẩn đoán do triệu chứng thường không điển hình chỉ mang tính chất gợi
ý. Do đó việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào cận lâm sàng như:
-chụp bao rễ cản quang
-chụp cắt lớp vi tính
-cộng hưởng từ hạt nhân.
Kết quả cận lâm sàng có thể cho thấy hình ảnh đĩa đệm thoát vị.
6)Điều trị
Hầu hết thoát vị đĩa đệm là điều trị không phẩu thuật chỉ cần uống thuốcvà nghỉ
ngơi một thời gian đồng thời tập thể dục theo chuyên gia sức khoẻ. Khoảng 50%
thoát vị bình phục sau một tháng. Sau 6 tháng hơn 95% khỏi bệnh. Chỉ có 10%
được chỉ định phẩu thuật.
Việc điều trị bao gồm áp dụng xen kẽ việc nằm nghỉ trên nền cứng, bó bột, làm
nóng tại chỗ bằng chiếu tia, xoa bóp kết hợp sử dụng thuốc giảm đau hoặc
corticoid tại chỗ. Bên cạnh đó :
- Dùng phương pháp kéo nắn cột sống giúp đẩy đĩa đệm về vị trí cũ.
- Sau giai đoạn cấp, cần tránh những động tác quá sức như mang vác nặng, cúi gập
người…
- Khi có rối loạn vận động trầm trọng hoặc bị ép tủy, đã điều trị phục hồi 3 tháng
nhưng không có kết quả, cần cắt là cột sống, cắt thoát vị, nạo đĩa đệm
Làm giảm áp đĩa đệm bằng laser: dùng kim chọc vào nhân keo dưới sự hướng dẫn
của X-quang tăng sáng 3 chiều. Dây dẫn của máy phát laser được luồn qua kim tới
nhân. Khi phát tia, nhân keo bị tiêu hủy một phần nên co lại, làm giảm áp lực đè

lên các dây thần kinh. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho hầu hết các thoát vị đĩa
đệm, trừ những trường hợp quá nặng như khối thoát vị quá lớn, trượt đốt sống

×