Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giáo trình phương pháp vận dụng thuật ngữ chuyên ngành trong công trình xây dựng cấp thoát nước cho thành phố p2 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.93 KB, 7 trang )

Thuật ngữ chuyên ngành cấp thoát nước -2
3.7 Monitoring "Programme de contrôle": Sự giám sá): Quá trình lấy mẫu, đo đạc
đã được lập chương trình và sau đó được ghi lại hoặc truyền tín hiệu đi (hoặc cả
hai) về những đặc tính khác nhau của nước, thường nhằm mục đích đánh giá sự
phù hợp của nước với các mục đích đã định.
3.8 Proportional sampling: Lấy mẫu tỉ lệ
(Kỹ thuật để lấy được mẫu từ nước đang chảy, trong đó tần số lấy mẫu (trong
trường hợp lấy mẫu gián đoạn), hoặc tốc độ lấy mẫu (trong trường hợp lấy mẫu
liên tục) tỷ lệ thuận với tốc độ chảy của nước được lấy mẫu).
3.9 Sample: Mẫu
(Một phần đại diện một cách lý tưởng cho một vùng nước nhất định được lấy gián
đoạn hoặc liên tục, nhằm mục đích kiểm tra các đặc tính khác nhau đã định).
3.10 Sample stabilization: Sự ổn định mẫu
(Quá trình nhằm làm giảm đến mức tối thiểu những thay đổi về đặc tính của các
thông số quan tâm, bằng cách thêm các hoá chất hoặc thay đổi điều kiện vật lý,
hoặc bằng cả hai cách, trong giai đoạn từ lúc lấy mẫu cho tới lúc phân tích mẫu).
3.11 Sampler: Dụng cụ lấy mẫu
(Dụng cụ được sử dụng để lấy mẫu nước, gián đoạn hoặc liên tục, nhằm mục đích
kiểm tra các đặc tính khác nhau đã định).
3.12 Sampling: Lấy mẫu
(Quá trình lấy một phần của một vùng khối nước, cố gắng lấy phần đại diện, nhằm
mục đích kiểm tra các đặc tính khác nhau đã định).
3.13 Sampling line: ống lấy mẫu
(ống dấn nước từ đầu lấy mẫu đến nơi phân phối mẫu hoặc thiết bị phân tích).
3.14 Sampling network: Mạng lưới lấy mẫu (Một hệ thống các chỗ lấy mẫu đã
định trước, được thiết kế để giám sát một hoặc nhiều vị trí đã qui định).
3.15 Sampling point: Điểm lấy mẫu (Vị trí chính xác trong một chỗ lấy mẫu, các
mẫu được lấy tại điểm này).
3.16 Sampling probe: Đầu lấy mẫu (Bộ phận của thiết bị lấy mẫu được nhúng
chìm vào trong một vùng nước và mẫu nước chảy vào đó trước tiên).
3.17 Sampling site: Chỗ lấy mẫu (Là khu vực chung trong một vùng nước nơi mẫu


được lấy).
3.18 Snap sample; spot sample: Mẫu đơn (Mẫu riêng lẻ được lấy một cách ngẫu
nhiên (về thời gian/hoặc vị trí) từ một vùng nước).
3.19 Test portion: Phần mẫu thử (Một phần của một mẫu, được lấy ra để kiểm tra).
4. Các thuật ngữ được sử dụng trong phân tích nước
4.1 Acidity: Độ axit
(Dung lượng của môi trường nước về mặt phản ứng với ion hydroxit).
4.2 Aggressivity: Tính xâm thực
(Khả năng của nước hoà tan canxi cacbonat CaCO3 (xem 4.16, chỉ số Langelier).
4.3 Aggressive water: Nước xâm thực
(Nước có chỉ số Langelier âm (xem 4.16, chỉ số Langelier)).
4.4 Alkalinity: Độ kiềm
(Dung lượng của môi trường nước về mặt phản ứng với ion hydro).
4.4.1 Methyl red end - point alkalinity: Độ kiềm theo metyl đỏ
(Phép đo qui ước độ kiềm tổng số của nước bằng sự chuẩn độ tới điểm cuối theo
chỉ thị metyl đỏ (pH 4,5); thường được sử dụng kết hợp với độ kiềm theo
phenolphtalein (xem 4.4.2) nhằm xác định đương lượng của HCO3-, CO3- và
nồng độ H+ của nước).
4.4.2 Phenolphthalein end-point alkalinity: Độ kiềm theo phenolphtalein
(Độ kiềm qui ước do tổng hàm lượng ion hidroxit và một nửa hàm lượng ion
cacbonat trong nước tạo thành, được xác định bằng chuẩn độ theo phenolphtalein
(pH = 8,3).
4.5 Bioassay: Sự thử sinh học
(Kỹ thuật đánh giá tác dụng sinh học, định tích hoặc định lượng, của các chất khác
nhau trong nước bằng cách quan sát những thay đổi hoạt tính sinh học nhất định).
4.6 Blochemical oxygen demand (BOD): Nhu cầu oxi sinh hoá (BOD)
(Hàm lượng oxi hoà tan bị tiêu thụ dưới những điều kiện xác định do sự oxi hoá
sinh học các chất hữu cơ/hoặc vô cơ trong nước).
4.7 Carbon adsorption/chloroform extraction (CCE): Sự hấp thụ bằng than hoạt
hoá/sự chiết bằng clorofom (CCE): (Một qui trình trong đó các chất, chủ yếu là

chất hữu cơ, được hấp thụ từ nước lên than hoạt hoá dưới những điều kiện xác
định, sau đó được chiết vào clorofom trước khi phân tích).
4.8 Carbon dioxide: Cacbon dioxit
4.8.1 Free carbon dioxide: Cacbon dioxit tự do (Cacbon dioxit hoà tan trong
nước).
4.8.2 Total carbon dioxide: Cacbon dioxit tổng số (Tổng số cacbon dioxit tự do và
cacbon dioxit liên kết dưới dạng cacbonat và hidro cacbonat trong nước).
4.9 Chemical oxygen demand (COD): Nhu cầu oxi hoá học (COD):
(Nồng độ khối lượng oxi tương đương với lượng dicromat bị tiêu thụ bởi các chất
hoà tan và lơ lửng trong nước khi mẫu nước được xử lý với dicromat trong những
điều kiện xác định).
4.10 Chlorine: Clo
4.10.1 Chlorine demand; chlorine requirement: Nhu cầu clo, yêu cầu clo
(Hiệu số giữa lượng clo đã cho vào mẫu nước hoặc nước thải và lượng clo dư tổng
số còn lại ở cuối giai đoạn tiếp xúc đã định).
4.10.2 Residual chlorine; total rsidual chlorine: Clo dư; clo dư tổng số
(Clo còn lại trong dung dịch sau clo hoá, tồn tại dưới dạng clo tự do hoặc clo liên
kết, hoặc cả hai).
4.10.3 Combined chlorine: Clo liên kết (Phần của clo dư tổng số tồn tại dưới dạng
các cloramin, cloramin hữu cơ và nitơ triclorua NCl3).
4.10.4 Free chlorine: Clo tự do (Clo có mặt dưới dạng axit hypoclorơ, ion
hypoclorit hoặc khí clo hoà tan).
4.10.5 Total chlorine: Clo toàn phần (Clo có mặt dưới dạng clo tự do hoặc clo liên
kết hoặc cả hai).
4.10.6 Chloremines: Các cloramin
(Các chất dẫn xuất của amoniac do sự thay thế của 1, 2 hoặc 3 nguyên tử hidro
bằng nguyên tử clo (monocloramin NH2Cl, dicloramin NHCl2, nitơ triclorua
NCl3) và tất cả các chất dẫn xuất clo của các hợp chất nitơ hữu cơ như được xác
định bằng phương pháp đã qui định trong ISO 7393 – 1).
4.10.7 Available chlorine; total avallable chlorine Chlore disponible: Clo sẵn có,

clo sẵn có toàn phần:
(Các thuật ngữ thường dùng trong việc mô tả đặc tính các dung dịch natri
hypoclorit đậm đặc và nước clo và sự làm loãng chúng dùng cho clo hoá).
4.11 Corrosivity: Tính ăn mòn
(Khả năng của nước ăn mòn các vật liệu khác nhau do các tác động hoá học, hoá
lý hoặc hoá sinh).
4.12 Determinand "Determinand": Thông số cần xác định (Thông số hoặc chất cần
được xác định).
4.13 Dissoived-oxygen curve: Đường cong oxi hoà tan
(Đường cong lập được bằng đồ thị hoặc tính toán thể hiện sự biến đổi của hàm
lượng oxi hoà tan dọc theo chiều dòng nước).
4.14 Hardness: Độ cứng
(Một tính chất của nước biểu thị độ bền vững của nó với sự phát triển của bọt xà
phòng. Độ cứng của nước là một khái niệm cổ được sử dụng để mô tả hàm lượng
canxi và magiê trong nước. Có các loại độ cứng khác nhau (độ cứng toàn phần, độ
cứng cacbonat và các độ cứng khác) và người ta chấp nhận các định nghĩa khác
nhau về khái niệm này).
4.14.1 Alkaline (temporany) hardness: Độ cứng kiềm (độ cứng tạm thời):
(Là độ cứng sẽ bị loại bỏ khi đun sôi. Độ cứng này thường do sự có mặt của hydro
cacbonat).
4.14.2 Non-alkaline [permanent] hardness: Độ cứng không kiềm (độ cứng vĩnh
cửu)
(Độ cứng không thể loại bỏ được khi đun sôi; Nguyên nhân chính gây ra độ cứng
này là sự có mặt của các sunfat, clorua và nitrat của canxi và magiê).
4.15 In-line analysis; in situ analysis: Phân tích trực tiếp
(Hệ thống phân tích tự động trong đó ít nhất bộ phận sensor phân tích được đặt
trong vùng nước).

×