Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bỏng thực quản ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.66 KB, 6 trang )

Bỏng thực quản

1.Định nghĩa:
* Bỏng thực quản là tổn thương thực quản do hóa chất ăn mòn (axit, bazơ,
thuốc tẩy, nước tro tàu).
* Tai nạn xảy ra do người bệnh uống nhầm hoặc cố ý.
2.Hỏi Khám:
2.1.Hỏi bệnh
- Có uống hóa chất trước đó
(thời gian, lượng hóa chất, lọai hóa chất, sơ cứu ban đầu)
- Có thể biết rõ lọai hóa chất hoặc không rõ
- Đánh giá hóa chất (axit, bazơ, độ đậm đặc)
- Đánh giá tác hại của hóa chất
2.2 Khám xét
- Dấu sinh tồn (mạch, HA), tìm dấu suy hô hấp
- Khám họng phát hiện tổn thương họng, miệng (đỏ, phù nề, loét, giả mạc)
2.3 Cận lâm sàng
- CTM
- Xquang thực quản có cản quang để tìm sẹo hẹp
(thường thực hiện sau tuần lễ thứ ba, có nuốt khó + nghẹn)
2.4 Soi thực quản
+ Soi trong vòng 24h – 48h khi:
- Tổng trạng ổn định, không sốt
- Tổn thương họng, miệng nhẹ(niêm mạc đỏ, phù nề)
- Bệnh nhân uống lọai hóa chất ít ăn mòn, nồng độ loãng
+ Soi sau một tuần đến 10 ngày khi:
- Hóa chất đậm đặc, tính ăn mòn cao
- Tổn thương họng miệng nặng (có giả mạc, loét)
- Tổng trạng shock, dọa shock, suy hô hấp.
3.Chẩn đoán
a.Chẩn đoán xác định


- Có tiền sử uống hóa chất
- Soi thực quản:
. Độ I: Niêm mạc đỏ + phù nề
. Độ II: Giả mạc + loét
. Độ III: loét Lộ cơ
. Độ IV: cháy xém hay thủng
- Xquang thực quản có cản quang tìm chỗ hẹp.
b.Chẩn đoán phân biệt
Viêm loét miệng do vi khuẩn:
sốt, không có tiền sử uống hóa chất.
4.Điều trị:
4.1.Nguyên tắc
· Làm lành niêm mạc thực quản
· Phòng ngừa và điều trị sẹo hẹp.
· Dinh dưỡng.

4.2.Xử trí ban đầu:
a.Cấp cứu
+ Bỏng nhẹ:
- Tình trạng ổn định, tổn thương miệng họng nhẹ(niêm mạc đỏ, phù nề).
- Loại hóa chất ít ăn mòn, loãng.
· Giảm đau bằng Paracetamol 10mg/kg/6h (uống)
· Uống sữa ăn lỏng
· Không dùng kháng sinh
· Họng có giác mạc: uống Amoxycillin 75mg/kg/ngày
+ Bỏng nặng:
- Hóa chất đậm đặc, độ ăn mòn cao.
- Tổn thương họng miệng nặng (niêm mạc có giả mạc, lóet).
- Tổng trạng shock, dọa shock, suy hô hấp.
. Nhịn ăn miệng, nuôi ăn tĩnh mạch.

. Giảm sốt, giảm đau.
. Kháng sinh: Ampicillin 100 mg/kg/ngày (TM)
+ Gentamycin 4mg/ kg/ ngày (TB) 5-7 ngày
. Xử trí shock + suy hô hấp nếu có
b.Xử trí đặc hiệu:
+ Soi nong thực quản.
· Bỏng độ II:
Soi ngay ngày hôm sau.
Đặt cùng lúc 2 sonde cạnh nhau lưu lại nhiều tháng (khoảng 9 tháng).
Kích thước sonde tùy theo lứa tuổi. Soi kiểm tra thay ống mỗi tháng.
· Bỏng nặng độ III + IV:
Soi khi bệnh nhân ổn định.
Đặt 1 sonde lưu lại trong thực quản; mỗi tháng kiểm tra lại 1 lần
· Hẹp thực quản hoàn toàn không có khả năng soi nong:
Hội chẩn ngoại khoa để mở dạ dày + cắt nối chỗ hẹp.
+ Biến chứng:
- Sẹo hẹp: Nong thực qủan bằng ống gome.
Soi và kết hợp nong nhiều lần cách nhau 1- 3 tháng.
- Thủng thực quản:
Tràn khí phần mềm, dấu viêm trung thất,
chụp Xquang thẳng nghiêng có Lipiodol phát hiện thủng thực quản cổ:
Mở cạnh cổ may thực quản.
Nếu thủng đoạn thực quản ngực trở xuống nên hội chẩn ngọai khoa ngay.

4.3.Xử trí tiếp theo
· Soi nong thực quản, lưu ống 9 tháng, mỗi tháng kiểm tra 1 lần.
5.Theo dõi và tái khám:
· Theo dõi tăng trọng, khả năng nuốt, khả năng ăn đặc
· Một năm đầu tái khám 1 tháng 1 lần
· Từ 13 tháng tái khám 2 tháng 1 lần tới 2 năm, và 1 năm 2 lần tới suốt đời.

· Xquang thực quản có cản quang để theo dõi hẹp.
· Sau giai đọan soi nong mà có hẹp thì hội chẩn ngọai khoa để cắt nối chỗ
hẹp.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×