Phương pháp và kỹ thuật dạy học
CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Các phương pháp đã và đang thường sử dụng. ( các phương pháp dạy
học được GV linh hoạt trong các môn học giúp học sinh học tập một
cách thoải mái, tự tin và hiệu quả, phát huy được năng lực học tập của
các em, giúp các em được học và học được.)
1/ Phương pháp vấn đáp, đàm thoại sử dụng nhiều trong các môn tập
đọc, kể chuyện, Lịch sử, Địa lí
2/ phương pháp thực hành( làm mẫu- huấn luyện): Phương pháp này là
phương pháp được sử dụng nhiều trong các môn học thể dục, Thủ công,
Kĩ thuật.
3/ Phương pháp thảo luận, đóng vai là phương pháp đặc trưng của môn
đạo đức.
4/ Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp đặc trưng trong các môn
TN-XH; Khoa, Sử; Địa. Các em quan sát các sự vật, hiện tượng thực tế,
tranh ảnh, băng hình
5/ Phương pháp trực quan: ( dùng kênh hình, mô hình, vật thât) là
phương pháp đặc trưng trong các môn Lịch sử. Toán
6/ Phương pháp động não: Dùng nhiều trong các môn học.
7/ Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm: Là phương pháp
tích cực hóa các hoạt động của người học, giáo viên tổ chức các hoạt
động thông qua hoạt động học. Mọi học sinh cùng được tham gia hoạt
động, các em bộc lộ được mính và có cơ hội phát triển.
8/ Phương pháp dạy học qua trải nghiệm: Đây là phương pháp dạy học
có tính thực tế cao, giúp cho các em thông qua việc làm cụ thể để tìm tòi
khám phá kiến thức. Gv đưa ra tình huống; hoặc trò chơi; hoặc hỏi về
những kinh nghiệm sống , sau đó Gv cùng HS phân tích, chia sẻ, so
sánh, xử lí hoặc hồi tưởng Gv đặt câu hỏi dẫn dắt đên nội dung bài
học. Phương pháp dạy học này GV nêu câu hỏi dẫn dắt, học sinh rút ra
kết luận.
9/ Phương pháp dạy học theo hợp đồng: Đây là phương pháp dạy học
mà HS làm việc theo một gói các nhiệm vụ trong thời gian nhất định.
10/ Trò chơi.
CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC
1/Kĩ thuật các mảnh ghép:
Là kĩ thuật tổ chức hoạt động hợp tác:
Ví dụ: Khi dạy bài câu đơn - câu ghép.
Vòng 1 : Cho 3 nhóm thảo luận 3 nội dung:
Thế nào là câu đơn, cho ví dụ và phân tích thành phần câu?
Thế nào là câu phức, cho ví dụ và phân tích thành phần câu?
Thế nào là câu ghép, cho ví dụ và phân tích thành phần câu?
Vòng 2: Cả 3 nhóm cùng thảo luận nội dung:
Câu đơn và câu ghép khác nhau như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
2/ Kĩ thuật khăn trải bàn:
Từng HS ghi ý kiến của mình sau đó trao đổi , tổng hợp và thống nhất
chung một ý kiến và ghi vào ô giữa.
3 / Kĩ thuật công đoạn:
Gv chia nhỏ nội dung của bài, mỗi nhóm một nội dung để thảo luận. Ví
dụ: Khi dạy bài : Không khí gồm những thành phần nào( Khoa 4)
Nhóm 1,2 : Làm thí nghiệm chứng minh không khí có 2 thành phần
chính là khí ô xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì duy trì sự
cháy.
Nhóm 3, 4: Làm thí nghiệm chứng minh không khí có hơi nước.
Nhóm 5;6 : Làm thí nghiệm chứng minh không khí có chứa bụi, vi
khuẩn
Qua các thí nghiệm của các nhóm chứng tỏ không khí chứa ôxi, ni tơ,
hơi nước, bụi, vi khuẩn
Kĩ thuật mang tính hợp tác rất cao: Ví dụ Gv đưa ra 5 nội dung cho 5
nhóm, từng nhóm thảo luận và ghi ý kiến sau đó chuyền đi cho các
nhóm khác bổ sung ý kiến, lần lượt các nhóm đều được bổ sung đủ 5 nội
dung GV đưa ra cho 5 nhóm. Từng nhóm lên báo cáo và chất vấn, hoặc
thống nhất các ý kiến của các nhóm bạn.
4/ Kĩ thuật xoay ổ bi:
- Xếp 2 vòng tròn (trong và ngoài): Số lẻ đứng vòng trong, số chẵn
đứng vòng ngoài.
- Vòng trong đứng yên vị trí, vòng ngoài xoay lần lượt từng số (đối
diện từng cặp trong ngoài).
5/ Kỹ thuật hình tháp (bông tuyết)
- Nhóm đôi thảo luận – thảo luận chung nhóm lớn.
- 1 nhóm lên trình bày, các nhóm đều treo bảng dò theo, nếu tùy ý
thì đánh dâu (P)
- Sẽ lấy được ý chung nhất (là những ý các nhóm trùng nhau)
6/ Mạng ý nghĩa:
- Dùng dạy Tập đọc.
- Dùng dạy Tập làm văn.
(Nguồn : BP chuyên môn TH - PGDĐT.TB)