Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Thực trạng áp dụng các phương pháp thẩm định giá trị máy móc thiết bị tại trung tâm thẩm định giá thương tín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.64 KB, 86 trang )

i

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Cơ sở lý luận thẩm định giá trị máy móc thiết bị 4
1.1 Tổng quan về thẩm định giá và thẩm định giá trị MMTB 4
1.1 Tổng quan về thẩm định giá 4
1.1.1 Tổng quan về thẩm định giá trị máy móc thiết bị 6
1.1 Quy trình thẩm định giá trị MMTB: 9
1.2.1. Khái niệm: 9
1.2.2. Quy trình thẩm định: 10
1.2.3 Các phương pháp thẩm định giá trị MMTB 13
1.2.4 Khấu hao máy móc thiết bị 13
Chương 2: Thực trạng vận dụng các phương pháp thẩm định giá trị MMTB tại
Trung tâm thẩm định giá Thương tín – chi nhánh Nha Trang, Khánh Hòa 17
2.1. Giới thiệu trung tâm thẩm định giá Thương Tín-chi nhánh Nha Trang 17
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ 17
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý 19
2.1.3. Kết quả hoạt động của chi nhánh 21
2.1.4. Phương hướng phát triển 23
2.2. Thực trạng thẩm định giá MMTB tại TT Thẩm định giá Thương Tín 24
2.2.1. Quy trình thẩm định giá MMTB tại trung tâm 24
2.2.2. Thực trạng thẩm định giá MMTB tại trung tâm 26
2.2.2.1. Phương pháp so sánh trực tiếp 26
2.2.2.1.1 Báo cáo thẩm định minh họa cho phương pháp so sánh 31
2.2.2.2 Phương pháp chi phí 40
2.2.2.2.1 Minh họa thẩm định giá phương pháp chi phí 43
2.2.2.3 Phương pháp đầu tư 50
2.2.2.2.3.1 Minh họa phương pháp đầu tư 56
2.3. Các giấy tờ pháp lý liên quan đến Thẩm định giá trị MMTB 59
ii



2.4. Nhận xét chương 2: 76
3.1 Quan điểm 79
3.2. Ý kiến của bản thân 80
3.3. Bài học kinh nghiệm: 82
Kết luận 84
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.2: đặc điểm máy móc thiết bị cần thẩm định 33
Bảng 2.3: thông tin MMTB so sánh đơn vị 1 cung cấp 36
Bảng 2.4: thông tin MMTB so sánh đơn vị 2 cung cấp 37
Bảng 2.5: thông tin MMTB so sánh đơn vị 3 cung cấp 38
Bảng 2.6: kết quả chi tiết MMTB cần thẩm định 39
Bảng 2.7: Đặc điểm kỹ thuật của MMTB cần thẩm định 45
Bảng 2.8: tình hình khấu hao của máy DK7732 48
Bảng 2.9: số liệu đơn vị 1 cung cấp 57
Bảng 2.10: số liệu đơn vị 2 cung cấp 57
Bảng 2.11: số liệu ước tính của MMTB cần thẩm định 58
DANH MỤC CÁC HÌNH

Sơ đồ 1.1: Quy trình thẩm định giá MMTB 10
Hình 2.1: hình ảnh VPĐD tại Nha Trang 18
Sơ đồ 2.1: cơ cấu tổ chức 21
Hình 2.2: máy bơm nước thải chìm 34
Hình 2.3: Máy Bơm bùn chìm 34
Hình 2.4: Máy Thổi khí 35
Hình 2.5: Máy Bơm định lượng hóa chất 35
Sơ đồ 2.2: Quy trình thẩm định phương pháp chi phí 41
Hình 2.6: máy cắt dây DK7732 46
Sơ đồ 2.3: quy trình thẩm định MMTB phương pháp đầu tư 51

1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trên thế giới, nghề thẩm định giá đã được hình thành và phát triển từ
lâu, nhưng ở Việt Nam đây còn là một nghề rất non trẻ. Với pháp lệnh giá
được ban hành và thực tiễn hoạt động thẩm định giá trong nước thời gian qua
đã khẳng định: thẩm định giá là một nghề cần thiết tồn tại khách quan, phù
hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế, nhất là những nước có nền
kinh tế đang phát triển như nước ta.
Một trong những nội dung quan trọng của thẩm định giá là Thẩm định
giá trị máy móc thiết bị (MMTB). Như chúng ta đều biết, MMTB là một
trong những sản không thể thiếu đối với bất kì hoạt động sản xuất kinh doanh
nào. Vì vậy, để các doanh nghiệp có thể quản lý được MMTB của mình một
cách hợp lý và hiệu quả nhất, đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá đúng được
giá trị của MMTB đó trong những trường hợp cần xác định giá trị của nó.
Cho nên, thẩm định giá trị MMTB có vai trò hết sức cần thiết và quan trọng
đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào.
Hơn nữa cùng với sự vận động và phát triển của nền kinh tế nước ta hiện
nay, hoạt động: mua bán, chuyển nhượng, cầm cố thế chấp, thanh lý… máy
móc thiết bị; hay góp vốn bằng máy móc thiết bị ngày càng đa dạng và xảy ra
thường xuyên hơn. Bởi vậy, việc xác định đúng, chính xác tại thời điểm của
máy móc thiết bị đang ngày càng được quan tâm.
Công việc xác định đúng giá trị máy móc thiết bị không chỉ là công việc
của những thẩm định viên, mà trong những trường hợp nhất định, cụ thể thì
người kế toán trong một đơn vị kinh tế liên quan cũng cần phải hiểu biết và
nắm bắt thông tin đó.
2


Vì vậy mà mặc dù là một sinh viên ngành kế toán nhưng em đã chọn
nghiên cứu đề tài “Thực trạng áp dụng các phương pháp Thẩm định giá trị
máy móc thiết bị tại trung tâm Thẩm định giá Thương tín” để có thể học hỏi
thêm kiến thức cần thiết cho công việc của một nhân viên kế toán.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu để có thêm kiến thức về thẩm định giá nói chung, thẩm định
giá trị máy móc thiết bị nói riêng; nhằm bổ trợ thêm những kiến thức cần thiết
cho một nhân viên kế toán.
Mục tiêu cụ thể:
Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến thẩm định giá nói
chung, thẩm định giá trị máy móc thiết bị nói riêng.
Phân tích thực trạng cụ thể thẩm định giá trị máy móc thiết bị tại
trung tâm thẩm định giá Thương tín.
Học hỏi kinh nghiệm thực tế trong việc thẩm định giá trị máy móc
thiết bị.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Các phương pháp thẩm định giá trị MMTB
Quy trình thẩm định giá trị MMTB
Một vài ví dụ thực tế công việc thẩm định giá trị MMTB
b. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đề cập chủ yếu tới phương pháp thẩm định giá trị MMTB
được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là phương pháp so sánh trực tiếp.
3

Đề tài nghiên cứu thẩm định giá trị MMTB chủ yếu phục vụ cho
việc mua bán, chuyển nhượng và thanh lý TSCĐ
Thực tiễn hoạt động thẩm định giá trị MMTB của Trung tâm Thẩm
định giá Thương tín tại Nha Trang.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp phỏng vấn….
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn bao gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận Thẩm định giá trị MMTB.
Chương 2: Thực trạng vận dụng các phương pháp thẩm định giá trị
MMTB tại trung tâm thẩm định giá Thương tín – chi nhánh Nha Trang,
Khánh Hòa.
Chương 3: Một số ý kiến của bản thân và bài học kinh nghiệm sau thời
gian thực tập.



4

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ MÁY
MÓC THIẾT BỊ

1. Tổng quan về thẩm định giá và thẩm định giá trị MMTB
1.1.Tổng quan về thẩm định giá
a. Khái niệm
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về thẩm định giá, nhưng dưới đây xin
đề cập đến ba định nghĩa về thẩm định giá như sau:
Thẩm định giá là sự ước tính về giá trị của các quyền sở hữu tài sản
cụ thể bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích đã được xác đinh.(giáo sư

W.Seabrooke – Viện đại học Portsmouth, Vương quốc Anh)
Thẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa học về ước tính giá trị
cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một thời điểm, có cân nhắc
đến tất cả những đặc điểm của tài sản và cũng như xem xét tất cả các yếu tố
kinh tế căn bản của thi trường, bao gồm các loại đầu tư lựa chọn (Giáo sư Lim
Lan Yuan – Trường xây dựng và bất động sản – Đại học quốc gia Singapore).
Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản
phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn
của Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế (Căn cứ theo điều 4, pháp lệnh số 40 về
giá quy định).
b. Sự phát triển thẩm định giá tại Việt Nam:
Trên thế giới, nghề thẩm định giá đã xuất hiện từ những năm 1940 và
được thừa nhận là một nghề có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nó phục
vụ nhu cầu xác định giá trị thị trường một các khoa học, tại thời điểm, địa
điểm cụ thể cho các giao dịch cần đến tính độc lập, khách quan không chịu
5

ảnh hưởng của bên bán hoặc bên mua trong các lĩnh vực về xác định quyền sở
hữu, quản lý, mua bán, tính thuế, bảo hiểm, cho thuê, cầm cố, thế chấp….
Thẩm định giá có mặt ở nước ta từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX,
khi mà nền kinh tế bắt đầu chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập
trung sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Trong thời kỳ đầu,
thẩm định giá ở nước ta chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu của ngân
sách như đấu thầu, mua sắm và đặc biệt là phục vụ cổ phần hoá các doanh
nghiệp NN.
Nghề thẩm định giá ra đời có ảnh hưởng lớn, thay đổi về bản chất khi nó
đưa giá trị của các tài sản được thẩm định gần sát hơn với thực tế và đảm bảo
phục vụ các nhu cầu khác nhau về giá mà trước đây phải phụ thuộc nặng nề
vào Nhà nước dưới hình thức áp đặt đối tượng, trường hợp cụ thể.
Hiện nay, nghề Thẩm định giá tại Việt Nam đã dần đi vào cuộc sống,

dịch vụ thẩm định giá đã được mọi thành phần kinh tế trong xã hội quan tâm,
sử dụng như một công cụ tài chính phục vụ cho các hoạt động giao dịch về
dân sự, kinh tế, tư pháp, tài chính, ngân hàng … nó đã và đang đem lại nhiều
tiện ích, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công dân, đáp ứng được
các yêu cầu đa dạng của các thành phần trong xã hội trong thời kỳ hội nhập
Quốc tế.
c. Vai trò của thẩm định giá:
Là công cụ cơ bản trong quản lý giá của nhà nước
Tạo điều kiện để nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường
Chống độc quyền giá cả hàng hóa, phá giá hàng hóa, góp phần xậy
dựng một thị trường cạnh tranh lành mạnh
6

Hỗ trợ qua lại và kích thích sự phát triển của thị trường dịch vụ, thị
trường tài chính, thị trường bất động sản và các thị trường khác.
Tạo điều kiện để hội nhập kinh tế quốc tế về giá cả nhằm đáp ứng
xu thế toàn cầu hóa khu vực và thế giới.
1.1.1 Tổng quan về thẩm định giá trị máy móc thiết bị
a. Khái niệm thẩm định giá trị máy móc thiết bị
Thẩm định giá trị máy móc thiết bị là quá trình ước tính giá trị máy móc
thiết bị phù hợp với thị trường tại thời điểm, địa điểm nhất định theo tiêu
chuẩn Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế.
b. Khái niệm máy móc thiết bị:
Là các máy riêng lẻ hay dây chuyền sản xuất. Máy móc là một loại
thiết bị có sử dụng các lực cơ khí, cấu tạo từ nhiều bộ phận và có chức năng
nhất định, dùng để thực hiện những công việc nào đó. Thông thường máy
móc bao gồm các bộ phận sau:
 Bộ phận động lực.
 Bộ phận truyền dẫn.
 Bộ phận chức năng.

 Ngoài ra một số máy còn có bộn phận điện và điều khiển.
Thiết bị: là những tài sản phụ trợ được sử dụng để trợ giúp cho hoạt
động của máy móc. Xu thế phát triển của thiết bị là ngày càng nhỏ gọn và có
thể liên kết với nhiều thiết bị khác.
c. Bản chất và đặc điểm máy móc thiết bị:
Có thể di dời được.
7

Có tính phổ biến không hạn chế về số lượng.
Đa dạng, phong phú.
Chất lượng, độ tin cậy, tuổi thọ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Tuổi thọ có giới hạn.
Thời gian khai thác hiệu quả còn phụ thuộc vào sự tuân thủ các
hướng dẫn vận hành cảu nhà sản xuất trong quá trình khai thác của người sử
dụng.
Có thể chuyển nhượng, thay đổi chủ sở hữu dễ dàng.
d. Cơ sở và nguyên tắc thẩm định giá trị MMTB:
Cơ sở thẩm định giá trị MMTB: cũng giống như việc thẩm định giá
trị tài sản, thẩm định giá trị MMTB dựa trên hai cơ sở sau:
 Cơ sở giá trị thị trường (theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế số 1):
“ giá trị thị trường là tổng số tiền trao đổi ước tính về tài sản giữa một bên là
người bán, sẵn sang bán tài sản với một bên là người mua, sẵn sàng mua tài
sản, vào thời điểm thẩm định giá, sau quá trình tiếp thị công khai mà tại đó
bên bán và bên mua đều hành động một cách tự nguyện, thiện chí và hiểu biết
lẫn nhau, trên một thị trường trao đổi khách quan và độc lập”.
 Cơ sở giá trị phi thị trường: giá trị phi thị trường của tài sản là mức
giá ước tính được xác định theo những căn cứ khác với giá trị thị trường hoặc
có thể được mua bán, trao đổi với mức giá không phản ánh giá thị trường.
Nguyên tắc thẩm định giá trị MMTB:
 Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất: việc sử dụng tốt

nhất và có hiệu quả nhất của MMTB là đạt được mức hữu dụng tối đa trong
8

những hoàn cảnh kinh tế - xã hội thích hợp, có thể cho phép về mặt tự nhiên,
mặt pháp lý, về tài chính và đem lại giá trị lớn nhất cho MMTB.
 Nguyên tắc thay thế: khi hai MMTB có tính hữu ích như nhau,
MMTB nào chào bán ở mức giá thấp nhất MMTB đó sẽ được bán trước.
 Nguyên tắc cung cầu: giá trị của một tài sản nói chung, MMTB nói
riêng được xác định bởi mối quan hệ cung cầu về nó trên thị trường. Giá trị
MMTB thay đổi tỷ lệ thuận với cầu và tỷ lệ nghịch với cung.
 Nguyên tắc đóng góp: giá trị của một MMTB hay một bộ phận cấu
thành lên MMTB phụ thuộc vào sự vắng mặt của MMTB, bộ phận đó làm
giảm đi bao nhiêu giá trị của toàn bộ MMTB, có nghĩa là lượng giá trị nó
đóng góp vào giá trị toàn bộ là bao nhiêu.
 Nguyên tắc phù hợp: MMTB cần phải phù hợp với môi trường của
nó nhằm đạt được mức sinh lời cao nhất.
 Nguyên tắc thay đổi: giá trị của MMTB thay đổi theo sự thay đổi
của những giá trị hình thành nên giá trị của nó.
 Nguyên tắc dự báo: với nguyên tắc này, trong thẩm định giá
MMTB cần dự báo trước các tình huống về kinh tế, chính trị, môi trường…
có thể xảy ra trong tương lai có tác động đến giá trị của MMTB thẩm định
giá.
 Nguyên tắc dự tính lợi ích trong tương lai: giá trị của MMTB có thể
được xác định bằng việc dự tính lợi ích của nó trong tương lai. Do đó, việc
thẩm định MMTB dựa trên các triển vọng tương lai, lợi ích dự kiến nhận
được từ quyển sự dụng MMTB của người mua.
e. Mục đích thẩm định giá trị máy móc thiết bị
9

Mục đích của việc thẩm định giá có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn cơ

sở thẩm định giá. Xác định chính xác mục đích thẩm định giá giúp thẩm định
viên tránh được việc lựa chọn cơ sở thẩm định giá không đúng, qua đó áp
dụng phương pháp thẩm định giá không thích hợp, dẫn đến việc thẩm định giá
không đúng với mục đích yêu cầu.
Những mục đích thẩm định giá máy móc thiết bị chủ yếu:
- Mua bán thông thường.
- Trao đổi tài sản.
- Thế chấp.
- Đầu tư.
- Hạch toán kế toán.
- Các mục đích thẩm định khác.
Thẩm định viên xác định mục đích và cơ sở thẩm định giá dựa trên văn
bản đề nghị thẩm định của khách hàng, dựa trên kinh nghiệm, hiểu biết và
trình độ của mình và phải giải trình rõ rang, đầy đủ trong báo cáo thẩm định
giá.
1.2. Quy trình thẩm định giá trị MMTB:
1.2.1. Khái niệm:
Quy trình thẩm định giá trị MMTB là một kế hoạch thực hiện có tổ
chức và logic, được sắp xếp phù hợp với các quy tắc cơ bản đã được xác định
rõ, nó giúp cho nhà thẩm định giá có thể đưa ra một kết luận ước tính giá trị
có cơ sở và có thể tin tưởng được.
10

1.2.2. Quy trình thẩm định:
Nhìn chung, quy trình thẩm định giá trị MMTB tương tự như quy
trình thẩm định giá các loại tài sản khác nhưng nội dung cụ thể của các bước
cần được điểu chỉnh phù hợp với việc thẩm định giá trị MMTB.












Sơ đồ 1.1: Quy trình thẩm định giá MMTB
a. Bước 1: Xác định vấn đề:
Nghiên cứu khảo sát thực tế MMTB, qua đó ghi nhận các đặc trưng
kỹ thuật, công dụng, đặc điểm pháp lý của MMTB.
Xác định mục đích thẩm định giá và các nguồn tài liệu cần thiết nào
phục vụ cho việc thẩm định giá.
Ngày có hiệu lực vủa việc thẩm định giá, mức thu tiền của việc
thẩm định giá và thời gian hoàn thành báo cáo thẩm định giá.
Xác định vấn đề
Lập kế hoạch thẩm định
giá
Thu thập số liệu thực tế
Xác định giá trị MMTB thảm định
giá
Vận dụng số liệu thực tế và phân tích
Lập báo cáo và chứng thư thẩm định
giá
11

Hợp đồng thẩm định giá: cần thảo luận mục đích, phạm vi, nội
dung, đối tượng thẩm định giá đã được ghi nhận trong hợp đồng, nhằm tránh
việc khiếu nại và không chấp nhận kết quả thẩm định sau này.

b. Bước 2: lập kế hoạch thẩm định giá:
Cần có kế hoạch, trình tự thu thập tài liệu trên thị trường làm cơ sở
để so sánh, cụ thể làm nguồn tài liệu đúng đắn, chính xác, đáng tin cậy.
Cần có kế hoạch phân tích tài liệu thu thập được, tài liệu nào sử
dụng được và tài liệu nào không thể sử dụng được.
Lập đề cương thẩm định giá và chứng thư kết quả thẩm định giá.
c. Bước 3: Thu thập số liệu thực tế
Thu thập các thông tin về giá trên thị trường thế giời và thị trường
trong nước liên quan đến MMTB cần thẩm định.
Cần phân biệt nguồn tài liệu theo thứ tự chủ yếu và thứ yếu.
Phân tích, xác minh, so sánh số liệu trong hồ sơ thẩm định với
những thông tin về giá thu nhận được, tài liệu nào có thể so sánh được, và tài
liệu nào không thể so sánh được.
Điều quan trọng là các tài liệu thu thập được phải được kiểm chứng
thực tế và cần được giữ bí mật, không được phép công khai.
Trong trường hợp cần thiết tiến hành khảo sát thực trạng máy móc,
thiết bị.
d. Bước 4: Vận dụng số liệu thực tế và phân tích
Phân tích thị trường: các vấn đề của thị trường ảnh hưởng đến giá
trị máy móc, thiết bị cần thẩm định giá (cung cầu, độc quyền, lạm phát…)
12

Phân tích MMTB: các tính chất và đặc điểm nổi bật của MMTB
ảnh hưởng đến giá trị của MMTB như: xác định mức độ hao mòn của
MMTB.
Phân tích so sánh về các đặc điểm có thể so sánh được của MMTB,
lựa chọn thông tin phù hợp nhất làm cơ sở thẩm định giá.
e. Bước 5: Xác định giá trị MMTB thẩm định giá
Mục đích của bước này là dự kiến kết quả thẩm định giá MMTB một
cách hợp lý nhất:

Căn cứ mục đích, loại MMTB và thông tin thu thập được, lựa chọn
phương pháp thẩm định giá phù hợp.
Tính toán và dự kiến kết quả thẩm định giá.
f. Bước 6: Lập báo cáo và chứng thư thẩm định giá
Nội dung của báo cáo thẩm định giá phụ thuộc vào bản chất và mục
đích của công việc thẩm định giá. Báo cáo thẩm định giá là sản phẩm của toàn
bộ công việc thẩm định giá, là kết quả của những nỗ lực và kỹ năng của thẩm
định viên.
Báo cáo kết quả thẩm định giá do thẩm định viên về giá lập dựa trên quy
định tại tiêu chuẩn số 04 ban hành kèm theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BTC
ngày 18/04/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành 03 tiêu chuẩn
thẩm định giá Việt Nam.
Kết thúc bước này, doanh nghiệp thẩm định giá, tổ chức có chức năng
thẩm định giá phải thông báo bằng văn bản kết quả thẩm định giá của mình
đến khách hàng bằng chứng thư thẩm định giá.

13

1.2.3 Các phƣơng pháp thẩm định giá trị MMTB
Việc lựa chọn phương pháp thẩm định giá là vấn đề quan trọng trong
thực hành thẩm định giá trị MMTB. Để lựa chọn được phương pháp thẩm
định giá phù hợp, phải căn cứ các yếu tố sau đây:
Loại thiết bị, máy móc cần thẩm định.
Nguồn thông tin liên quan thu thập được cũng như mức độ tin cậy
của nguồn thông tin, và khả năng sử dụng các tài liệu trên thị trường vào công
việc thẩm định giá.
Mục đích của công việc thẩm định giá: mua bán, cho thuê, tính
thuế, để bảo hiểm hay để đầu tư mới, ….
Các phương pháp thẩm định giá máy móc, thiết bị được đề cập đến trong
báo cáo này bao gồm:

Phương pháp so sánh trực tiếp
Phương pháp chi phí
Phương pháp đầu tư
Chủ yếu đi vào phân tích và làm mẫu của thẩm định giá trị máy móc
thiết bị theo phương pháp đang được sử dụng phổ biến nhất trong việc thẩm
định giá trị máy móc thiết bị đó là phương pháp so sánh trực tiếp.
1.2.4 Khấu hao máy móc thiết bị
Trước khi đi vào nghiên cứu kỹ về các phương pháp thẩm định giá trị
MMTB chúng ta cần hiểu rõ về khấu hao MMTB làm cơ sở nghiên cứu
phương pháp thẩm định giá.
Như chúng ta đã biết trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất MMTB
là tài sản có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong quá
14

trình đó MMTB vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu nhưng giá trị hao mòn dần
được chuyển vào sản phẩm dưới hình thức khấu hao.
Tuy nhiên không phải loại MMTB nào cũng được trích khấu hao, mà chỉ
những loại MMTB thỏa mãn đồng thời cả hai tiêu chuẩn dưới đây:
 Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên
 Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị
từ 10.000.000 đồng trở lên.
Những loại MMTB thỏa mãn đồng thời hai điều kiện trên sẽ được
trích khấu hao theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
Để hiểu về khấu hao và cách tính khấu hao ta lần lượt nghiên cứu các
nội dung sau:
a. Nguyên giá tài sản cố định
 Định nghĩa: nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ các chi phí thực tế
đã chi ra để có thể đưa MMTB vào hoạt động bình thường.
 Các chi phí như:
- giá mua thực tế của MMTB

- chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử…
- lãi vay ngân hàng
- thuế và các khoản phải nộp nhà nước (lệ phí trước bạ)
b. Hao mòn
 Định nghĩa: hao mòn của máy móc là sự giảm dần về giá trị của
máy móc tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hao mòn do tự nhiên
là hao mòn hữu hình, hao mòn do tiến bộ kỹ thuật là hao mòn vô hình. Giá trị
giảm dần do hao mòn được chuyển dần vào sản phẩm hoàn thành.
15

c. Khấu hao
 Định nghĩa: khấu hao là giá trị bộ phận MMTB tương ứng với mức
hao mòn chuyển dịch dần vào sản phẩm.
d. Các phương pháp tính khấu hao
 Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định (đường thẳng)
Công thức tính:
KH =
Nsd
NG

Trong đó:
- KH: mức trích khấu hao trung bình hàng năm
- NG: nguyên giá của tài sản (MMTB)
- N
sd
: thời gian sử dụng (năm)
Tỷ lệ khấu hao bình quan năm =
NG
KH
*100% =

Nsd
1
*100%
 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
Công thức tính:
Mức trích khấu
hao hàng năm của tài
sản cố định
=
Giá trị còn
lại của tài sản cố
định
X
Tỷ lệ khấu
hao nhanh
Trong đó:
Tỷ lệ khấu
khao nhanh
(%)
=
Tỷ lệ khấu hao tài sản
cố định theo phương pháp
đường thẳng
X
Hệ số
điều
chỉnh

16


Hệ số cụ thể phù thuộc vào thời gian sử dụng của MMTB:
- từ 1 đến 4 năm hệ số là 1
- từ 5 đến 6 năm hệ số là 2
- từ 6 năm trở nên hệ số là 2,5
 phương pháp tính khấu hao tổng số
Công thức tính

Số tiền khấu hao
hàng năm

=

N
G

*
Tỷ lệ khấu hao
mỗi năm

Tỷ lệ
khấu hao

mỗi năm

=
Số năm phục vụ còn
lại của MMTB


Tổng số của dãy số

thứ tự


Trên đây là các phương pháp tính khấu hao và công thức tính khấu hao
theo mỗi phương pháp để làm cơ sở cho các phương pháp thẩm định giá
MMTB cần sử dụng đến.




17

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC PHƢƠNG PHÁP
THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ MMTB TẠI TRUNG TÂM THẨM ĐỊNH GIÁ
THƢƠNG TÍN- CHI NHÁNH NHA TRANG, KHÁNH HÒA

2.1. Giới thiệu trung tâm thẩm định giá Thƣơng Tín-chi nhánh Nha
Trang
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ
a. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thương Tín là đơn vị hoạt động trong
lĩnh vực thẩm định giá, được thành lập theo Nghị định 101/2005/NĐ-CP ngày
03/08/2005 của Chính phủ về thẩm định giá, Thông tư số 17/2006/TT-BTC
ngày 13/03/2006 của Bộ Tài chính.
Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thương Tín được thành lập dựa trên cơ
sở hợp tác giữa Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín, Công ty Cổ
phần kho vận tải Sài Gòn Thương Tín là các đơn vị thành viên trực thuộc tập
đoàn Tài chính Sacombank và các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực
tài chính, chứng khoán, bất động sản, xây dựng.
Công ty Cổ phần thẩm định giá Thương Tín với đội ngũ nhiều chuyên

gia có thẻ Thẩm định viên Quốc gia được Bộ Tài chính cấp và đội ngũ chuyên
viên nhiều kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thẩm định giá
đã bước đầu khẳng định được ưu thế về tính chuyên nghiệp trong hoạt động
cung cấp các loại hình tư vấn dịch vụ thẩm định giá.
Công ty Cổ phần thẩm định giá Thương tín có nhiều văn phòng đại diện,
chi nhánh khác nhau tại Hà Nội, Lâm Đồng và Nha Trang. Chi nhánh tại Nha
Trang – Khánh Hòa có văn phòng đại diện tại số 7, Võ Trứ, Nha Trang,
Khánh Hòa.
18

Một số hình ảnh VPĐD tại Nha Trang






Hình 2.1: hình ảnh VPĐD tại Nha Trang
Chi nhánh của Công ty tại Nha Trang nói riêng và Công ty nói
chung ngày càng phát triển mạnh mẽ, với mạng lưới khách hàng ngày càng
nhiều, các đối tác chiến lược cũng là những tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị
kinh tế có vị thế trong nền kinh tế nước nhà như: Tổng Công ty Cổ phần Bảo
Minh, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt, Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Đông Nam Á….
b. Chức năng nhiệm vụ
Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thương tín nói chung, văn phòng đại
diện tại Nha Trang nói riêng có chức năng, nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ
theo đúng ngành nghề kinh doanh đã đăng ký, bao gồm:
Dịch vụ thẩm định giá
 Thẩm định giá bất động sản: thẩm định giá trị quyền sử dụng đất,

giá trị công trình xây dựng, nhà xưởng, khách sạn, cao ốc…phục vụ cho nhiều
mục đích khác nhau như mua bán tài sản, khấu hao TSCĐ, thế chấp vay vốn
ngân hàng, chuyển nhượng, góp vốn liên doanh, thành lập doanh nghiệp, đầu
tư dự án và các mục đích khác…
19

 Thẩm định giá động sản: thẩm định giá trị dây chuyền, máy móc,
thiết bị, thiết bị chuyên dùng, phương tiện vận tải… nhằm phục vụ nhu cầu
mua sắm mới tài sản, khấu hao TSCĐ, đánh giá lại giá trị tài sản của khách
hàng…
 Thẩm định giá trị doanh nghiệp, tư vấn xây dựng phương án cổ
phần hóa, mua bán, sát nhập, góp vốn và tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp…
 Thẩm định dự án đầu tư, giá trị quyền khai thác và giá trị lợi thế
quyền thuê…
 Thẩm định giá trị vô hình: thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ…
Tư vấn đầu tư, tư vấn đấu thầu
Tổ chức bán đấu giá tài sản: bất động sản, dây chuyền, máy móc
thiết bị, hàng hóa vật tư,…
Dịch vụ cung cấp thông tin kinh tế: với hệ thống ngân hàng dữ liệu
thông tin có thể cung cấp đến quý khách hàng thông tin giá cả thị trường
trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, địa ốc, xây dựng, pháp
lý…
Dịch vụ môi giới tài sản.
Dịch vụ thực hiện pháp lý tài sản
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
Chi nhánh tuy mới được thành lập và quy mô còn hạn chế, nên cơ
cấu tổ chức khá nhỏ gọn, tuy nhiên vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và phân công
nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo và đảm bảo hoàn thành công việc một
cách nhanh chóng. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận được thể hiện như
sau:

20

a. Trưởng văn phòng đại diện chi nhánh
Là người đứng đầu chi nhánh, có trách nhiệm quản lý về mặt tổ chức và
pháp lý đối với chi nhánh và báo cáo lại cho tổng công ty tình hình hoạt động
của chi nhánh.
b. Phòng hành chính
Thực hiện công tác tổ chức quản lý nhân sự của chi nhánh, quản lý hồ
sơ, công tác văn thư lưu trữ.
Kiểm tra chứng từ, đóng dấu chứng từ…
c. Phòng marketing
Có chức năng tìm kiếm và tiếp xúc khách hàng; tìm kiếm thông tin, ghi
nhận ý kiến khách hàng.
Phối hợp, hỗ trợ các phòng ban khác hoàn thành công việc.
d. Phòng kế toán
Có chức năng theo dõi, ghi nhận, báo cáo tình hình hoạt động, chi phí,
kết quả… của chi nhánh; và thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước theo đúng
quy định của pháp luật.
e. Phòng thẩm định
Đây là phòng có chức năng thực hiện những công việc chuyên môn liên
quan đến công việc thẩm định giá.
Tìm kiếm thông tin, tiến hành công việc thẩm định, đưa ra ý kiến, kết
luận của thẩm định viên.
Lập báo cáo và chứng thư thẩm định…

21







Sơ đồ 2.1: cơ cấu tổ chức
2.1.3. Kết quả hoạt động của chi nhánh
Tuy là chi nhánh mới được thành lập và quy mô còn nhỏ nhưng đã
đáp ứng được nhu cầu thẩm định giá, tư vấn… cho khách hàng trên địa bàn
tỉnh; và đang dần dần nhận được sự tin tưởng, xây dựng được hình ảnh của
chi nhánh nói riêng và Công ty nói chung.
Chi nhánh đã có lượng khách hàng khá lớn kể từ khi thành lập và đi
vào hoạt động. Dưới đây là một số khách hàng tiêu biểu của chi nhánh trong
thời gian qua:
UBND tỉnh Khánh Hoà.
Uỷ Ban Phòng chống Tham nhũng
Ngân hàng NN&PTNN huyện Diên Khánh
Sở Văn hoá Du lịch tỉnh Khánh Hoà
Sở LĐTB&XH
Sở Tài Chính tỉnh Khánh Hoà
Sở Giáo Dục tỉnh Khánh Hoà
Trưởng VPĐD chi nhánh
Trần Thị Thiên Kim
Phòng
Marketing
Phòng
Thẩm định
Phòng
Hành chính
Phòng
Kế toán

22


Phòng Giáo Dục TP Nha Trang
Phòng TC huyện Khánh Vĩnh
Phòng Giáo Dục huyện Khánh Vĩnh
Phòng TC TX Cam Ranh
Sở Y tế tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục Thuế TP Nha Trang
Đài PTTH tỉnh Khánh Hoà
Phòng TC huyện Cam Lâm
Chi cục thuế Diên Khánh
Bảo hiểm dầu khí
CN CTY CP Dược Hậu Giang
Cục Thi hành án
Phòng Giá Sở Tài Chính tỉnh
Sở Tài Nguyên Môi Trường
Liên Đoàn Lao Động tỉnh
Công ty Thái Bình Dương…
Công ty TNHH Minh Phát
Công ty CP Hòn Tằm Biển
Đài truyền thanh truyền hình thị xã Ninh Hòa
Đài truyền thanh tiếp hình Khánh Vĩnh
Đài truyền thanh tiếp hình Khánh Sơn
23

Phòng Hạ tầng Kinh tế Vạn Ninh
Ban Quản lý dự án các công trình đầu tư và xây dựng huyện Sông
Hinh
Sở y tế tỉnh
Công ty TNHH MTV Tân Cảnh
Công ty TNHH MTV Kim Anh

Công ty TNHH Thanh Trúc
Các UBND các huyện, xã …
Qua lượng khách hàng trên một lần nữa ta thấy được sự phát triển
và tạo dựng thương hiệu của chi nhánh đang thành công tốt đẹp.
2.1.4. Phƣơng hƣớng phát triển
Định hướng phát triển của Công ty nói chung và chi nhánh tại Nha
Trang nói riêng trong thời gian tới như sau :
Mục tiêu hướng đến trong giai đoạn sắp tới là cung cấp dịch vụ tư vấn
chuyên nghiệp, hoàn hảo, định giá chính xác cho các doanh nghiệp chuẩn bị
cổ phần hóa, các doanh nghiệp chuẩn bị niêm yết trên sàn chứng khoán, các
tổ chức cá nhân có nhu cầu xác định giá trị tài sản của mình.
Luôn đặt yếu tố con người lên hàng đầu, công ty và chi nhánh đã và
đang không ngừng thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ nhân
lực ngày càng lớn mạnh, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, đủ năng lực và
phẩm chất để hoàn thành công việc với kết quả tốt nhất.
Định hướng trong giai đoạn 2010 – 2011 của toàn công ty là phấn đấu
nằm trong top các công ty thẩm định hàng đầu Việt Nam và sau hai năm hoạt
động sẽ nâng vốn điều lệ trở thành công ty đầu tư, cung cấp thêm nhiều dịch

×