Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

“Đánh giá ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu đến môi trường đất tại các kho lưu trữ hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 64 trang )

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA
CSBVSK Chăm sóc bảo vệ sức khỏe
CS Cộng sự
GEF Quỹ môi trường toàn cầu
HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật
PAM Chương trình lương thực thế giới
FAO Tổ chức nông lương thế giới
KH&CN Khoa học và công nghệ
VSV vi sinh vật
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc
WHO Tổ chức y tế thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Bảng 2.1: Danh sách một số khu vực kho chứa HCBVTV
trên địa bàn tỉnh Thái nguyên 20
Bảng 4.1. Dân số trung bình thành phố Thái Nguyên
giai đoạn (1999– 2010) 33
Bảng 4.2: Vị trí lấy mẫu đất 37
Bảng 4.3: Kết quả phân tích mẫu đất tại Phúc Trìu 38
Bảng 4.5: Kết quả phân tích mẫu đất tại Cao Khánh- Phúc Xuân 40
Bảng 4.6: Kết quả điều tra xã hội học các bệnh liên quan đến việc tiếp xúc lâu
dài với hóa chất BVTV 41
Bảng 4.7: Kết quả điều tra xã hội học các bệnh liên
quan đến phơi nhiễm HCBVTV 41
Bảng 4.8: Kết quả điều tra xã hội học về hiểu biết
của người dân về HCBVTV 42
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Hình 3.1. Vị trí lấy mẫu trên nền kho HCBVTV 28
Hình 4.1: Sơ đồ mặt bằng tổng thể khu vực nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật xã


Phúc Trìu, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 38
Hình 4.2: Sơ đồ mặt bằng tổng thể khu vực nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật
xóm Mới - xã Thịnh Đức - TP. Thái nguyên - tỉnh Thái Nguyên 39
Hình 4.3: Sơ đồ mặt bằng tổng thể khu vực nhiễm hoá chất bảo vệ thực xóm
Cao Khánh xã Phúc Xuân, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 40
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện hiểu biết của người dân về HCBVTV 43
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.4. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.5. Ý nghĩa thực tế 3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học 4
2.1.1. Cơ sở lý luận 4
2.1.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan 4
2.1.1.2. Độc tính của một số hóa chất bảo vệ thực vật điển hình 5
2.1.1.3. Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến môi trường 8
2.1.1.4. Ảnh hưởng của HCBVTV đến sức khỏe con người 9
2.1.2. Cơ sở pháp lý 13
2.2. Công tác quản lý và sử dụng HCBVTV trên Thế giới và ở Việt Nam 14
2.2.1. Công tác quản lý và sử dụng HCBVTV trên Thế giới 14
2.2.2. Công tác quản lý và sử dụng HCBVTV ở Việt Nam 16
2.3. Hiện trạng các kho lưu trữ hóa chất bảo vệ thực vật ở Thái Nguyên 19
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 26
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 26
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 26
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 26
3.3. Nội dung nghiên cứu 27
3.3.1. Điều tra cơ bản 27
3.3.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất do HCBVTV tại khu vực nghiên cứu
27
3.3.3. Tác động của ô nhiễm môi trường do HCBVTV đến sức khỏe của người
dân địa phương 27
3.3.4. Hiểu biết của người dân về HCBVTV xung quanh khu vực ô nhiễm 27
3.3.5. Một số giải pháp kiểm soát ô nhiễm HCBVTV 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu 27
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 27
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm 27
3.4.3. Phương pháp phân tích số liệu và xử lý số liệu 28
3.4.4. Phương pháp so sánh 28
3.4.5. Phương pháp điều tra xã hội học 28
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Thành phố Thái Nguyên 29
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 29
4.1.1.1. Vị trí địa lý 29
4.1.1.2. Địa hình địa mạo 29
4.1.1.3. Khí hậu - thủy văn 29
4.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên 30
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 31
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 31
4.1.2.2. Dân số và lao động 32
4.1.2.3. Những nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội 33

4.1.2.4. Những khó khăn thách thức 34
4.2. Đặc điểm, vị trí các kho HCBVTV trên địa bàn TP.Thái Nguyên tỉnh Thái
Nguyên 36
4.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất tại các kho HCBVTV trên địa bàn TP.
Thái Nguyên 37
4.3.1. Tại khu vực tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật xã Phúc Trìu – TP. Thái
Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.( công ty vật tư nông nghiệp Tỉnh Thái
Nguyên) 37
4.3.2. Khu vực tồn lưu thuốc BVTV tại xóm Mới xã Thịnh Đức - TP. Thái
Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên 38
4.3.3. Khu vực kho TBVTV tồn lưu Xóm Cao Khánh Xã Phúc Xuân Tp. Thái
Nguyên- Tỉnh Thái Nguyên 39
4.4. Đánh giá những ảnh hưởng của HCBVTV tồn dư tới cộng đồng xung
quanh khu vực ô nhiễm 40
4.5. Đánh giá hiểu biết của người dân về HCBVTV 42
4.6. Một số giải pháp xử lý ô nhiễm HCBVTV 43
4.6.1. Giải pháp cụ thể trước mắt 43
4.6.2. Giới thiệu một số giải pháp xử lý ô nhiễm HCBVTV bằng biện pháp kỹ
thuật - công nghệ 43
4.6.2.1. Công nghệ hóa học xử lý cách triệt để tại chỗ kết hợp xử lý bằng công
nghệ sinh học và thực vật tái tạo sinh thái khu vực ô nhiễm 44
4.6.2.2. Công nghệ cách ly không triệt để 44
4.6.2.3. Công nghệ đốt 45
4.6.2.4. Đốt trong lò sản xuất clinke ximăng 46
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
5.1. Kết luận 46
5.2. Kiến nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn,
là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa
của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài
nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp
lương thực thực phẩm cho con người. Tuy nhiên qua các hoạt động sống của
con người môi trường đất đã và đang suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng. Một
trong số đó là ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV). Ô nhiễm đất
do HCBVTV (ở khu vực lân cận các điểm tồn trữ HCBVTV quá hạn, cấm sử
dụng) dẫn đến những lo lắng về sự phát tán ra vùng xung quanh, bị rửa trôi
vào các lưu vực, có thể làm tăng nồng độ HCBVTV trong nước và trầm tích.
Từ môi trường đất, trầm tích và nước, HCBVTV sẽ xâm nhập vào chuỗi thức
ăn, đặc biệt là động vật đáy (cá, động vật thân mềm hai mảnh vỏ ), gây lo
lắng về sức khoẻ người tiêu thụ và có thể tác động bất lợi đến cả động vật trên
cạn, đóng góp vào những lo lắng về môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
Được sử dụng từ những năm đầu thế kỷ XX, HCBVTV góp phần không
nhỏ đảm bảo nguồn lương thực cho loài người trên thế giới. Để đáp ứng nhu cầu
sử dụng thuốc BVTV đó là sự ra đời của nhiều nhà máy sản xuất HCBVTV và
đặc biệt hơn nữa từ những năm 70 của thế kỷ XX nước ta đã thành lập các kho
trung chuyển mặt hàng này. Để đảm bảo kịp thời vụ, hầu như mỗi đơn vị từ
tuyến huyện, tỉnh đến trung ương đều có kho lưu giữ hoá chất, chỉ làm phép tính
sơ bộ trong toàn quốc có thể có đến hàng trăm kho lưu giữ tại tuyến tỉnh và
tuyến trung ương, hàng ngàn kho tại tuyến huyện, đó là chưa kể đến các kho lưu
trữ đặc biệt vì mục đích an ninh, quốc phòng hoặc chế phẩm công nghiệp, nếu
không có biện pháp kiểm soát và bảo quản việc ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng
từ những kho lưu trữ hoá chất này là khó tránh khỏi.
Một vài năm trở lại đây vấn đề về ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật tồn
dư tại các kho cũ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang thu hút sự quan tâm rất
lớn từ dư luận và các cơ quan quản lý môi trường. Hàng loạt các điểm kho

1
chứa hoá chất bảo vệ thực vật cũ đã dỡ bỏ từ lâu được đều được xác định gây
ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, tác động đến sức khoẻ người dân và
ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quy hoạch. Các khu vực ô nhiễm hoá chất
tỉnh Thái Nguyên có số lượng lớn, rải rác trên địa bàn, không còn hồ sơ lưu
trữ và thông tin hết sức hạn chế. Một thực tế cho thấy, do thiếu thông tin và
nhận thức về sự nguy hiểm của hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) nên hầu
hết các khu vực hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) trước đây đã trở thành
các công trình công cộng, ruộng canh tác thậm chí là đất ở của người dân. Vì
vậy nguy cơ phơi nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật đối với người dân là rất lớn,
có thể gây ra những căn bệnh rất nguy hiểm cho người như ung thư, gây quái
thai dị dạng, giảm khả năng sinh nở. Tuy vậy, đến nay chưa có một hoạt động
nghiên cứu nào tiến hành rà soát một cách tổng thể trên phạm vi toàn tỉnh
nhằm phát hiện và khoanh vùng, đánh giá mức độ ô nhiễm các khu vực tồn
lưu hoá chất bảo vệ thực vật và đề ra các phương án xử lý để các ngành các
cấp từng bước xây dựng dự án xử lý triệt để ô nhiễm cho từng khu vực.
Do đó loại trừ các nguy cơ ô nhiễm nguy hại, trả lại môi trường trong
sạch an toàn, đảm bảo sức khoẻ nhân dân là hết sức cấp bách và cần thiết.
Đồng thời, nhằm thực hiện tốt Chỉ thị số 29 -TTg ngày 25 tháng 08 năm 1998
của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý việc sử dụng thuốc
BVTV và các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy. Quyết định số 64/2003/QĐ-
TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 về xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng hỗ trợ đắc lực cho công tác quy hoạch, thu hút vốn đầu tư,
tạo thêm quỹ đất và loại bỏ tâm lý bức xúc lo ngại vì ô nhiễm trong nhân dân.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Tài Nguyên và Môi Trường, dưới sự
hướng dẫn của CN. Đặng Thị Hồng Phương, Tôi đã tiến hành thực hiện
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật tồn
lưu đến môi trường đất tại các kho lưu trữ hóa chất bảo vệ thực vật trên
địa bàn thành phố Thái Nguyên- tỉnh Thái Nguyên”

2
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do tồn dư của hóa chât bảo vệ
thực vật tại kho trung chuyển hóa chất đến môi trường đất Từ đó đánh giá
các ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân địa phương và đưa ra các giải
pháp khuyến cáo nhằm xử lý triệt để ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá ô nhiễm môi trường đất do HCBVTV tồn lưu tại khu vực
nghiên cứu.
- Đánh giá ảnh hưởng của việc ô nhiễm hóa chất BVTV đến sức khỏe
người dân địa phương.
- Đánh giá hiểu biết của người dân về HCBVTV tại khu vực nghiên cứu.
- Là căn cứ để lựa chọn các biện pháp xửu lý triệt để ô nhiễm môi
trường đất do hóa chất BVTV.
1.4. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Nhằm nâng cao nhận thức hiểu biết về mức độ nguy hiểm của hóa chất
BVTV đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái.
1.5. Ý nghĩa thực tế
Việc thực hiện đề tài có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Kết quả của đề tài
có thể sử dụng để khuyến cáo các hoạt động sản xuất, kinh hoạt của người
dân địa phương xung quanh khu vực nghiên cứu. Có thể làm tư liệu thực hiện
các giải pháp triệt để ô nhiễm môi trường do HCBVTV.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan
* Khái niệm hóa chất bảo vệ thực vật
Thuốc trừ sâu hay hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) xuất phát từ

thuật ngữ tiếng anh “Pesticide” có nghĩa là chất để diệt loài gây hại. Dịch
sang tiếng Việt các tác giả sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau như: thuốc trừ
sâu, thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất trừ sâu, hoá chất bảo vệ thực vật. Như
vậy HCBVTV là danh từ chung để chỉ một chất hoặc một hợp chất bất kỳ có
tác dụng dự phòng, tiêu diệt hoặc kiểm soát các sinh vật gây hại kể cả các
Vector gây bệnh cho người và động vật, các loại côn trùng khác hay động vật
có hại trong quá trình sản xuất, chế biến, dự trữ, xuất khẩu, tiếp thị lương
thực, sản phẩm trong nông nghiệp, sản phẩm của gỗ, thức ăn gia súc hoặc
phòng chống các loại côn trùng, ký sinh trùng [12] [20].
* Khái niệm về chất độc
Chất độc: Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng
nhỏ cũng có thể gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể
sinh vật, phá huỷ nghiêm trọng những chức năng của cơ thể, làm cho sinh vật
bị ngộ độc hoặc bị chết [20]. Theo từ điển bách khoa Việt Nam: Chất có khả
năng ức chế, phá huỷ hoặc làm chết cơ thể sống: khi đưa một lượng nhỏ chất
độc vào cơ thể (qua miệng, dạ dày, thở hít qua phổi, thấm qua da ) hoặc khi
được hấp thụ vào máu trong những điều kiện nhất định, gây ra những rối loạn
sinh lý của cơ thể, làm nguy hại cho sức khoẻ hoặc gây nguy hiểm đến tính
mạng con người. Hiện tượng này còn gọi là ngộ độc.
* Khái niệm về độc tính
Độc tính: là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở
một lượng nhất định của chất độc đó [20]. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam:
4
Độc tính là tính gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật. Độc tính được
chia ra các dạng:
Độc cấp tính: chất độc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thì, kí
hiệu LD50 (letal dosis 50), biểu thị lượng chất độc (mg) đối với 1 kg trọng
lượng cơ thể có thể gây chết 50 % cá thể vật thí nghiệm (thường là chuột hoặc
thỏ). LD50 khác nhau tuỳ loại chất độc, con đường xâm nhập (qua miệng, qua
da ) vào vật thí nghiệm. Nếu chất độc lẫn với không khí (hơi độc, hay ở

trong nước) thì được kí hiệu LC50 (letal concentration 50) biểu thị lượng chất
độc (mg) trong 1m
3
không khí hoặc 1 lít nước có thể gây chết 50 % cá thể thí
nghiệm. LD50 và LC50 càng thấp chứng tỏ độ độc cấp tính càng cao.
Độc mạn tính (độc trường diễn): chỉ khả năng tích luỹ chất độc trong cơ
thể, khả năng gây đột biến, gây ung thư hoặc quái thai, dị dạng. Nếu thường
xuyên làm việc nơi có chất độc (xưởng hoá chất, xử lí chất phế thải, sản xuất
và phun thuốc trừ sâu ) thì cần làm đầy đủ quy trình bảo hộ lao động, quy
định kiểm tra độ độc nơi làm việc và khám sức khoẻ thường xuyên.
* Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người
và sinh vật. [5]
* Khái niệm về ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm
bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm.
2.1.1.2. Độc tính của một số hóa chất bảo vệ thực vật điển hình
Các tác động của HCBVTV lên môi trường là do những tính chất chủ
yếu sau: dễ bay hơi, dễ hoà tan trong nước và dung môi, bền với quá trình
biến đổi sinh học.
Hóa chất bảo vệ thực vật cũng được những cây cối và động vật hấp thụ
và theo chuỗi thức ăn sẽ xâm nhập và tích luỹ trong cơ thể người. Đặc biệt,
trong chuỗi thức ăn này cứ qua mỗi bậc dinh dưỡng, HCBVTV lại được tích
luỹ với số lượng theo cấp số nhân và được gọi là khuếch đại sinh học.
2.1.1.2.1. DDT
a. Đặc điểm
5
Thuốc trừ sâu DDT là chữ viết tắt tiếng Anh của hoá chất Dichlo -
Dibenzen - Trichlothan, được phát minh năm 1872. DDT có tính năng trừ sâu

rất tốt, dùng để diệt các loài sâu phá hoại lương thực, cây ăn quả, rau xanh và
các loài côn trùng gây bệnh. DDT còn được biết đến với các tên thương mại
Anfex, Arkotin, Dicofol, Genitox, Ixodex, Neoxid, Pentachlorin, Peprothion,
7~erdane DDT ở dạng bột trắng hay xám nhạt, không tan trong nước, rất tan
trong cychlorhexanon, tan ít hơn trong xylen và aceton, ít tan trong dầu hoả.
Tính chất của DDT khá ổn định, có hiệu quả lâu dài, hơn nữa DDT
không dễ hoà tan trong nước (sau khi phun thuốc không bị nước mưa rửa
sạch) cho nên về kinh tế, nó đã thể hiện tính ưu việt so với các loài thuốc trừ
sâu khác. Bắt đầu từ năm 1943 thuốc trừ sâu DDT đã được sử dụng rộng rãi
với số lượng lớn trên toàn thế giới.
b. Độc tính với con người.
Liều gây độc đối với người là 30 gam. DDT có tác dụng tích luỹ. Tuy
nhiên khoảng cách an toàn giữa nồng độ diệt được côn trùng và liều gây độc
cho người khá lớn.
* Độc tính cấp
Theo phân loại của Tổ chức sức khoẻ thế giới (WHO), DDT có độc tính
trung bình. Đường xâm nhập chủ yếu của DDT là qua hô hấp, tiêu hoá và qua
da, hiếm gặp nhiễm độc gây tử vong ở người. Liều nhỏ DDT gây rối loạn tiêu
hoá (nôn, tiêu chảy) kèm theo nhức đầu, suy nhược, lo lắng, mất trí nhớ. Các
biểu hiện thần kinh chủ yếu ở các chi: giảm cảm giác sờ mó, vô cảm ngoài da,
chuột rút, dị cảm, giật cơ. Ở liều cao hơn, có thể gây co giật liên tục và tử vong.
* Độc tính mãn.
DDT có thể gây ung thư. Trong các thực nghiệm trên động vật, DDT và
chất chuyển hoá của nó đã được chứng minh gây khối u ở phổi và gan động
vật thí nghiệm. DDT làm giảm số lượng tinh trùng, hạ thấp tỷ lệ sinh sản ở
người và động vật, còn gây đẻ non, sảy thai và trẻ sơ sinh nhẹ cân.
Tác hại do phơi nhiễm lâu dài với DDT là tổn thương gan, thoái hoá hệ
thần kinh trung ương, viêm da, suy nhược Tác hại của DDT đặc biệt nghiêm
6
trọng với những người tiếp xúc thường xuyên (ví dụ như công nhân sản xuất

trực tiếp).
Thực tế ở các tồn lưu (ví dụ như khu vực Núi Căng Phú Bình) đã ghi
nhận nhiều trường hợp những người dân trực tiếp tham gia đục phá các thùng
chứa, đào đất nhiễm về vãi ruộng bị mắc các chứng rối loạn da (nứt nẻ chảy
nước vàng), ung thư gan, mất trí nhớ [1]
c. Lan truyền và ảnh hưởng đến môi trường.
Với đặc tính khó phân giải trong môi trường DDT có thể tồn lưu trong
đất hàng chục năm. Từ ô nhiễm đất tất yếu sẽ dẫn tới ô nhiễm hồ ao, sông
ngòi do lan truyền qua nước mưa.
DDT tồn tại trong môi trường, qua sinh vật tích luỹ và thông qua các
chuỗi thức ăn, có thể được phóng đại và khuếch tán có tính nguy hại rất lớn
đối với con người và các loài sinh vật khác. DDT phá hoại sự hấp thụ và đào
thải bình thường đối với chất Canxi, khiến cho vỏ trứng mỏng hơn, dễ vỡ và
làm cho trứng không nở thành chim non.
DDT phá hoại môi trường và sinh thái ở mức độ rất lớn. Bắt đầu từ những
năm 60 của thế kỷ 20, rất nhiều nước đã cấm sử dụng thuốc trừ sâu DDT.
2.1.1.2.2. HCH và Lindan
Tên chung: BHC (Benzene hexachloride)
- HCH (Hexachlorcychlorhexane)
- Lindan: tên chung của 99% đồng phân gamma HCH.
Tên thương mại:
- HCH: Benzex, Denzex, Dolmox
- Hexafur, Hexyclan, Kotol, Submar.v.v
- Lindan: Exaggama, Forlin, Gammex, Inexit,
- Isotox Lindanrgam, Lindanlo, Bovigam.v.v
HCH - 666 là bột trắng mùi sốc, không tan trong nước, dễ tan trong
cồn, benzen aceton, xylen, dầu hoả Sản phẩm thương nghiệp là hỗn hợp 5
đồng phân, trong đó đồng phân gamma, hay lindan, còn gọi là gammexan,
không vị, không mùi.
7

a. Độc tính cấp
Theo cấp phân loại của WHO HCH và Lindan có độc tính vừa (II).
Đường hấp thu chủ yếu của lindan và các đồng phân khác của HCH là
đường hô hấp, tiêu hoá và qua da. Tác động chủ yếu do phơi nhiễm với lindan
là kích thích hệ thần kinh gây co giật. Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm
độc lindan và HCH từ nhẹ đến vừa là: chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày, nôn,
suy yếu, dễ kích thích, lo âu và dễ cáu giận. ở thể nhiễm độc nặng hơn có thể
gây giật cơ, có giật, khó thở. Tiếp xúc với da có thể thấy phát ban.
b. Độc tính mãn
- Gây ung thư
- Gây quái thai và giảm tỷ lệ sinh sản
- Tác hại khác gồm hại đến thận, tuỵ, phá huỷ niêm mạc mũi, suy nhược,
cao huyết áp, co giật, thiếu máu. Lindan còn gây giảm sản hay bất sản tuỷ
xương, gan nhiễm mỡ, thoái hoá cơ tim, hoại tử mạch máu ở thận, phổi, não.
c. Ảnh hưởng môi trường
Có tính tồn lưu và phát tán mạnh, dư lượng HCH và lindan có thể ghi
nhận ở khắp thế giới, cả ở những khu vực xa nơi sử dụng như ở Nam Cực và
Bắc cực. Lin dan và các sản phẩm phân giải cũng đã gây ô nhiễm nguồn nước
ngầm và nước bề mặt.
2.1.1.3. Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến môi trường
2.1.1.3.1. Tác động đến môi trường đất
Sự tồn tại và chuyển vận HCBVTV trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu
tố cấu trúc hóa học của hoạt chất, các dạng thành phẩm, loại đất, điều kiện tiết
thủy lợi, loại cây trồng và các vi sinh vật trong đất.
Hóa chất bảo vệ thực vật có thể hấp thụ từ đất vào cây trồng, đặc biệt
các loại rễ của rau như củ cà rốt và cỏ. HCBVTV được hấp thu từ đất vào cỏ,
súc vật ăn cỏ như trâu bò sẽ hấp thu toàn bộ dư lượng HCBVTV trong cỏ vào
thịt và sữa.
Nhiều thuốc bảo vệ thực vật có thể tồn lưu lâu dài trong đất, ví dụ DDT
và các chất clo hữu cơ sau khi đi vào môi trường sẽ tồn tại ở các dạng hợp chất

8
liên kết trong môi trường, mà những chất mới thường có độc tính hơn hẳn, xâm
nhập vào cây trồng và tích luỹ ở quả, hạt, củ sau đó di truyền theo thực phẩm đi
vào gây hại cho người, vật như ung thư, quái thai, đột biến gen
Khi thuốc bảo vệ thực vật (chủ yếu là nhóm lân hữu cơ) xâm nhập vào
môi trường đất làm cho tính chất cơ lý của đất giảm sút (đất cứng), cũng giống
như tác hại của phân bón hoá học dư thừa trong đất. Do khả năng diệt khuẩn
cao nên thuốc bảo vệ thực vật đồng thời cũng diệt nhiều vi sinh vật có lợi trong
đất, làm hoạt tính sinh học trong đất giảm. Ở trong đất HCBVTV tác động vào
khu hệ vi sinh vật (VSV) đất, giun đất và những động vật khác làm hoạt động
của chúng giảm, chất hữu cơ không được phân huỷ, đất nghèo dinh dưỡng.
2.1.1.3.2. Tác động đến môi trường nước
Hóa chất bảo vệ thực vật có thể trực tiếp đi vào nước do phun hoặc xử
lý nước bề mặt với HCBVTV để tiêu diệt một số sinh vật truyền bệnh cho
người. Thải bỏ HCBVTV thừa sau khi phun. Nước dùng để cọ rửa thiết bị
phun được đổ vào sông, hồ, ao, ngòi. Cây trồng được phun ngay ở bờ nước.
Rò rỉ hoặc đất được xử lý bị xói mòn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 25% tổng lượng DDT đã sử dụng được
chuyển vào đại dương.
2.1.1.3.3. Tác động đến môi trường không khí
Ô nhiễm không khí do HCBVTV chủ yếu do phun thuốc. Ngay trong
quá trình phun thuốc, các hạt nhỏ bay hơi tạo thành những hạt mù lỏng có thể
bay rất xa theo gió. Thông thường HCBVTV loại tương đối ít bay hơi như
DDT cũng bay hơi trong không khí rất nhanh khi ở vùng khí hậu nóng gây ô
nhiễm không khí và rất nguy hiểm nếu hít phải HCBVTV trong không khí. Tuy
vậy, HCBVTV cũng có thể bám dính theo các hạt bụi và xâm nhập cơ thể con
người qua hít thở hoặc bám lên rau quả xâm nhập cơ thể người qua ăn uống.
2.1.1.4. Ảnh hưởng của HCBVTV đến sức khỏe con người
Ảnh hưởng của HCBVTV đến sức khỏe con người bao gồm:
Nhiễm độc cấp thường gặp là: các vụ tự tử, các vụ nhiễm độc hàng loạt

do thức ăn bị nhiễm HCBVTV, các vụ tai nạn hóa chất trong công nghiệp và
9
sự tiếp xúc nghề nghiệp trong nông nghiệp là nguyên nhân của phần lớn các
vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có liên quan tới HCBVTV [28]
Các ảnh hưởng mạn tính do sự tiếp xúc với HCBVTV với liều lượng
nhỏ trong thời gian dài có liên quan tới nhiều sự rối loạn và các bệnh khác
nhau. Các nghiên cứu khoa học đã tìm thấy những bằng chứng về mối liên
quan giữa HCBVTV với bệnh ung thư não, ung thư vú, ung thư gan, dạ dày,
bàng quang, thận. Các hậu quả sinh sản: đẻ non, vô sinh, thai dị dạng, quái
thai, ảnh hưởng chất lượng tinh dịch, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn
hành vi, tổn thương chức năng miễn dịch và dị ứng, tăng cảm giác da
[20], [29]. Đặc biệt là những liên quan của HCBVTV với ung thư, bạch cầu
cấp ở trẻ em. Liên quan đến một số bệnh như Alheimer, bệnh Parkison, các
bệnh ở hệ thống miễn dịch, tạo huyết. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có
những con số chính xác về ngộ độc HCBVTV trên phạm vi toàn cầu [27].
Theo tổ chức y tế Liên Mỹ ước tính khoảng 3 % người lao động nông nghiệp
tiếp xúc với HCBVTV bị ngộ độc cấp tính, với khoảng 1,3 tỷ người lao động
nông nghiệp trên toàn thế giới có nghĩa là khoảng 39 triệu người có thể bị ngộ
độc cấp tính hàng năm .
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1990, mỗi năm
có khoảng 25-39 triệu lao động trong ngành nông nghiệp bị nhiễm độc, trong
đó 3 triệu ca nhiễm độc nghiêm trọng làm 220.000 ca tử vong liên quan đến
HCBVTV. Ở các nước đang phát triển chiếm 99 % số trường hợp, cho dù
những nước này chỉ tiêu thụ 20 % lượng HCBVTV. [30]
Hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt Nam từ năm 1957,
trong thời gian 20 năm đầu người ta không chú ý nhiều về tác hại của các
HCBVTV đối với môi trường và con người. Đến những năm 80 mới có
những công trình nghiên cứu về ô nhiễm môi trường và tác dụng độc hại của
HCBVTV đối với sức khỏe con người [14]. Những ảnh hưởng trên lâm
sàng, cận lâm sàng của HCBVTV đối với người Việt Nam bước đầu được

làm sáng tỏ và là tiếng chuông báo động về nguy cơ sức khỏe môi trường do
HCBVTV gây nên ở nước ta.
Theo Bộ Y tế từ năm 1980 - 1985 chỉ riêng 16 tỉnh phía Bắc đã có 2.211
người bị nhiễm độc nặng do HCBVTV, 811 người chết. Năm 1997 tại 10 tỉnh,
10
thành phố cả nước với lượng HCBVTV sử dụng mới chỉ là 4.200 tấn nhưng đã
có 6.103 người bị nhiễm độc, 240 người chết do nhiễm độc cấp và mạn
tính. Nghiên cứu của Vụ Y tế dự phòng (chương trình VTN/OCH/01096.97),
tại 4 tỉnh Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Tiền Giang, Cần Thơ trong 4 năm
(1994 - 1997) đã có 4.899 người bị nhiễm độc HCBVTV, 286 người chết (5,8%).
Các biểu hiện nhiễm độc sau ngày làm việc khá phổ biến: đau đầu, chóng
mặt, mệt mỏi, lợm giọng, buồn nôn, chán ăn… Nhiều tác giả đã nghiên cứu
đánh giá ảnh hưởng của HCBVTV đến sức khoẻ con người.
Nguyễn Duy Thiết điều tra 100 hộ gia đình tại 5 đội xã Tam Hiệp,
huyện Thanh Trì Hà Nội thấy 73 % có biểu hiện triệu chứng như nôn nao,
khó chịu, choáng váng, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, khó ngủ, ngứa và nóng
rát các vùng da hở [24].
Lê Thị Thu, Nguyễn Thị Dư Loan, Hoàng Thị Bích Ngọc nghiên cứu
trên 36 người dân thường xuyên tiếp xúc với HCBVTV ở 2 xã thuộc huyện
Thường Tín, nhóm chứng gồm 32 sinh viên Học viện Quân y. Kết quả nghiên
cứu cho thấy: ở những người làm nông nghiệp, tiếp xúc dài ngày với
HCBVTV thì hoạt độ enzym cholinesterase (5931U/l) giảm so với nhóm
chứng (8359 U/l) [25].
Cao Thuý Tạo tiến hành một nghiên cứu ngang, mô tả nguy cơ nhiễm
độc HCBVTV trên người sử dụng tại một số vùng chuyên canh khác nhau.
Kết quả cho thấy người sử dụng HCBVTV thường có biểu hiện mệt
mỏi chóng mặt, tăng tiết nước bọt, mất ngủ. Nồng độ HCBVTV/cm
2
da sau
khi phun gấp 2 lần trước khi phun, 32,4 % đối tượng nghiên cứu có biểu hiện

cường phó giao cảm [22].
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà tại huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên
(2001) cho thấy những mối liên quan giữa các yếu tố trong bảo quản, sử dụng
HCBVTV với nguy cơ nhiễm độc. Cụ thể so với nhóm chứng nguy cơ nhiễm
độc sẽ tăng gấp 3,8 lần nếu dùng cả HCBVTV ngoài danh mục, tăng gấp 6,1
lần nếu bảo quản HCBVTV không an toàn, tăng gấp 68,4 lần nếu pha thuốc sai
hướng dẫn, tăng gấp 1,9 lần nếu dùng nhiều loại thuốc cùng lúc, gấp 47,6 lần
nếu phun thuốc vào lúc trời nắng, gấp 30,3 lần nếu khoảng cách giữa 2 lần
11
phun dưới 7 ngày, gấp 9,8 lần nếu không dùng phương tiện bảo vệ cá nhân, gấp
4,3 lần nếu phun thuốc vào lúc hành kinh [10].
Nguyễn Đình Chất nghiên cứu 62 bệnh nhân được chẩn đoán là ngộ độc
cấp lân hữu cơ thấy tổng số nhiễm khuẩn là 29/62 (46,78 %) trong đó nhiễm
khuẩn phổi phế quản là 23/29 (79,32 %). Ngộ độc càng nặng thì càng dễ bị
nhiễm khuẩn, ngộ độc độ I: nhiễm khuẩn 0 %, độ II: 39,29 %, độ III: 62,5 %,
độ IV: 80 % [9].
Tạ Thị Bình và CS nghiên cứu trên 30 công nhân tiếp xúc thường xuyên
với HCBVTV thấy hoạt tính enzym cholinesterase giảm đi so với nhóm
chứng, 10 % số tiếp xúc có sự giảm enzym cholinesterase hồng cầu, 36,6 %
giảm enzym cholinesterase huyết tương [8].
Trần Như Nguyên, Đào Ngọc Phong nghiên cứu trên 500 hộ gia đình
ngoại thành Hà Nội thấy dấu hiệu phổ biến nhất sau khi sử dụng HCBVTV là
chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn thấy ở 70 % đối tượng ngoài ra còn các triệu
chứng ăn kém, hoa mắt, đau bụng (rối loạn giấc ngủ) [18].
Trần Như Nguyên, Lê Minh Giang và CS sử dụng phương pháp xã hội
học và dịch tễ học điều tra cộng đồng trên 510 người ở ba vùng chuyên canh
tại: Hà Nam Thái Nguyên và ngoại thành Hà Nội năm 19951997. Kết quả
nhận thấy có sự trùng hợp giữa những biến động thai nghén không mong
muốn khác nhau với mức độ phun thuốc khi mang thai [19].
Hà Huy Kỳ và CS nghiên cứu 213 công nhân sang chai, đóng gói

HCBVTV ở 4 cơ sở sản xuất. Kết quả cho thấy giảm hoạt tính enzym
cholinesterase toàn phần chiếm 34,7 %, giảm enzym cholinesterase hồng cầu
33,8 %; enzym cholinesterase huyết tương giảm trên 30 % chiếm 8,9 % [15].
Có thể nói nhiễm độc HCBVTV là một thực tế diễn ra thường xuyên
liên tục ở tất cả các địa phương trong nước và trở thành một vấn đề lớn trong
CSBVSK người lao động nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
Lê Kế Sơn tiến hành khám lâm sàng, cận lâm sàng cho 128 người
thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với HCBVTV và 47 người không tiếp xúc.
Kết quả thấy tỉ lệ bệnh khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tiếp xúc với
HCBVTV và nhóm chứng là: hội chứng suy nhược thần kinh, hội chứng rối
12
loạn thần kinh thực vật, viêm đường hô hấp trên mạn tính, hội chứng thiếu
máu, tổn thương gan mạn tính và bệnh ngoài da. Có sự liên quan chặt chẽ
giữa tỉ lệ bệnh với nghề nghiệp và tuổi nghề [21].
Nghiên cứu của Phạm Bích Ngân tại khu vực trồng rau ngoại thành thành
phố Hồ Chí Minh cho thấy: Do không có hoặc có phương tiện bảo vệ cá nhân
nhưng chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng, cùng với việc phun HCBVTV với
liều lượng tuỳ tiện và sử dụng cả những loại HCBVTV bị cấm nên đã ảnh hưởng
rất lớn đến sức khoẻ của những người trực tiếp phun. Kết quả cho thấy ảnh
hưởng xấu do HCBVTV có liên quan đến chủng loại HCBVTV và liều lượng
được sử dụng. Loại HCBVTV có độc tính cao (nhóm 1 hoặc nhóm 2) và liều
lượng càng tăng thì các triệu chứng nhiễm độc cấp cũng như tần xuất xuất hiện
các tế bào bất thường cũng tăng theo [17].
Theo Hà Minh Trung và CS (cộng sự) trong nhóm nghiên cứu đề tài
cấp nhà nước 1108, cả nước hiện có 11,5 triệu hộ nông nghiệp, số người tiếp
xúc nghề nghiệp với HCBVTV ít nhất cũng tới 11,5 triệu người. Với tỷ lệ
nhiễm độc HCBVTV mạn tính là 18,26 % thì số người bị nhiễm độc mạn tính
trong cả nước có thể lên tới 2,1 triệu người [26].
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam số 29/2005/L- CTN ngày 29/11/2005.
- Chỉ thị số 29/1998/CT-TTg ngày 25 tháng 08 năm 1998 của Thủ
tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý việc sử dụng thuốc BVTV
và các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy.
- Quyết định số 184/2006/QĐ-TTg ngày 10/8/2006 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt kế hoạch quốc gia thực hiện công ước Stockholm về các
chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy;
- Công văn số 2975/BKHCN & MT - MTg ngày 18/11/1998 của Bộ
trưởng Bộ KHCN&MT về việc điều tra đánh giá các chất ô nhiễm hữu cơ khó
phân huỷ ở Việt Nam và ảnh hưởng của chúng đến môi trường.
- Công văn số 3923/VPCP - NN ngày 17 tháng 7 năm 2002 của Văn
phòng chính phủ về việc xử lý thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng cần tiêu huỷ;
13
- Công văn số 78/Mtg - Ks ngày 15 tháng 8 năm 2002 của Cục môi
trường về việc xử lý thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng.
- Quyết định số 376/QĐ-STNMT ngày 27/2/2009 của giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội,
dự toán chi ngân sách năm 2009 cho các đơn vị trực thuộc sở Tài nguyên và
Môi trường Thái tỉnh Nguyên.
- Căn cứ quyết định số 1780/QĐ-UBND ngày 28/7/2009 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thái nguyên về việc phê duyệt đề cương dự án Điều tra đánh
giá thực trạng ô nhiễm các các khu vực tồn lưu hoá chất bảo vệ thực vật tỉnh
Thái Nguyên
- Tiêu chuẩn Việt Nam 7538-2:2005. kỹ thuật lấy mẫu đất.
- Quy chuẩn Việt Nam 15:2008, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư
lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.
2.2. Công tác quản lý và sử dụng HCBVTV trên Thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Công tác quản lý và sử dụng HCBVTV trên Thế giới
Trước thế kỷ XX, theo một số triết gia cổ đại cho biết thì việc sử dụng
HCBVTV đã có từ xa xưa qua việc dùng lá cây dải xuống chỗ nằm để tránh

côn trùng đốt. Tài liệu của Hassall mô tả việc sử dụng các chất vô cơ để tiêu
diệt các loại côn trùng đã có từ thời Hy Lạp cổ đại, con người cũng đã biết sử
dụng các loài cây độc và lưu huỳnh trong tro núi lửa để trừ sâu bệnh [11],
[17]. Giữa thế kỷ XVI người Trung Quốc đã biết dùng các chất thạch tín sau
đó là Nicotin chiết xuất từ cây thuốc lá để bảo vệ cây trồng [23]. Cuối thế kỷ
XIX các HCBVTV đã được sử dụng rộng rãi nhưng biện pháp hoá học lúc
này vẫn chưa có vai trò đáng kể trong sản xuất nông nghiệp.
Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1960, HCBVTV hữu cơ ra đời làm thay đổi
vai trò của biện pháp hoá học trong sản xuất nông nghiệp. Thuốc trừ nấm thuỷ
ngân hữu cơ đầu tiên ra đời vào năm 1913, tiếp theo là các thuốc trừ nấm lưu
huỳnh rồi đến các nhóm khác. DDT đã được Zeidler tìm ra tại Thuỵ Sỹ năm
1924. Hàng loạt HCBVTV ra đời sau đó: hợp chất phốt pho hữu cơ đã được
phát minh năm 1942 [11], clo hữu cơ (1940-1950), các hoá chất lân hữu cơ,
các hoá chất cacbamat (1945-1950). Hoá chất trừ cỏ xuất hiện muộn hơn, năm
1945 chất diệt cỏ carbamat lần đầu tiên được phát hiện ở Anh. Biện pháp hoá
14
học bị khai thác ở mức tối đa, từ cuối những năm 1950 những hậu quả xấu
của HCBVTV gây ra cho con người và môi trường được phát hiện [20].
Từ năm 1960-1980, việc lạm dụng HCBVTV đã để lại những hậu quả
rất xấu cho môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Trong nhân dân tư tưởng sợ
hãi, không dám dùng HCBVTV xuất hiện, thậm chí có người cho rằng cần
loại bỏ không dùng HCBVTV trong sản xuất nông nghiệp [20]. Chính vì điều
này các nhà khoa học đã đầu tư nghiên cứu các loại HCBVTV mới an toàn
hơn đối với môi trường và sức khoẻ con người. Nhiều HCBVTV mới ra đời
như hoá chất trừ cỏ mới, các HCBVTV nhóm perethroid tổng hợp, các
HCBVTV bệnh có nguồn gốc sinh học hay tác động sinh học, các chất điều
tiết sinh trưởng côn trùng và cây trồng. Lượng HCBVTV được dùng trên thế
giới không những không giảm mà còn liên tục tăng lên [20]. Từ những năm
1980 đến nay, vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm hơn, vai trò của biện
pháp hoá học vẫn được thừa nhận. Tư tưởng sợ HCBVTV cũng bớt dần [20],

do hiểu biết tốt hơn về tác động qua lại của côn trùng và cây trồng, các loại
HCBVTV đã được phát triển lên một tầm cao mới cũng như đã có một chiến
lược mới về công thức hoá học và các phương pháp sử dụng. Nhiều loại hoá
chất mới, trong đó có nhiều HCBVTV sinh học có hiệu quả cao với dịch hại
nhưng an toàn với môi trường ra đời [7]. Sự phát triển mới này đã tạo ra cơ
hội giảm bớt nguy cơ nhiễm độc HCBVTV [16]. Sản lượng HCBVTV thế
giới tăng lên theo thời gian, năm 1955 thế giới sản xuất ra gần 400 nghìn tấn,
thập niên 90 của thế kỷ XX sản xuất ra hơn 3 triệu tấn mỗi năm [30]. Đến nay
thế giới sản xuất khoảng 4,4 triệu tấn/năm với 2.537 loại HCBVTV [2].
Những quốc gia có sản lượng, kim ngạch xuất nhập khẩu và sử dụng
HCBVTV đứng hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Tại Trung Quốc để tăng cường tự chủ về HCBVTV, Chính phủ Trung
Quốc đã gia tăng đầu tư vào ngành công nghiệp HCBVTV. Chính vì vậy ngành
công nghiệp sản xuất HCBVTV phát triển mạnh, hiện tại có hơn 2500 nhà máy
sản xuất lớn, nhỏ. Sản lượng HCBVTV của Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh,
năm 2007 đạt 1731 nghìn tấn, năm 2008 đạt 1902 nghìn tấn. Trung Quốc là
nhà sản xuất lớn nhất trong ngành công nghiệp HCBVTV toàn cầu. Năm 2007
lần đầu tiên Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ, Trung Quốc đứng đầu thế giới về
sản xuất, sử dụng HCBVTV và cũng là nước xuất khẩu lượng HCBVTV đứng
15
hàng đầu thế giới. Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc tổng lượng xuất khẩu
HCBVTV năm 2008 là 485 nghìn tấn với kim ngạch hơn 2 tỷ USD .
Tại Hoa Kỳ, từ 1966 đến 1986 nhu cầu đối với HCBVTV của nông dân
tăng rất mạnh, diện tích cây trồng được phun HCBVTV và chất diệt cỏ tăng
gấp đôi 75 % diện tích canh tác nông nghiệp của Hoa Kỳ đã và đang sử dụng
HCBVTV. Số HCBVTV nông dân sử dụng tăng từ 353 triệu lên 475 triệu
Pound. Ở Hoa Kỳ sản lượng HCBVTV được chi phối bởi khoảng 28 công ty
lớn, Hoa Kỳ là một quốc gia xuất khẩu HCBVTV lớn, năm 2008 xuất khẩu
115 nghìn tấn kim ngạch hơn 2 tỷ USD [7].
Trên đây là 2 quốc gia hàng đầu thế giới về sản lượng, kim ngạch xuất

nhập khẩu và sử dụng HCBVTV, ngoài ra một số nước sử dụng nhiều như:
Thái Lan, Nhật Bản, Brazil…Tuy vậy, mức đầu tư và cơ cấu tiêu thụ các nhóm
hoá chất tuỳ thuộc trình độ phát triển và đặc điểm canh tác của từng nước [20].
Trong 10 năm gần đây đã có những thay đổi trong ngành công nghiệp
HCBVTV thế giới là những hoá chất có độc tính cao đã từng bước được
loại ra khỏi thị trường và thay vào đó là các loại HCBVTV ít độc hại hơn đối
với môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
2.2.2. Công tác quản lý và sử dụng HCBVTV ở Việt Nam
Giai đoạn trước năm 1957, biện pháp hoá học hầu như không có vị trí
trong sản xuất nông nghiệp. Tháng 1 năm 1956 thành lập tổ hoá bảo vệ thực
vật của Viện Khảo cứu trồng trọt đã đánh dấu sự ra đời của ngành Hoá BVTV
ở Việt Nam [14]. Năm 1961 Cục Bảo vệ thực vật được thành lập, là một cơ
quan quản lý nhà nước thuộc Bộ NN & PTNN . HCBVTV được dùng lần đầu
trong sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc tại Hưng Yên (vụ đông xuân 1956-
1957), miền Nam HCBVTV được sử dụng từ năm 1962 [20].
Giai đoạn từ 1957-1990, thời kỳ bao cấp việc nhập khẩu quản lý và
phân phối HCBVTV hoàn toàn do nhà nước thực hiện. Lượng HCBVTV
dùng không nhiều, khoảng 15.000 tấn thành phẩm/năm với hơn 20 chủng loại
chủ yếu là thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh [20]. Thời kỳ 1976-1980 mỗi năm
cả nước sử dụng 16.000 tấn HCBVTV. Thời kỳ 1986-1990 trung bình mỗi
năm sử dụng 14.000 tấn HCBVTV, trong đó 55 % là lân hữu cơ, 13 % là clo
16
hữu cơ, 12 % là hợp chất carbamat còn lại là hợp chất thuỷ ngân, asen. Đa
phần là các hoá chất tồn lưu lâu trong môi trường hay có độ độc cao [23].
Giai đoạn từ 1990 đến nay, kể từ khi có chính sách đổi mới năm 1986,
thị trường HCBVTV đã thay đổi cơ bản. Nền kinh tế thị trường nguồn hàng
phong phú, nhiều chủng loại được cung ứng kịp thời, nông dân có điều kiện
lựa chọn HCBVTV, giá cả khá ổn định có lợi cho nông dân [20]. Lượng hóa
chất sử dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam ngày càng tăng. Trong đó phần
lớn là hoá chất trừ sâu và còn lại là trừ cỏ, trừ bệnh, nhóm phosphore hữu cơ

chiếm khoảng 56 %, phổ biến nhất là Wolfatox và Monitor. Đó là những loại
thuốc độc hại cho môi trường và con người. Giai đoạn gần đây cơ cấu tỉ lệ các
loại HCBVTV đã được thay đổi đáng kể, nhiều loại hoá chất mới hiệu quả
hơn, an toàn hơn với môi trường được nhập khẩu và sử dụng. Năm 1991 hoá
chất trừ sâu chiếm 83,3 %, hoá chất trừ nấm 9,5 %, hoá chất diệt cỏ 4,1 %,
những loại khác 3,1 % [13]. Đến năm 2008 tỉ lệ là hoá chất trừ sâu chiếm
37,9%, hoá chất trừ nấm 21,12 %, hoá chất diệt cỏ 13,77 %, hoá chất diệt côn
trùng 23,46 % và những loại khác 3,75 %. Lượng HCBVTV tiêu thụ qua các
năm tăng dần, kim ngạch nhập khẩu HCBVTV tăng mạnh [6]. Theo số liệu
của Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu HCBVTV và nguyên liệu năm
2007 là 382.830.015 USD tăng 25,4 % so với cùng kỳ năm 2006, năm 2008 là
473.760.692 USD tăng 23,8 % so với cùng kỳ năm 2007. Nguồn HCBVTV
được nhập khẩu về trong năm 2008 chủ yếu từ: Trung Quốc (200.262.568
USD), Singapore (91.116.287 USD), Ấn Độ(42.219.807 USD), kế tiếp là
Nhật Bản (19.412.585 USD). Hiện nay số lượng và chủng loại HCBVTV sử
dụng ở nước ta tương đối cao so với khu vực [20]. Năm 2009 Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép 886 hoạt chất và 2537 thương phẩm
được phép sử dụng tại Việt Nam [2]. Các loại HCBVTV sử dụng cho cây chè,
ngày 05tháng 9 năm 2001.
Bộ NN & PTNN đã ban hành Quyết định số 88/CT-BNN-BVTV quy
định danh mục HCBVTV trên cây chè. Theo quyết định các HCBVTV được
sử dụng trên cây chè bao gồm: HCBVTV (11 hoạt chất với 13 tên thương
mại). Hoá chất trừ bệnh (4 hoạt chất với 3 tên thương mại). Hoá chất trừ cỏ
(các loại hoá chất trừ cỏ được đăng kí sử dụng cho cây chè trong danh mục
17
HCBVTV được phép sử dụng ở Việt Nam) [6]. Một số loại HCBVTV đang
được sử dụng phổ biến tại Thái Nguyên .
- Trebon: Trebon có tên gọi chung là Ethofe-nprox. Trebon là một hợp
chất cấu trúc tạo bởi cacbon, hydrogen và oxygen. Công thức phân tử
C25H28O3 tên hóa học 2-(4-methypropyl-3 phenoxyl-benzylether). Trebon

có tác dụng tốt, đạt hiệu quả cao đối với các loài sâu hại khác nhau thuộc họ
cánh phấn, cánh nửa cánh cứng và sâu 2 cánh.
- Padan: tên hóa học S,S{2-dymethylalamion-trimethylene}bis (thiocarba -
mate) hydrochlorid, tên khác Carap. Phân tử lượng: 273,8. Công thức phân tử
C7H16CIN3O2S2. Padan có tác dụng tốt, đạt hiệu quả cao đối với các loài
sâu hại khác nhau như sâu đục thân, rầy xanh đuôi đen, bọ xít hôi, bọ trĩ, sâu
tơ, sâu khoang, sâu xanh, bọ cánh tơ và sâu xếp lá hại chè. Nó được sử dụng
với nhiều loại HCBVTV khác như: Sumithion,Azodrin, hoặc Wofatox.
- Shepar: Thuộc nhóm Pyrethrin và Pyrethrinodie, trong đó Pyrethrin có
nguồn gốc tự nhiên được chiết xuất từ cây cúc, còn Pyrethrinodie được tổng
hợp. Các chất có cùng nhóm: Bioresmethrin, Cypermethrin, Deltameth-rin,
Perme - thrin, Fenvaslerate và Resmethrin được sử dụng diệt côn trùng để bảo
vệ ngũ cốc, rau quả và các nông sản thực phẩm. Shepar có thể xâm nhập qua
da, hít thở và qua ăn uống. Độc với não, kích thích phổi và gây dị ứng.
- Hóa chất 2.4D: Là thuốc diệt cỏ thuộc nhóm nội tiết tố thực vật, có tác
dụng như hocmon đối với cây trồng. Thuốc hấp thu qua da, hô hấp và thải qua
nước tiểu theo cơ chế vận chuyển tích cực. Trên thực nghiệm nếu dùng kéo dài
gây giảm trọng lượng cơ thể, giảm số lượng bạch cầu, hồng cầu, huyết sắc tố.
- Wofatox: Tên khác Methy Parathion Metaphos, Metacide. Tên hóa học
0,0dymethy 0-4-nitrophenyl photphothiorate. Phân tử lượng: 263. Wofatox có
tác dụng tốt, đạt hiệu quả cao đối với các loài sâu hại khác nhau như sâu đục
thân, rầy xanh đuôi đen, bọ xít xanh, bọ xít hôi, bọ trĩ, sâu cuốn lá, bướm rệp lá,
bọ nhảy. Wofatox 50EC là hoá chất cấm sử dụng tại Việt Nam [3].
- Regent: Tên hoạt chất: Fipronil. Tên thương mại: Regent 5SC, 0,2G,
800G. Tác dụng đối với loại sâu hại: sâu đục thân, rầy nâu, bọ xít xanh, bọ trĩ,
18
sâu cuốn lá, kiến, nhện, sâu keo, sâu leo. Chú ý không dùng thuốc trong ruộng
lúa có nuôi tôm hoặc rửa bình xuống ao hồ.
- Aminre: Tên hoạt chất: Imidaclorid. Tên thương mại: Adinre 50EC.
Đặc điểm là thuốc thế hệ mới có tính lưu dẫn cực mạnh đặc trị rầy nâu, rầy

xanh, bọ trĩ, rệp, sâu vẽ bùa trên cây lá, cam, quýt, vải và cây chè.
Tất cả các HCBVTV đều có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khoẻ con người, do đó việc sử dụng HCBVTV cần được quản lý và
sử dụng đúng kỹ thuật. Những loại độc hại quá cần được hạn chế hoặc cấm
một cách nghiêm ngặt. Tuy nhiên những HCBVTV này ở một số nước đang
phát triển vẫn được sử dụng rộng rãi nên tình trạng nhiễm độc hàng loạt vẫn
đang xảy ra ở mức báo động. [28]
Ở Việt Nam hệ thống văn bản pháp quy về quản lý HCBVTV tương đối
đầy đủ. Pháp lệnh về Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội công bố vào tháng 08/2001. Kèm theo là hệ thống văn bản hướng
dẫn thực hiện các Pháp lệnh này như: Các nghị định 58/2002/NĐ-CP về điều
lệ bảo vệ thực vật, nghị định 26/2003/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật của Chính phủ .
Các thông tư của Bộ NN & PTNN, Bộ Y tế… Về quản lý và sử dụng
HCBVTV, về quản lý nhà nước mặc dù đã có rất nhiều văn bản quy định việc
sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu HCBVTV tuy nhiên thực tế công tác quản lý
còn rất nhiều bất cập. Qua công tác thanh tra, kiểm tra các cơ quan chức năng
còn phát hiện việc buôn bán, sử dụng HCBVTV cấm, HCBVTV ngoài danh
mục, HCBVTV giả, HCBVTV kém chất lượng, HCBVTV quá hạn sử dụng.
Tình trạng thông tin, quảng cáo, ghi nhãn HCBVTV sai quy định vẫn tồn tại.
Việc tuân thủ các quy định về sử dụng HCBVTV, bảo hộ an toàn lao động của
nông dân khi phun rải HCBVTV còn nhiều bất cập, cần có sự can thiệp của
chính quyền và những nghiên cứu của các nhà chuyên môn.
2.3. Hiện trạng các kho lưu trữ hóa chất bảo vệ thực vật ở Thái Nguyên
Theo báo cáo từ Dự án Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất bảo vệ
thực vật (BVTV) tồn lưu tại Việt Nam do Bộ Tài nguyên - Môi trường,
Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) và Tổ chức Lương Nông Liên
19

×