Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Cách điều trị suy thận mạn – Phần 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.44 KB, 30 trang )

Cách điều trị suy thận mạn – Phần 1


Suy thận mạn là tình trạng diễn tiến suy chức năng thận rất chậm. Nguyên
nhân gây bệnh thường là do tiểu đường, cao huyết áp hoặc viêm cầu thận
cấp. Cần kiểm soát huyết áp, đường huyết và chế độ ăn hạn chế đạm để
khống chế bệnh.
Các triệu chứng lâm sàng:
ban đầu người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, giảm năng lực, mất ngủ, sau đó là
chán ăn, buồn nôn, nôn ói Để lâu sẽ dẫn đến các triệu chứng tim mạch như
viêm màng ngoài tim, suy tim, sung huyết và cao huyết áp. Đồng thời, người
bệnh sẽ bị thiếu máu và dễ đông máu, thần kinh mỏi mệt, mất tập trung, mất
ngủ, lú lẫn bị hôn mê. Bệnh còn dẫn đến những thay đổi về nội tiết như giảm
testosterone, ít tinh trùng, vô sinh, rối loạn cương và đồng thời gây loãng
xương, gãy xương bệnh lý.
Nguyên nhân gây suy thận mạn:
gồm các bệnh gây tổn thương thận như: cao huyết áp, suy tim, hội chứng tắc
nghẽn sau thận kéo dài, dị dạng hệ niệu, các bệnh lý tại thận như viêm vi cầu
thận mãn, bệnh lý mạch máu thận và đái tháo đường.
Cách điều trị suy thận mạn:
Nội khoa:
- Cần cải thiện các triệu chứng của suy thận mạn như buồn nôn, rối loạn tiêu
hóa, thiếu máu , kiểm soát huyết áp, đường huyết, và chế độ ăn hạn chế
đạm.
- Cần loại bỏ chất độc thận bằng cách:
Lọc máu ngoài thận:
Tất cả bệnh nhân được kết luận là suy thận mạn giai đoạn cuối, với hội
chứng Urê huyết cao và độ thanh thải Creatinin<10ml/phút đều phải được
chỉ định lọc máu ngoài thận.
Ngoài ra, chỉ định lọc máu ngoài thận còn có thể áp dụng cho những trường
hợp cấp cứu như:


+ Tăng potassium máu, điều trị nội khoa không cải thiện.
+ Toan chuyển hóa.
+ Quá tải về thể tích, không đáp ứng với điều trị lợi tiểu.
Hiện nay có 2 phương pháp điều trị lọc máu ngoài thận là thận nhân tạo và
thẩm phân phúc mạc. Việc chọn lựa phương pháp thích hợp cần tùy thuộc
người bệnh, điều kiện địa lý xa hoặc gần trung tâm thận nhân tạo
Ghép thận:
đây là phương thức điều trị tốt nhất cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn
cuối.
Bác sĩ Phạm Hữu Đương, Khoa Học Phổ Thông
Suy thận và các phương pháp lọc máu
Ngày nay, để điều trị suy thận mãn, người ta thường áp dụng lọc máu định
kỳ với 2 phương pháp: Chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc. Trong
trường hợp suy thận cấp do nhiễm trùng thì người ta cũng áp dụng một trong
hai cách này.
Chạy thận nhân tạo đơn giản nhưng đòi hỏi bệnh nhân phải vào bệnh viện,
thẩm phân phúc mạc ít tốn kém và việc thực hiện nhanh hơn. Các nhà khoa
học đã tiến hành nghiên cứu trên 2 nhóm bệnh nhân bị suy thận cấp do
nhiễm trùng, một nhóm được chạy thận nhân tạo và nhóm kia được thẩm
phân phúc mạc. Kết quả nhóm bệnh nhân thẩm phân phúc mạc tử vong
nhiều hơn (tỷ lệ tử vong là 47%), trong khi nhóm chạy thận nhân tạo có tỷ lệ
tử vong chỉ là 5%. Ngoài ra, nhóm chạy thận nhân tạo ít tốn kém về tiền bạc,
đỡ mất thời gian và creatinin máu cũng giảm được nhiều hơn. Từ nghiên cứu
này, các tác giả ở bệnh viện Churchill và Raddiffe (Anh) đã đưa ra khuyến
cáo những trường hợp suy thận do nhiễm trùng nên chạy thận nhân tạo thay
cho thẩm phân phúc mạc.
(Theo Journal of Infection, SK&ĐS)
Suy thận mạn: Cơ hội ghép thận đang rộng mở
Để điều trị những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, y học hiện có
2 phương pháp lọc máu ngoài thận và ghép thận. Cả 2 phương pháp

này đã có mặt ở nước ta, nhưng ghép thận được cho là có lợi hơn vì
mang lại chất lượng sống, khả năng lao động và tái hòa nhập cuộc sống
cao hơn.
Sắp tới, khi Quốc hội và Nhà nước thông qua luật cho tạng và chết não,
ngành ghép thận chắc chắn sẽ phát triển, mang lại cơ may cứu sống cho
nhiều người, đặc biệt là bệnh nhân nghèo
Năm 2001, trong một lần đưa vợ đi khám bệnh, anh C.Q.K, sinh năm 1971,
ngụ tại phường 10, quận Gò Vấp - TPHCM xin bác sĩ cho siêu âm và tình cờ
phát hiện mình bị u nang nước ở thận. Cho rằng không hề gì, anh không đi
điều trị. Năm 2003, anh bắt đầu thấy mệt mỏi, người sưng phù, tăng cân cả
chục ký. Đi khám bệnh, bác sĩ cho biết anh đã bị suy thận mạn (STM) giai
đoạn cuối và phải chạy thận nhân tạo (lọc máu). Sau hơn 2 năm chạy thận,
tốn kém cả trăm triệu đồng, anh quyết định đăng ký xin ghép thận tại Bệnh
viện (BV) Chợ Rẫy. Tháng 4-2005, anh K. được mổ ghép thận từ người cho
thận là em ruột. Ca mổ thành công, đây cũng là ca ghép thận thứ 100 tại BV
này trong số 154 ca ghép thận trong cả nước tính đến nay.
2 nguy cơ gây STM: Tiểu đường và cao huyết áp
TS-BS Trần Ngọc Sinh, Trưởng Khoa Tiết niệu BV Chợ Rẫy, cho biết
nguyên nhân chính gây STM ở các nước phương Tây là tiểu đường, cao
huyết áp, viêm cầu thận, sỏi thận, thận đa nang. Với lối sống và ăn uống
giống phương Tây đang phổ biến ở nhiều người – ít vận động, ăn uống thừa
năng lượng – chắc chắn số người STM ở nước ta trong những năm tới sẽ
tăng cao. Khi đến giai đoạn suy và mất bù, thận không còn làm việc bình
thường được, khiến cơ thể mất cân bằng nước, điện giải; ứ đọng độc chất
trong người; xáo trộn chuyển hóa và hệ thống tạo máu. Lúc này bệnh nhân
sẽ bị phù và tăng cân, cao huyết áp, tiểu ít, tiểu đạm, thiếu máu, lở loét
miệng, xuất huyết tiêu hóa, suy tim, nhức đầu, mỏi mệt, chóng mặt, hôn
mê Nếu không được điều trị kịp, bệnh nhân sẽ tử vong.
Đề phòng STM: Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm
TS-BS Vũ Huy Trụ, giảng viên Bộ môn Nhi Đại học Y Dược TPHCM, cho

biết cách tốt nhất đề phòng STM là không để mắc những “bệnh thời đại”
như tiểu đường, cao huyết áp, hội chứng chuyển hóa. Nếu lỡ mắc bệnh thì
đừng để bệnh tiến triển bằng cách tuân thủ tốt chế độ ăn uống và điều trị,
kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, STM thường diễn tiến âm thầm trong nhiều
năm mới đến giai đoạn cuối, do vậy, hằng năm mọi người nên đi kiểm tra
sức khỏe ít nhất một lần để xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu (chức
năng thận, định lượng thành phần mỡ, đường) và siêu âm để tìm sỏi, dị tật
bất thường ở tiết niệu. Tuy nhiên, TS Trụ lưu ý là phụ nữ mang thai nên đi
siêu âm để phát hiện bất thường ở thai. Nếu phát hiện thai có bệnh tiết niệu
bẩm sinh (thận đa nang, dị dạng, teo), khi sinh ra trẻ được chữa trị sớm thì
cơ may thành công rất cao. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng nên quan tâm đến
những dấu hiệu bất thường về tiết niệu ở con mình (tiểu ra máu, đục, gắt
buốt ), phù. Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh thận cấp tính và nếu
không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển thành mạn tính.
Điều trị suy thận bằng phương pháp lọc máu tại nhà
Thay vì khăn gói lỉnh kỉnh đến bệnh viện để chạy thận nhân tạo, bệnh
nhân suy thận mạn có thêm một sự lựa chọn, đó là điều trị ngay tại nhà
bằng phương pháp lọc màng bụng.
Thuận lợi cho người bệnh
Chị Nguyễn Thị Hoa Mơ (30 tuổi), Gia Lâm, Hà Nội bị suy thận mạn độ 3,
buộc phải tiến hành lọc máu để điều trị. Thế nhưng, chị còn vướng con nhỏ
ở nhà rồi công việc nên không tiện vào bệnh viện để chạy thận nhân tạo.
Vì thế, chị quyết định lựa chọn phương pháp “lọc màng bụng” - cũng có giá
trị lọc máu như chạy thận nhân tạo nhưng thay vì phải đến viện 4 lần mỗi
tuần, chị có thể lọc máu hàng ngày ngay tại nhà và vẫn có thể chăm lo cho
gia đình, con cái.
TS. Đinh Thị Kim Dung, trưởng khoa Thận - Tiết niệu (Bệnh viện Bạch
Mai), cho biết: "Tại Việt Nam, tuy chưa có số liệu thống kê chính thức
nhưng con số người mắc bệnh suy thận mạn tính ngày càng tăng. Tại khoa,
số bệnh nhân mạn tính nằm điều trị luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong số bệnh

nhân điều trị nội trú, khoảng 40%".
Theo TS Dung, khi suy thận tiến triển đến giai đoạn cuối thì bệnh nhân cần
được điều trị thay thế bằng ghép thận hoặc lọc máu. Lọc máu là phương
pháp được lựa chọn nhiều vì ghép thận không phải lúc nào cũng thuận lợi
như tìm được người cho thận…
Với phương pháp lọc máu, bệnh nhân có thể lựa chọn chạy thận nhân tạo,
lọc màng bụng liên tục ngoại trú. Tuy nhiên, chạy thận nhân tạo chỉ thực
hiện được tại các cơ sở y tế có điều kiện còn lọc màng bụng có thể thực hiện
ngay tại nhà người bệnh. Do vậy giảm đáng kể tình trạng quá tải ở bệnh
viện, cũng như chi phí nằm viện, sinh hoạt, chăm nom.
“Đây cũng là điểm thuận lợi của lọc màng bụng mà nhiều bệnh nhân các
tỉnh xa cơ sở chạy thận nhân tạo chọn lựa. Thay vì phải thuê nhà trọ rồi cách
ngày đi chạy thận nhân tạo một lần, bệnh nhân sau khi được hướng dẫn lọc
màng bụng có thể về nhà, tự thao tác lấy mỗi ngày. Phương pháp này không
ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, làm việc của người bệnh”, TS Dung nhấn
mạnh.
Vì trong cách lọc máu này, màng bụng như một máy chạy thận nhân tạo
nhưng thay vì dùng màng lọc nhân tạo thì màng bụng (lớp mỏng lót mặt
trong ổ bụng) được sử dụng để lọc các chất độc và điều chỉnh nước - điện
giải và thăng bằng kiềm - toan cho cơ thể.
Với phương pháp này máu sẽ được lọc liên tục trong ngày, không cần đến
bệnh viện và việc ăn uống cũng tự do hơn so với chạy thận nhân tạo.
Lọc máu bằng phương pháp này, người bệnh mỗi tháng chỉ phải đến bệnh
viện một lần để kiểm tra và lấy dịch. Hơn nữa, ngoài thời gian lọc, người
bệnh vẫn có thể lao động, sinh hoạt như bình thường nên không ảnh hưởng
nhiều tới chất lượng sống cũng như công việc.
Đơn giản, dễ thực hiện
Sau khi đến bệnh viện để đặt ống catheter tại vùng bụng - là đường dẫn đưa
dịch lọc vào ổ bụng. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn thao tác tại bệnh viện,
khi thành thục sẽ được xuất viện, điều trị ngoại trú.

Mỗi ngày, bệnh nhân thực hiện khoảng 4 lần lọc màng bụng, đưa khoảng 2
lít dịch vào ổ bụng mỗi lần. Mỗi lần thực hiện chỉ mất khoảng 30 phút. Sau
khi đưa dịch lọc sạch vào ổ bụng, các chất độc trong máu sẽ thẩm thấu qua
các mạch máu màng bụng vào dịch lọc. Sau đó, dịch lọc chứa các độc tố sẽ
được thải qua ống nhỏ đã được đặt cố định ra ngoài.
“Với phương pháp lọc màng bụng, quá trình lọc máu diễn ra liên tục, vì thế
bệnh nhân luôn ổn định, tránh hội chứng mất cân bằng. Hơn nữa, phương
pháp được áp dụng cho mọi lứa tuổi, đặc biệt đối với trẻ em, người bị các
bệnh lý tim mạch: suy tim, rối loạn nhịp, huyết áp Nó giúp duy trì chức
nặng thận tồn dư lâu hơn, giảm nguy cơ mất máu và lây nhiễm các bệnh
truyền nhiễm hơn so với chạy thận nhân tạo”, TS Dung nói.
Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý, đó là bệnh nhân lọc màng bụng cần chú ý
đến vấn đề vệ sinh, yêu cầu là phải vô trùng tuyệt đối. Trước khi thực hiện
thao tác truyền dịch, cần vệ sinh tay, thân thể sạch sẽ, đeo khẩu trang theo
đúng quy định… Nếu không vô trùng tốt, bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng,
nếu bị viêm phúc mạc có thể tử vong, hoặc bệnh nhân bị tắc Catheter lúc đó
sẽ phải chuyển sang thận nhân tạo.
Trong quá trình lọc máu tại nhà, nếu bệnh nhân thấy có các biểu hiện bất
thường như dịch lọc chảy ra đục, dịch hơi hồng, sốt, đau bụng, đi ngoài
hoặc dịch vào và ra chậm, không như bình thường thì phải báo ngay cho
nhân viên y tế theo dõi rồi làm theo hướng dẫn và nhanh chóng đưa bệnh
nhân tới bệnh viện.
Chi phí ban đầu cho một ca phẫu thuật đặt Catheter thường khoảng 3 - 5
triệu đồng tùy theo kỹ thuật mổ và loại thiết bị. Tiếp đó, chi phí cho dịch lọc,
thuốc và vật tư tiêu hao khoảng 7 - 8 triệu đồng/tháng/bệnh nhân. Nếu có
bảo hiểm, bệnh nhân sẽ được bảo hiểm thanh toán theo quy định.
Khoa Thận - Tiết niệu. Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội đã thực hiện thành
công trên 200 bệnh nhân bằng phương pháp này. Các bệnh nhân quan tâm
đến phương pháp lọc màng bụng có thể gọi điện để được tư vấn qua điện
thoại, số máy 04.8686988 (máy lẻ 3544 hoặc 3543).

Hồng Hải
BỂ THẬN VIÊM MẠN
Tự tham khảo cách chữa:
Là bệnh phổ biến nhất trong các loại bệnh Thận. Đây cũng là bệnh nhiễm
khuẩn thường gặp ở mọi lứa tuổi sau khi bị viêm phổi.
Bể Thận – Thận viêm thường bị cả hai bên, ít khi bị một bên nhưng mức độ
tổn thương ở hai bên khác nhau, có khi một bên thận bị xơ, teo, bên kia vẫn
hoạt động bình thường. Là một quá trình viêm mạn thành từng ổ: bên cạnh ổ
mới, có những ổ cũ bị xơ hóa xâm lấn vào tổ chức thận. Rõ nét nhất là sự
xâm lấn vào tế bào, lympho bào và tổ chức kẽ của thận, gây xơ hóa tổ chức
kẽ của thận và tổ chức xơ xâm lấn chèn ép làm đảo lộn cấu trúc thận.
Đông y xếp vào loại ‘Lao Lâm’, ‘Yêu Thống’, ‘Hư Tổn’.
Nguyên nhân
Theo Đông y, Thận và bàng quang có quan hệ biểu lý với nhau, nếu tạng bị
hư tổn thì phủ cũng bị ảnh hưởng theo và ngược lại. Chứng nhiệt lâm (bể
thận viêm cấp) điều trị lâu ngày không khỏi hoặc do cơ thể vốn bị suy
nhược, thấp nhiệt và tà khí ở trong, ứ huyết tích tụ lại gây nên tiểu nhiều,
tiểu gắt, tiểu buốt, lưng đau. Nếu thấp nhiệt nung nấu lâu ngày sẽ làm hao
tổn tân dịch, làm tổn thương chính khí, trên lâm sàng sẽ xuất hiện dấu hiệu
thận âm bất túc. Nếu Tỳ Thận đều hư sẽ gây nên chính khí suy, tà khí thịnh.
Triệu chứng:
+ Đa số tiến triển âm thầm, triệu chứng rất sơ sài khiến cho người bệnh dễ
bỏ qua.
+ Thỉnh thoảng sốt nhẹ, ngang thắt lưng đau, người mỏi mệt.
+ Thỉnh thoảng tiểu buốt, tiểu gắt, có khi không điều trị cũng khỏi.
+ Khoảng 1/3 số trường hợp thường có kèm các đợt cấp tính, sốt cao, đau
vùng Thận hai bên hoặc một bên, tiểu đục. Triệu chứng giống như trong
trường hợp viêm cấp nhưng chỉ là một đợt cấp trên gốc bệnh viêm mạn.
+ Dấu hiệu tương đối rõ nhất là ba dấu hiệu chính khi xét nghiệm gồm:
. Nước tiểu có vi khuẩn.

. Tiểu ra bạch cầu, thường trên 4 triệu bạch cầu trên 24 giờ.
. Tiểu ra protein: thường chỉ từ 50-200mg% (0,5 đến 2g) / lít nước tiểu.
Tiến Triển
Tiến triển dai dẳng hàng chục năm, có khi 29-30 năm. Có khi gây nên:
. Huyết áp cao tiến triển theo bể thận – thận viêm, nặng dần dẫn đến suy
thận.
. Thận bị xơ, teo, mất chức năng hoạt động, năng thì phải cắt bỏ bên teo.
. Thận suy từng đợt: nặng nhất là giảm khả năng cô đặc nước tiểu, tiến triển
trong nhiều năm trước khi bị suy thận hoàn toàn.
Điều trị
Thường dùng phép công và bổ cùng lúc.
Bệnh mới phát, dùng phép Thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu thông lâm, hoạt
huyết hóa ứ. Khi bệnh đã ổn định, dùng bổ Tỳ, ích Thận để tăng sức đề
kháng đối với bệnh.
Có thể dùng một số bài thuốc sau:
Thanh Hóa Thang (Trung Quốc Hương Tài Y Sinh Tạp Chí 1993: 4, 39):

Xích thược 6 Xuyên khung

6
Ngưu t
ất 6
Qui vĩ 6
Xuyên sơn
giáp
6 Sa tiền 9 Tây thảo 9
Mao căn 15

Đã trị 42 ca, toàn bộ đều là nữ giới. Tuổi từ 21-62. Bệnh từ 3-18 năm. Tất cả
đã được Tây chẩn đoán là bể thận viêm mạn tính. Uống thuốc này 3-5 thang

nhiều lắm cũng không quá 6 thang đều khỏi. Đạt tỉ lệ 96%.
Thanh Lâm Thang (Hắc Long Giang Trung Y Dược 1991: 3, 16):

Hoàng bá 30
Ngân hoa
60 Hoàng cầm 20
N
gưu tất 12


HEMAX

Thuocbietduoc.com.vn
Sản phẩm Giới thiệu Liên hệ NHÓM THUỐC N11
Tác dụng đối với máu 1 N18 Thuốc đường tiêu hóa 1 N20 Huyết thanh &
Globulin miễn dịch 1
ĐĂNG NHẬP Email: Mật khẩu: Quên mật khẩu Số khách thăm Estore:
7899 Quay lại *Hemax*
Số Đăng ký: VN-0210-06
Dạng bào chế: Bột đông khô pha tiêm-2000IU
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ + 1 ống dung môi
Giá kê khai: Mua bán thuốc> Nhóm Dược lý:
Thuốc tác dụng đối với máu
THÀNH PHẦN: Erythropoietin alfa Người tái tổ hợp
+ Phần thông tin tham khảo
+ + Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
+ Chỉ định:
- Điều trị thiếu máu liên quan đến bệnh nhân suy thận mãn bao gồm bệnh
nhân lọc máu (bệnh thận giai đoạn cuối) và bệnh nhân không lọc máu.
Hemax được chỉ định làm tăng và duy trì mức hồng cầu (được biểu hiện

bằng hematocrit hoặc hemoglobin) và làm giảm sự cần thiết để truyền cho
những bệnh nhân này.
- Bệnh nhân không lọc máu có triệu chứng thiếu máu được cân nhắc để điều
trị nếu có mức hematocrit ít hơn 10 g/dL.
- Thiếu máu ở bệnh nhân HIV được điều trị bởi zidovudine.
- Thiếu máu ở bệnh nhân ung thư do sử dụng hoá trị liệu.
- Giảm sự truyền máu ở bệnh nhân phẫu thuật.
- Thiếu máu ở trẻ sinh non.
Chống chỉ định: Hemax chống chỉ định với các bệnh nhân:
- Cao huyết áp động mạch không kiểm soát.
- Có tiền sử mẫn cảm với human albumin.
- Có tiền sử mẫn cảm với các chế phẩm có nguồn gốc từ tế bào động vật có
vú.
Tương tác thuốc:
Không có bằng chứng cho thấy tương tác của Hemax với các thuốc khác
được phát hiện. Tác dụng phụ:
Đối với các bệnh nhân suy chức năng thận mãn: Hemax nói chung dung nạp
tốt. Các báo cáo về tác dụng nói chung liên quan tới suy chức năng thận
không gây ra tác dụng trực tiếp nào của thuốc.
Trong các nghiên cứu có kiểm soát với r-hu-EPO va placebo trong các bệnh
nhân lọc máu, phần lớn tác dụng phụ là: Mẫn cảm: 24%; Đau đầu: 16%; Đau
khớp: 11%; Buồn nôn: 11%; Phù: 9%; Tiêu chảy: 9%; Nôn: 8%; Đau ngực:
7%; Phản ứng tại chỗ tiêm: 7%. Các tác dụng phụ này cũng được quan sát
thấy với mức độ tương đương trên các bệnh nhân sử dụng thuốc vờ. Phần
lớn tác dụng phụ được miêu tả đối với r-hu-EPO là: co giật, tai biến thiếu
máu mạch não, và nhồi máu cơ tim cấp.
Bệnh nhân HIV đang sử dụng Zidovudine: Các thử nghiệm có kiểm soát sử
dụng r-hu-EPO không cho thấy thuốc có tỷ lệ tác dụng phụ cao hơn so với
bệnh nhân dùng giả dược.
Bệnh nhân sử dụng r-hu-EPO không làm thúc đẩy sự phân chia virus hoặc

làm tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn cơ hội hay tử vong. Bệnh nhân ung thư sử dụng
hoá trị liệu: Không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo trong
nhóm bệnh nhân điều trị với r-hu-EPO. Không có bằng chứng nào là r-hu-
EPO có bất kỳ tác động nào trên dòng tế bào ung thư. Hiệu quả chống tăng
sing của r-hu-EPO đang được nghiên cứu. Các thông tin sẵn có chưa dùng
để xác định là các r-hu-EPO bao gồm Hemax có tác dụng trên ung thư và di
căn hay không.
Bệnh nhân phẫu thuật: Bệnh nhân phẫu thuật phải truyền máu cùng nhóm có
sử dụng r-hu-EPO, có nguy cơ cao hơn huyết khối đã được chỉ ra. Trên một
thử nghiệm có kiểm soát, nhóm bệnh nhân phẫu thuật chỉnh hình sử dụng r-
hu-EPO có nguy cơ cao hơn huyết khối tĩnh mạch sâu so với nhóm sử dụng
giả dược. Phần trăm bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu, tuy nhiên, cũng
chỉ nằm trong khoảng đối với loại phẫu thuật này. Trên một nghiên cứu phẫu
thuật tim, 23% bệnh nhân điều trị với r-hu-EPO và 29 bệnh nhân dùng giả
dược có tai biến mạch máu hoặc huyết khối, 4 trường hợp tử vong trong
nhóm sử dụng r-hu-EPO, có liên quan đến tai biến thiếu máu. Sự liên quan
của r-hu-EPO không thể được loại trừ.
- Thông báo ngay cho bác sỹ nếu có tác dụng phụ. Không dùng thuốc khi đã
quá hạn sử dụng
Chú ý đề phòng:
- Cảnh báo: Các bệnh nhân suy thận mãn:
a. Cao huyết áp động mạch: Hơn 80% bệnh nhân lọc máu có tiền sử cao
huyết áp động mạch. Khi bắt đầu điều trị với r-hu-EPO, áp lực động mạch
cần phải được kiểm soát chặt chẽ và điều trị với r-hu-EPO bị cao huyết áp và
yêu cầu điều trị đầu tiên là trị liệu giảm tăng huyết áp. Có mối quan hệ giữa
tỉ lệ của haematocrit và sự tăng lên của chứng cao huyết áp. Vì vậy, khuyến
cáo rằng khi lượng haematocrit tăng hơn 4 điểm trong bất kỳ thời điểm nào
trong 2 tuần, liều dùng với r-hu-EPO cần giảm xuống.
b. Hiện tượng huyết khối: Sự tăng hiện tượng huyết khối đã được báo cáo ở
bệnh nhân đang lọc máu sử dụng r-hu-EPO. Xuất huyết hiện tượng huyết

khối trong đường vào mạch, nhồi máu cơ tim và các bệnh khác. Hiện tượng
huyết khối đã được quan sát trên các bệnh nhân có lượng haematocrit > 40%
Trong quá trình lọc máu, bệnh nhân có thể được yêu cầu tăng liều heparin để
ngăn cản quá trình huyết khối động mạch.
c. Co giật: Co giật chiếm 2,5% tổng trường hợp điều trị với r-hu-EPO. Nói
chung, chúng có liên quan đến cao huyết áp động mạch. Huyết áp cần phải
được kiểm soát nghiêm ngặt trước và trong quá trình điều trị. Cần phải thận
trọng với các bệnh nhân có tiền sử tai biến co giật.
- Thận trọng:
Kháng thể:
Đặc biệt thận trọng ở các bệnh nhân sử dụng r-hu-EPO đường tiêm truyền,
tương tự như bất kỳ sản phẩm tiêm truyền nào. Phản ứng dị ứng có thể xuất
hiện sau khi dùng sản phẩm. Trong các thử nghiệm lâm sàng, các phản ứng
dị ứng nhẹ và nhất thời đã được báo cáo. Không có phản ứng quá mẫn, hoặc
trầm trọng nào được báo cáo khi sử dụng r-hu-EPO. Vì r-hu-EPO là một
protein. Ở một số bệnh nhân có thể có sự tổng hợp kháng thể chống lại
Hemax. Một số trường hợp có ngừng phát triển nguyên hồng cầu do co liên
quan đến kháng thể trung hoà chống lại các sản phẩm chứa r-hu-EPO hơn là
Hemax, chủ yếu ở các bệnh nhân suy thận mãn. Những bệnh nhân này
không thể sử dụng Hemax hay bất kỳ sản phẩm r-hu-EPO nào khác. Huyết
học: Sự tăng cao hàm lượng Porphyria đã được báo cáo ở các bệnh nhân lọc
máu điều trị với r-hu-EPO. Mặc dù hiện tượng này rất hiếm, cũng cần thận
trọng trên các bệnh nhân có tiềm sử với Porphyria.
Mất hoặc kém đáp ứng thuốc:
Đối với các bệnh nhân dùng liều duy trì cho thấy không hoặc kém đáp ứng
với r-hu-EPO, các nguyên nhân sau có thể loại bỏ:
1. Thiếu hụt sắt;
2. Nhiễm khuẩn, viêm hoặc ung thư;
3. Mất máu không rõ nguyên nhân;
4. Tuỷ xương không hoạt động do các bệnh về máu (teo tuỷ xương, bệnh

thiếu máu Địa trung hải, vv.);
5. Tan máu;
6. Nhiễm độc nhôm;
7. Thiếu hụt vitamin B12 hoặc folic acid;
8. Viêm xương cơ nang. - Khả năng gây ung thư và đột biến: Tính gây ung
thư của Hemax chưa được đánh giá. r-hu-EPO không gây đột biến trong vi
khuẩn cũng như sự khác thường trong các nhiễm sắc thể trong tế bào động
vật có vú.
Phụ nữ mang thai:
Xem thai kỳ nhóm C không có thử nghiệm nào sử dụng Hemax trong quá
trình mang thai, vì vậy sản phẩm này chỉ sử dụng khi lợi ích mang lại vượt
quá nguy co đối với bào thai. Các thí nghiệm trên chuột mang thai, đã quan
sát thấy sự sẩy thai, ở thỏ mang thai điều trị liều 500 IU/kg, không có tác
dụng phụ thuộc nào được quan sát thấy. Cho con bú: Không có bằng chứng
cho thấy Hemax thải loại qua sữa người. Do một số loại thuốc thải loại qua
sữa, nên thận trọng sử dụng Hemax ở phụ nữ cho con bú. Sử dụng trong nhi
khoa: Mặc dù có rất nhiều thử nghiệm lâm sàng sử dụng Hemax trên trẻ sinh
non cho thấy thuốc sử dụng an toàn và có hiệu quả trong điều trị thiếu máu,
sử dụng an toàn lâu dài với sản phẩm này vẫn chưa được chứng minh.
Theo dõi trong phòng thí nghiệm:
Ngay khi bắt đầu điều trị, haematocrit nên được kiểm tra 2 lần mỗi tuần cho
đến khi đạt giá trị mong muốn (10 – 12 g/dl hoặc 30%-36% tương ứng). Khi
đã đạt được mức này, haematocrit nên được đo tuần 1 lần trong 4 tuần để
khẳng định là haematocrit duy trì ổn định. Ngoài ra, kiểm tra haemotocrit sẽ
được thực hiện đều đặn. Số đếm tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu và
haemoglobin nên được theo dõi đều (mỗi 4 tuần). Tăng nhẹ số đếm tiểu cầu
được báo cáo ở bệnh nhân điều trị bởi Hemax.
Mặc dù những thay đổi này là đáng kể, nhưng cũng không có dấu hiệu đáng
kể nào trên lâm sàng, ở bệnh nhân suy thận mãn, urea, creatinine, potassium,
phosphorous và uric acid nên được theo dõi thường xuyên vì dõi thường

xuyên vì tăng nhẹ các thông số này được phát hiên ở bệnh nhân thận mãn có
lọc máu hoặc không.
Ăn kiêng:
Khi tăng haematocrit, bệnh nhân thường cảm thấy thèm ăn. Vì vậy bệnh
nhân điều trị với Hemax thường ăn nhiều. Trong những trường hợp này,
theo dõi đặc biệt với thức ăn có hàm lượng kali cao vì có thể dẫn đến kali
máu.
Kiểm soát lọc máu:
Điều trị với Hemax dẫn đến tăng haematocrit và giảm thể tích huyết tương
mà có thể ánh hưởng đến hiệu quả lọc máu. Lọc máu nên được tiến hành để
ngăn ngừa urea, phosphorous, potassium và creatinine tăng. Trong quá trình
lọc máu, bệnh nhân điều trị với Hemax có thể cần tăng khả năng chống đông
bằng heparin để ngăn ngừa đông máu tại thận nhân tạo.
Liều lượng:
a) Điều trị thiếu máu do suy thận mãn tính:
r-hu-EPO được chỉ định điều trị thiếu máu liên quan đến suy thận mãn. Bao
gồm cả các bệnh nhân đang trong quá trình thẩm tách, tiền thẩm tách hoặc
tách màng bụng. Điều trị với r-hu-EPO làm tăng lượng Haematocrit và
Haemoglobin, vì vậy làm giảm được lượng máu cần truyền thêm của bệnh
nhân.
Đánh giá sắt trước khi điều trị:
Trước và trong quá trình điều trị Hemax, dự trữ sắt của bệnh nhân, bao gồm
bão hoà transferrin (sắt huyết thanh chia ra bởi khả năng gắn iron) và ferritin
huyết thanh, nên được đánh giá. Độ bão hoà Transferrin nên ít nhất là 20%,
và ferritin nên ít nhất là 100 mg/mL. Hầu như tất cả các bệnh nhân cần thiết
phải bổ sung iron để tăng hoặc duy trì độ bão hoà transferrin đến mức mà sẽ
hỗ trợ cho khả năng tạo hồng cầu kích thích bởi Hemax. Huyết áp cần phải
được kiểm soát kỹ trước khi điều trị.
Liều dùng:
Bệnh nhân trưởng thành lọc máu mãn tính.

- Liều khởi điểm:
50 U/Kg/liều ba lần một tuần dùng đường tĩnh mạch, 40 U/Kg/liều ba lần
một tuần dùng đường tiêm dưới da.
- Liều điều chỉnh:

×