Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nuôi tôm sú bằng phương pháp ít thay nước pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.99 KB, 2 trang )

Nuôi tôm sú bằng phương pháp ít thay nước
Kỹ thuật - Chất lượng nước ao nuôi tôm
Nghề nuôi tôm ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng đã có từ lâu đời nhưng chủ
yếu nuôi theo phương thức quảng canh truyền thống, quảng canh cải tiến, bán thâm canh theo
phương pháp nuôi thay nước trực tiếp nên năng suất đạt thấp. Vì vậy để nâng cao năng suất nuôi
tôm ở Bình Định, vấn đề đặt ra là phải tìm được và ứng dụng được kỹ thuật nuôi tôm sú ít thay
nước cho các vùng trong tỉnh kể cả những vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn nhằm nâng cao
năng suất nuôi, hạn chế dịch bệnh, tạo bước đột phá cho ngành nuôi tôm tỉnh nhà.
* MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
Nuôi tôm sú bằng phương pháp ít thay nước hệ thống ao gồm khu ao chứa và khu ao nuôi. Ao
chứa thường < 30% tổng diện tích, dùng cho khâu xử lý nước nhằm chủ động cung cấp và cải
thiện chất lượng nước cấp cho ao nuôi.
Giải pháp bố trí ao nuôi thực nghiệm tại các vùng sinh thái đặc trưng tại các huyện. Từ cơ sở kỹ
thuật nuôi tôm sú theo phương pháp ít thay nước của Bộ Thủy sản, đề tài đã sáng tạo cải tiến một
số khâu kỹ thuật phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng nuôi thực nghiệm. Tại Hoài Mỹ
(Hoài Nhơn), sử dụng giếng đóng để lấy nguồn nước ngầm có độ mặn cao bổ sung cho ao nuôi.
Tuy nhiên, nước mặn có độ pH thấp = 6,0-6,5. Có thể khắc phục bằng gây màu tảo cho ao nuôi
đạt độ trong 40cm, pH nâng lên 7,5 đảm bảo yêu cầu. Tại Phước Thắng (Tuy Phước), độ mặn
môi trường tự nhiên thấp (0-10‰) lại không có nguồn nước mặn ngầm để cấp cho ao nuôi. Độ
mặn từ môi trường bên ngoài thường xuyên thấp, không thể thay cho ao nuôi. Giải pháp là không
thay nước từ ao nuôi mà chỉ cấp thêm nước. Toàn bộ vụ nuôi chỉ cấp nước từ 4-7 lần, mỗi lần 5-
20 cm. Quản lý môi trường ổn định bằng một số loài men vi sinh và hóa chất. Tại Mỹ Thành
(Phù Mỹ), thực hiện trong hai vụ. Vụ một, độ mặn từ 2-3%o; vụ 2, nhiệt độ và độ mặn biến thiên
từ 18-340 C, 5-43%o nằm trong ngưỡng thích hợp cho tôm phát triển trong khi môi trường bên
ngoài không thuận lợi cho việc thay nước. Giải pháp là giữ mực nước trong ao >1m, bón phân
gây màu nước, sử dụng một số men vi sinh và hóa chất ổn định môi trường.
Phương pháp cũ lấy nước trực tiếp theo thủy triều, người nuôi dùng toàn bộ diện tích mặt nước
ao để nuôi, chất lượng khó kiểm soát và kém chủ động. Kỹ thuật nuôi bằng phương pháp ít thay
nước do Bộ Thủy sản hướng dẫn có yêu cầu cao, khó áp dụng vào các vùng mà điều kiện tự
nhiên khó khăn. Giải pháp đã ứng dụng được kỹ thuật này vào các vùng trong tỉnh.
* HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI:


- Năng suất nuôi tôm tăng 5-7 lần so với phương pháp nuôi cũ, lợi nhuận tăng 5-10 lần. Từ 18
đến 158 ngày nuôi, năng suất đạt từ 1.857-3.363kg tôm/ha, lợi nhuận từ 59,23 đến 244,49 triệu
đồng/ha/vụ.
- Mở ra khả năng nuôi tôm cho những vùng, mùa vụ với những điều kiện không thuận lợi.
- Ưu điểm của phương pháp nuôi tôm ít thay nước là môi trường nuôi ổn định, hạn chế sốc cho
tôm, ít bệnh vì nước ao nuôi đã được xử lý, tôm phát triển tốt, cho năng suất cao, mức độ rủi ro
thấp. Điều đáng quan tâm là hạn chế được chất thải từ ao nuôi đưa ra môi trường. Lượng nước
thải chỉ bằng
1/15-1/20 phương pháp cũ.
- Làm thay đổi tư tưởng cho rằng Bình Định không thể nuôi tôm năng suất cao, mở ra hướng
phát triển nghề tôm tỉnh nhà theo hướng thâm canh-công nghiệp-bền vững, tăng thu nhập và
nâng cao đời sống cho các hộ nuôi tôm, giải quyết được tình trạng bế tắc trong sản xuất nuôi tôm
của nhiều vùng.

×