Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN – Phần 3 Các phương pháp quản lí danh mục ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.16 KB, 12 trang )

BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN –
Phần 3


Các phương pháp quản lí danh mục đầu tư
Quản lí danh mục đầu tư trái phiếu
Có 3 phương pháp quản lí: thụ động, bán chủ động và chủ động.
 Quản lí thụ động
* Khái niệm
Quản lí thu động là chiến lược mua và nắm giữ trái phiếu cho đến khi đáo
hạn mà không cần quan tâm đến biến động lãi suất. Đối với chiến lược này, về cơ
bản không phải bắt buộc phân tích dự báo tình hình biến động lãi suất, song nhà
quản lí vẫn cần phân tích để đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro
và xác định số lượng trái phiếu cần đưa vào danh mục phù hợp với độ lớn của
danh mục đầu tư. Theo phương pháp này tốt nhất là đầu tư vào các danh mục có
thành phần trái phiếu tương tự như các chỉ số trên thị trường nhằm thu được kết
quả tương tự như của chỉ số đó.
* Các bước tiến hành khi thực hiện chiến lược đầu tư thụ động
B1. Lựa chọn chỉ số trái phiếu:
Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn:
- Xác định mức độ rủi ro thanh toán mà người đầu tư có thể chấp nhận (rủi
ro thanh toán của TPDN cao hơn TPCP)
- Phải tuân thủ mục tiêu của nhà đầu tư: ví dụ: nếu mục tiêu của nhà đầu tư
là lựa chọn những danh mục có độ biến thiên lợi suất thấp thì cần đầu tư dựa theo
các chỉ số có thời gian đáo hạn bình quân rất ngắn.
Ví dụ một số loại chỉ số trái phiếu trên TTCK Mĩ:
Chỉ số TP thị trường tổng thế: Lehman Brothers Aggregate Index (6500TP),
Merrill Lynch Domestic Market Index (5000), Salomon Brothers Broad Invesment
– grade Bond Index (5000).
Chỉ số thị trường chuyên ngành: Gov.Bond Index, Gov.Corporate Bond
Index, Corporate Bond Index, Mortgate Backed Securities Index, Yankee Bond


Index, World Gov. Bond Index, Eurodollar Bond Index…
B2. Phương pháp đầu tư: khi người quản lí danh mục đã quyết định nên
đầu tư theo chỉ số nào thì phải xây dựng danh mục đầu tư theo phiên bản của chỉ
số đó. Để thực hiện công việc này, người quản lí có thể thực hiện một số phương
pháp sau:
- Mua tất cả trái phiếu có chỉ số chuẩn dự kiến đã chọn với tỉ trọng đầu tư
vào mỗi loại trái phiếu bằng tỉ trọng trái phiếu đó chiếm trong chỉ số chuẩn (đòi
hỏi số lượng vốn rất lớn).
- Chỉ mua chọn lọc một số lượng nhất định các trái phiếu trong chỉ số. Theo
phương pháp này chỉ cần số vốn ít vẫn có thể thực hiện đựợc nhưng mức độ đa
dạng hóa không cao.
Phương pháp mua chọn lọc: chia nhỏ là phương pháp thường được sử dụng
phổ biến hơn cả. Đây là phương pháp phân chỉ số theo các nhóm nhỏ đại diện cho
những đặc tính khác nhau của chỉ số. Cách chia thường theo các đặc tính sau:
- Thời gian đáo hạn bình quân
- Lãi suất coupon
- Thời gian đáo hạn
- Lĩnh vực ngành nghề (TPCP, TPDN, ngành kd…)
- Mức độ tín nhiệm
- Đặc điểm trái phiếu (lãi suất cố định, thả nổi, có bảo đảm hay không…)

 Quản lí bán chủ động
Phương pháp quản lí thụ động đơn thuần chỉ có tác dụng đa dạng hóa danh
mục, giúp giảm thiểu phần rủi ro không hệ thống của danh mục và đạt được kết
quả tương tự mức bình quân của thị trường mà không có tác dụng phòng tránh ruỉ
ro hệ thống.
Để danh mục đạt được mục tiêu đề ra và phòng tránh cả các rủi ro hệ thống,
các nhà quản lí danh mục một mặt thiết lập danh mục theo phương pháp thụ động,
một mặt quản lí danh mục mang tính chủ động. Phương pháp này gọi là quản lí
bán chủ động.

Một số phương pháp quản lí bán chủ động
+ Trung hòa rủi ro: đây là phương pháp phổ biến trong chiến lược loại bỏ
rủi ro cho danh mục đầu tư. Đó là biện pháp xây dựng 1 danh mục trái phiếu sao
cho khi lãi suất biến động thì rủi ro về giá và rủi ro về tái đầu tư gây những tác
động bằng nhau và ngược chiều nhau dó đó chúng triệt tiêu nhau và vì vậy danh
mục đầu tư không bị ảnh hưởng.
+ Loại bỏ rủi ro:
- Loại bỏ rủi ro từng danh mục đầu tư: Để loại bỏ rủi ro cho 1 danh mục
đầu tư phải xây dựng 1 danh mục đầu tư cho thời gian đáo hạn bình quân
(TGĐHBQQ) của cả danh mục đầu tư bằng kì đầu tư dự kiến. Do trong suốt giai
đoạn đầu tư, TGĐHBQ của danh mục sẽ biến đổi khác với kì đầu tư nên gười quản
lí danh mục đầu tư phải thường xuyên cơ cấu lại danh mcụ sao cho TGĐHBQ của
danh mục đó luôn khớp với kì đầu tư. Thông thường các nhà quản lí chuyên
nghiệp có thể điều chỉnh lại danh mục theo định kì (chẳng hạn hàng tháng hay
hàng quý) và tiến hành cơ cấu lại mỗi khi có biến động lãi suất.
- Loại bỏ rủi ro cho tổng tài sản quản lí:
 Quản lí chủ động
Chiến lược chủ động là phương pháp mà người quản lí danh mục dùng tài
tiên đoán và thủ thuật đầu tư của mình để xây dựng ác danh mục đầu tư đạt mức
sinh lời cao hơn mức sinh lời chung của thị trường.
Các yếu tố chủ yếu mà nhà quản lí danh mục theo dõi và dự đoán:
- Thay đổi mặt bằng lãi suất
- Thay đổi cơ cấu kì hạn lãi suất (hay đường cong lãi suất)
- Thay đổi mức chênh lệch lãi suất giữa các loại trái phiếu khác nhau
Một số phương pháp áp dụng chủ yếu
(1) Chiến lược hoán đổi (còn gọi là lựa chọn chứng khoán riêng lẻ -
Individual securities selection strategy)
- Đánh giá 2 loại TP tương đương chất lượng và thời gian đáo hạn, chuyển
loại có coupon thấp sang loại có coupon cao nhưng giá lại không cao hơn nhiều để
hi vọng thu được lợi suất cao hơn. Phương pháp này gọi là hoán đổi lợi suất đơn

thuần.
Ví dụ: chuyển từ trái phiếu có coupon 10%, đáo hạn 30 năm, giá 87,47, cho
lợi suất11,5% sang trái phiếu cùng chất lượng và thời gian đáo hạn có coupon
12%, giá 100 cho lợi suất 12%.
- Khai thác các định giá sai tạm thời của thị trường về giá trị chứng khoán.
Chẳng hạn có 2 loại TP tương đương về chất lượng (độ rủi ro), lĩnh vực hoạt động,
coupon và thời gian đáo hạn, nhưng lãi suất đáo hạn lại khác nhau (tức giá trị khác
nhau) thì người ta sẽ thay thế trái phiếu có lợi suất thấp (giá cao) để đổi lấy TP có
lợi suất cao (giá thấp). Đây là phương pháp hoán đổi thay thế.
Ví dụ: hoán đổi TP đáo hạn 30 năm, coupon 12%, giá ngang mệnh giá cho
lợi suất 12% sang 1 TP chất lượng, thời gian đáo hạn và coupon tương tự, giá 98,4
cho ra lợi suất 12,2%.
- Dự đoán mức độ tín nhiệm của 1 công ty có xu hướng tăng lên, tức là lợi
suất đầu tư vào trái phiếu do công ty này phát hành sẽ giảm (giá TP sẽ tăng), do
vậy phải mua loại TP này và bán loại tương đương không có triển vọng.
Tuy nhiên các chiến lược hoán đổi trên đây có một số rủi ro mà nhà quản lí
danh mục cần nhận biết. Đó là việc TP được hoán đổi chưa chắc đã hoàn toàn
tương đồng về mặt chất lượng với TP ban đầu. Hơn nữa các loại TP thường có thời
gian đáo hạn và coupon tương tự chứ chưa hẳn giống nhau hoàn toàn. Do vậy, sự
chênh lệnh về lợi suất trên đây có thể là sự trả giá cho độ lồi khác nhau chứ chưa
hẳn là do thị trường định giá sai.
(2) Chiến lược dự đoán lãi suất (interest rate anticipation)
Đây là phương pháp đơn giản nhất của chiến lược đầu tư chủ động. Chìa
khóa của phương pháp này là phải dự báo tiên đoán được xu hướng biến động của
lãi suất trong tương lai để từ đó xây dựng 1 danh mục nhạy cảm với sự biến động
đó. Vì thời gian đáo hạn bình quân là đơn vị đo mức nhạy cảm của danh mục tới
sự biến động lãi suất nên khi người quản lí tiên đoán lãi suất sẽ giảm thì cần xây
dựng danh mục đầu tư có TGĐHBQ dài và ngược lại.
Trong quá trình đầu tư cũng bằng cách đoán lãi suất này nhà quản lí có thể
thay đổi TGĐHBQ của danh mcụ bằng cách hoán đổi 1 trái phiếu trong danh mục

có TGĐHBQ thấp để lấy 1 TP khác có TGĐHBQ dài hơn để điều chỉnh TGĐHBQ
của danh mục.
(3) Các chiến lược khác: chiến lược dự đoán chênh lệch đường cong lãi
suất, chiến lược dự đoán mức biến động lãi suất…
5.2.4.2 Quản lí danh mục đầu tư có rủi ro (cổ phiếu)
 Quản lí thụ động
Khái niệm
Là chiến lược mua CP dựa theo 1 số chỉ số chuẩn nào đó và nắm giữ lâu dài
khoản đầu tư. Tuy nhiên điều này không có nghĩa chỉ đơn thuần mua và nắm giữ
CP lâu dài mà đôi khi danh mục cũng cần được cơ cấu lại khi phải tái đầu tư các
khoản cổ tức nhận về và do có một số CP bị hợp nhất hoặc phải ra khỏi danh mục
chứng khoán đầu tư theo chỉ số chuẩn.
Mục đích của chiến lược này không phải để tạo ra một danh mục vượt trội
chỉ số chuẩn (chỉ số mục tiêu), mà tạo ra danh mục cổ phiếu có số lượng và chủng
loại CP gần giống với chỉ số chuẩn nhằm thu hút được mức lợi suất đầu tư tương
đương với lợi suất của chỉ số đó.
Hiệu quả của danh mục này được đánh giá dựa trên khả năng của nhà quản
lí danh mục trong việc tuân theo chỉ số chuẩn, tức là khả năng giảm thiểu những
sai lệch so với chỉ số chuẩn.
Các phương pháp xây dựng danh mục quản lí đầu tư CP thụ động
- Lập lại hoàn toàn một chỉ số nào đó: theo phương pháp này tất cả các loại
CP nằm trong chỉ số được mua vào theo 1 tỉ lệ bằng tỉ trọng vốn mà cổ phiếu đó
chiếm giữ trong chỉ số này. Ví dụ: một số loại chỉ số phổ biến nhất ở Mĩ: S&P 500,
400 và 200; Wilshine 5000, Russell 2000. Phương pháp này chắc chắn giúp nhà
quản lí thu được kết quả đầu tư gần giống với kết quả của chỉ số, nhưng có 1 số
nhược điểm:
+ Vì mua nhiều CP nên chi phí giao dịch lớn (nếu phí giao dịch tính theo
món)→ lợi suất đầu tư giảm.
+ Trong quán trình nắm giữ danh mục đầu tư đó, nhà quản lí sẽ được nhận
cổ tức từ việc sở hữu cổ phiếu. Tuy nhiên mỗi công ty có 1 chiến lược chi trả khác

nhau nên luồng cổ tức nhận được rải rác, dẫn đến việc tái đầu tư bị phân tán, và có
thể bỏ lỡ các cơ hội đầu tư…
- Phương pháp chọn nhóm mẫu: với phương pháp này, nhà quản lí chỉ cần
chọn một nhóm các chứng khoán đại diện cho chỉ số chuẩn theo tỉ lệ tương ứng
với tỉ trọng vốn của từng CP có trong chỉ số chuẩn. Phương pháp này có ưu điểm
giảm chi phí giao dịch vì số lượng chứng khoán mua vào ít nhưng không bảo đảm
chắc chắn lợi suất đầu tư đạt được sẽ tương đương với lợi suất thu nhập của chỉ số
chuẩn.
- Các phương pháp khác: Phương pháp lập trình bậc 2…
 Quản lí chủ động
Mục tiêu của chiến lược này là nhằm thu được lợi suất đầu tư cao hơn lợi
suất của danh mục thụ động chuẩn, hoặc thu được mức lợi nhuận trên trung bình
ứng với 1 mức rủi ro nhất định.
Quy trình quản lí danh mục đầu tư chủ động
- Xác định mục tiêu
- Lập ra một danh mục chuẩn
- Xây dựng 1 chiến lược và kết cấu danh mục đầu tư tối ưu thỏa mãn nhu
cầu người đầu tư theo quy trình sau:
Thực hiện phân tích những ngành và công ty riêng lẻ thỏa mãn mục tiêu đặt
ra
Tính toán xác định số lượng CP trong danh mục sao cho đạt mức đa dạng
hóa cao nhất trong phạm vi giới hạn của khoản tiền đầu tư.
Phân bổ khoản đầu tư (sau khi xác định số lượng và chủng loại CP cần
mua)
- Theo dõi đánh giá các biến động của CP trong danh mục và tái cấu trúc
danh mục
Lí do phải tái cấu trúc danh mục đầu tư:
→Các nhà quản lí dựa vào dự đoán diễn biến kinh tế vĩ mô và các thay đổi
tình hình hoạt động doanh nghiệp để đánh giá sự biến động giá tương quan giữa
các loại CP thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, hoặc cùng một lĩnh vực để

rút bớt vốn từ loại CP có nguy cơ sụt giá chuyển sanhg CP khác có tiềm năng hơn.
→Các nhà quản lí thấy cần phải chuyển đầu tư CP từ lĩnh vực này sang lĩnh
vực khác nhằm đa dạng hóa và phòng ngừa rủi ro vì loại CP đang nắm giữ có nguy
cơ tăng mức rủi ro.
→Trong quá trình đầu tư nhà quản lí phát hiện ra một số CK khác đang tạm
thời bị định giá thấp hơn giá trị thực của nó, do vậy pahỉ mua các CP này để thay
thế cho 1 số CP tương đương (cùng lĩnh vực, cùng độ rủi ro…) hiện cso trong
danh mục, hoặc ngược lại nếu thấy CP trong danh mục bị định giá cao thì có thể
bán đi thay thế bằng loại tương đương khác không bị định giá cao.
Phương pháp lựa chọn CP
Về mặt kĩ thuật, để thực hiện việc lựa chọn CP người ta có thể áp dụng một
số biện pháp như lập danh sách theo chỉ tiêu hoặc đánh giá theo định lượng.
- Phương pháp lập danh sách đơn thuần là việc liệt kê tất cả các chỉ tiêu cần
được thỏa mãn (kể cả chỉ tiêu do người đầu tư đặt ra và chỉ tiêu phân tích) và đưa
vào máy tính để lập danh sách những CP thỏa mãn các chỉ tiêu đó. Các chỉ tiêu đặt
ra có thể bao gồm: vốn, hệ số P/E, ngành nghề, ROE, tỉ lệ chia cổ tức, cổ tức ổn
định hay tăng trưởng…
- Phương pháp định lượng: nhà quản lí xác định độ nhạy cảm của giá (hay
thu nhập) của CP tới các yếu tố kinh tế như: tỉ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất hoặc
mức chi tiêu của công chúng để làm căn cứ đầu tư. Nhà quản lí danh mục cí thể
dựa trên những thông tin đó cùng với những phân tích và nhận định về diễn biến
tình hình kinh tế để đưa ra các quyết định phù hợp.

×