Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ÐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TRONG VỠ VÀ HẸP NIỆU ÐẠO TRƯỚC DO CHẤN THƯƠNG ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.44 KB, 8 trang )

ÐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TRONG VỠ VÀ HẸP NIỆU ÐẠO TRƯỚC
DO CHẤN THƯƠNG

TÓM TẮT
Chúng tôi nghiên cứu 44 bệnh nhân bị vỡ và hẹp niệu đạo trước do chấn
thương đã được điều trị tại khoa Niệu - Bệnh viện Chợ Rẫy. Những bệnh
nhân này được phân làm 3 nhóm tùy theo thời điểm được mổ tạo hình.
Trong khi mổ, chúng tôi quan sát thương tổn của niệu đạo và so sánh giữa 3
nhóm nhằm tìm ra thời điểm tối ưu để mổ tạo hình niệu đạo trước.
SUMMARY
SURGICAL MANAGEMENT FOR FRESH AND LATE TRAUMATIC
LESIONS OF THE ANTERIOR URETHRA
Tu Thanh Tri Dung, Tran Van Sang * Y hoc TP. Ho Chi Minh * 1999, vol.
3, N
0
2: 95-98
We studied 44 patients with traumatic rupture and stricture of the anterior
urethra at the Urology department of Choray hospital. These patients were
divided into 3 groups according to urethroplasty time. We investigated
urethral lesions in three groups in order to find out the best time for
urethroplasty.
ÐẶT VẤN ÐỀ
Chấn thương niệu đạo trước là một cấp cứu niệu khoa thường gặp. Trong
năm 1996 tại khoa Niệu - Bệnh viện Chợ Rẫy, vỡ niệu đạo trước chiếm 28,
24% chấn thương hệ niệu.
Vỡ niệu đạo trước và biến chứng hẹp niệu đạo gây ra nhiều khó khăn trong
sinh hoạt, giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Xử trí muộn hoặc
không đúng, sẽ gây ra biến chứng viêm tấy hoại tử bìu - tầng sinh môn do
nước tiểu, có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Từ trước đến nay, vỡ niệu đạo trước do chấn thương đã được nhiều tác giả
trong và ngoài nước nghiên cứu. Khuynh hướng của đa số tác giả là nên giải


quyết sớm và mổ một thì. và mổ vào lúc nào mới là vấn đề quan trọng. Thời
gian qua, chúng tôi mổ tạo hình 44 trường hợp chấn thương niệu đạo trước ở
các thời điểm khác nhau, với mục đích tìm ra thời điểm thích hợp để mổ tạo
hình niệu đạo trước một cách thuận lợi.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
Về mặt giải phẫu bệnh
(14)
, dập vỡ niệu đạo trước do chấn thương chia làm 2
loại:
Dập không hoàn toàn
Cơ chế chấn thương từ bên trong, như khi đặt ống thông lạc đường. Niêm
mạc niệu đạo và có thể một phần vật xốp bị chạm thương, nhưng chưa bị
xuyên thủng. Bệnh nhân có ra máu ở niệu đạo nhưng không có máu tụ ở
tầng sinh môn.
Có thể dập ở bên ngoài, chỉ tổn thương vật xốp, niêm mạc bên trong còn
nguyên vẹn, sẽ có khối máu tụ tầng sinh môn nhưng không có ra máu niệu
đạo.
Dập hoàn toàn
Niệu đạo bị tổn thương từ trong niêm mạc ra đến bên ngoài hoặc có khi niệu
đạo bị đứt hoàn toàn. Khi đó sẽ có khối máu tụ ở tầng sinh môn, đồng thời
có ra máu ở lỗ sáo.
Ðối với dập vỡ niệu đạo không hoàn toàn, có các cách xử trí như sau:
Không xử trí. Theo một số tác giả (McAninch)
(4,5,11)
,

nếu không có bằng
chứng cho thấy nước tiểu thoát qua chỗ vỡ thì chụp niệu đạo - bàng quang
ngược dòng và cho đi tiểu. Nếu tiểu bình thường không đau, không chảy
máu thì không cần xử trí. Nếu chảy máu, đặt thông tại chỗ.

Theo dõi, nong niệu đạo định kỳ hoặc cắt nội soi khi có biến chứng hẹp niệu
đạo
(1,14)
.
Theo Trần Văn Sáng
(14)
, mặc dù những ngày sau bệnh nhân đi tiểu được
nhưng vật xốp sẽ lành bằng tổ chức sẹo, co rút dần; sau một thời gian sẽ gây
hẹp niệu đạo. Do đó, phải nong định kỳ và theo dõi trong vòng 2 năm. Cắt
nội soi niệu đạo cũng cần thiết khi hẹp nhiều. Và sau cắt nội soi phải đặt
thông niệu đạo làm nòng, để niệu đạo lành quanh ống thông.
Theo Blandy
(1)
, sau ngày thứ 10 nội soi niệu đạo kiểm tra; nếu thấy có hẹp
niệu đạo thì tiến hành nong niệu đạo hay cắt nội soi niệu đạo. Và chỉ mổ tạo
hình khi cần thiết.
- Ðặt ống thông niệu đạo có nhiều lỗ tại chỗ
(4,6,11)
. Nhược điểm của phương
pháp này là dễ nhiễm trùng và có thể đưa đến biến chứng dò niệu đạo ra da.
- Mở bàng quang ra da ngay sau chấn thương, sau đó mổ khâu niệu đạo sớm
trên ống thông niệu đạo làm nòng vào khoảng ngày thứ 10
(6,10,11)
.
Ðối với dập vỡ niệu đạo hoàn toàn, có ba chủ trương:
- Mổ ngay thì đầu: Mổ tạo hình niệu đạo cùng lúc với mở bàng quang ra da
cấp cứu
(7,9)
.
Mổ sớm: Vào khoảng hai tuần sau chấn thương. Mổ cắt bỏ tổ chức niệu đạo

dập nát và khâu nối hai đầu niệu đạo tận - tận trên tổ chức lành
(10,14,15)
.
Mổ muộn: Một số tác giả chủ trương mổ tạo hình niệu đạo muộn vào
khoảng ba đến sáu tháng sau chấn thương (Couvelaire)
(7)
.
+ Mổ sớm có nhiều điểm lợi:
Tổng trạng bệnh nhân đã ổn định.
Khối máu tụ đã tan một phần nhưng chưa có hiện tượng xơ hóa.
Không còn chảy máu ở phần niệu đạo bị chấn thương.
Có thời gian làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định và chụp X
quang niệu đạo ngược dòng, để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
Thời gian bệnh nhân phải đeo ống thông mở bàng quang ra da được rút
ngắn, cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi nghiên cứu 44 bệnh nhân nam bị dập vỡ niệu đạo trước do chấn
thương (cơ chế gây chấn thương là té ngồi trên vật cứng), được điều trị tại
khoa Niệu - Bệnh viện Chợ Rẫy từ 6/1992 - 10/1997. Tất cả những bệnh
nhân này đều được mổ tạo hình niệu đạo với phương pháp nối 2 đầu tận -
tận, sau khi đã cắt bỏ phần niệu đạo tổn thương.
Trong khi mổ, những dữ kiện mà chúng tôi ghi nhận là:
1 - Niệu đạo còn chảy máu không?
2 - Sự phân định của mô lành và mô hoại tử ra sao? Có thể tách tổ chức dập
nát ra khỏi mô lành dễ dàng không?
3 - Khối máu tụ tan chưa? Tổ chức hóa chưa? Có nhiễm trùng không?
4 - Tổ chức niệu đạo chỗ bị chấn thương, ở những thời điểm khác nhau ra
sao?
KẾT QUẢ

Chúng tôi có 44 bệnh nhân nam bị dập vỡ niệu đạo trước do chấn thương.
Phân bố như sau:
Phân bố theo tuổi
TUỔI

<20T 20-40 40-60 >60T
SỐ BN

1 25 12 6
44 BỆNH NHÂN
Tuổi nhỏ nhất là 19t và lớn nhất là 68t. Ðộ tuổi lao động (20 - 60 t) chiếm tỷ
lệ cao 82, 2 %.

×