Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.59 KB, 15 trang )

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ
THIẾT BỊ VẠN XUÂN
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ
Công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh của Công ty cổ phần công nghệ sinh
học và thiết bị Vạn Xuân là công nghệ sử dụng các chủng men vi sinh vật phân giải
Xelluloza có hoạt lực cao, làm phân hủy nhanh các chất hữu cơ tại chỗ như: Than
bùn, phế thải chăn nuôi, sản phẩm phụ của các nhà máy chế biến nông lâm nghiệp
để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh. Trong quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh,
phân bón được bổ xung các vi lượng cần thiết cho cây trồng như: Cu, Zn. B, Mn
Mg , Axit hữu cơ, các vi sinh vật có ích và NPK phù hợp cho quá trình sinh trưởng
và phát triển của cây trồng như: Lúa, ngô, các loại rau mầu, Cao su, cà phê, chè,
cây ăn quả Nhằm phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, an toàn, bền vững và bảo vệ
môi trường sinh thái.
Sản phẩm phân bón đã nằm trong danh mục “phân bón được phép sản xuất
và kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam” theo Thông tư số: 42/2011/TT-BNNPTNT ngày 06
tháng 06 năm 2011 của Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và PTNN và đã công bố Hợp quy
tại Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Thành phố Hà Nội ngày 09 tháng 06
năm 2011.
2. CÁC NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH VẠN XUÂN

 Mùn hữu cơ như:
+ Than bùn
+ Phế thải chăn nuôi
+ Phế thải các nhà máy chế biến nông lâm sản
+ Các nguồn hữu cơ khác
 Quặng phốt pho rít.
 Hỗn hợp vi lượng, VSV phân giải xelluloza, VSV cố định đạm,
VSV phân giải lân, Axit hữu cơ.
 NPK phù hợp cho cây trồng.
3. TÁC DỤNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH SẢN XUẤT THEO CÔNG NGHỆ CỦA


VẠN XUÂN
 Tăng cường hữu cơ, cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp và làm tăng độ mầu
mỡ cho đất trồng.
 Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
 Tăng khả năng giữ ẩm, tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật đất phát triển, giúp
cho rễ phát triển nhanh, khỏe.
 Tăng khả năng kháng sâu bệnh, chịu hạn cho cây trồng.
 Giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, ổn định, làm tăng chất lượng
của nông sản phẩm.
 Làm Tăng năng suất cây trồng từ 10 đến 15%.
4. CÁC LOẠI PHÂN BÓN CỦA VẠN XUÂN
* Phân bón gốc
- Phân hữu cơ vi sinh VX - 01
- Phân hữu cơ vi sinh VX - 02
- Phân hữu cơ khoáng VX - 03
- Phân hữu cơ vi sinh VX - 04
- Phân hữu cơ vi sinh VX - 05
- Phân hữu cơ vi sinh VX - 06
- Phân hữu cơ khoáng VX - 07
- Phân hữu cơ khoáng VX - 08
* Phân bón lá
- Phân bón lá VX – 09 chuyên dùng để chống lại bệnh nghẹt rễ vàng lá
- Phân bón lá VX – 10 chuyên dùng cho các loại cây ăn quả
- Phân bón lá VX – 11 chuyên dùng để kích thích ra chồi
- Phân bón lá VX – 12 chuyên dùng cho cây lấy hoa
* Chế phẩm khác
- Chế phẩm xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ
- Chế phẩm xử lý môi trường
- Chế phẩm xử lý vỏ quả cà phê thành nguyên liệu hữu cơ
- Chế phẩm xư lý rác thải

Các loại phân bón trên của Vạn Xuân đã nằm trong Danh mục “Phân bón được
phép sản xuất và kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam” theo Thông tư số: 42/2011/TT-
BNNPTNT ngày 06 tháng 06 năm 2011 của Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và PTNN và đã
công bố Hợp quy tại Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội ngày 09 tháng 06 năm 2011.
5. CÁCH DÙNG:
 Dùng để bón cho các loại cây trồng như:
+ Cây lúa, cây ngô, cây rau mầu các loại
+ Cây công nghiệp, cây ăn quả
+ Cây chè, cây cà phê, cây cao su…
6. LĨNH VỰC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

 Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh.
 Hợp tác, liên doanh, liên kết để sản xuất phân bón.
7. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH VẠN XUÂN

Ủ men phân giải
Xelluloza
Than bùn, các nguồn
hữu cơ khác
Vi sinh vật có ích:
+ Cố định đạm
+ Phân giải lân
Urê - Lân - Kali
tỷ lệ cho từng loại
cây trồng

Phối trộn đều
Axít Humic
Hỗn hợp vi lượng
Đóng bao bì PP + PE

50kg, 25kg, 10kg
Nghiền nhỏ
QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH
1. THÀNH PHẦN CHÍNH ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN BÓN
* Hỗn hợp vi lượng cho từng loại cây trồng: Cu, Zn, Mn, Bo, Mo
* Hỗn hợp men vi sinh vật hữu ích (phân giải xelluloza, cố định đạm, phân giải lân).
* Các axit hữu cơ (Axit humic).
* Men hương liệu
* Nguồn hữu cơ cao cấp (than bùn, các loại mùn thải hữu cơ, phân thải chăn nuôi …)
* Đạm, Lân, Kali.
2. CÁC NGUYÊN LIỆU CỦA VẠN XUÂN
- Vi lượng VX: đóng gói 2 kg/gói dùng để sản xuất cho 01 tấn hữu cơ vi sinh.
- Men VSV lên men nguyên liệu hữu cơ: Đóng 1kg/gói, pha chế được 30 lít
dung dịch nước, dùng 06 lít để sản xuất cho 01 tấn phân hữu cơ vi sinh.
- Men VSV hữu ích: Đóng gói 50 gam/gói, pha chế được 04 lít dung dịch
nước dùng để sản xuất cho 01 tấn phân hữu cơ vi sinh.
- Axit Humic đóng gói 200gam/gói, pha chế được 20 lít dung dịch nước,
dùng 4 lít dùng cho 01 tấn phân hữu cơ vi sinh.

3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH VX
A. chuẩn bị nguyên liệu hữu cơ
+ Bước 1. Chẩn bị nguyên liệu hữu cơ (Than bùn, phân bò )
- Mùn hữu cơ: Than bùn, phân bò, bã bùn mía, vỏ cà phê được khai thác hoặc thu
mua được tập kết về nơi quy định. Tiến hành phơi cho đến độ ẩm 28 – 32% cho vào
nghiền sơ chế và đưa vào kho chưa mùn.
+ Bước 2. Ủ men vi sinh vật phân giải xelluloza.
- Chuẩn bị mặt bằng nơi ủ: Nơi ủ phải gần nơi chứa mùn hữu cơ để tiết kiệm
công vận chuyển và công sức lao động.
- Chuẩn bị thùng pha men, máy phun men hoặc thùng ôzoa, men phân giải,
nguồn cấp nước sạch đủ để ủ cho khối lượng hữu cơ đã định.

- Lấy 6 lít men phân giải xelluloza đã được pha chế để ủ cho 01 tấn thành
phẩm, nếu ủ khối lượng lớn thì cứ theo công thức trên mà tính toán đủ cho khối
lượng mùn cần ủ, khi ủ phải điều tiết độ ẩm của nguyên liệu ở độ ẩm 35%-50%.
- Cách ủ như sau:
* Cho một lớp mùn dầy khoảng 15 - 20 cm xuống dưới sau đó tưới đều một
lượt men phân giải, Axit humic lên trên, khi đã tưới xong lớp thứ nhất thì tiếp tục cho
lớp thứ hai, cứ như vậy cho đến khi đống ủ hoàn tất việc ủ men.
* Đống ủ cần được vun cao và tạo khối lớn có kích thước rộng từ 2 - 3 m, cao từ 1
– 1,6 m, độ dài tùy thuộc vào mặt bằng của từng nhà máy để tiết kiệm diện tích ủ.
* Thời gian ủ men phân giải xelluloza cho nguyên liệu hữu cơ từ lần 1 từ 7 –
15 ngày, có thể đảo ủ lên men lần 2 từ 7 - 15 ngày thì tiến hành nghiền và sàng để
loại bỏ tạp chất, rác, chuyển vào kho chứa. Nếu nhu cầu của sản xuất phân bón và
thời vụ chăm sóc cây trồng chưa gấp thì thời gian ủ có thể để lâu hơn.
* Sau khi đã đủ thời gian ủ mùn hữu cơ ta thu được sản phảm là phân nền hữu
cơ để chuẩn bị cho việc sản xuất phân bón tiếp theo.
B. Sản xuất phân bón
+ Bước 1. Chuẩn bị đủ lượng mùn hữu cơ.
Than bùn, phân bò, vỏ cà phê, bã bùn mía và các nguồn hữu cơ khác đã lên men
đủ chín và khối lượng mùn hữu cơ cần sản xuất 1 tấn phân bón thực tế tại từng nhà
máy sản xuất cụ thể.
+ Bước 2. Chuẩn bị đủ lượng N,P,K
Căn cứ vào công thức sản xuất của từng nhà máy để từ đó chuẩn bị đủ lượng NPK
cần cho sản xuất 1 tấn phân bón. Nếu sản xuất số lượng phân bón từ 20 đến 30 tấn trở
lên thì cứ lấy khối lượng NPK của 1 tấn mà nhân lên cho đủ khối lượng NPK cần cho
sản xuất.
+ Bước 3. Bổ sung hỗn hợp vi lượng
Căn cứ vào số lượng phân bón cần sản xuất mà chuẩn bị hỗn hợp vi lượng (2kg/tấn
phân bón)
+ Bước 4. Bổ sung vi sinh vật hữu ích đủ theo số lượng tấn phân bón đã định
+ Bước 5. Phối trộn đều bằng máy trộn chuyên dùng

+ Bước 6. Kiểm tra chất lượng phân bón sản xuất ra
+ Bước 7. Đóng bao 10, 25, 50 kg/bao
+ Bước 8. Chuyển vào kho chứa thành phẩm và bảo quản nơi khô ráo thoáng
8. HỆ THỐNG THIẾT BỊ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH
+ Máy nghiền
+ Băng tải nạp liệu
+ Máy sàng rung
+ Máy trộn
+ Băng tải ra liệu
+ Máy đóng bao
+ Máy may bao
9. CÁC NGUYÊN LIỆU MEN VI SINH VẬT, VI LƯỢNG, AXIT HUMIC ĐỂ SẢN XUẤT
PHÂN HỮU CƠ VI SINH CỦA VẠN XUÂN
Vi lượng VX để phối trộn trong quá trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh
với liều lượng 2kg/1 tấn phân bón.
VÀ CÁC CHẾ PHẨM VI SINH VẬT KHỬ MÙI
10. MẪU BAO BÌ PHÂN BÓN
VÀ CÁC LOẠI BAO BÌ PHÂN BÓN CHO CÂY CAO SU, CÀ PHÊ, CHÈ
11. MẪU HỢP ĐỒNG LIÊN DOANH LIÊN KẾT SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ SINH
HỌC
VÀ THIẾT BỊ VẠN XUÂN

Số /2011/HĐLK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
HỢP ĐỒNG LIÊN KẾT
V/v: Hợp tác sản xuất ứng dụng và
tiêu thụ phân bón hữu cơ vi sinh

*****
- Căn cứ Bộ Luật dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Chủ tịch
nước công bố ngày 9/11/1995.
- Căn cứ Quyết định số 38 ngày 10/7/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về hợp tác và
liên kết kinh tế.
- Căn cứ khả năng và nhu cầu của hai bên.
Hôm nay, ngày tháng năm 2011 tại văn phòng của Công ty
, chúng tôi gồm:
* ĐẠI DIỆN : CÔNG TY (BÊN A)
- Ông :……………………………… Chức vụ: Giám Đốc
- Địa chỉ :
- Tài khoản số:
- Điện thoại : ……………………………… - Fax:…………………………….
- Mã số thuế : …………………………………………………………………….
* ĐẠI DIỆN : CTY CP CN SINH HỌC VÀ TB VẠN XUÂN (BÊN B)
- Ông : Nguyễn Kim Cương - Chức vụ: Giám đốc.
- Địa chỉ : Số 39/1295 Đường Giải Phóng, Quận Hoàng Mai - Hà Nội.
- Tài khoản số : 62099059 tại Ngân hàng Thương Mại CP Á châu - Hà Nội.
- Điện thoại : (04). 39912268 - Fax: (04). 36421833
- Mã số thuế : 0101517891
- Email :
Sau khi bàn bạc thống nhất, hai bên cùng ký hợp đồng hợp tác sản xuất ứng
dụng Phân hữu cơ vi sinh giữa Công ty với Công ty cổ phần
công nghệ sinh học và thiết bị Vạn Xuân về những điều khoản sau:
ĐIỀU 1: Hai bên hợp tác sản xuất và ứng dụng Phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho cây
trồng tại ………… trên cơ sở sử dụng nguồn hữu cơ như: Than bùn, phế thải chăn
nuôi và các nguồn hữu cơ khác theo quy trình công nghệ của Công ty cổ phần công
nghệ sinh học và thiết bị Vạn Xuân, với mục đích:
1. Sản xuất ra loại phân bón có chất lượng cao, phù hợp với các loại cây trồng
tại……

2. Cung cấp nguồn hữu cơ, nguồn vi sinh vật có ích và đầy đủ các chất dinh dưỡng
giúp cho cây trồng phát triển tốt, có năng suất cao, ổn định. Cải tạo đất và bảo vệ
môi trường sinh thái một cách bền vững.
ĐIỀU 2: QUY MÔ, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT:
- Quy mô sản xuất: Từ .000 - .000 tấn/năm.
- Thời gian thực hiện hợp đồng từ năm 2011 đến năm 2021.
Địa điểm sản xuất tại: Công ty
ĐIỀU 3: TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI BÊN:
A- Trách nhiệm của bên A:
1. Chuẩn bị mặt bằng, nhà xưởng, địa điểm sản xuất, các nguyên liệu hữu cơ,
công nhân sản xuất, cung cấp điện, nước trong quá trình sản xuất.
2. Cung cấp liên tục và đầy đủ một số nguyên liệu bao gồm:
- Các nguyên liệu hữu cơ
- Phân đạm, lân, kali.
- Bao bì (PP + PE).
- Tiền lương công nhân.
3. Tổ chức và quản lý sản xuất theo công nghệ của Công ty cổ phần công nghệ sinh
học và thiết bị Vạn Xuân.
4. Tiêu thụ 100% sản phẩm sản xuất ra.
B- Trách nhiệm của bên B:
1. Chịu trách nhiệm về quy trình công nghệ và chất lượng sản phẩm.
2. Chịu trách nhiệm về thương hiệu và pháp lý của sản phẩm (Công bố hợp quy).
3. Cung cấp liên tục và đầy đủ các nguyên liệu bao gồm:
- Men vi sinh vật (men VSV phân giải Xelluloza, men VSV cố định đạm, phân gải lân).
- Vi lượng cho cây trồng.
- Axcid Humic.
Các nguyên liệu trên do Công ty cổ phần công nghệ sinh học và thiết bị Vạn
Xuân sản xuất, giá cả sẽ thống nhất theo phụ lục hợp đồng của từng năm cụ thể.
4. Có 1 cán bộ kỹ thuật, cùng cán bộ kỹ thuật bên A, trực tiếp chỉ đạo trong suốt quá
trình sản xuất.

ĐIỀU 4: QUYỀN LỢI CỦA CÁC BÊN:
A- Quyền lợi của bên A:
1. Có sản phẩm phân bón chất lượng cao, giá thành hạ và kịp thời phục vụ cho việc
chăm sóc các loại cây trồng của và các tỉnh lân cận.
2. Thu lại tiền khấu hao tài sản cố định đã đưa vào để xây dựng nhà xưởng v.v
3. Giải quyết được một số lao động nhàn rỗi có việc làm.
4. Bảo vệ môi trường sinh thái duy trì độ phì nhiêu của đất trồng của
B- Quyền lợi của bên B:
1. Được triển khai ứng dụng sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại Công ty
2. Được hưởng tiền công kỹ thuật theo thỏa thuận là .000 đồng/tấn phân bón.
ĐIỀU 5: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN.
Bên A có trách nhiệm thanh toán cho bên B tiền nguyên liệu, mà bên B đưa vào
trong quá trình sản xuất bao gồm: Vi lượng cây trồng, men vi sinh vật, axit humic,
bằng tiền mặt, hoặc chuyển khoản theo phụ lục hợp đồng.
ĐIỀU KHOẢN CHUNG:
Hai bên cam kết thực hiện tốt những điều khoản trên, không bên nào tự ý đơn
phương xóa bỏ khi chưa có sự đồng ý của bên kia. Nếu có khó khăn trở ngại trong
quá trình thực hiện thì hai bên cùng nhau bàn bạc giải quyết. Chọn toà án kinh tế
tỉnh……… để giải quyết khi có tranh chấp hợp đồng.
Hợp đồng này được lập thành 6 bản, các bản đều có nội dung và giá trị pháp lý như
nhau, mỗi bên giữ 3 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
12. NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN BÓN VẠN XUÂN

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ SINH HỌC
VÀ THIẾT BỊ VẠN XUÂN
Số: /2011-CV
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
===***===

Hà Nội, ngày tháng năm 2011.
Kính gửi: CÔNG TY
- Căn cứ vào Hợp đồng liên kết số /2011/HĐLK ngày / /2011 về việc "Liên
kết sản xuất, ứng dụng và tiêu thụ Phân hữu cơ vi sinh" giữa Công
ty và Công ty cổ phần công nghệ sinh học và thiết bị Vạn Xuân.
- Căn cứ vào nhu cầu sản xuất phân bón của Công ty
- Căn cứ vào nhu cầu sử dụng cũng như tiêu thụ phân bón hữu cơ vi sinh trên địa
bàn Tỉnh……….………….và các tỉnh lân cận.
Công ty cổ phần công nghệ sinh học và thiết bị Vạn Xuân đồng ý cho Công
ty ………………………được sử dụng nhãn hiệu hàng hoá của Vạn Xuân để
làm bao bì trong quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh kể từ ngày / /2011.
Việc quản lý mẫu mã bao bì Công ty chịu hoàn
toàn trách nhiệm.
Vậy chúng tôi xin thông báo để Công ty được biết.

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ SINH HỌC
VÀ THIẾT BỊ VẠN XUÂN
Nơi nhận:
- Như trên.
- Lưu VP.
13. CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ NN&PTNT, SỞ NN&PTNT THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHO CÁC LOẠI PHÂN BÓN CỦA VẠN XUÂN
+ 03 Quyết định của Bộ NN&PTNT về việc Công nhận phân bón mới của Cục
Trưởng Cục Trồng Trọt bộ NN&PTNT.
+ 02 Thông tư ban hành Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh
doanh và sử dụng ở Việt nam của Cục Trồng Trọt bộ NN&PTNT.
+ 08 bản Tiếp nhận công bố phân bón phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của Sở
NN&PTNT Thành phố Hà Nội.
Chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THIẾT BỊ VẠN XUÂN

Địa chỉ: số 39/1295 Đường Giải Phóng, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội
Điện Thoại: 04. 39912268 – Fax: 04. 36421833 – DĐ: 0974018688
Email:

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THIẾT BỊ VẠN XUÂN
QUY TRÌNH
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN HỮU
CƠ VI SINH
VẠN XUÂN
HÀ NỘI, 2011

×