i
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG, BIỂU, HÌNH iii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2
1.5. Bố cục của khóa luận 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ E-MARKETING 2
1.1. Khái niệm và đặc điểm của E-Marketing 2
1.1.1.Khái niệm E-marketing 2
Bảng 1.1: Phân biệt E-marketing, E-commerce và E-business 4
1.1.2.Đặc điểm E-marketing 5
1.1.3.Vai trò của E-marketing trong chuỗi các hoạt động của doanh nghiệp 6
1.2. Hoạt động E-marketing 8
1.2.1.Hoạt động nghiên cứu thị trường 8
1.2.2.Hoạt động E-marketing Mix 11
Bảng 1.2: Mô hình 7P trong Marketing mix 12
1.2.3.Đánh giá hiệu quả E-marketing 23
1.3. Các yếu tố cấu thành nên E-marketing 23
1.3.1. Chiến lược E-marketing 23
1.3.2. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG E-MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TINH VÂN 26
2.1. Sự hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Tinh Vân và sản phẩm của công ty 26
2.1.1Công ty Cổ phần Tinh Vân 26
Bảng 2.1: Báo cáo sơ bộ tình hình hoạt động Công ty Cổ phần Tinh Vân 27
2.1.2.1.Sản phẩm của Công ty Cổ phần Tinh Vân 27
ii
Hình 2.1: Giao diện Xalo Mobie trên điện thoại di động 28
Bảng 2.2: Dịch vụ cố định mà Công ty Cổ phần Tinh Vân cung cấp 32
2.2. Hoạt động E-marketing tại công ty trong những năm gần đây 34
2.2.1.Hoạt động nghiên cứu thị trường 34
2.2.2. Hoạt động E-marketing mix 36
Hình 2.2: Tổng quan về các dịch vụ hiện nay Xalo Mobile đang cung cấp 37
Hình 2.3: Minh họa cho sản phẩm gói sự kiện phục vụ mùng 8/3 39
Bảng 2.3: So sánh giá của Xalo và các đối thủ cạnh tranh khác 41
Hình 2.4: Banner quảng cáo cho video– PR gián tiếp hình ảnh Xalo Mobile 46
Hình 2.5: Chi phí thực hiện chiến dịch đẩy mạnh thương hiệu Xalo Mobile qua Video
47
Hình 2.6: V-game I found you 47
Bảng 2.4: Thống kê kết quả trên Google Adwords: 49
Hình 2.7: Hiệu quả Google Adwords 49
Bảng 2.5: Kết quả Google adwords đợt 2 năm 2010 52
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG E-MARKETING CHO CÔNG
TY CỔ PHẦN TINH VÂN 53
3.1. Định hướng phát triển của công ty trong 5 năm tới 53
3.2. Đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động E-marketing 55
3.2.1. Về mặt nhân sự 55
3.2.2. Về sản phẩm 56
3.2.3. Về chiến lược giá 60
3.2.4. Về các kênh đẩy mạnh sản phẩm 60
Hình 3.1: Ví dụ minh họa một đoạn mã trong quảng cáo qua Mã vạch hai chiều 66
KẾT LUẬN 69
iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG, BIỂU, HÌNH
Bảng 1.1: Phân biệt E-marketing, E-commerce và E-business Error: Reference
source not found
Bảng 1.2: Mô hình 7P trong Marketing mix Error: Reference source not found
Bảng 2.1: Báo cáo sơ bộ tình hình hoạt động Công ty Cổ phần Tinh Vân Error:
Reference source not found
Bảng 2.2: Dịch vụ cố định mà Công ty Cổ phần Tinh Vân cung cấp.Error: Reference
source not found
Bảng 2.3: So sánh giá của Xalo và các đối thủ cạnh tranh khác Error: Reference
source not found
Bảng 2.4: Thống kê kết quả trên Google Adwords:Error: Reference source not found
Bảng 2.5: Kết quả Google adwords đợt 2 năm 2010 Error: Reference source not
found
Hình 2.1: Giao diện Xalo Mobie trên điện thoại di động Error: Reference source not
found
Hình 2.2: Tổng quan về các dịch vụ hiện nay Xalo Mobile đang cung cấp Error:
Reference source not found
Hình 2.3: Minh họa cho sản phẩm gói sự kiện phục vụ mùng 8/3 Error: Reference
source not found
Hình 2.4: Banner quảng cáo cho video– PR gián tiếp hình ảnh Xalo Mobile Error:
Reference source not found
Hình 2.5: Chi phí thực hiện chiến dịch đẩy mạnh thương hiệu Xalo Mobile qua
Video Error: Reference source not found
Hình 2.6: V-game I found you Error: Reference source not found
Hình 2.7: Hiệu quả Google Adwords Error: Reference source not found
Hình 2.8: Nội dung quảng cáo cho tiện ích Error: Reference source not found
Hình 3.1: Ví dụ minh họa một đoạn mã trong quảng cáo qua Mã vạch hai chiềuError:
Reference source not found
1
LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, công nghệ và Internet
1
là hai yếu tố hàng
đầu thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội. Kinh tế, xã hội ngày càng
phát triển dẫn đến cạnh tranh trên thương trường ngày một quyết liệt, cùng với đó là
một loạt các khái niệm kinh doanh mới liên tục được hoàn thiện và không ngừng
thay đổi.
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo khiến các doanh nghiệp dễ dàng gia nhập và cũng
dễ dàng bị đào thải. Để trụ lại, bài toán chi phí đặt ra như một nhu cầu thiết yếu nhất.
Và E-marketing dường như là một giải pháp hoàn hảo. Điểm mạnh nhất của E-
marketing chính là hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp với một chi phí thấp hơn
hoạt động Marketing truyền thống rất nhiều. Điều đó khiến cho E-Marketing trở
thành hoạt động không thể thiếu được đối với một công ty, là một trong những yếu tố
quyết định sự thành hay bại của công ty đó.
Công ty Cổ phần Tinh Vân hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ và cung
cấp nội dung số. Bởi vậy, lợi thế cạnh tranh bền vững của công ty so với các đối thủ
khác chính là mảng công nghệ - yếu tố cốt lõi cho việc thành công trên lĩnh vực E-
marketing.
Không chỉ có vậy, đặc thù sản phẩm của Tinh Vân chính là các sản phẩm với nội
dung số. Để khách hàng có thể tin tưởng được sản phẩm – dịch vụ mà công ty đang
kinh doanh, điều kiện đầu tiên là công ty cần nắm rõ sản phẩm đó. Bởi vậy, với
những sản phẩm mang tính công nghệ cao như nội dung số, Tinh Vân lại chỉ sử dụng
những cách truyền thống để Marketing mà không sử dụng đến E-marketing, chắc
chắn hiệu quả mang đến cho người tiêu dùng sẽ không được cao như kỳ vọng.
Nhận thức được rằng phát triển E-marketing có thể được coi là yếu tố sống còn
đối với sự phát triển của Công ty Cổ phần Tinh Vân, nơi tôi đang thực tập và dự kiến
sẽ tiếp tục gắn bó sau khi tốt nghiệp, người viết quyết định lựa chọn đề tài “Thực
trạng và một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng E-marketing tại Công ty Cổ
phần Tinh Vân” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình
1
Internet: là mạng toàn cầu được hình thành từ các mạng nhỏ hơn, liên kết hàng triệu máy tính trên thế
giới thông qua cơ sở hạ tầng viễn thông.
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong khuôn khổ của khóa luận, tác giả muốn làm rõ:
Khái niệm E-marketing, công cụ Marketing không dây và Marketing thông
qua Internet.
Thực trạng E-marketing hiện tại Công ty Cổ phần Tinh Vân, những tồn tại.
Đề xuất giải pháp đẩy mạnh sao cho E-marketing tại Công ty Cổ phần Tinh
Vân được hiệu quả hơn.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: hoạt động E-marketing thông qua Internet tại Công ty Cổ phần
Tinh Vân.
Phạm vi nghiên cứu: trong những năm gần đây
1.4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu khoá luận, tác giả sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau: phân tích tổng hợp, đối chiếu so sánh, khảo sát thực tế,
phương pháp định tính và định lượng.
1.5. Bố cục của khóa luận
Khóa luận tốt nghiệp, ngoài danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, danh mục
bảng biểu được kết cấu thành ba chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về E-marketing
Chương 2: Thực trạng E-marketing tại Công ty Cổ phần Tinh Vân
Chương 3: Đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động E-marketing cho Công
ty Cổ phần Tinh Vân
Người viết xin được chân thành cảm ơn thầy Đinh Khương Duy, thầy đã nhiệt
tình hướng dẫn người viết trong quá trình làm khóa luận. Do còn nhiều hạn chế về
mặt kiến thức cũng như thời gian nghiên cứu, khóa luận còn nhiều thiếu sót nên rất
mong nhận được đóng góp từ quý thầy cô.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ E-MARKETING
1.1. Khái niệm và đặc điểm của E-Marketing
1.1.1. Khái niệm E-marketing
Trải qua ba cuộc cách mạng lớn về công nghệ, môi trường Marketing của các
doanh nghiệp vì thế đã có rất nhiều thay đổi. Marketing qua các kênh truyền thống
3
như truyền hình, báo đài, không còn là những cách hiệu quả nhất và tức thời nhất đối
với doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng nữa.
Có rất nhiều quan điểm của các tác giả trên thế giới về E-marketing:
Thứ nhất, theo Giáo sư Phillip Kotler, bậc thầy Marketing: “E-marketing là quá
trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ
và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân – dựa trên các phương tiện
điện tử và Internet”.
Còn theo Joel Reedy và Schullo, 2000, Electronic Marketing (Integrating
electronic resources into the Marketing Process): “Marketing điện tử bao gồm tất cả
các hoạt động trực tuyến hay dựa trên hình thức trực tuyến giúp nhà sản xuất có thể
đơn giản hóa các quá trình sản xuất các sản phẩm hang hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng
những nhu cầu và mong muốn của người tiêu dung. Marketing điện tử sử dụng công
nghệ mạng máy tính vào việc thực hiện phối kết hợp nghiên cứu thị trường, hỗ trợ
phát triển sản phẩm, các chiến lược và chiến thuật phát triển nhằm thuyết phục người
tiêu dùng mua hàng, cung cấp các hình thức phân phối trực tuyến, tạo lập và duy trì
các bản báo cáo về khách hàng, kiểm soát các dịch vụ khách hàng và thu thập các
thông tin phản hồi từ khách hàng. Marketing điện tử thúc đẩy các chương trình
Marketing toàn cầu phát triển và hỗ trợ cho các mục tiêu về thương mại điện tử của
doanh nghiệp.” – lược dịch.
“Marketing điện tử bao gồm tất cả các hoạt động để thỏa mãn nhu cầu và mong
muốn của khách hàng thông qua Internet và các phương tiện điện tử” – lược dịch từ
Joel Reedy, Shauna Schullo, Kenneth Zimmerman, 2000, Electronic Marketing.
“Marketing điện tử là hoạt động ứng dụng mạng Internet và các phương tiện điện
tử - web, email, cơ sở dữ liệu, các kênh đa phương tiện…để tiến hành các hoạt động
marketing nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức và duy trì quan hệ khách hàng
thông qua nâng cao hiểu biết về khách hàng – thông tin, hành vi, giá trị, mức độ
trung thành…, các hoạt động xúc tiến có mục tiêu và các dịch vụ qua mạng hướng
tới thỏa mãn nhu cầu của khách hàng” – lược dịch từ Dave Chaffey PR Smith, 2008,
E-marketing Excellent, Total Email marketing, Internet Marketing.
Vậy, tổng hợp từ rất nhiều các định nghĩa về E-marketing, có thể hiểu: E-
marketing là việc tiến hành tất cả các hoạt động giống như trong Marketing truyền
4
thống – từ hoạt động nghiên cức thị trường, đưa ra chiến lược Marketing, thu thập
và phản hồi lại thông tin từ khách hàng nhưng dựa trên nền tảng hỗ trợ của các
công cụ điện tử như mạng Internet, các thiết bị không dây…
Về bản chất, E-marketing cũng giống như Marketing truyền thống: làm thế nào
để thỏa mãn khách hàng ở mức tối ưu. Những phần tử để tạo nên E-marketing cũng
bao gồm: sản phẩm hay dịch vụ, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh. Từ
những thành phần cơ bản này, doanh nghiệp sẽ xây dựng nên những chính sách kinh
doanh thích hợp với thị trường mục tiêu như: chính sách giá cả, chính sách sản phẩm,
chính sách phân phối, chính sách xúc tiến kinh doanh hoặc là kết hợp các chính sách
đó lại, tùy vào yêu cầu của thị trường khi đó. Tuy nhiên, trong E-marketing, công cụ
để hỗ trợ cho các hoạt động đó là các công cụ điện tử. Chính bởi vậy nên các chính
sách Marketing cũng cần thay đổi một cách linh hoạt hơn, đáp ứng nhu cầu mới của
môi trường mới – môi trường điện tử.
Cũng chính bởi khác biệt đặc trưng vô cùng quan trọng đó mà E-marketing gặp
khó khăn ở vấn đề cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của thị trường mục tiêu (số
lượng người sử dụng Internet và các công cụ công nghệ, mức độ sử dụng, tốc độ truy
cập ). Nếu cơ sở hạ tầng còn yếu kém thì người tiêu thụ không có nhiều cơ hội tiếp
cận với mạng Internet, tìm thông tin trên Internet, mua hàng trực tuyến, tham gia đấu
giá trên mạng Như vậy, E-marketing khó có thể có ảnh hưởng đến người tiêu dùng
ở thị trường đó. Bởi vậy mà bài toán đặt ra cho người làm E-marketing chính là làm
thế nào để chọn được thị trường mục tiêu hiệu quả, và đối với thị trường đó, bán sản
phẩm nào sẽ mang lại doanh thu cao nhất.
Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rõ sự khác biệt giữa Marketing điện tử (E-
marketing), Thương mại điện tử (E-commerce) và Kinh doanh điệ tử (E-business).
Bảng 1.1: Phân biệt E-marketing, E-commerce và E-business.
Yếu tố so
sánh
E-marketing E-commerce E-business
5
Bản chất
Là việc dùng các
phương tiện điện tử để
giới thiệu, mời chào,
cung cấp thông tin về
sản phẩm hàng hóa hoặc
dịch vụ của nhà sản xuất
đến người tiêu dùng và
thuyết phục họ chọn nó
Chỉ các hoạt động
mua bán thông qua
các phương tiện
điện tử
Chỉ tất cả những
hoạt động kiếm
tiền từ mạng, từ
việc bán hàng hoá,
dịch vụ cho đến tư
vấn, đầu tư
Thành phần
tham gia
Khách hàng - khách
hàng
Doanh nghiệp–Doanh
nghiệp
Doanh nghiệp – khách
hàng
Doanh nghiệp –
khách hàng
Doanh nghiệp –
Doanh nghiệp
Khách hàng –
khách hàng
Doanh nghiệp –
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp –
khách hàng
Nguồn: Người viết tự tổng hợp từ
/>e.html - truy cập ngày 13/4/2012
1.1.2. Đặc điểm E-marketing
1.2.2.1. Ưu điểm
Việc thực hiện E-marketing đem lại cho người dùng nhiều tiện ích cũng chính bởi
những đặc thù của môi trường này:
E-marketing giúp khách hàng tra cứu thông tin về sản phẩm dễ dàng, nhanh
chóng và hiệu quả - tất cả sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đều được đưa đầy
đủ thông tin lên các kênh trên Internet giúp cho việc nắm bắt tra cứu thông tin được
nhanh chóng, dễ dàng.
Bên cạnh đó, E-marketing còn tạo ra công cụ thu thập thông tin về khách hàng
nhanh chóng và đầy đủ, thuận tiện nhất – việc số hóa các tài liệu hỗ trợ việc tổng hợp
và thu thập thông tin khách hàng dễ dàng hơn.
Không chỉ có vậy, hoạt động E-marketing đưa doanh nghiệp tới khách hàng mục
tiêu một cách nhanh nhất – các công cụ trực tuyến và không dây làm mất khoảng
6
cách địa lý giữa khách hàng và doanh nghiệp nên hai bên có thể biết đến nhau một
cách nhanh chóng.
Thông qua E-marketing, doanh nghiệp có thể kinh doanh sản phẩm theo nhu cầu
cá nhân – việc khách hàng đặt hàng sản phẩm được dễ dàng hơn qua các công cụ
trực tuyến.
Hơn nữa, thực hiện E-marketing cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã tự tạo ra khả
năng giao dịch và thanh toán tiện lợi, nhanh chóng cho sản phẩm của chính mình,
kích thích tâm lý tiêu dùng của khách hàng – các công cụ thanh toán trực tuyến cùng
với sự hỗ trợ kết hợp với các ngân hàng.
Thêm vào đó, hoạt động E-marketing cho phép người tiêu dùng sử dụng sản
phẩm, dịch vụ với chi phí thấp, giá thành hạ, chất lượng dịch vụ tốt – bản thân hoạt
động E-marketing tốn ít chi phí hơn hoạt động marketing truyền thống nên giảm
thiểu giá thành tới mức thấp nhất, kích thích cầu tiêu dùng.
Cuối cùng, E-marketing mở rộng thị trường tiêu thụ và đối tác tiềm năng – môi
trường Internet và môi trường không dây không giới hạn vị trí địa lý cũng như múi
giờ thời gian nên mở rộng khả năng hợp tác và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
1.2.2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm có thể dễ dàng nhận ra, E-marketing cũng tồn tại một số
nhược điểm nhất định.
Về phương diện kỹ thuật, E-marketing đòi hỏi khách hàng phải sử dụng các kỹ
thuật mới và không phải tất cả mọi đối tượng khách hàng có thể sử dụng được.
Về phương diện bán hàng, khách hàng không thể chạm, nếm, dùng thử hay cảm
nhận sản phẩm trước khi mua trực tuyến.
Về thị trường khách hàng: lượng khách hàng có thể bị giới hạn bởi trên thị trường
hiện tại, không phải tất cả các khách hàng đều có điều kiện tiếp xúc với môi trường
công nghệ cao.
1.1.3. Vai trò của E-marketing trong chuỗi các hoạt động của doanh nghiệp
Để định hướng và phát triển doanh nghiệp thì vấn đề quản lý chuỗi giá trị được
đặt ra thiết yếu trong việc quản lý, dựa trên cơ sở quản lý một cách đúng đắn trên
phương thức quản lý chuỗi giá trị để đưa ra phương pháp Marketing hiệu quả và cụ
thể hơn E-marketing một cách xuất sắc. Trong môi trường hoạt động kinh doanh
7
doanh nghiệp, Marketing là một trong những yếu tố quyết định bước tiến và định
hướng hoạt động doanh nghiệp, trong đó E-marketing là mắt xích quan trọng để đòn
bẩy trong việc phát triển, phân phối và định hướng chiến lược ra thị trường.
E-marketing dựa trên quản lý giá trị, giá trị trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp
nói chung và trong doanh nghiệp nói riêng là đối tượng của kế toán tài chính, kiểm
soát lợi nhuận và chi phí cũng như nghiên cứu quản lý dựa trên giá trị .
E-marketing dựa trên quản lý nhu cầu, cụ thể xem xét nhu cầu và doanh số bán
hàng để đưa ra quyết định đối với giá cả và quyết định số lượng bán hàng. Lĩnh vực
nghiên cứu để giải quyết những quyết định đưa ra chủ yếu là kinh tế, kinh doanh và
nghiên cứu thị trường trong quản lý doanh thu. Góp phần định hướng nhu cầu quản
lý với nghiên cứu kinh tế về cơ chế thị trường và giá cả. Mối quan hệ của cung và
cầu từ quan điểm của người mua và người bán tham gia thị trường. Sau đó phân tích
và đưa ra chiến lược cho vấn đề Marketing hay cụ thể hơn là E-marketing và bán
hàng.
E-marketing dựa trên quản lý sự cung ứng để quản lý hậu cần, quản lý sản xuất,
mua sắm và tìm nguồn cung ứng cũng như quản lý chuỗi cung ứng để giảm thiểu chi
phí với một nhu cầu nhất định ảnh hưởng đến khối lượng bán hàng và quyết định giá
để tối đa hoá doanh thu hoặc cung cấp không giới hạn, dựa trên cơ sở đó, để quản lý
tập trung vào phân tích tổng lợi nhuận với nhu cầu và cung cấp. Dựa trên sự phân
tích cụ thể trên phương diện quản lý chuỗi giá trị để đưa ra chiến lược Marketing hợp
lý và phù hợp với hình thức kinh doanh cũng như sản phẩm đặc trưng của doanh
nghiệp. Từ đó đề xuất ra phương pháp tiếp cận thị trường và chiến lược marketing
hợp lý để tối ưu hoá con đường từ sản xuất kinh doanh đến việc tiêu thụ hàng hoá
kinh doanh.
Sau khi đưa ra các điều kiện thích ứng cho công việc Marketing hay cụ thể hơn là
E-marketing sẽ đi vào từng vấn đề cụ thể để tương tác ngược với các vấn đề quản lý
chuỗi giá trị. Thâm nhập vào thị trường Internet trong nước đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ và thị trường Internet toàn cầu với các doanh nghiệp có quy mô lớn và
muốn đưa sản phẩm đến các thị trường khác. Dựa trên công việc thu thập thông tin,
khảo sát, nghiên cứu lấy ý kiến người dùng để đưa ra con số cụ thể trong việc sản
xuất, doanh số bán hàng và tìm đơn vị cung ứng. Tìm các phương pháp tiếp cận
8
người dùng qua các kênh Internet nổi tiếng và có uy tín đối với người sử dụng như
Google, Microsoft hay các trang tin tức địa phương. Cụ thể tại Việt Nam qua các
kênh dantri.com.vn, vnexpress.net, tinhte.vn… để cho việc Marketing được triệt để
và đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
Sự lớn mạnh của thị trường thiết bị cầm tay, cụ thể như điện thoại thông minh,
máy tính bảng, máy tính xách tay có thể được giải thích bằng sự bùng nổ về công
nghệ thông tin và hạ tầng mạng khiến số lượng truy cập Internet qua các thiết bị cầm
tay tăng đột biến trở thành thị trường tiềm năng cho công việc E-marketing của
doanh nghiệp. Đặt chiến lược phát triển lâu dài trên các nền tảng hệ điều hành dành
cho thiết bị di động như Android, Windows hay Ios… từ đó triển khai định hướng
thích hợp cho doanh nghiệp phát triển.
Bởi vậy, cũng giống như Marketing truyền thống, E-marketing có một vai trò
không thể thay thế được. Tuy nhiên, trong xu thế mới của thị trường, nếu doanh
nghiệp chỉ có hoạt động Marketing truyền thống thì không đủ đáp ứng được đòi hỏi
mới. Sự ra đời của công nghệ kéo theo một loạt những thay đổi, cơ hội cũng như
thách thức trong môi trường Marketing mới.
Dựa trên cơ sở của hoạt động E-marketing trên phương diện quản lý giá trị, chuỗi
cung ứng, nhu cầu thị trường khiến cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở
nên dễ dàng hơn và triệt để hơn trong vấn đề khai thác người dùng và phân phối sản
phẩm đến thị trường. E-marketing là mắt xích quan trọng trong việc khâu kết các
phương thức quản lý trong chuỗi giá trị kinh doanh để đạt hiệu quả, là con đường tối
ưu trong việc Marketing và tương thích ngược với các khâu trong việc quản lý doanh
nghiệp, quản lý sản phẩm, quản lý bán hàng
1.2. Hoạt động E-marketing
1.2.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường
1.2.1.1. Khái niệm nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng, giúp người làm
Marketing đưa ra được một chiến lược phù hợp và đạt được hiệu quả cao. Ngược lại,
nếu công tác này không được chuẩn bị chu đáo, thị trường không được phản ánh
đúng với thực tế, toàn bộ chiến lược Marketing, cho dù có được chuẩn bị công phu
9
cũng sẽ bị lãng phí nguồn lực, không đạt được hiệu quả cao như mong muốn, hoặc
có thể thất bại hoàn toàn.
Đa số các doanh nghiệp, không kể doanh nghiệp địa phương hay quốc tế, trước
khi xâm nhập vào một thị trường mới, tung ra một sản phẩm mới hoặc thực hiện một
chiến dịch quảng bá truyền thông lớn hay quyết định điều chỉnh một trong các yếu tố
chiêu thị như tăng giảm giá, thay đổi bao bì sản phẩm, tái định vị… đều cần thực
hiện nghiên cứu thị trường trước khi xây dựng kế hoạc chi tiết.
Nghiên cứu thị trường là việc sử dụng tất cả các phương pháp nhằm đánh giá
xem những thị trường nào mang lại nhiều tiềm năng nhất cho sản phẩm của doanh
nghiệp. Nghiên cứu thị trường trong hoạt động E-marketing được gọi là Nghiên cứu
thị trường trực tuyến – E-market research, bao gồm tất cả các hoạt động nghiên cứu
thị trường được tiến hành qua Internet.
Việc nghiên cứu thị trường, về cơ bản nhằm đáp ứng ba câu hỏi:
Sự bão hòa của thị trường đối với sản phẩm/dịch vụ.
Điều này cho phép doanh nghiệp quyết định tham gia vào thị trường này hay sẽ
chọn một thị trường khác. Trả lời câu hỏi trên là điều vô cùng quan trọng, bởi doanh
nghiệp xác định nhầm thị trường mục tiêu cũng giống như việc đem cơm tới cho
người đã no bụng. Thị trường không cần sản phẩm của doanh nghiệp thì cho dù
những khâu quảng cáo tiếp sau có được thực hiện hoàn hảo đến mấy, việc không đạt
được kỳ vọng là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Những gì mà doanh nghiệp chào hàng có thật sự đáp ứng được nhu cầu
của thị trường hay không?
Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp cho doanh nghiệp có những chiến lược về dịch
vụ và sản phầm sao cho đáp ứng được nhu cầu của thị trường một cách tốt nhất, đáp
ứng được cái mà thị trường đang thiếu, mang lại doanh thu cao nhất. Bởi kinh doanh
tức là bán cái thị trường cần, không phải bán cái mà doanh nghiệp có.
Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ở trên thị trường đó hiện đang có những hoạt động gì? Đáp ứng được câu hỏi
này, nghĩa là doanh nghiệp sẽ có được phương thức phù hợp để tiếp cận được khách
hàng. Doanh nghiệp sẽ có hai hướng khi tham gia vào một thị trường mới: trở thành
người dẫn đầu cho xu hướng mới, hoặc là trở thành người đi sau. Ví dụ điển hình về
10
X-man và Clear-man. Khi thị trường dầu gội đầu đã bị Unilever chinh phục hoàn
toàn, nhưng chủ yếu Unilever cung cấp sản phẩm dầu gội đầu cho nữ giới. Nhận thấy
không đủ sức cạnh tranh, hoặc nếu cạnh tranh, sẽ mất rất nhiều thời gian, nguồn lực
để có thể chiếm lĩnh thị trường, X-man đã quyết định đi theo một hướng khác, sản
xuất ra dầu gội cho nam giới, với khẩu hiệu “X-man đàn ông đích thực”. Thành công
của X-man đã được cả thế giới công nhận. Và cho tới hiện tại, thương hiệu Clear
man của Unilever vẫn chỉ là thương hiệu thứ hai cho các quý ông.
1.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu thị trường
Có hai phương pháp nghiên cứu thị trường chủ yếu: phương pháp nghiên cứu
định tính – NCĐT và phương pháp nghiên cứu định lượng - NCĐL
Thứ nhất, NCĐT là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp
tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm
của nhà nhân học. Phương pháp này sử dụng hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết,
phương pháp nghiên cứu định tính còn sử dụng quan điểm diễn giải, không chứng
minh chỉ có giải thích và dùng thuyết kiến tạo trong nghiên cứu nhằm mục đích trả
lời các câu hỏi nhằm tìm ra động cơ và những yếu tố thúc đẩy sự vật sự việc. Cách
chọn mẫu xác xuất mà các nhà làm NCĐT thường làm là chọn mẫu xác xuất ngẫu
nhiên, xác xuất chùm, mẫu hệ thống, mẫu phân tầng và mẫu cụm. Cách đặt câu hỏi
của phương pháp này thường là các câu hỏi mở và dài, không theo thứ tự và gây
tranh luận để đối tượng được phỏng vấn thoải mái bày tỏ quan điểm của mình.
Thứ hai, NCĐL là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ
trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch. Phương pháp này chủ yếu là
kiểm dịch lý thuyết, sử dụng mô hình Khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương
pháp NCĐL có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan
nhằm mục đích đo lường, phân khúc và so sánh. Cách chọn mẫu mà các nhà làm
NCĐL thường làm là chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu hệ thống, mẫu phân
tầng hoặc chọn mẫu cụm. Các câu hỏi đặt ra cho đối tượng được phỏng vấn thường
là câu hỏi theo thứ tự dưới dạng câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở. Những câu hỏi này
đều đã được soạn sẵn, đảm bảo tiêu chí ngẵn gọn, xúc tích và không gây tranh luận.
1.2.1.3. Kỹ thuật nghiên cứu thị trường
Hiện nay tồn tại một số kỹ thuật nghiên cứu thị trường phổ biến như:
11
Tra cứu từ những dữ liệu có sẵn (desk research)
Thảo luận nhóm (Focus group)
Phỏng vấn trực tiếp (Face-to-face interview)
Phỏng vấn qua điện thoại (Telephone interview)
Khảo sát bằng thư tín (Postal survey)
Thử nghiệm trọng điểm (Clinics & hall tests)
Quan sát (Observation)
Thăm dò qua Internet (Internet survey)
1.2.1.4. Các bước thực hiện nghiên cứu thị trường
Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu thị trường, xác định quy mô mẫu và
nguồn của các mẫu điều tra; xác định phương pháp nghiên cứu thị trường phù hợp
nhất.
Bước 2: Thiết kế phiếu hỏi. Những câu hỏi phải đáp ứng được yêu cầu của dự án
và cần được thử nghiệm trước để đảm bảo tính chính xác của nghiên cứu.
Bước 3: Thu thập dữ liệu. Dữ liệu được thu thập thông qua các cách thức như đã
nêu ở trên. Việc điều tra thị trường cần được thường xuyên giám sát để đảm bảo tính
chính xác của nghiên cứu.
Bước 4: Tiến hành phân tích dữ liệu thông qua các phần mềm thống kê chuyên
nghiệp, đưa ra các khuyến nghị từ những dữ liệu cho sẵn.
Bước 5: Lập báo cáo kết quả nghiên cứu
1.2.2. Hoạt động E-marketing Mix
Khái niệm Marketing mix: Marketing mix là một mô hình giúp các nhà làm
Marketing có thể tạo lập được một kế hoạch phù hợp cho từng phân khúc thị trường
nhất định. Marketing mix có thể, ít nhất cung cấp một loạt các quyết định mà các nhà
Marketing cần làm, hoặc hơn nữa, các nhà làm Marketing có thể kết hợp các quyết
định đó lại sao cho phù hợp với nguồn lực sẵn có.
E-marketing mix là sự thay đổi, ví dụ như sản phẩm trở thành dịch vụ, dịch vụ trở
thành quản lý khách hàng và mở rộng cộng đồng khách hàng vào môi trường kinh
doanh trực tuyến mới
12
Bảng 1.2: Mô hình 7P trong Marketing mix
Nguồn: Dave Chaffey, 2008, Excellence E-marketing,.
Mô hình 7P đối với các nhà làm Marketing truyền thống đã vô cùng quen thuộc.
Trong E-marketing, mô hình đó vẫn được áp dụng, tuy nhiên đã được thay đổi để
thích ứng với môi trường kinh doanh mới.
Mô hình 7P áp dụng trong E-marketing nghĩa là: Product – Price – Place –
Promotion – Processes – Physical evidence - People (Sản phẩm – Giá cả - Địa điểm
– Xúc tiến – Quá trình– Môi trường vật chất xung quanh - Con người)
1.2.2.1. Product – sản phẩm
Cũng giống như trong Marketing truyền thống, các nhà làm E-marketing cũng
luôn cần giải quyết các vấn đề về sản phẩm. Tuy nhiên, khi môi trường kinh doanh
thay đổi – sản phẩm sẽ được biết đến, và thậm chí được giao dịch qua môi trường
Internet, vậy sản phẩm ở đây cũng cần được cải tiến sao cho phù hợp với môi trường
này.
13
Trang web
2
EBay đã rất thành công khi là sản phẩm đầu tiên phục vụ cho nhu cầu
đơn giản của khách hàng, bán đồ cũ với giá cao nhất có thể, đã đưa ra một sản phẩm
vô cùng độc đáo thời điểm đó, một mô hình đấu giá, giao lưu mua bán qua mạng mà
với eBay, có thể giải quyết được những điểm yếu của E-marketing là tính không
chắc chắn, thông tin về người bán và người mua tất cả đều ở trên mạng Internet, bởi
vậy độ tin cậy không cao, không tạo uy tín, lòng tin giữa hai bên giao dịch. Trang
web Youtube ra đời với nhu cầu khi khách hàng bị bão hòa với việc chia sẻ hình ảnh,
Youtube tạo công cụ để khách hàng chia sẻ video, các vấn đề về công nghệ như tốc
độ tải lên, tốc độ tải về, định dạng tệp tin,… được Youtube giải quyết một cách tối
ưu, và cho tới thời điểm hiện tại, Youtube là một trong năm trang web có lượng truy
cập trên ngày nhiều nhất tại Mỹ theo khảo sát của Nielsen thống kê 10 trang web
được truy cập nhiều nhất tại Mỹ trong năm 2011
Sản phẩm luôn là yếu tố quan trọng nhất, và định hình được một sản phẩm qua
Internet tốt luôn là yếu tố sống còn trong các chiến lược E-marketing
- Ý tưởng về sản phẩm (concept): Trước hết sản phẩm vẫn cần sự độc đáo,
những nhu cầu chưa được giải quyết, người làm E-marketing cần có những nghiên
cứu thị trường những phân tích tổng quát và những nắm bắt nhạy bén để phát hiện ra
những ý tưởng sơ khai này, sau đó với những nghiên cứu thị trường, những phân tích
sâu hơn nhu cầu, về phân khúc khách hàng… Được sự trợ giúp của công nghệ,
Internet, việc thu thập thông tin từ khách hàng, dự đoán xu hướng tiêu dùng mới để
đưa ra những sản phẩm tức thời đối với các nhà làm E-marketing dễ dàng hơn so với
các nhà làm Marketing truyền thống. Bởi vậy, cạnh yếu tố độc đáo, yếu tố về bảo
mật thông tin sản phẩm và đưa sản phẩm ra một cách tức thời cũng rất quan trọng, là
điều kiện tiên quyết xác định thành hay bại của chiến dịch E-marketing.
- Chức năng (Functional): Từ những phân tích trên thiết kế lên những chức năng
để giải quyết những nhu cầu đã vạch ra – nhu cầu ở đây chính là nhu cầu của khách
hàng. Bất cứ khi nào trong một phân tích nào, người làm E-marketing cũng luôn cần
phải phân tích đứng trên góc độ của khách hàng mục tiêu của mình. Người làm E-
marketing có thể là một ông già nua cổ hủ, nhưng nếu làm sản phẩm cho giới trẻ thì
2
Web: là một trang giấy điện tử có chứa thông tin giúp cho người đọc có thể nhìn thấy được với một điều
kiện có thiết bị điện tử kết nối Internet.
14
cần đứng trên quan điểm của giới trẻ nhận định và suy nghĩ. Bên cạnh đó, từ việc
đưa ra ý tưởng về sản phẩm, qua các công cụ E-marketing, doanh nghiệp cần dự
đoán được điều mà khách hàng mong muốn ở một sản phẩm. Thông thường, khách
hàng tự bản thân sẽ không hiểu được nhu cầu của mình cho tới khi có một sản phẩm
hoàn hảo được đưa ra với những chức năng tốt nhất. Bởi vậy, nhà làm E-marketing,
bên cạnh công cụ hỗ trợ việc tìm hiểu thông tin nhanh chóng, hiệu quả, tiện lợi cũng
rất cần đến tầm nhìn. Đứng ở khía cạnh của người tiêu dùng để có thể đưa ra một sản
phẩm cạnh tranh trên thị trường Internet tốt nhất và độc đáo nhất.
- Tiện dụng (Usablity): Khi môi trường kinh doanh không còn là môi trường
truyền thống, sự cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn. Khi làm kinh doanh truyền thống,
nhất thiết cần có cơ sở hạ tầng, giấy phép đăng ký kinh doanh, số vốn lớn nhất định,
…. Nhưng trên môi trường Internet, một cá nhân nhỏ lẻ với một vài món đồ cũng có
thể trở thành nhà kinh doanh cạnh tranh với doanh nghiệp. Thế nên yêu cầu nhất
thiết về sự tiện dụng của sản phẩm càng trở nên thiết yếu hơn trong môi trường
Internet. Đặc biệt hơn khi ngày nay, nhịp sống công nghiệp làm cho nhịp sống của
người tiêu dùng trở nên vội vã hơn thì tính năng tiện dụng lại càng được đặt lên hàng
đầu. Một sản phẩm tốt, những chức năng đáp ứng đúng nhu cầu, tất cả phải đi đôi
với việc triển khai tốt, ở bước này, những phân tích về khả năng tiện dụng sẽ là vô
cùng cần thiết.
- Hiệu năng (Performance): Đây là yêu cầu cuối cùng sau khi đã thỏa mãn những
yêu cầu trên. Một dịch vụ tốt, chức năng hoàn hảo, dễ sử dụng nhưng lại được tải
thông tin với một tốc độ chậm chạp hoặc hay gặp các sự cố về mạng thì chắc chắn
sản phẩm đó sẽ không được đón chào. Đây chính là điểm làm nên sự khách biệt lớn
nhất giữa chiến lược sản phẩm trong Marketing truyền thống và E-marketing.
1.2.2.2. Price – Giá cả
Giá cả trở thành một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, một trong những lợi
thế cạnh tranh tốt nhất của doanh nghiệp. Trong một môi trường có một lượng khách
hàng, đối thủ và đối tác khổng lồ, không phân biệt khoảng cách địa lý, thời gian,
lượng sản phẩm được rao bán cũng là vô cùng đa dạng, phong phú, đặc sắc. Bởi vậy
người tiêu dùng có vô vàn sự lựa chọn về sản phẩm. Thế nên bên cạnh việc đưa ra
một sản phẩm hoàn hảo, doanh nghiệp rất cần đưa ra một mức giá thấp nhất có thể
15
chấp nhận được để tăng lượng khách hàng của chính mình. Hoặc doanh nghiệp, bằng
cách này hay cách khác, tạo cho khách hàng cảm giác khách hàng được nhiều lợi ích
hơn khi mua sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Bên cạnh đó, ngày nay trên môi trường Internet, có rất nhiều sản phẩm mà người
tiêu dùng được sử dụng miễn phí như nhạc, video
3
, hình ảnh,… Vậy nên các nhà làm
E-marketing cũng cần phải tận dụng được những công cụ miễn phí đó để làm đòn
bẩy cho sản phẩm của chính mình, hạ giá thành, chi phí quảng cáo bằng cách tận
dụng những nguồn tài nguyên sẵn có và hoàn toàn miễn phí.
1.2.2.3. Place – Địa điểm
Môi trường Internet không có biên giới, thế nên khái niệm địa điểm ở đây cũng
cần được hiểu theo một cách nhìn mới. Mạng lưới phân phối ở đây có thể hiểu là sự
thuận tiện của khách hàng. Twitter
4
có thể dễ dàng sử dụng từ trang web chính của
mình, nhưng Twitter vẫn cung cấp thêm những phụ tùng để dùng cho bảng điều
khiển của máy tính Mac – sản phẩm mang thương hiệu Apple, chạy trên hệ điều
hành Mac thay vì Windows hay Ubuntu… như các máy tính khác, những tính năng
thêm vào để dùng cùng với Firefox – trình duyệt cho phép người tiêu dùng truy cập
mạng Internet. Thương hiệu Flickr tiện lợi với trang web, nhưng vẫn liên tục cập
nhật công cụ cho phép tải lên Flickr Upload, và gần như tất cả những dịch vụ thành
công hiện nay đều xây dựng những giao diện lập trình ứng dụng riêng để kết nối với
dịch vụ.
Ngày nay với việc phát triển các thiết bị di động, các trang web còn phải xây
dựng thêm những công cụ phân phối dịch vụ của mình trên điện thoại di động,
Flickr, Facebook, Amazon, eBay… đều đã và đang làm rất tốt những việc này.Tất cả
những điều đó là việc mở rộng khả năng phân phối của doanh nghiệp – Place.
Tóm lại, địa điểm phân phối sản phẩm trong E-marketing khác với địa điểm phân
phối trong Marketing truyền thống chính là không phải địa điểm tính về khoảng cách
địa lý, không phải vùng miền tiêu thụ, mà là làm thế nào để sản phẩm được biết đến
nhiều nhất. Muốn được như vậy, người làm E-marketing cần biến sản phẩm của
3
Video: là công nghệ điện tử giúp chụp lại, ghi âm, truyền tải, xây dựng và lưu lại một chuỗi các hình ảnh
đại diện cho những cảnh chuyển động
4
Twitter: trang mạng xã hội cho phép người dùng chia sẻ hình ảnh, video, nhạc và các thông tin khác với
nhau.
16
mình trở nên thông dụng và được biết đến qua rất nhiều kênh khác nhau, tích hợp
cùng các thương hiệu khác hoặc tích hợp các tính năng lại, tạo sự thuận tiện nhất cho
người tiêu dung. Địa điểm ở đây có thể được hiểu là địa điểm trong khoảng không
công nghệ.
1.2.2.4. Promotion – Xúc tiến
Cũng như Marketing truyền thống, đây là công việc chiếm nhiều thời gian của
những người làm E-marketing, và trong E-marketing, công đoạn xúc tiến sản phẩm
còn quan trọng hơn trong Marketing truyền thống rất nhiều. Với kinh doanh truyền
thống, trong một vài trường hợp doanh nghiệp có thể hoạt động mà không cần đến
hoạt động xúc tiến, có những sản phẩm khi sản xuất ra không hề được quảng cáo mà
đưa thằng về tiêu thụ ở các thị trường có mức sống thấp. Những sản phẩm này phục
vụ những nhu cầu thiết yếu của khách hàng và khách hàng tự tìm đến mua sản phẩm.
Tuy nhiên cũng chính bởi vậy mà lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ không phải là một con
số đáng kỳ vọng.
Các công cụ để làm E-marketing có rất nhiều: Marketing lan tỏa, qua E-mail, qua
diễn đàn, qua trang web… Vấn đề cốt yếu là việc doanh nghiệp triển khai và ứng
dụng những công cụ này như thế nào.
Các công cụ giúp thúc đẩy hoạt động Xúc tiến
Hiện nay, trong môi trường Internet có rất nhiều hình thức để thực hiện E-
marketing, tuy nhiên phổ biến nhất trong đó là một số loại hình đặc thù dưới đây.
a. Marketing thông qua Email
5
Với sự phát triển của Internet hiện nay, lượng người sử dụng hình thức thư điện
tử ngày càng gia tăng thay vì sử dụng hình thức thư tay truyền thống…GoogleMail,
YahooMail và HotmMail là các nhà cung cấp địa chỉ email miễn phí với dung lượng
lưu trữ lên đến hàng Gigabyte – đơn vị đo lường dung lượng có thể chứa đựng được
trên hộp thư điện tử của mỗi cá nhân.
Marketing bằng Email là việc người làm Marketing thông qua email gửi những
thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp bằng các sách điện tử hay
danh mục điện tử… nhằm giới thiệu cũng như tác động đến nhu cầu mua của khách
5
Email: là thư điện tử, nghĩa là nội dung các bức thư được lưu dưới dạng các tệp tin hoặc các văn bản
được số hóa và gửi đi theo đường truyền Internet.
17
hàng về sản phẩm của công ty. E-mail chính là cách tốt nhất để giao dịch với khách
hàng. Ưu điểm đầu tiên khiến các nhà làm Marketing chọn phương pháp email là chi
phí thấp và không mang tính xâm nhập đột ngột như tiếp thị qua điện thoại. Doanh
nghiệp có thể gửi thông điệp đến lượng khách hàng không giới hạn – tùy thuộc vào
khả năng thu thập thông tin khách hàng, không phân biệt vị trí địa lý, trong thời gian
nhanh nhất. Thêm vào đó, thông qua hòm thư điện tử, doanh nghiệp có thể truyền tải
một cách đầy đủ nhất thông điệp mình muốn gửi tới khách hàng, mọi tài liệu, trang
web, hình ảnh và giá cả về sản phẩm đều có thể gửi qua email, bởi dung lượng của
một email là vô cùng lớn.
Tuy nhiên, chính ưu điểm có thể gửi nhanh và nhiều thông qua email cũng gây
nên nhược điểm cho phương pháp này. Khách hàng càng ngày càng trở nên bão hòa
hơn với việc nhận được các email quảng cáo của doanh nghiệp, bởi vậy, khả năng
người tiêu dung mở email tiếp thị là rất thấp. Chính bởi vậy, để không quấy rầy
khách hàng, và cũng là để Email Marketing được hiệu quả, người làm Marketing cần
tạo được niềm tin từ khách hàng. Email Marketing nên xác nhận yêu cầu được cung
cấp thông tin hoặc sự chấp thuận của khách hàng, mọi thông tin do doanh nghiệp gửi
đi phải mới mẻ, hấp dẫn và có ích đối với khách hàng.
Hoạt động Email Marketing được thực hiện dưới 2 hình thức:
Email Marketing được sự cho phép của người nhận (Solicited Commercial
Email)
Hình thức Email Marketing được sự cho phép của người nhận là một trong các
hình thức Marketing tốt nhất giúp phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
mang lại lợi nhuận nhanh chóng nhất với chi phí thấp nhất bởi:
Doanh nghiệp gửi email đến cho những khách hàng quan tâm đến sản phẩm.
Khách hàng đang có nhu cầu, và doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu đó. Như vậy doanh
nghiệp tạo được niềm tin tiêu dùng trong lòng khách hàng, được đánh giá cao về thái
độ phục vụ chu đáo, và khách hàng sẽ ưu tiên sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Chính bởi sự nhanh gọn của email – gửi một email tốn chưa đến 1 giây, xác suất
doanh nghiệp nhận lại đơn đặt hàng cũng sẽ được tăng lên. Trong thời đại số, khi
thời gian là yếu tố tiên quyết thì Email Marketing đã mang lại cho doanh nghiệp lợi
thế tuyệt đối đó.
18
Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng được thắt chặt hơn,
khách hàng cập nhập liên tục thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm, khuyến mại
sau các khoảng thời gian khác nhau một cách hoàn toàn tự động. Khi có bất kỳ điều
gì không hài lòng về doanh nghiệp, khách hàng có thể ngay lập tức email phàn nàn
tới doanh nghiệp và nhận được những trả lời thích đáng. Như vậy, Email Marketing
giúp làm lợi cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng, làm tăng chất lượng phục vụ
khách hàng của doanh nghiệp lên.
Bên cạnh đó, hình thức này cũng gặp phải nhược điểm. Doanh nghiệp cần có sự
đồng ý từ phía người tiêu dùng mới được phép gửi email. Trong thời đại Internet
phát triển với tốc độ thiên lý mã như hiện nay, người sử dụng rất cảnh giác với các
thông tin trên mạng, nên điều cốt lõi là doanh nghiệp cần đặt được lòng tin cho
khách hàng.
Email Marketing không được sự cho phép của người nhận (Unsolicited Email
Marketing hay Unsolicited Commercial Email-UCE) còn gọi là Spam.
Hình thức gửi Email Marketing không mong muốn là phương pháp dễ thực hiện
hơn nhưng đồng thời hiệu quả mang lại thấp hơn. Tại các nước phát triển, nếu sử
dụng hình thức Email Marketing này doanh nghiệp có khả năng sẽ gặp rất nhiều rắc
rối vì chủ nhân của hộp thư đó có thể kiện doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ bị phạt
vì hành vi làm phiền hòm thư này. Và doanh nghiệp áp dụng hình thức này cần phải
cân nhắc thật kỹ chiến lược của mình.
Doanh nghiệp có thể giảm thiểu tính quảng cáo trong các email của mình bằng
cách đính kèm các món quà nho nhỏ đến và kèm theo đó là một mẫu đăng ký danh
sách gửi thư. Chỉ nên gửi quảng cáo đến hộp thư của khách hàng một hoặc hai lần và
khoảng cách giữa các số lần nên là khoảng thời gian dài. Đồng thời doanh nghiệp
cũng nên nói rõ với khách hàng nếu họ không muốn nhận thư nữa, chỉ cần thực hiện
một số thao tác đơn giản là khách hàng có thể loại bỏ tên của họ ra khỏi danh sách
nhận thư cũng như sẽ không phải nhận thêm bất kỳ một thư tiếp thị nào khác. Bằng
những cách đó, nếu áp dụng một cách khéo léo Spam có thể mang lại cho doanh
nghiệp những kết quả không ngờ.
b. Các công cụ tìm kiếm phục vụ việc tiếp thị (Search Engine Marketing – SEM)
19
Search Engine Marketing (SEM) thực chất là hình thức quảng bá doanh nghiệp
thông qua các công cụ tìm kiếm. Khi khách hàng sử dụng các công cụ tìm kiếm như
Google, Yahoo, Bing,… và đánh những từ khoá, nếu từ khoá đó thuộc về Website
6
của doanh nghiệp, khách hàng sẽ tìm thấy Website, hoặc các thông tin về doanh
nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp trên các trang Web khác. SEM chính là sự tổng
hợp của nhiều phương pháp marketing nhằm mục đích giúp cho website của doanh
nghiệp đứng ở vị trí như mong muốn trong kết quả tìm kiếm trên Internet.
Thành phần của SEM bao gồm:
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization - SEO):
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm là phương pháp doanh nghiệp làm tăng thứ hạng
của chính mình thông qua cách xây dựng cấu trúc website, cách biên tập và đưa nội
dung vào website, sự chặt chẽ, kết nối với nhau giữa các trang trong website Xây
dựng website một cách hoàn hảo: giao diện dễ sử dụng, tốc độ tải thông tin nhanh,
lượng thông tin vừa đủ cần thiết, doanh nghiệp nên tránh tình trạng quá nhiều thông
tin sẽ dẫn đến việc thông tin làm loãng thông tin, khách hàng không tìm thấy được
cái họ muốn và họ sẽ rời bỏ website của doanh nghiệp, khả năng liên kết, tra cứu
thông tin nhanh
Trả tiền theo từng cú kích chuột (Pay Per Click - PPC):
Đây là hình thức quảng cáo dưới dạng nhà tài trợ trên Internet. Tác dụng của hình
thức quảng cáo này là làm tăng lưu lượng người truy cập vào website thông qua việc
đăng tải các biểu ngữ quảng cáo về website của doanh nghiệp ngay phần bên cạnh
trong kết quả tìm kiếm. Theo hình thức này thì các đơn vị đặt quảng cáo sẽ phải chi
trả cho bộ máy tìm kiếm một khoản phí được qui định trên mỗi cú kích chuột vào
mẫu quảng cáo.
Trả tiền theo gói (Pay Per Inclusion - PPI):
Đây là một hình thức nhằm giúp cho website, đặc biệt là những website mới xây
dựng và mới đưa vào hoạt động, dễ dàng có thể được các bộ máy tìm kiếm và ghi
6
Website: là tập hợp của rất nhiều trang web tại một đia chỉ nhất định để người xem có thể truy cập vào.
Trang web đầu tiên người xem truy cập từ tên miền thường được gọi là trang chủ, người xem có thể xem các
trang khác thông qua các siêu liên kết.
20
nhận sự tồn tại của website trong cơ sở dữ liệu và doanh nghiệp cần trả phí cho điều
đó.
Khi có một yêu cầu tìm kiếm được thực hiện, máy tìm kiếm sẽ tìm các website có
nội dung phù hợp trong bản thân cơ sở dữ liệu mà có sẵn rồi sau đó mới sử dụng đến
các danh mục website mở khác. Bởi vậy, nếu website của doanh nghiệp phù hợp với
từ khoá được sử dụng để tìm kiếm thì website sẽ có cơ hội được đưa lên những vị trí
ban đầu và lượng người tiêu dung truy cập trang web của doanh nghiệp sẽ tang đột
biến.
Tối ưu hóa truyền thông xã hội (Social Media Optimization - SMO):
Là một cách tối ưu hoá website bằng cách liên kết và kết nối với website mang
tính cộng đồng nhằm chia sẻ những ý kiến, những suy nghĩ hay kinh nghiệm thực tế
về một vấn đề…Phương pháp SMO thường sử dụng là dùng đến nguồn cấp dữ liệu
RSS Feeds. RSS Feeds là một trong những cách thức sử dụng để cập nhật tin tức
thường xuyên, liên tục… cũng giống như blogs …ngoài ra, còn có thể có liên kết với
một số công cụ khác như: You tube để chia sẻ video, hay Flickr chia sẻ ảnh, album…
để tạo ra tính hấp dẫn thu hút người đọc thường xuyên truy cập đến địa chỉ và coi đó
là địa chỉ quen thuộc.
Tiếp thị tìm kiếm qua Video (Video Search Marketing - VSM):
Đây là hình thức quảng cáo thông qua những video ngắn được đưa lên website
được tối ưu để có thể tìm kiếm đuợc. Hiện nay, Youtube đang là một trong những
trang web đứng đầu về dịch vụ này, bên cạnh đó, một số trang web khác tại Việt
Nam cũng đang triển khai rất tốt dịch vụ như tamtay.vn, funclip.vn, clip.vn,…
c. Tiếp thị thông qua các trang Web – Website Marketing
Website Marketing là phương pháp Marketing dựa trên trang Web có chứa thông
tin, hình ảnh về một sản phẩm dịch vụ hay một doanh nghiệp nào đó với mục đích
giới thiệu, quảng cáo, tiếp thị tới khách hàng. Thông qua Website, khách hàng có
được thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp, các đợt khuyến mại (nếu có) hoặc các
dịch vụ kèm theo khi mua hàng.
Website giới thiệu các sản phẩm trực tuyến. Các thông tin về sản phẩm (hình ảnh,
chất lượng, các tính năng, giá cả,…) được hiển thị 24 giờ mỗi ngày và 365 ngày
trong một năm, sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng. Khách hàng có thể đặt hàng các
21
sản phẩm, dịch vụ, và thanh toán trực tiếp trên mạng. Để thu hút sự chú ý và tạo
dựng lòng trung thành nơi người tiêu dùng, doanh nghiệp phải đáp ứng đúng nhu
cầu, thị hiếu của thị trường.
d. Marketing thông qua nhật ký trực tuyến – Blog Marketing
Blog là từ gọi tắt của Weblog, là một dạng nhật ký trực tuyến, bắt đầu bùng nổ từ
cuối thập niên 90 của thế kỷ 20. Người viết Blog - Blogger có thể là cá nhân hoặc
nhóm, đưa thông tin lên mạng với mọi chủ đề, thông thường có liên quan đến kinh
nghiệm hoặc ý kiến cá nhân, chủ yếu cung cấp thông tin đề cập tới những chủ đề
chọn lọc, không giống như các báo truyền thống. Nhờ được các phần mềm hỗ trợ, dễ
sử dụng, Blog phổ biến rất nhanh và việc tạo ra Blog rất đơn giản. Cũng như các
Website, Blog có thể được viết với nhiều định dạng khác nhau, mỗi trang Blog có thể
chứa các siêu liên kết, hình ảnh và liên kết tới các trang khác.
Trong thời đại ngày nay, sự nghiên cứu, tìm tòi những tính năng sử dụng mới của
các sản phẩm gần như đạt đến mức bão hoà thì lợi thế cạnh tranh của các doanh
nghiệp nhiều khi không nằm ở điểm vượt trội về công nghệ của sản phẩm mà ở cách
thức quảng bá và tiếp cận khách hàng mục tiêu của các doanh nghiệp. Trong vấn đề
này, E-marketing đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở Việt Nam khi mà tài chính và nguồn nhân lực là có hạn. Áp dụng E-
marketing sẽ giúp các doanh nghiệp nhạy bén hơn với những thay đổi của thị trường,
những xu hướng của thị trường, cũng như giải quyết được các khó khăn đang phải
đối mặt.
1.2.2.5. Con người – people
Con người trong chiến lược E-marketing rất quan trọng. Con người ở đây có thể
được hiểu là các chiến lược về quản lý nhân sự, chăm sóc khách hàng, khách hàng…
Khi môi trường kinh doanh thay đổi, mọi yếu tố của doanh nghiệp cũng cần thay
đổi nhằm đáp ứng được yêu cầu mới. Trong một thế giới trực tuyến mới, rất nhiều
dịch vụ được tự động hóa, doanh nghiệp cần đáp ứng được những đòi hỏi sau khi
tham gia vào môi trường kinh doanh trực tuyến:
Phản hồi tự động: là việc phản hồi một cách tự động khi một công ty gửi email
cho một tổ chức hoặc hoàn thành một biểu mẫu trực tuyến.
22
Thông báo về email: cần được tự động hóa bởi hệ thống cập nhập khách hàng của
công ty khi họ đặt hàng, ví dụ như nhận hàng, mặt hàng hiện tại còn trong kho, các
công văn.
Phương tiện gọi lại: khách hàng để lại số điện thoại của họ và khoảng thời gian có
thể liên lạc được trên một phom mẫu đã được soạn sẵn. Gọi điện cho khách hàng từ
trung tâm chăm sóc khách hàng của công ty vào đúng thời điểm cần thiết – thời điểm
thuận tiện mà chắc chắn rằng khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái và tỷ lệ thành công
của việc gọi điện là cao là một đòi hỏi vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.
Trả lời trực tuyến: hoạt động hỗ trợ khách hàng qua trung tâm điện thoại trong
môi trường trực tuyến là chưa đủ. Hiện nay, các doanh nghiệp tham gia E-marketing
đều cần có đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng trực tuyến, ví dụ như các trang
web vatgia.com, muachung.vn, cungmua.com… hiện nay đều có đội ngũ nhân viên
trả lời khách hàng trực tuyến.
Thường xuyên trả lời các câu hỏi: có một hệ thống các câu hỏi thường gặp và
những câu trả lời hữu ích để khách hàng có thể tra cứu sẵn trước khi đặt bất kỳ câu
hỏi mới gì cho nhân viên tư vấn, tiết kiệm thời gian và nguồn lực của cả khách hàng
lẫn doanh nghiệp.
Cung cấp dịch vụ hỏi và trả lời: tương tác giữa các khách hàng với nhau, các
khách hàng khi tham gia sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp có thể thành lập một
cộng đồng trực tuyến để cùng tham gia trao đổi với nhau. Điển hình cho mô hình này
là các diễn đàn.
Công cụ tìm kiếm trực tuyến: giúp khách hàng có thể tìm kiếm một cách nhanh
nhất những thông tin cần thiết.
Hợp tác trình duyệt (co-browsing) tại đây, màn hình của khách hàng có thể được
xem bởi trung tâm chăm sóc khách hàng kết hợp với việc gọi lại hoặc nói chuyện
trực tuyến với khách hàng.
1.2.2.6. Môi trường vật chất – physical evidence
Khi mua một dịch vụ vô hình, khách hàng luôn tìm kiếm sự đảm bảo từ phía
doanh nghiệp. Trong môi trường kinh doanh truyền thống, doanh nghiệp có thể tạo
sự tin tưởng từ phía khách hàng thông qua trụ sở công ty, lô gô thương hiệu, đồng
phục…và các yếu tố khác. Tuy nhiên trong môi trường điện tử, tất cả các nội dung