Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

vai trò của thương hiệu cá nhân trong xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.18 KB, 28 trang )

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
Đề tài: “Vai trò của thương hiệu cá nhân trong xã hội”
Lời mở đầu.
Đã từ lâu thương hiệu không chỉ là một các nhãn gắn lên một đơn vị sản
phẩm đơn thuần nữa. những thương hiệu thành công có một linh hồn riêng
của nó, tạo ra một bản sắc riêng biệt trong tâm trí khách hàng. Tài sản
thương hiệu là vô hình nhưng lại vô giá với một công ty. Từ các tổ chức ở
mọi quy mô cho đến các cá nhân đều coi xây dựng thương hiệu là một trong
các chiến lược quan trọng hàng đầu. Các quốc gia cần xây dựng thương hiệu
Các tập đoàn lớn cần xây dựng thương hiệu. Các công ty nhỏ ngay từ khi bắt
đầu thành lập cũng không thể sao nhãng việc xây dựng thương hiệu . Và
ngay cả các cá nhân cũng ý thức tạo cho bản thân một thương hiệu riêng.
Một người chỉ là số nhỏ nhất trong hàng tỷ người trên thế giới,để những
người xung quanh phân biệt ra bạn là đã rất khó, để họ nhớ được, biết được
giá trị của bản thân bạn còn khó hơn nữa. Vì vậy chúng ta hãy bắt đầu suy
nghĩ về thương hiệu cá nhân và có những chiến lược, hành động thật sự xây
dựng cho mình một thương hiệu.
Gây dựng thương hiệu cá nhân chính là cách bạn khẳng định mình, tự biết
tách mình ra khỏi đám đông một cách ấn tượng và đầy ý thức.
Để giúp làm rõ hơn về vấn đề này nhóm chúng em đã đưa ra những ý kiến
và được trình bày trong bài tiểu luận với đề tài “ Vai trò của thương hiệu cá
nhân trong xã hội ” Rất mong được sự đóng góp của thầy giáo và các bạn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
Chương 1: Cơ sở lý luận.
1: Thương hiệu là gì?
1.1: Các khái niệm thương hiệu
* Có thể nói, thương hiệu là tất cả sự cảm nhận của người tiêu dùng hay
khách hàng mục tiêu về sản phẩm hay doanh nghiệp. Đối với khách hàng,
thương hiệu đại diện cho một sự cuốn hút, tổng thể giá trị hay những thuộc
tính giúp cho người tiêu dùng nhận thức và phân biệt đối với sản phẩm
khác. Như vậy, một thương hiệu sẽ lớn hơn một sản phẩm rất nhiều. Sản


phẩm chỉ có thể trở thành thương hiệu khi nó là biểu tượng của các yếu tố
hữu hình, vô hình và tâm lý của sản phẩm và doanh nghiệp. Nói cách khác,
thương hiệu chỉ tồn tại khi và chỉ khi được người tiêu dùng xác nhận.
* Thương hiệu là một dạng tài sản phi vật chất, được thể hiện qua các yếu tố
đặc điểm vượt trội của Sản phẩm hay dịch vụ - chất lượng sản phẩm, dịch
vụ, phong cách hay bản sắc độc đáo của sản phẩm - dịch vụ đã được qua
công chúng kiểm chứng và được khách hàng tin dùng và yêu mến sử dụng
sản phẩm - dịch vụ đó. Sản phẩm dịch vụ đó luôn được đổi mới từ chất
lượng bên trong đến phong cách hình ảnh bên ngoài, đáp ứng thỏa mãn theo
xu hướng tiêu dùng, qua thời gian nó ngày càng được yêu mến hơn và mằn
trong tâm trí khách hàng, Đó là một thương hiệu.Ví dụ, Toyota là một
thương hiệu, nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa là: Innova,
Camry
Khi mà Thương hiệu được cảm nhận bằng lý trí và tình cảm. Những đặc
điểm nhận diện hữu hình của Thương hiệu được tác động trực tiếp đến xúc
cảm của con người, tạo nên sự hình dung một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất
về Thương hiệu. Đây được xem là cách “ngắn nhất, nhanh nhất, hiệu quả
nhất ”
1.2. Các yếu tố tạo nên thương hiệu
Thương hiệu bao gồm:
+ Nhãn hiệu hàng hoá (thương hiệu sản phẩm).
+ Tên thương mại của các tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động sản
xuất (thương hiệu doanh nghiệp).
+ Các chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá.
Theo giáo sư David A. Aaker, giá trị thương hiệu gồm có bốn yếu tố cấu
thành: sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, việc khách hàng
nhận ra thương hiệu một cách mau chóng, chất lượng sản phẩm hay dịch vụ
cung cấp trong nhận thức của khách hàng, những liên tưởng của khách hàng
khi nghe hoặc nhìn thấy thương hiệu. Nói cách khác, thương hiệu chính là
hình thức bên ngoài, tạo ra ấn tượng và thể hiện cái bên trong cho sản phẩm

hoặc doanh nghiệp. Vì vậy, giá trị của một thương hiệu chính là triển vọng
lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể đem lại cho nhà đầu tư trong tương lai.
Chẳng hạn, Tập đoàn thuốc lá Philip Moris năm 1988 đã mua lại công ty
Kraft với giá 12,6 tỷ USD, gấp sáu lần giá trị các tài sản có thực của công ty
này.
1.3: Vai trò của thương hiệu.
Thứ nhất, xây dựng một thương hiệu mạnh mang đến cho doanh nghiệp lợi
thế rất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp
mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy
việc tiêu thụ hàng hoá và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh.
Thứ hai, với một thương hiệu mạnh, người tiêu dùng sẽ có niềm tin với sản
phẩm của doanh nghiệp, sẽ yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm, trung
thành với sản phẩm và vì vậy tính ổn định về lượng khách hàng hiện tại là
rất cao. Hơn nữa, thương hiệu mạnh cũng có sức hút rất lớn với thị trường
mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường và thu
hút khách hàng tiềm năng, thậm chí còn thu hút cả khách hàng của các
doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh. Điều này đặc biệt có lợi cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, thương hiệu giúp các doanh nghiệp này giải được bài
toán hóc búa về thâm nhập, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.
Thứ ba, với một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ có được thế đứng vững
chắc trong các cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường về giá, phân phối sản
phẩm, thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài Một trong những khó khăn hiện
nay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là vốn thì thương hiệu chính là một
cứu cánh của họ trong việc thu hút đầu tư từ bên ngoài. Điều này cũng dễ
hiểu, bởi lẽ rất ít nhà đầu tư dám liều lĩnh và mạo hiểm với đồng vốn của
mình khi quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp chưa có thương hiệu. Vì
rõ ràng là việc đầu tư vào một doanh nghiệp chưa có tên tuổi, chỗ đứng trên
thị trường sẽ có xác suất rủi ro rất cao.
Ngoài ra, nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp khi đã thực hiện đăng ký
sẽ được đặt dưới sự bảo hộ của pháp luật chống lại những tranh chấp thương

mại do các đối thủ cạnh tranh làm hàng “nhái”, hàng giả.
Thứ tư, trước nhu cầu đời sống và mức thu nhập ngày càng cao, nhận thức
về thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam đã cao hơn nhiều so với trước
đây. Thương hiệu chính là yếu tố chủ yếu quyết định khi họ lựa chọn mua
sắm, bởi thương hiệu tạo cho họ sự an tâm về thông tin xuất xứ, tin tưởng
vào chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin, giảm rủi ro.
Vì vậy, nếu muốn chiếm lĩnh thị trường và phát triển sản xuất- kinh doanh,
doanh nghiệp cần đầu tư bài bản cho việc xây dựng và phát triển thương
hiệu.
Thứ năm, một thương hiệu mạnh có thể làm tăng lợi nhuận và lãi cổ phần.
Xem xét bất kỳ một nhãn hiệu nào trong số những thương hiệu hàng đầu thế
giới như - Coca-Cola, BMW, American Express, Adidas, chúng ta có thể
thấy họ đều rất coi trọng thương hiệu. Tất cả những công ty lớn này đều coi
thương hiệu của họ có ý nghĩa nhiều hơn là một công cụ bán hàng. Họ coi
đó là một công cụ quản lý có thể tạo ra giá trị trong kinh doanh.
Thứ sáu, thương hiệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài
sản quốc gia, khi thâm nhập thị trường quốc tế thương hiệu hàng hóa thường
gắn với hình ảnh quốc gia thông qua nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, đặc tính của
sản phẩm. Một quốc gia càng có nhiều thương hiệu nổi tiếng thì khả năng
cạnh tranh của nền kinh tế càng cao, vị thế quốc gia đó càng được củng cố
trên trường quốc tế tạo điều kiện cho việc phát triển văn hoá-xã hội, hợp tác
giao lưu quốc tế và hội nhập kinh tế thế giới. Chẳng hạn, khi nói đến Sony,
Toyota, Toshiba,… không ai không biết đây là những sản phẩm nổi tiếng
của Nhật, mặc dù ngày nay nó được sản xuất thông qua rất nhiều quốc gia
dưới hình thức phân công lao động quốc tế hoặc dưới hình thức liên doanh,
liên kết thông qua đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ.
2. Thương hiệu cá nhân.
2.1. Thương hiệu cá nhân là gì?
Đã bao giờ chúng ta tự hỏi bản thân giá trị của mình đáng giá bao nhiêu, liệu
giá trị của bản thân mình có cao hơn mức lương ta đang hưởng, ngôi nhà ta

đang sử dụng, chiếc xe ta đang đi? Làm thế nào để xác định giá trị của bản
thân,chúng ta có thể dùng thước đo gì để đo?
* Một sản phẩm hay một công ty còn có “thương hiệu” thì con người càng
cần có “thương hiệu” để tăng giá trị bản thân. Thương hiệu cá nhân theo chữ
Hán là “Nhân hiệu”: “Nhân” là Người; “Hiệu” là dấu hiệu nhận biết/phân
biệt. “Nhân hiệu” là giá trị của một cá nhân nhờ vào các nguồn lực sẵn có:
Học vấn, thành tích trong kinh tế, xã hội xây dựng nên. Nhân hiệu giúp
cộng đồng phân biệt được cá nhân với những người khác trong xã hội.
* Thương hiệu cá nhân là giá trị của một cá nhân nhờ vào các nguồn lực sẵn
có : Học vấn, các thành tích về kinh tế, xã hội xây dựng lên, những giá trị
này giúp cộng đồng phân biệt được cá nhân với những người khác trong xã
hội.
2. 2. Tầm quan trọng của thương hiệu cá nhân trong xã hội.
- Chúng ta vẫn thường nghe nói: “Khi sinh ra, bạn khóc mọi người cười;
sống sao để khi bạn chết đi, thì bạn cười và người khác khóc”. Để được điều
đó, bạn phải dồn tâm để tiến hành một quá trình khám phá, xây dựng và phát
huy những nét đặc thù về con người, giá trị của bạn. Và trên hết, bạn phải
bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của cái gọi là thương hiệu cá nhân.
- Nhờ vào thương hiệu cá nhân, bạn có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp và
mở rộng lĩnh vực hoạt động. Song, điều này chỉ xảy ra đối với những thương
hiệu được xây dựng trên nền móng vững chắc
- Trong thực tế cuộc sống, người có thương hiệu cá nhân có thể tác động và
ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DN. Điều này dễ được nhìn thấy nhất ở
giới làm nghệ thuật và thể thao: hoa hậu, người mẫu, ca sĩ, nhạc sĩ, cầu thủ
bóng đá…! Nhờ thương hiệu cá nhân, họ có thể kiếm được rất nhiều tiền, có
nhiều người hâm mộ, nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp và mở rộng lĩnh vực
hoạt động. Nhờ sự nổi tiếng, họ được xã hội chú ý, DN mời chào tham gia
các chương trình quảng cáo, giới thiệu sản phẩm… Họ có thể đứng ra quyên
góp tiền làm từ thiện cho trẻ em nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương
và các chương trình từ thiện khác…

- Nhìn chung có được thương hiệu cá nhân sẽ giúp bạn làm được các việc có
ý nghĩa cho bản thân và cho xã hội. Nhiều thương hiệu cá nhân đã và đang
trường tồn với thời gian, ví dụ như tên tuổi: nhà văn Nguyễn Du, nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn…Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra đối với những “Nhân hiệu”
được xây dựng dựa trên nền móng vững chắc. Bản thân họ phải có tố chất,
tài năng thực thụ, có trình độ học vấn, có quá trình trải nghiệm, rèn luyện và
học hỏi…
“Thực tế cũng đã có những “Nhân hiệu” bong bóng được xây dựng dựa trên
các vụ tai tiếng (scandal), công nghệ lăngxê…nhưng các “Nhân hiệu” này
thường “bỗng dưng nổi tiếng” và “bỗng dưng vụt tắt”!
- Một doanh nghiệp sở hữu một thương hiệu mạnh sẽ có doanh thu , giá bán,
các giá trị thương mại, hình ảnh cao hơn các doanh nghiệp không có thương
hiệu. Với cá nhân hoàn toàn tương tự, hai con người có học thức, có nhận
thức tương đương nhau, nhưng một người có điểm khác biệt sẽ có giá trị hơn
người còn lại. Hiện nay các doanh nghiệp khi tuyển dụng luôn đánh giá cao
giá trị bản thân của ứng viên, theo họ những con người có những điểm khác
biệt về cá nhân sẽ có giá trị hơn các ứng viên khác không có ý thức xây
dựng thương hiệu cá nhân.
- Chúng ta không bằng lòng với mức lương hiện có, chúng ta không bằng
lòng với học vấn hiện tại, chúng ta cố gắng hết sức để học tập, làm việc với
mong muốn sẽ được tăng lương, sẽ có địa vị xã hội, rõ ràng chúng ta đang
cố gắng để xây dựng một thương hiệu cá nhân, với thương hiệu đó những
giá trị gia tăng sẽ cao hơn khi chúng ta có thương hiệu.
- Thương hiệu cá nhân mang lại cho người sở hữu nhiều lợi ích
Hiểu bản thân tốt hơn, giúp tăng sự tự tin và tính khẳng định. Quá trình phát
triển thương hiệu cá nhân chính là quá trình “truyền bá” những thông điệp,
khắng định những giá trị cá nhân của bạn. Xây dựng được một thương hiệu
cá nhân thành công cũng đồng nghĩa với việc bạn có một công cụ hữu ích để
kiểm soát bản thân mình.
- Tạo sự khác biệt

Một khi bạn đã tạo dựng được thương hiệu cho riêng mình thì đó chính là
một công cụ hữu hiệu giúp phân biệt bạn với đồng nghiệp và các đối thủ
cạnh tranh.Mang lại những lợi ích cụ thể trong ngắn hạn cũng như dài hạn
(có công việc tốt hơn, ôn định, tăng thu nhập, mở rộng lĩnh vực kinh
doanh…). Mục đích cuối cùng của xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hay
thương hiệu cá nhân cũng đều là sự phát triển bền vững, là lợi nhuận.
Khi bạn đã có một thương hiệu nổi tiếng, đương nhiên bạn sẽ có nhiều cơ
hội hơn trong lĩnh vực hoạt động của mình. Chẳng hạn, khi cần tư vấn tài
chính người ta sẽ tìm đến anh A, muốn có được tư vấn về quản lý người ta
sẽ đến gặp chị B…
Chương 2: Xây dựng thương hiệu cá nhân.
2.1. Quá trình hình thành một thương hiệu cá nhân
Giá trị một sản phẩm, dịch vụ chỉ đến được với đại chúng bằng con đường
truyền thông hữu ý. Song, giá trị bản thân của mỗi con người lại được thể
hiện dưới nhiều phương cách khác nhau, hoặc hữu ý, hoặc vô ý.
Vô ý là bởi vì đôi lúc, bạn chẳng cần lên chiến lược, mục tiêu để giúp định
vị hình ảnh bản thân, song chính sự xuất hiện của bạn trong những mối quan
hệ, trong những cách giao tiếp lại là cách bạn để người ta đánh giá về giá trị
của bản thân bạn, dù những đánh giá ấy có thể sai.
Do đó, nếu bạn không lo ý thức xây dựng cho mình một hình ảnh cá nhân,
thì giá trị của bạn sẽ phụ thuộc sự đánh giá bên ngoài của thiên hạ. Bởi vì
những gì người ta nghĩ, nói và đối xử với bạn tùy thuộc vào cách thức bạn
tạo cho mình một giá trị để định vị.
Thế nên, tiến trình tạo lập hình ảnh, giá trị, hay thương hiệu cá nhân là một
tiến trình đòi hỏi bạn phải ra công xây dựng cách có ý thức.
2.2.1 Bạn bắt đầu xây tên mình từ lúc nào?
- Thuở mới lọt lòng, bằng gương mặt, ánh mắt, nụ cười,… bạn đã khởi sự
một tiến trình truyền thông cho thế giới bên ngoài về con người bạn. Rồi
những năm tháng đầu đời, cái tên của bạn cũng đã gắn kết với những hình
ảnh về con người bạn trong ánh nhìn của người khác, dù bạn chưa hề ý thức

về nó. Chẳng hạn, khi đó, nhắc đến tên bạn, mọi người có thể nghĩ ngay đến
bạn là một cô bé chăm học, hoặc một cậu trai lém lỉnh,… thông qua những
gì bạn thể hiện ra trong cuộc sống.
- Càng lớn lên, tiến trình truyền thông ấy, dù vô ý, càng trở nên mạnh mẽ
hơn. Hình ảnh cá nhân của bạn ngày càng hiện rõ và được củng cố trong suy
nghĩ của những người chung quanh. Song lại rất ít người ý thức định vị cho
mình một thương hiệu cá nhân.
Ai cũng muốn người khác có những suy nghĩ, đánh giá tốt đẹp về mình, đề
cao giá trị của mình, song họ lại để những hình ảnh đẹp đẽ đó tự động hình
thành từ những nhận xét của người khác.
Cả những nhà tiếp thị giỏi cũng ít có khả năng tiếp thị cho chính bản thân
họ. Chúng ta quên mất rằng, thương hiệu của người làm tiếp thị có ý nghĩa
rất lớn trong việc tiếp thị hình ảnh cho sản phẩm hay dịch vụ của mình.
2.2.2. Ý thức xây dựng một thương hiệu cá nhân tốt đẹp
- Ai chẳng muốn hình ảnh mình luôn đẹp trong mắt người khác. Vậy, nếu
bạn muốn mọi người nghĩ về mình với một hình ảnh như thế nào thì bạn
phải ý thức và thể hiện ra bên ngoài cho được như vậy qua những hành
động, lời nói, thái độ của bạn. Đây là một quá trình đòi hỏi sự nhận thức
đúng, sự nỗ lực và tập luyện nghiêm túc. Đó là chưa kể đến việc nếu người
khác đã có cái nhìn méo mó hay sai lệch về mình, hay quá khứ của mình là
một hình ảnh chưa đẹp do mình chưa có ý thức phải xây dựng hình ảnh cá
nhân của mình, thì việc xây dựng lại một hình ảnh mới để thay thế hình ảnh
cũ ấy lại càng đòi hỏi phải kiên trì và phấn đấu nhiều hơn nữa. Đó là cả một
quá trình khó khăn. Công việc này đòi hỏi bạn phải có kế hoạch, chiến lược
và mục tiêu cụ thể.
- Mục đích cuối cùng của cuộc đời là bạn phải trở thành một con người nào
đó đúng như căn tính của bạn. Muốn được điều này, bạn phải chủ động
khám phá và phát huy các giá trị của mình, hầu tạo lập cho mình một hình
ảnh phản ánh đúng con người đích thực, thương hiệu cá nhân đích thực của
mình.

- Một thương hiệu cá nhân thành công là khi nhắc đến tên bạn, người ta sẽ
nghĩ ngay đến những nét tính cách, những giá trị đặc thù mà bạn đã tạo lập
cho chính mình.
- Và điều quan trọng của một thương hiệu cá nhân thành công không có
nghĩa là bạn phải quảng bá tên tuổi của mình càng rộng lớn càng tốt, song là
để những ai biết đến bạn đều dành cho bạn một thái độ trân trọng và đánh
giá đúng những giá trị mà bạn thể hiện.
2.2. Làm cách nào để xây dựng một thương hiệu cá nhân
2.2.1. Các cách để xây dựng thương hiệu cá nhân
Đừng đợi đến lúc thất nghiệp mới bắt đầu lo lắng về uy tín và danh tiếng
trong lĩnh vực của bạn, như thế chẳng khác gì một kẻ luôn ngồi đợi "nước
đến chân mới nhảy". Hãy tạo lập uy tín, thương hiệu cá nhân ngay từ khi còn
đang ấm chỗ ở một công ty nào đó.
Đây cũng chính là bước chuẩn bị cho tương lai, khi bạn chẳng may rơi vào
tình trạng thất nghiệp, bạn cũng có thể dễ dàng tìm việc thích hợp một cách
nhanh chóng. Hơn thế, nếu bạn có uy tín, có thương hiệu cá nhân, thì việc
làm thêm, nhận các dự án freelance hay một cơ hội nghề nghiệp sáng sủa
hơn trong tương lai là điều sẽ đến một sớm một chiều.
Theo Evelyn Salvador, tác giả của cuốn "Từng bước hoàn thiện bản thân"
(Step-by-step Cover Letters): Thương hiệu, uy tín cá nhân giúp bạn tạo lập
thành công nhanh chóng. Nhà tuyển dụng sẽ sớm nhìn ra hiệu quả bạn mang
đến và chắc chắn không từ chối một ứng viên tiềm năng như thế. Nó giúp
bạn tạo dựng uy tín trong lĩnh vực của mình". Các nhà sử dụng lao động
luôn tìm kiếm các ứng viên, và khi bạn xây dựng thành công thương hiệu
cho bản thân, bạn có thể gây sự chú ý với nhà tuyển dụng. Họ sẽ nhận ra,
bạn chính là người sẽ giúp họ giải quyết mọi khúc mắc, đáp ứng được những
thử thách mà họ đưa ra, giúp công ty tăng lợi nhuận đáng kể với những sáng
kiến riêng.
Vì thế, ngay từ bây giờ, hãy chú ý xây dựng thương hiệu nghề nghiệp
cho cá nhân một cách vững vàng. Trong cuốn sách của mình, Salvador đưa

ra những gợi ý sau:
* Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn
Rèn luyện kỹ năng, không ngừng bồi đắp kiến thức chuyên ngành khiến bạn
trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình, đó là cách
tạo thương hiệu, uy tín cá nhân hiệu quả nhất. Từ những thành tích đạt được,
bạn có thể tạo được lòng tin đối với người khác bằng cách viết các bài báo
đăng trên các tạp chí thương mại, có các bài diễn thuyết trong các buổi hội
nghị và được chọn trích dẫn trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
* Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm
Có một câu ví von đại ý rằng, kiến thức giống như rừng xanh, còn bản thân
ta chỉ như con chim chiền chiện giữa khu rừng ấy. Vì vậy, dù bạn hiểu biết,
giỏi giang đến đâu, thì vẫn phải tìm hiểu, trau dồi kiến thức thường xuyên,
bởi kiến thức không bao giờ là đủ cả.
Hãy xác định mục đích của bạn xây dựng thương hiệu bản thân trong lĩnh
vực gì để từ đó đưa ra những nội dung cần học và lên kế hoạch để thực hiện
mục tiêu đó. Để nâng cao thương hiệu nghề nghiệp cho bản thân, bạn nên cố
gắng học hỏi không ngừng và hoàn thiện những mặt còn yếu kém của bản
thân.
* Tìm cơ hội nâng cao uy tín của mình
Dù bạn đang làm việc ổn định cho một công ty thì bạn không nên hài lòng
với những gì mình đang có mà ngừng phấn đấu, tìm tòi. Muốn xây dựng
thành công thương hiệu cá nhân, hãy để ý xem bạn có thể tham gia những dự
án mới hoành tráng hơn không hay có cơ hội nào giúp bạn nâng cao chuyên
môn hay không?
* Thường xuyên update hồ sơ cá nhân
Bạn nên giữ lại những thông tin, những con số thể hiện hiệu quả công việc
của mình vào một form riêng. Hãy giữ lại những bản sao và thường xuyên
cập nhật những thành tích đó vào hồ sơ của bạn cho hoàn chỉnh hơn.
* PR cho bản thân
Nên nhớ rằng, cách tốt nhất để xây dựng thương hiệu cá nhân là tạo lập hệ

thống thông tin từ những mối quan hệ quen biết. Nghĩa là khi bạn gặp gỡ
người thân, bạn bè, đừng quên nói về công việc và những gì bạn làm được.
Tất nhiên, không phải nói với giọng điêu khoe khoang mà là với thái độ
khiêm tốn, mong muốn mọi người lưu ý nếu có cơ hội phát triển phù hợp với
bạn hơn.
* Kết nối với mạng xã hội
Hiện nay, đến 88% nhà tuyển dụng tìm ứng viên dựa vào các hồ sơ trực
tuyến, họ sẽ xem xét kỹ CV trước khi quyết định chọn một ứng viên trong
vô vàn ứng viên cần việc làm. Vì vậy, bạn nên tham gia vào các mạng xã
hội, kết bạn với những thành viên cùng ngành, chia sẻ với bạn bè về công
việc, mong muốn của mình và nhờ mọi người để ý khi có những công việc
tốt, phù hợp với bạn hơn.
.
2.2.1: Để xây dựng một thương hiệu cá nhân hiệu quả có 3 bước cơ bản
sau.
Bước 1: Xác định thương hiệu riêng
Để xây dựng thương hiệu cá nhân, cần định hướng rõ ràng. Hãy suy nghĩ
xem bạn muốn cuộc sống của bạn sẽ thế nào trong 1, 2, 3 hay 5 năm tới. Các
mục tiêu cần được xác định tập trung, trọng điểm, cụ thể và sát thực.
Ngạn ngữ có câu: “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”. Xây đựng
thương hiệu cá nhân cũng vậy. Để xác định được một thương hiệu phù hợp
và thành công cần phải hiểu rõ về bản thân mình cũng như về đối thủ cạnh
tranh. Nếu bạn là người năng động và hướng ngoại, bạn sẽ khó thành công
với những công việc có thể dự đoán trước, những gì quá ổn định. Ngược lại,
nếu bạn là người ưa ổn định, bạn sẽ thất bại khi hướng đến một môi trường
đòi hỏi tính năng động, sáng tạo và khả năng thích nghi cao.
Để hiểu rõ hơn nội dung của bước này, hãy giả sử hiện bạn đang là một
chuyên viên tài chính và bạn định hướng sẽ trở thành người điều hành của
một tập đoàn tài chính trong tương lai. Việc định hướng này là dựa trên cơ
sở bạn tự đánh giá năng lực, môi trường làm việc cũng như trình độ học vân

của bạn và cũng là nhằm khẳng định mình, mong muốn có cơ hội được thể
nghiệm những gì bạn khao khát được thực hiện nhằm mang lại lợi ích tối đa
cho Công ty cũng như cho bản thân. Để đạt được mục đích đó, bạn xác định
các mục tiêu ngắn hạn, ví dụ: sau 5 năm phải đạt đến một vị trí quản lý cấp
thấp (trưởng phòng), sau 10 năm đạt đến cấp cao hơn (ví dụ thành viên Ban
giám đốc) và sau 15 năm phải đạt đến vị trí cao nhất – Giám đốc điều
hành…
Để đạt được từng mục tiêu, bạn phải xây đựng cho mình một chương trình
hành động cụ thế. Bạn đánh giá xem liệu rang có những đối thủ cạnh tranh
nào cũng đang nhằm tới mục tiêu của bạn. Bạn cần phải tìm được điểm khác
biệt của bạn so với họ, phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình
phấn đấu đạt đến các mục tiêu. Bạn cần làm thế nào để the hiện được là
mình hội đủ các khả năng và tố chất để có thể trở thành người lãnh đạo tập
đoàn hơn những ứng viên khác.
Bước 2: Biểu đạt và thể hiện thương hiệu
Một khi bạn đã hiểu về bản thân mình, về đối thủ cạnh tranh, đã xây dựng
được những mục tiêu, bạn có thể dễ đàng xác định một tổ hợp các công cụ
liên kết giúp bạn mang hình ảnh, tuyên ngôn của mình đến công chúng một
cách hiệu quả nhất. Đó có thể là những bài báo viết, các bài phát biểu, các
buổi thuyết trình… Bạn cần đánh giá tất cả các phương tiện đế chọn ra tổ
hợp thích hợp nhất nhằm đạt đến nhóm công chúng hướng đích của mình.
Tổ hợp đó có thề thay đổi tuỳ thuộc mục tiêu của bạn ở từng giai đoạn nhất
định. Mỗi hành động của bạn cần được gắn với thương hiệu cá nhân của
bạn. Khi bạn có một buổi thuyết trình, khi tham gia một cuộc họp, khi viết
một bản báo cáo, hoặc ngay cả trong những bữa ăn, xin bạn đừng quên
thương hiệu của mình.
Mặt khác, cần thường xuyên đánh giá những việc bạn đã làm những thủ
pháp bạn đã sử dụng xem chúng có nhất quán với thương hiệu của bạn hay
không. Hãy sử dụng lịch in hay một cuốn sổ tay để liệt kê những việc cần
làm và phải luôn chắc chắn rằng mọi việc bạn làm phải gắn với bản chất

thương hiệu của bạn. Đó là cách để giữ cho thương hiệu của bạn luôn rõ
ràng, nhất quán và ổn định.
Bước 3: Đánh giá và liên hệ
Bạn phải định lượng được thương hiệu của mình, phải phát triển các phương
tiện liên kết đê đến được với nhóm công chúng mục tiêu. Nhưng bạn sẽ đo
lường sự thành công của thương hiệu cá nhân như thế nào?
Điểm mấu chốt là phải thu thập những thông tin phản hồi. Nếu bạn làm việc
cho một công ty hãy sử dụng hệ thống đánh giá công việc của Công ty, thu
nhận những phản hồi từ người quản lý, từ những đồng nghiệp. Hãy tham vấn
những người mà bạn tin rằng họ sẽ đưa ra những nhận xét trung thực nhất.
Nếu bạn là một nhà tư vấn, hãy gửi cho khách hàng của bạn mẫu nhận xét
qua từng dự án. Thu thập các thông tin phản hồi trên trang web cá nhân của
bạn. Hãy cố gắng thu thập càng nhiều thông tin càng tốt vì điều đó giúp bạn
nhận thức rõ hơn về thương hiệu cá nhân của mình.
Trong một thế giới mà bất kỳ cái gì cũng đều gắn với một thương hiệu thì
bạn cũng nên nghĩ tới thuật ngữ đó cho riêng mình. Hãy xây dựng và nuôi
dưỡng thương hiệu cá nhân của bạn – yếu tố giúp bạn luôn thành công trên
con đường sự nghiệp của mình.
2.2.2 : Lưu ý khi xây dựng thương hiệu cá nhân.
- Xây dựng thương hiệu cá nhân, không thể làm trong ngày một ngày hai,
mà cần có một quá trình, cũng như quá trình tạo nên thương hiệu DN.
Thương hiệu cá nhân không đơn thuần là cái thể hiện ra bên ngoài như trang
phục, vật dụng đi kèm, trang sức …, mà đó còn chính là nhận thức điểm
mạnh, điểm yếu của bản thân để từ đó tạo nên sự khác biệt cho bản thân. Do
đó, việc xây dựng thương hiệu cá nhân sẽ không hiệu quả nếu: Bạn muốn
che đậy “điểm yếu” của mình; bạn muốn thành công mà không cần phải vất
vả hay bạn đơn giản chỉ muốn “chơi trội”.
- Xét về khía cạnh nào đó, thương hiệu cá nhân gắn liền với sự nổi tiếng
nhưng chúng không phải là một. Theo định nghĩa, một người nổi tiếng là
một thực thể được mọi người biết đến nhưng điều đó không có nghĩa là mọi

người sẽ mua sản phảm mang tên của họ.
- Thành công trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân phụ thuộc vào việc
hình ảnh hay giá trị củ người đó là gì. Khi tay nghề hay kiến thức chuyên
môn của bạn là một phần của giá trị đó, bạn sẽ có cơ sở tôt, chỉ có danh tiếng
thì không phải là nền tảng để xây dựng và điều hành doanh nghiệp.
2.3.Những thương hiệu cá nhân nổi tiếng trong xã hội
Thương hiệu được phát kiến bởi các nhà hoạt động kinh doanh nhưng
thương hiệu cá nhân thật sự được thăng hoa trong các hoạt động nghệ
thuật.
* Michael Jackson trở thành một biểu tượng thương hiệu như thế nào.
Có cả trăm nghìn cuốn sách nói về cách thức xây dựng thương hiệu riêng
cho bản thân. Michael Jackson là trường hợp độc nhất vô nhị đến nỗi khó
ai có thể lặp lại. Tuy nhiên Jackson chắc chắn là một biểu tượng thương
hiệu và có nhiều bài học ở ông để chúng ta học tập. Dưới đây là mười
nhân tố giải thích vì sao ông trở thành một biểu tượng.
Bắt đầu sự nghiệp từ rất sớm. Michael Jackson bắt đầu gia nhập làng giải
trí từ khi lên 4 tuổi. Sự nghiệp của ông được bắt đầu với tư cách là trẻ
nhất trong nhóm nhạc Jackson 5 với nhãn hiệu Motown ở tuổi lên 10.
Khán giả trong nước đã biết đến sự có mặt của ông trong show diễn ED
Sullivan.
- Tiến bước: Jackson bắt đầu sự nghiệp từ năm 1972 ở tuổi 13, vì khi kết
hợp với Diana Ross và Supremes nhóm nhạc này như bị gượng ép chứ
không hề trọe giúp cho việc phát triển tài năng của Jackson.
- Đột phá: Jackson là một nghệ sỹ đa chiều, những bước nhảy mê hoặc
của anh được trình chiếu trên trương trình MTV và qua trương tình mới
này Jackson đã vươn lên vị trí số 1 trong bảng xếp hạng với ca khúc “
Thriller” năm 1982 từ ambum cùng tên, sau đó ambum đã được bán hơn
100 triệu bản.
- Sự giúp đỡ : Jackson đã nhận được sự giúp đỡ đắc lực từ mối quan hệ
chuyên nghiệp lâu dài với nhà sản xuất kiêm viết nhạc Quincy jones. Ông

cũng thừa nhận nguồn cảm hứng có được từ James Brown, Diana Ross
và các nghệ sỹ khác.
- Hiện hữu: Tát cả các thương hiệu hiện hữu đều là các thương hiệu độc
nhất vô nhị. Jackson hiểu rõ điều này cùng cachs thức xây dựng nó với
người hâm mộ. Đó là những bước nhảy moonwal mê hoặc mà không biết
bao người dã học theo, là những đôi găng tay, những bộ trang phục, là
công viên Neverland.
- Vươn ra thế giới: Âm nhạc và videoclip của Jackson dễ dàng vượt ra xa
ngoài biên giới quốc gia cũng như chủng tộc, Tuổi tác và giới tính “ We
are the word” bản nhạc do Jackson và Lionel Ritchie cùng viết năm 1985
đã gắn chặt hình ảnh của ông với fan hâm mộ trên toàn thế giới.
- Tự phong: Elvis đã là vua vì vậy Jackson đạt tên mình là “ vua nhạc
Pop” Những đóng góp trong sự nghiệp của ông bao gồm 13 giải Grammy
là không thể phủ nhận. Đời tư rạn nứt với những vụ kiện cáo, những cuộc
hôn nhân thất bại, và những vụ việc tưởng chừng nhỏ bé như dọa thả con
từ ban công một khách sạn ở Berlin – đã phần nào làm sứt mẻ hình ảnh
của Jackson nhưng không thể nào làm xói mòn hình ảnh ấy.
- Điểm yếu: Chúng ta không thể nói đến một biểu tượng mà không đề cập
đến sự không hoàn hảo, Jackson là người quanh co, lập dị và bí ẩn.Với
tất cả sự giàu có và sự xuất sắc trong nghề nghiệp, cũng dễ hiểu là
Jackson có thêt không hoàn hảo, mất phương hướng và đau buồn nhưng
không ai có thể nói ông là người xấu.
- Chia sẻ: Bản thân có đã có một tuổi thơ không yên bình vì thế Jackson
là một người cực ky hào phóng với những đứa trẻ bất hạnh. Có khoảng
39 trại trẻ mồ côi đã nhận được rất nhiều nguồn trợ cấp từ ông, ông cũng
cộng tác với các nghệ sỹ khác trong làng giải trí thực hiện chương trình
Live aid ( một buổi hòa nhạc từ thiện)
Ra đi khi tuổi đời còn trẻ : Tour 50 đêm vòng quanh châu âu đã bán hết
vé nhưng sẽ không bap giờ diễn ra. Sự ra đi đột ngột của “ ông hoàng
nhạc pop” đã để lại một niềm tiếc nuối rất lớn với người hâm mộ trên

toàn thế giới. Và hình ảnh Michael Jackson sẽ trở thành một biểu tượng
mãi trong lòng người hâm mộ dù ông không còn nữa.
* Thương hiệu David Beckham
Khi nhắc đến David Beckham, người ta luôn nhớ đến chàng trai hào hoa,
đá bóng giỏi và có một cuộc sống hạnh phúc. Hàng triệu cô gái, chàng
trai trên thế giới tôn thờ hình ảnh của Beckham, hình ảnh của anh có giá
trị hàng triệu đô la, các câu lạc bộ từ lớn đến nhỏ đều muốn sở hữu hình
ảnh của Beckham dù cho anh không thật sự là một cầu thủ kiệt xuất. .
Nhờ thương hiệu của mình David Beckham hàng năm kiếm khoảng 30
triệu đô la bên ngoài sân đấu và cùng với vợ là Victoria Beckham luôn
đứng trong danh sách những người có thu nhập cao nhất ở Anh. Rõ ràng
David có một thương hiệu mà các cầu thủ khác không có được.
*Thương hiệu Đan Trường
Ca sỹ Đan Trường xuất phát điểm thấp hơn tất cả các ca sỹ khác nhưng
những hoạt động anh đã làm được là ước mơ của tất cả các ca sỹ, nhứng
bạn trẻ yêu ca nhạc khác.Đan Trường và Hoàng Tuấn xứng đáng được
tôn vinh nếu có giải thương hiệu cá nhân thành công nhất Việt Nam.Có
một thời gian thị trường âm nhạc xuất hiện rất nhiều Đan Trường
"phẩy",họ có khuôn mặt, giọng hát rất giống Đan Trường nhưng tất cả
đều không thể xây dựng một sự nghiệp thành công như anh Bo ( Tên thân
thiện mà các fan hâm mộ đặt cho Đan Trường".
Trên đây chỉ là một vài ví dụ tiêu biểu cho việc xây dựng một thương
hiệu cá nhân thành công trong xã hội. Cũng có những người đã chọn cho
mình một cách xây dưng thương hiệu lành mạnh, bằng chính tài năng và
khẳng định mình nhưng cũng có những người lại làm xấu đi chính
thương hiệu của mình bằng những scandan không nên có.
Chương 3. Nguyên nhân thất bại của việc xây dựng thương
hiệu cá nhân và một số bí quyêt giúp bạn xây dựng thương
hiệu cá nhân thành công.
3.1: Nguyên nhân sự thất bại của việc xây dựng thương hiệu cá nhân.

- Theo các nhà marketing, sự thất bại của việc xây dựng thương hiệu cá nhân
xuất phát từ “sự định vị” kém hiệu quả của mỗi cá nhân.
Đối với các công ty, khách hàng nhận diện thương hiệu của họ qua các
phương tiện truyền thông hoặc các thông điệp, nhưng đối với thương hiệu cá
nhân mọi người lại nhận diện nó qua chức năng, kinh nghiệm và cảm xúc.
Với bài báo nổi tiếng năm 1977, Tom Peter đã khuyến khích xu hướng xây
dựng thương hiệu cá nhân một cách mãnh mẽ, ông cho rằng “Không quan
tâm đến tuổi tác, không quan tâm đến chức vụ và không chú ý đến công việc
kinh doanh chúng ta đang tiến hành, nhưng tất cả chúng ta đều phải hiểu
được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Chúng ta đã và
sẽ là những CEO của các công ty riêng của chính mình, trong kinh doanh
việc quan trọng là tự xây dựng cho mình một thương hiệu cá nhân”.
Rất nhiều người đã lao vào phong trào xây dựng thương hiệu cá nhân, tìm
kiếm cả về hình thức lẫn nội dung. Xu hướng này vẫn vững mạnh dù bị lên
án rằng thương hiệu cá nhân bản thân nó đã là nỗi ám ảnh đối với các tổ
chức. Theo Financial Times “Thật khó chịu khi thương hiệu cá nhân làm cho
người ta tham vọng, lén lút và hời hợt, tệ hơn là ảnh hưởng xấu trong kinh
doanh…càng chú ý đến mình, bạn càng ít tập trung vào công việc của mình.
Những sự lên án đó đúng hay sai? Thật khó có thể đưa ra câu trả lời vì khi
xây dựng cho mình một thương hiệu cá nhân, mỗi người đã có một định
hướng rõ ràng và cụ thể, nhưng khi thực hiện một số người cho rằng đơn
giản đó chỉ là những thông tin mà bạn upload lên mạng và mọi người có thể
vào đó để xem đồng thời tìm hiểu về bạn. Một thực tế đã chỉ ra rằng, đa số
các trường hợp thì thương hiệu cá nhân của bạn chủ yếu là được định hình
bởi tác động ngoài sự kiểm soát của bạn.
Chúng ta luôn mong muốn cải cách và nâng cao thương hiệu cá nhân cho
bản thân mình. Nhưng hãy luôn nhớ rằng, dù cho bạn sử dụng giải pháp nào
đi nữa, mà bạn không kiểm soát được thương hiệu cá nhân của mình, thì đó
chính là lúc bạn đang hủy diệt đi thương hiệu cá nhân của mình mà bạn
không hề biết

3.2: Bí quyết gây dựng thương hiệu cá nhân
3.2.1. Giữ kín quan điểm cá nhân
Không gì thú vị hơn những khoảng thời gian bạn có thể “tám” một cách vô
tội vạ về những nhược điểm của đồng nghiệp, thậm chí của cả các sếp của
bạn. Đây là cái bẫy khá “ngọt ngào” không phải ai cũng dễ dàng cưỡng lại.

Hãy cẩn thận! Việc bạn vội vàng đưa ra một quan điểm nhận xét hay đánh
giá về năng lực hoặc phẩm chất của một đồng nghiệp nào đó, dù người này
có thể không cùng bộ phận với bạn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Chúng là
những lời “có cánh” và sẽ “bay” rất nhanh tới tai “nạn nhân” của bạn.

Rõ ràng, sẽ chẳng hay ho gì khi ai đó biết rằng bạn đã nói những điều không
hay về họ. Bạn đừng tưởng, mọi chuyện sẽ chỉ là “lời nói gió bay”, nó sẽ
đóng đinh trong đầu họ và trở lại vào lúc cần thiết, đặc biệt những khi họ có
cơ hội chia sẻ quan điểm của mình về bạn trong thời khắc mang tính quyết
định.

Hãy giữ kín những quan điểm của bạn trong việc đánh giá người khác cho
riêng mình. Trên thực tế, điều này không chỉ giúp bạn “an toàn” hơn, mà còn
giúp bạn bình tĩnh hơn trong việc quan sát và nhận ra bản chất thực của
những đồng nghiệp xung quanh.

3.2.2. Trang phục nói lên bạn là ai

Tất nhiên, với những người mới đi làm, thu nhập và tích lũy chưa có là bao,
việc ăn vận với những trang phục đắt tiền hàng hiệu là điều không thể. Bạn
không nhất thiết phải làm như vậy.

Tuy nhiên, trong khả năng có thể, bạn dứt khoát phải tạo được gu ăn mặc có
phong cách của riêng mình. Trang phục công sở muốn đẹp trước hết phải

vừa vặn, không quá rộng hay quá chật, không lòe loẹt, diêm dúa hay quá xuề
xòa, đơn điệu.

Người ta vẫn thường mách nhau một mẹo nhỏ như thế này, nếu bạn đang
nhắm tới một vị trí quản lý nào đó trong công ty, hãy tập cách ăn vận mà
người đang ở vị trí đó vẫn thường áp dụng. Tuy nhiên, dù thế nào, bạn vẫn
phải là bạn nên hãy học hỏi một cách thông minh và sáng tạo bạn nhé.

3.2.3. Biết bộc lộ tình cảm riêng tư đúng cách

Bạn có thể đã có gia đình hoặc đang trong giai đoạn tìm hiểu khi sống trong
môi trường công sở. Dù thế nào, bạn cũng cần biết những ứng xử cần thiết
sao cho phù hợp với đúng hoàn cảnh của mình.

Nếu bạn chưa có gia đình, hãy đừng bao giờ chia sẻ quá nhiều về những mối
tình cũng như đối tác đang tìm hiểu với các đồng nghiệp. Chẳng mấy ai
thiện cảm với những người liên tiếp nói yêu rồi lại chia tay, cho dù, lý do
chia tay của bạn có thể là vô cùng chính đáng.

Và nữa, ngay cả trong những cuộc hội họp mang tính vui vẻ, xả stress, bạn
cũng đừng nông nổi kéo theo một “cái đuôi”. Càng những dịp có vẻ như
thoải mái đó lại càng là cơ hội để đồng nghiệp cũng như cấp trên đánh giá về
con người bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn đã có gia đình, việc công khai thông tin về người bạn đời
là điều cực kỳ quan trọng. Đồng nghiệp sẽ cho rằng bạn là người đàng hoàng
và có trách nhiệm với tổ ấm gia đình mình.

3.2.4. Đừng coi thường những chi tiết nhỏ


Có thể với nhiều người, việc chào hỏi một nhân viên bảo vệ hay một người
tạp vụ, lao công không phải điều gì đáng chú ý. Nhưng bạn có tin không, rất
nhiều vị trí quan trọng trong công ty đã được quyết định khi những người có
tiếng nói quan trọng tham khảo ý kiến của những nhân viên tưởng như bình
thường đó.

Hãy cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói và cách ứng xử với tất cả những người
bạn giáp mặt hay làm việc cùng tại công ty. Thương hiệu cá nhân của bạn
không chỉ được gây dựng trong một ngày, nó là sản phẩm có được sau một
chuỗi những năm tháng bạn nỗ lực vun đắp thông qua những ứng xử với
đồng nghiệp và những người khác tại công sở.

3.2.5. Biết sếp muốn gì

Ngay cả khi bạn không phải típ người nịnh bợ thì việc hiểu rõ sếp muốn gì
cũng là điều rất quan trọng trong công cuộc gây dựng thương hiệu cá nhân
cho bản thân. Ở đây, trước hết, bạn phải quan tâm tới những gì mà sếp trực
tiếp của bạn đang hướng tới.

Đôi khi, bạn phải biết chấp nhận thiệt thòi khi những việc bạn mất công mất
sức làm nhưng người hưởng thành quả có thể lại là sếp chứ không phải bạn.

×